Category Archives: Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải 2

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Nếu bạn nghĩ rằng tái thiết kế thương hiệu chỉ đơn giản là sửa logo cho đẹp hơn thì bạn đã mắc một trong những sai lầm đáng kể. Trên thực tế, hoạt động này đòi hỏi bạn phải huy động nguồn lực để nghiên cứu và đầu tư một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng hơn những gì bạn tưởng tượng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sao Kim để nhận thức và kịp thời né tránh những sai lầm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải khi tái thiết kế thương hiệu.

1. Không đặt mục tiêu rõ ràng trước khi tái thiết kế

Tái thiết kế thương hiệu là khái niệm thường bị các doanh nghiệp hiểu sai hoặc thực hiện khi chưa nhận thức được rõ ràng bản chất và tầm quan trọng của hoạt động. Không ít các doanh nghiệp quyết định tái thiết kế thương hiệu khi chứng kiến sự thay đổi của hàng loạt các đối thủ khác và lo sợ mình sẽ tụt hậu hay bị đánh bại nếu không làm điều tương tự. Lúc này, tái thiết kế dễ rơi vào tình trạng xảy ra một cách thiếu định hướng, thiếu nền tảng và thiếu mục tiêu.

Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng và thực sự hiểu rõ lý do tại sao doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu, để khẳng định ưu thế cạnh tranh, để mang tới hình ảnh tích cực hơn hay để phát tín hiệu về sự thay đổi trong quy mô hoạt động, doanh nghiệp có thể “chữa lợn lành thành lợn què” hoặc thay đổi mà chẳng mang lại lợi ích gì.

Năm 1981, Sony từng tổ chức một cuộc thi với quy mô toàn cầu với mục đích tìm biểu tượng mới cho thương hiệu vì cho rằng logo ở thời điểm bấy giờ đã có tuổi khi hầu như không đổi trong suốt 30 năm. Tuy vậy, tới giai đoạn cuối cùng, Sony nhận ra mình đã phạm phải sai lầm rất lớn vì đã giao phó hình ảnh thương hiệu cho những người không chuyên một cách thiếu tính toán và lo sợ đối thủ nghĩ rằng mình đang cạn ý tưởng. Mặc dù đã từ bỏ ý định tái thiết kế nhận diện nhưng Sony vẫn lãng phí thêm một khoản chi phí để trao cho những người được giải và mất công lên tiếng giải thích trước dư luận.

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải 3
Nhận diện của Sony cuối cùng vẫn được duy trì đến tận bây giờ thay vì “suýt” lựa chọn nhận diện do người dự thi thiết kế

2. Thay thế bằng nhận diện mới kém nổi bật hơn

Kraft là trường hợp điển hình cho các doanh nghiệp mắc phải sai lầm này. Với khung viền đỏ dày dặn bao quanh tên thương hiệu màu xanh lam đậm, logo cũ của Kraft nổi bật và dễ gây ấn tượng với công chúng. Chính sự đơn giản và hai màu chủ đạo rõ ràng đã giúp khách hàng nhận diện được các sản phẩm của Kraft trên thị trường. Tuy nhiên sau đó, thương hiệu thực phẩm này lại quyết định đổi tên thành Kraft Foods và thêm slogan vào logo của mình. Thay vì nhấn mạnh vào 2 màu xanh – đỏ chủ đạo với đường nét rõ ràng, Kraft Foods đã sử dụng nhiều màu sắc hơn với font chữ nhỏ mảnh. Logo mới khiến khách hàng phải phân tán sự chú ý và ghi nhớ nhiều chi tiết hơn so với thiết kế cũ, vì vậy đây có thể là yếu tố cản trở thương hiệu tiếp cận với khách hàng.

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải 4

Xét về khía cạnh xây dựng thương hiệu, tái thiết kế cần khiến cho logo không chỉ đẹp hơn mà còn phải ấn tượng hơn, thể hiện cá tính thương hiệu rõ ràng hơn để không bị lu mờ trước đối thủ khác, thậm chí là lu mờ so với chính nhận diện của mình trước đây. Thương hiệu Bacardi cũng từng bị đánh giá là tái thiết kế không thành công khi thay thế biểu tượng con dơi kiêu hãnh chiếm trọn vòng tròn nổi bật bằng con dơi mới nhỏ hơn, kém đẹp hơn và thu mình gọn trong vòng tròn của logo.

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải 5

3. Thiếu kết nối với sự tin tưởng của khách hàng

Tâm lý và nhận thức của khách hàng là yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tái thiết kế thương hiệu của mình, đặc biệt khi có ý định thay đổi hoàn toàn nhận diện. Doanh nghiệp cần xem xét đến mối liên hệ giữa thương hiệu và cảm xúc của người tiêu dùng – những gì họ cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu và gắn liền với thương hiệu đó thông qua nhận diện hay bề ngoài của sản phẩm. Đối với những thương hiệu đã quen thuộc với công chúng, họ thường dựa vào nhận diện để quyết định mua sắm thay vì dùng đến lý trí để lựa chọn. Nếu không kết nối với cảm xúc khách hàng, bạn có thể bị từ chối bởi hình ảnh quá lạ lẫm và không còn quen thuộc với họ.

Trường hợp của Tropicana là ví dụ điển hình khi khiến người tiêu dùng cảm thấy bị phản bội khi thay thế hoàn toàn nhận diện trên bao bì sản phẩm cũ bằng một hình ảnh mới tuy hiện đại hơn nhưng không còn kết nối với cảm xúc yêu thích, tin tưởng của khách hàng. Nhiều người đã lướt qua kệ hàng của Tropicana tại siêu thị chỉ vì không nhận ra sản phẩm của thương hiệu mình vẫn thường sử dụng hoặc nghi ngờ liệu đây có thực sự là một sản phẩm của Tropicana khi không có cơ sở nhận diện thuyết phục và không khơi gợi được cảm giác tin tưởng nơi họ.

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải 6

4. Xung đột các yếu tố cốt lõi giữa nhận diện cũ và mới

Tiếp tục với trường hợp của Tropicana, mặc dù thiết kế mới đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng và tỏ ra hiệu quả với người tiêu dùng, song chúng lại hoàn toàn thất bại với người mua hàng. Đó là bởi những dấu hiệu quen thuộc của thương hiệu và những yếu tố cốt lõi trên bao bì đã biến mất và bị thay thế hoàn toàn bằng hình ảnh mới. Người ta vốn nhận diện sản phẩm của thương hiệu này thông qua hình ảnh quả cam và chiếc ống hút quen thuộc, dòng chữ Tropicana nổi bật với màu xanh lá đậm đặt ngang trên bao bì, tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi bằng một hình ảnh chung chung, khác biệt hoàn toàn và không còn những đặc trưng như nhận diện trên bao bì cũ.

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải 7

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải 8

Điều này cho thấy, tái thiết kế thương hiệu không thể xa rời các yếu tố cốt lõi và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Bất kể thay đổi như thế nào, doanh nghiệp cũng cần duy trì những hình ảnh nhận diện cốt lõi đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng để tránh trường hợp họ bị sốc trước sự thay đổi và không còn tin tưởng vào sản phẩm của bạn. Khi tái thiết kế không dựa trên nền tảng những hiểu biết về thương hiệu và khách hàng, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với trường hợp tương tự của Tropicana – sụt giảm 20% doanh số, lãng phí hơn 30 tỷ đô la, bị chính khách hàng quen thuộc từ chối và phải quay trở lại nhận diện cũ chỉ sau 2 tháng.

5. Không thay đổi hoạt động để phù hợp với thông điệp mới

Nhiều doanh nghiệp quan niệm đơn giản rằng tái thiết kế thương hiệu chỉ như đổ rượu từ chiếc bình cũ sang chiến bình mới, tức là thay đổi hình ảnh thương hiệu với bộ nhận diện đẹp hơn, ấn tượng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ mô tả cho ý định đánh lừa cảm giác của khách hàng thông qua biến đổi về mặt thị giác, khiến họ lầm tưởng về sự thay đổi trong cả chất lượng sản phẩm – dịch vụ hay quy mô doanh nghiệp – những yếu tố không thể cảm nhận ngay bằng mắt thường.

Trên thực tế, không có doanh nghiệp nào có thể thành công bằng cách chỉ thay đổi bình rượu mà vẫn giữ nguyên rượu cũ. Để phù hợp với mục tiêu tái thiết kế thương hiệu, chính hoạt động của doanh nghiệp và những sản phẩm – dịch vụ cũng cần phải có sự thay đổi, cải tiến tương ứng nhằm tạo nên một thể thống nhất. Walmart – tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ vẫn sẽ bị chỉ trích vì đối xử tồi tệ với nhân viên nếu họ chỉ thay đổi nhận diện thân thiện hơn mà không khắc phục sai lầm trong ứng xử của mình.

Đó là lý do tại sao đồng thời với tái thiết kế nhận diện, doanh nghiệp cũng cần đưa ra cam kết với khách hàng về sự khác biệt giữa sản phẩm cũ và sản phẩm mới, sự thay đổi phù hợp với thông điệp mới hay thực sự mở rộng quy mô như nhận diện đã thể hiện… Đây mới thực sự là yếu tố tạo nên cái nhìn tích cực và mới mẻ của khách hàng.

Không có điều gì là dễ dàng khi doanh nghiệp muốn xây dựng một thương hiệu thực sự uy tín và chuyên nghiệp. Là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này thông qua trên 6000 dự án lớn nhỏ với hơn 3000 khách hàng, Sao Kim luôn thấu hiểu mọi khó khăn và biết cách để giúp doanh nghiệp vượt qua, tránh mắc phải các sai lầm và tạo dựng chiến lược đúng đắn nhất để đạt được thành công. Ngay từ bây giờ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ bởi các chuyên gia nhằm có được quyết định sáng suốt nhất khi tái thiết kế thương hiệu.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Tái thiết kế thương hiệu – 5 sai lầm bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




5 Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đổi tên thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đổi tên thương hiệu 111

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Được coi như yếu tố nhận diện cốt lõi, tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và góp phần quyết định lòng trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thay đổi tên thương hiệu lại là động thái cần thiết giúp doanh nghiệp có những bước tiến phù hợp. Hãy cùng xem đâu là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp thay đổi tên thương hiệu qua bài viết sau đây.

Tham khảo thêm10 lời khuyên nên và không nên khi thay đổi thương hiệu từ chuyên gia

1. Khi muốn tiến xa trên thị trường khu vực hoặc nước ngoài

Chinh phục thị trường ở phạm vi rộng lớn luôn là mong muốn của rất nhiều doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp trong nước, vươn xa hoạt động trong một khu vực ngoài phạm vi tỉnh thành hay ra thị trường nước ngoài là một thách thức lớn đòi hỏi có những thay đổi phù hợp và mang tính toàn cầu để dễ dàng thích ứng và được chấp nhận bởi công chúng mục tiêu, trong đó tên gọi không phải ngoại lệ.

Trên thực tế, có không ít doanh nghiệp sử dụng những từ hay cụm từ mang tính địa phương và cá nhân để đặt tên cho thương hiệu của mình. Hoàng Phát, Trường Hải, Nam Kim, Kinh Đô… là những ví dụ điển hình nhất cho các thương hiệu lớn sở hữu tên gọi thuần Việt tại nước ta hiện nay. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn đẩy mạnh hoạt động vươn ra thị trường khu vực và nước ngoài, những tên gọi này sẽ không còn phù hợp vì không mang tính quốc tế và khó tiếp cận với những khách hàng mới.

Ngay cả với thương hiệu xe điện Việt HKBike, mặc dù trong tên gọi đã mang yếu tố ngoại ngữ nhưng nhận thấy sự bó hẹp phạm vi của tên gọi này, doanh nghiệp đã quyết định đổi tên thành PEGA để phù hợp với việc nhận diện thương hiệu quốc tế và khẳng định cho quyết tâm đưa sản phẩm xe điện của người Việt ra toàn cầu. “Chúng tôi có thể trở thành công ty triệu đô với cái tên HKbike, nhưng để trở thành thương hiệu toàn cầu tỷ đô thì cần một cái tên phù hợp, đó là PEGA” là những gì mà CEO của thương hiệu này phát biểu trước công chúng.

5 Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đổi tên thương hiệu 112

2. Khi xảy ra sáp nhập thương hiệu

Yahoo – hãng công nghệ nổi danh một thời đã quyết định đổi tên thành Altaba và thay đổi một loạt nhân sự cấp cao sau khi mảng dịch vụ internet của công ty này sáp nhập với Verizon, trong khi Verizon tiếp tục sử dụng thương hiệu Yahoo đối với một số dịch vụ trực tuyến như trong thỏa thuận thương mại đã đạt được. Đây là một trong những ví dụ rõ ràng cho việc đổi tên thương hiệu khi xảy ra sáp nhập giữa hai thương hiệu.

5 Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đổi tên thương hiệu 113

Việc thay đổi tên thương hiệu là động thái cho thấy sự biến đổi của doanh nghiệp. Trong trường hợp hai doanh nghiệp hợp nhất trên cơ sở bình đẳng, bạn cũng cần đối mặt với sự đụng độ của hai bản sắc đến từ hai thương hiệu, do đó đổi tên thương hiệu là một ý tưởng không tồi để thể hiện cho sự hợp nhất các yếu tố cốt lõi từ cả hai, đồng thời tạo ra một hình ảnh thương hiệu mới mẻ, ấn tượng với công chúng.

3. Khi thay đổi thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu thay đổi khi doanh nghiệp muốn nhắm tới một đối tượng khách hàng mục tiêu mới tách biệt với nhóm khách hàng mục tiêu vốn có. Đó có thể là sự thay đổi về độ tuổi, giới tính, thu nhập… của nhóm khách hàng, tùy thuộc vào chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Và dĩ nhiên, không phải tên gọi nào cũng phù hợp để dùng cho tất cả các đối tượng khách hàng hay các phân khúc mà thương hiệu nhắm tới. Khi nghiên cứu kỹ lưỡng và nhận thấy giữ lại tên cũ có thể khiến việc tiếp cận thị trường mục tiêu mới gặp nhiều khó khăn, thậm chí là bất khả thi, hãy thay đổi tên thương hiệu để phù hợp hơn.

Bạn có thể liên tưởng tới trường hợp của X-men để làm ví dụ. Nổi tiếng là thương hiệu dành cho nam giới với định vị “mùi hương nam tính”, ngay từ cái tên X-men đã khẳng định phần nào về thị phần trong nhóm ngành hàng mỹ phầm cho nam của thương hiệu này. Trong tương lai, nếu X-men muốn tập trung khai thác tiềm năng từ nhóm khách hàng nữ giới, rõ ràng tên gọi này sẽ không còn phù hợp, bởi nó vốn đã hằn sâu trong tâm trí người tiêu dùng về một hình ảnh mạnh mẽ và nam tính. Lúc này, việc thay đổi tên thương hiệu là cần thiết để thương hiệu cùng lúc chinh phục được cả những đối tượng khách hàng khác nhau.

4. Khi mở rộng lĩnh vực hoạt động

Việc doanh nghiệp muốn mở rộng danh mục sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động của mình là một điều tất yếu khi thương hiệu đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu và tạo được dấu ấn vững chắc trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, đó vừa là lợi thế, vừa là mặt hạn chế đối với thương hiệu khi sử dụng cùng một cái tên thương hiệu đại diện cho nhiều mặt hàng khác nhau. Bởi, một khi đã được nhận diện thành lối mòn trong trí nhớ khách hàng, sẽ rất khó để bạn tạo được ấn tượng với một sản phẩm nào khác.

Vì vậy, khi mở rộng danh mục sản phẩm hoặc lĩnh vực ngành nghề, hãy cân nhắc thật kỹ nếu muốn gắn tên thương hiệu hiện tại cho các sản phẩm mới. Thương hiệu càng đại diện cho nhiều sản phẩm, lĩnh vực đồng nghĩa với việc hình ảnh thương hiệu càng trở nên thiếu rõ nét, thậm chí là mờ nhạt. Đơn cử, nhắc đến Kangaroo, người ta sẽ nghĩ ngay tới định vị “máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”, nếu tiếp tục để cái tên Kangaroo đại diện cho một sản phẩm khác, khách hàng chưa chắc đã nhớ tới sản phẩm đó mà cứ mãi ám ảnh về chiếc máy lọc nước, bạn sẽ khó lòng vượt qua chính chướng ngại mà mình đã tạo nên.

5. Khi muốn tạo ấn tượng tích cực hơn với công chúng

Trong quá trình hoạt động, không thể tránh khỏi việc doanh nghiệp tạo nên ấn tượng không tốt trong mắt công chúng, thậm chí là sai lầm không thể cứu vãn được. Trong một số trường hợp, việc thay đổi tên gọi thương hiệu là cần thiết để cho thấy nỗ lực khắc phục hạn chế, mang tới cái nhìn tích cực hơn và thuyết phục khách hàng rằng tin tưởng vào sản phẩm – dịch vụ của thương hiệu là sự lựa chọn đúng đắn.

Kentucky Fried Chicken đã đổi tên thương hiệu chính thức thành KFC không chỉ vì cái tên dễ đọc hơn mà họ còn muốn tránh đề cập đến từ “fried” có nghĩa là “chiên rán” nhằm loại bỏ cảm giác món ăn nhiều dầu mỡ và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình vì chúng không gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, Snopes.com còn từng vạch trần động thái đổi tên này của KFC diễn ra bởi chính phủ Mỹ cấm họ sử dụng từ “chicken” – “gà” vì chuỗi nhà hàng này đang sử dụng giống gà đột biến. Điều đó thể hiện cho tính toán sáng suốt mà thương hiệu này đã áp dụng trên thực tế.

5 Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đổi tên thương hiệu 114

Có thể nói đổi tên thương hiệu là một phương thức “tái định vị” thương hiệu khi cho phép các doanh nghiệp phá vỡ giới hạn về giá trị của họ trong tâm trí công chúng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro vì chỉ cần một phút sai lầm, thương hiệu sẽ mất đi những giá trị mà mình đã dày công gây dựng. Do đó, cẩn trọng và tìm đến lời khuyên từ các chuyên gia là điều mà chúng tôi muốn cảnh báo tới bạn để có những bước đi đúng đắn hơn. Bạn cũng có thể kết nối với Sao Kim 24/24 để chia sẻ về khó khăn, lo lắng của mình và được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu của Việt Nam

Xem thêm những bài viết khác:

5 Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đổi tên thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Branding, Marketing, Quảng cáo, PR khác nhau như thế nào?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Branding, Marketing, Quảng cáo, PR khác nhau như thế nào? 217

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Đây là 4 khái niệm hoàn toàn khác biệt nhưng thường bị nhầm lẫn hoặc gộp chung thành 1 khái niệm duy nhất, không chỉ đối với đại đa số người tiêu dùng mà còn cả những doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường. Việc phân biệt được rõ ràng những khái niệm này sẽ giúp bạn có những bước đi và lựa chọn đúng đắn hơn trong việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Dưới đây là những định nghĩa và so sánh giúp bạn nhìn đúng được bản chất của từng thuật ngữ Branding, Marketing, Quảng cáo, PR.

1. Marketing

Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa“Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.Trong khi đó, Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ cho rằng “Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm, hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch xúc tiến nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân hoặc tổ chức nhất định”.

Như vậy, có thể hiểu Marketing là những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được nhu cầu và thỏa mãn người tiêu dùng, biến những nhu cầu đó trở thành cơ hội thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing bắt nguồn từ việc nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu và cung cấp hàng hóa thỏa mãn những nhu cầu đó.

Hoạt động của Marketing giống như việc khách hàng của bạn đang đói, bạn liền nướng một chiếc bánh và tự mình nói với họ rằng “Tôi đã tạo ra một chiếc bánh rất ngon và có thể khiến bạn no bụng”. Chiếc bánh của bạn chính là sản phẩm vừa thỏa mãn được nhu cầu ăn no của khách hàng, vừa giúp bạn có được lợi nhuận từ việc kêu gọi người khác mua nó.

Bạn có thể hiểu hơn bản chất của Marketing bằng việc nhìn vào hoạt động của Samsung khi không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm Galaxy S của mình để cho ra đời các dòng smartphone hiện đại từ S1 tới S8. Những chiếc smartphone này không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe gọi thông thường mà còn thỏa mãn rất nhiều những mong muốn và sở thích của người dùng như thiết kế đẳng cấp, cấu hình khủng, chụp ảnh đẹp, chống nước… Smartphone đời sau có nhiều tính năng vượt trội và làm hài lòng khách hàng hơn đời trước chính là bằng chứng cho thấy hoạt động Marketing của Samsung đã diễn ra rất hiệu quả.

Branding, Marketing, Quảng cáo, PR khác nhau như thế nào? 218

2. Quảng cáo

Quảng cáo là khái niệm dễ bị nhầm lẫn nhất với Marketing, bởi hoạt động quảng cáo cũng mang nội dung trực tiếp liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiệp hội quảng cáo Mỹ định nghĩa: “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác”.

Bản chất của quảng cáo chính là một hình thức truyền thông phải trả phí để thực hiện, sử dụng các phương tiện thông tin bao gồm quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên internet, quảng cáo ngoài trời… với nhiệm vụ là phủ sóng tối đa hình ảnh và thông tin sản phẩm khiến khách hàng.

Mục đích của quảng cáo là thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua những thông điệp cụ thể như giới thiệu về ưu điểm, tính năng, mẫu mã vượt trội của sản phẩm nhằm kích thích trí tò mò và sự thích thú, từ đó đi đến quyết định mua của khách hàng. Bên cạnh đó, quảng cáo cũng là cách giúp doanh nghiệp bảo vệ thị phần, gây sức ép lên đối thủ, củng cố hình ảnh thương hiệu và thay đổi thái độc của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Trong trường hợp này, bạn vẫn là người nướng bánh và tự nói về chiếc bánh của mình nhưng bất kể người xung quanh có đói hay không. Bạn có thể nhắc đi nhắc lại về hương vị, thành phần hoặc dinh dưỡng của chiếc bánh đó cho tới khi họ ghi nhớ rằng bạn là người làm bánh tài hoa và chiếc bánh của bạn thực sự mang lại lợi ích. Những người đói sẽ quyết định mua bánh để ăn, những người không đói cũng sẽ được kích thích vị giác và cuối cùng đưa ra quyết định mua chúng.

Bạn có thể gặp rất nhiều đoạn quảng cáo trên tivi hay internet từ mọi doanh nghiệp, trong đó có thể kể tới những cái tên thường xuất hiện trên truyền hình như P/S, Vinamilk, X-men, Kotex, Neptune…

Branding, Marketing, Quảng cáo, PR khác nhau như thế nào? 219

3. PR – Public Relations

PR (Public Relations) có nghĩa là quan hệ công chúng. Hiệp hội Quan hệ công chúng Mỹ (PRSA) định nghĩa “Quan hệ công chúng là một quá trình truyền thông chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và các nhóm công chúng của nó”.

PR là cách mà doanh nghiệp quản lý hình ảnh của mình thông qua một tiếng nói thứ 3 như báo chí, người nổi tiếng…Hoạt động PR của doanh nghiệp chính là việc phân tích xem ai là những người có khả năng tác động đến công chúng mục tiêu của doanh nghiệp và thuyết phục họ chấp nhận truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến công chúng. Những người thuộc bên thứ 3 này đa phần là các cơ quan báo chí, những người có uy tín và hiểu biết sâu sắc trong xã hội.

Trong PR, doanh nghiệp không hoàn toàn làm chủ thông điệp về hình ảnh của mình bởi những hình ảnh và thông tin dù tốt đẹp hay không tốt đẹp cũng đều có thể được những bên thứ 3 lan truyền rộng rãi.

Quay trở lại với câu chuyện chiếc bánh, một vị khách đã quyết định thưởng thức chiếc bánh bạn làm và nhận ra nó thực sự ngon miệng. Do ý muốn chủ quan hoặc do sự nhờ vả của bạn, anh ta kể lại với những người khác về chiếc bánh thú vị đó và kêu gọi họ cũng nên ăn thử. Và như vậy, tất cả mọi người đều biết đến bạn thông qua anh chàng nọ thay vì nghe bạn tự giới thiệu về chiếc bánh của mình. Điều này khiến những đánh giá về bạn trở nên khách quan và đáng tin cậy hơn.

“1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” của Vinamilk là ví dụ điển hình cho hoạt động PR của doanh nghiệp. Với chiến dịch này, Vinamilk đã thành công trong việc thu hút lượng lớn khách hàng với thông điệp “Với Vinamilk, uống sữa là sẻ chia” và được báo chí cùng các tổ chức liên quan nhắc tên như một người hùng. Khách hàng rõ ràng sẽ lựa chọn sản phẩm của Vinamilk khi biết mình đang góp tay xây dựng tương lai tốt đẹp cho trẻ em Việt thay vì một nhãn hàng khác.

Branding, Marketing, Quảng cáo, PR khác nhau như thế nào? 220

4. Branding

Branding hay xây dựng thương hiệu chính là việc khởi dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp bạn, giúp họ nhận diện và phân biệt sản phẩm của bạn với vô số những sản phẩm khác trên thị trường. Việc có được thương hiệu sẽ giúp bạn định vị chính mình trong tâm trí khách hàng và trở nên nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác.

Không giống với 3 khái niệm đã nêu trên, Branding là quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp khiến khách hàng phải tự mình thốt lên những cảm nhận của họ về tên tuổi và sản phẩm của bạn.

Với ví dụ chiếc bánh, Branding thành công chính là việc chỉ cần nhìn vào bạn hay chiếc bánh mà bạn tạo ra, tất cả mọi người đều phải nghĩ trong đầu rằng “Đó là một người làm bánh tài giỏi” hoặc “Bánh của người đó làm ra chắc chắn tuyệt hảo”, và khi có nhu cầu mua bánh, họ chắc chắn muốn tìm tới bạn.

Khi muốn mua điều hòa, bạn nghĩ ngay tới Daikin, LG; khi muốn uống cà phê, bạn nghĩ tới Trung Nguyên, Highlands; khi nhìn thấy một người phụ nữ sử dụng túi xách của Louis Vuitton hay Chanel, bạn trầm trồ rằng họ thực sự đẳng cấp… Đó là một vài trong số rất nhiều ví dụ cho thấy hoạt động Branding thành công của các doanh nghiệp.

Branding, Marketing, Quảng cáo, PR khác nhau như thế nào? 221

=>> Tham khảo thêmLàm thương hiệu khác làm Marketing như thế nào?

Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn phân biệt được 4 khái niệm Branding, Marketing, Quảng cáo, PR. Việc nắm vững những khái niệm này sẽ giúp bạn thuận lợi và đúng đắn hơn trong việc lựa chọn cách đưa tên tuổi của mình tiến xa hơn về phía công chúng. Tuy nhiên, tùy vào tình hình của mỗi doanh nghiệp, vận dụng những hoạt động này ra sao cho phù hợp lại là bài toán khó.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Branding, Marketing, Quảng cáo, PR khác nhau như thế nào?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn