Category Archives: Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

8 thời điểm vàng nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 thời điểm vàng nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn thương hiệu 2

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Tư vấn thương hiệu là dịch vụ đang trở thành xu hướng của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, khi nào doanh nghiệp cần tới dịch vụ tư vấn thương hiệu để hỗ trợ và phát huy những tiềm năng của mình. Hãy cùng Sao Kim tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm5 Tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn thương hiệu

1. Thời điểm doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu mới

Thương hiệu có thể được coi là phần linh hồn của một doanh nghiệp, là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến một sản phẩm hay một doanh nghiệp, công ty nào đó. Xây dựng thương hiệu trở nên quan trọng với mọi doanh nghiệp bất kể quy mô lớn bé nhằm tạo nên những cam kết về chất lượng, dịch vụ và giá trị làm thỏa mãn người tiêu dùng.

Khi mới thành lập doanh nghiệp, bạn cũng cần suy nghĩ luôn đến việc xây dựng thương hiệu để đánh dấu vị trí của mình trên thị trường. Ở ngưỡng cửa đầu tiên đó, số lượng công việc mà doanh nghiệp bạn phải gồng gánh là vô cùng đồ sộ, trong khi bạn chưa chắc đảm bảo được nhân sự cũng như chuyên môn cho mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh, quản lý cho tới lên kế hoạch phát triển thương hiệu. Việc tìm đến dịch vụ tư vấn không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà còn định hướng đúng đắn con đường xây dựng thương hiệu và cung cấp kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng mục tiêu.

8 thời điểm vàng nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn thương hiệu 3

2. Thời điểm doanh nghiệp muốn tái định vị thương hiệu

Thương hiệu có thể được điều chỉnh và tái định vị tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Quá trình này diễn ra khi khách hàng cảm nhận không tốt về sản phẩm và doanh nghiệp, hoặc khi hình ảnh thương hiệu trở nên mờ nhạt. Ngoài ra, sự thay đổi của thị trường và thị hiếu công chúng, đặc biệt khi xuất hiện các yếu tố cạnh tranh dẫn đến nguy cơ về thị phần, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận… cùng là thời điểm để tái định vị thương hiệu… Tái định vị bằng cách thay đổi tầm nhìn, chiến lược thương hiệu, tập khách hàng… sẽ giúp doanh nghiệp có bước khởi đầu mới thuận lợi hơn.

Trong tất cả những trường hợp đó, tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp cần được hỗ trợ bởi một đội ngũ các chuyên gia am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này. Bởi, khi đã quen với hình ảnh thương hiệu cũ, yếu tố chủ quan sẽ khiến bạn khó khăn hơn để tách bạch và tự mình lên ý tưởng về một thương hiệu mới. Hơn nữa, quyết định tái định vị cũng cần được đưa ra dựa trên những nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng về thị trường, đối thủ, khách hàng, hiện trạng thương hiệu… Việc xây dựng một bộ nhận diện với quy chuẩn mới cũng tạo nên sự thành công cho cả quá trình. Vì vậy, bạn nên tìm đến dịch vụ tư vấn thương hiệu để được cung cấp kiến thức, thông tin một cách khách quan.

3. Thời điểm doanh nghiệp muốn làm mới thương hiệu

Làm mới thương hiệu là quá trình tạo ra nhận diện thương hiệu mới trên nền tảng những yếu tố đã có với mục đích phát triển hình ảnh mới mẻ của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, đối tác, cổ đông, nhân viên… Mục đích của làm mới thương hiệu chính là nhắm đến những thay đổi bước ngoặt mà họ có thể nhận diện và ủng hộ thay vì đổi mới hết tất cả mọi thứ sang hướng khác.

Vì thế, đổi mới ra sao để vừa giữ được những giá trị cốt lõi và tính tài sản thương hiệu, vừa mang đến ấn tượng mới mẻ đối với khách hàng để thể hiện nỗ lực hoàn thiện mình của doanh nghiệp là câu hỏi không hề dễ giải đáp. Nếu không có đội ngũ tư vấn thương hiệu, bạn có thể mắc phải sai lầm như GAP khi bị người tiêu dùng phản đối và ghét bỏ nhận diện mới với logo (bên phải) mang lại cảm giác lười biếng, thô kệch thay vì thanh lịch và ấn tượng như logo cũ (bên trái).

8 thời điểm vàng nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn thương hiệu 4
Sự làm mới logo của GAP đã bị công chúng lên tiếng và phản đối

4. Thời điểm doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu

Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng thế mạnh của thương hiệu sẵn có trong việc mở rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang ngành khác. Mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng chiến lược này là nhằm gia tăng và khai thác tài sản thương hiệu của mình. So với việc phát triển thương hiệu mới, mở rộng thương hiệu có những lợi thế đặc thù, song nếu không có một chiến lược kỹ càng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Đó là lý do tại sao bạn cần đến dịch vụ tư vấn thương hiệu. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường mục tiêu, mục đích mở rộng của thương hiệu và có tỉ lệ thành công phụ thuộc vào sự am hiểu khách hàng, thị trường của doanh nghiệp. Các chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn xác định đâu là thời điểm thích hợp để mở rộng và nên mở rộng thương hiệu với cách thức ra sao để đạt hiệu quả và thu lại doanh thu như mong muốn.

5. Thời điểm doanh nghiệp muốn nghiên cứu đánh giá thương hiệu

Dù là một doanh nghiệp còn non nớt hay là doanh nghiệp đã có thâm niên trên thị trường thì việc nghiên cứu, đánh giá thương hiệu thường xuyên cũng là hoạt động quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp nhìn lại những nỗ lực đã qua để thấy liệu mình đã đi đúng quỹ đạo hay chưa, đồng thời xác định phương hướng xây dựng và quản trị thương hiệu trong thời gian dài.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thương hiệu, các chuyên gia của dịch vụ tư vấn sẽ giúp bạn xác định rõ ràng điểm khác biệt của mình so với đối thủ cạnh tranh, giúp toàn doanh nghiệp thông suốt và nắm vững giá trị cốt lõi và cấu trúc thương hiệu, từ đó tư vấn cho doanh nghiệp về nền tảng thương hiệu cho các hoạt động truyền thông.

6. Thời điểm doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới

Tung sản phẩm ra thị trường luôn là một cuộc phiêu lưu của doanh nghiệp mà ngay cả các thương hiệu lâu đời cũng vẫn có khả năng thất bại. Để đảm bảo tính thành công của sản phẩm mới, doanh nghiệp cần đạt được những điều kiện nhất định, bao gồm tổng hợp ý tưởng về sản phẩm từ nhiều nguồn, đánh giá sự phù hợp và tiềm năng của chúng trong giới hạn chi phí, nghiên cứu thị trường và kênh bán hàng chiến lược, dự trù rủi ro, xác định thế mạnh so với đối thủ, thiết kế bao bì, đăng ký bảo hộ, chuẩn bị công cụ marketing… Trong khi doanh nghiệp phải đau đầu với rất nhiều công đoạn thì tư vấn thương hiệu chính là giải pháp cần thiết hỗ trợ bạn vượt qua.

Với kinh nghiệm dày dặn trong việc đồng hành cùng các thương hiệu, đặc biệt khi con số dự án đã vượt lên trên 7000 của Sao Kim, đội ngũ chuyên gia tư vấn có thể thực hiện quá trình nghiên cứu, phân tích chuyên sâu thị trường, đối thủ, thấu hiểu tâm lý khách hàng, đồng thời xây dựng các chiến lược marketing, quảng cáo, đo lường phản ứng người tiêu dùng, đánh giá hiệu quả của các kênh phân phối… Chúng tôi đảm bảo năng lực và nguồn nhân lực để triển khai dự án một cách toàn diện, bài bản, hỗ trợ doanh nghiệp trong bất kỳ vướng mắc hay khó khăn nào trong bước chuẩn bị cho ra đời sản phẩm mới.

Hình ảnh sản phẩm nước cam ép Ogina dưới đây là ví dụ điển hình cho dự án sáng tạo thương hiệu mới thuộc dòng nước hoa quả đóng chai mà Sao Kim thực hiện. Công việc mà chúng tôi đảm nhiệm bao gồm từ tìm kiếm một định vị phù hợp cho sản phẩm, sáng tạo tên thương hiệu, slogan, thiết kế logo, bao bì và hệ thống POSM phục vụ cho việc kế hoạch truyền thông tiếp thị sản phẩm mới của Công ty cổ phần Bia rượu Việt Trì VIBECO.

8 thời điểm vàng nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn thương hiệu 5

8 thời điểm vàng nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn thương hiệu 6
Sản phẩm nước cam ép Ogina mới của Công ty Cổ phần bia rượu Việt Trì VIBECO do Sao Kim tư vấn và thực hiện dự án

7. Thời điểm doanh nghiệp làm truyền thông thương hiệu

Bạn muốn thương hiệu của mình được khách hàng biết đến rộng rãi hơn và đảm bảo mọi giá trị của thương hiệu đều được truyền tải tới công chúng để khiến họ tin tưởng, lựa chọn, sử dụng và quay trở lại với bạn sau những trải nghiệm khó quên? Đó là lúc bạn cần tới dịch vụ tư vấn thương hiệu để được hỗ trợ trong việc lên kế hoạch truyền thông phù hợp.

Trong dịch vụ tư vấn của Sao Kim, bạn sẽ được những chuyên gia thương hiệu phân tích bối cảnh cạnh tranh của thị trường, phân tích đánh giá hiện trạng thương hiệu, từ đó thiết lập một chiến lược truyền thông đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển với bộ ấn phẩm truyền thông hoàn chỉnh. Cuối cùng, bạn sẽ được tư vấn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông. Tất cả đều là kết quả của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và những am hiểu sâu sắc của các chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực này.

8. Thời điểm doanh nghiệp muốn xây dựng quy chế thương hiệu

Quy chế thương hiệu là toàn bộ những hoạt động xây dựng và quản lý thương hiệu nhằm mang tới ấn tượng về một thương hiệu chuyên nghiệp, bài bản và có sự đầu tư nghiêm túc. Với dịch vụ tư vấn của Sao Kim, bạn sẽ được cung cấp những giải pháp tối ưu về các chính sách phát triển và bảo hộ thương hiệu trên phạm vi quốc gia và trên thị trường quốc tế – tại những thị trường trọng điểm mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Toàn bộ tư vấn sẽ đều được dựa trên quy định liên quan của pháp luật và các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như điều lệ, quy chế tổ chức quản lý thương hiệu và cẩm nang quản lý thương hiệu.

Bạn sẽ không thể phủ nhận được những lợi ích mà dịch vụ tư vấn thương hiệu mang lại, đặc biệt khi có quá nhiều thời điểm cần đưa ra những quyết định quan trọng đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Hãy tiết kiệm thời gian, công sức của mình và nhận những lời khuyên dựa trên nền tảng nghiên cứu vững chắc từ đội ngũ chuyên gia của Sao Kim bằng cách liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu vững mạnh.

Xem thêm: 6 Lợi ích mà dịch vụ tư vấn thương hiệu mang đến cho doanh nghiệp

8 thời điểm vàng nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Ra mắt thương hiệu mới – 5 câu hỏi giúp doanh nghiệp quyết định sớm

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Ra mắt thương hiệu mới – 5 câu hỏi giúp doanh nghiệp quyết định sớm 109

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Ra mắt thương hiệu mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư xứng đáng chứ không đơn giản như việc chỉ ra mắt một sản phẩm. Để đảm bảo sự thành công của thương hiệu mới, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Những câu hỏi đó là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sao Kim.

1. Thị trường nào tiềm năng?

Nếu ví doanh nghiệp là một chú cá thì thị trường chính là hồ nước. Chú cá cần phải lựa chọn vùng nước có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để vùng vẫy thỏa thích, thoải mái kiếm ăn, phát triển khỏe mạnh và làm bất cứ điều gì yêu thích mà không cần e sợ những con cá to hơn trong hồ nước đó có thể ăn thịt mình bất cứ lúc nào, hay phải nhích bơi từng bước trong một vùng nước chật hẹp – nơi mà những con cá khác đã chiếm hết không gian. Điều đó cũng tương tự như việc doanh nghiệp tìm kiếm và xác định được thị trường tiềm năng trước khi nghĩ tới việc tạo dựng một thương hiệu mới.

Bạn cần phải nhìn nhận vấn đề, doanh nghiệp của mình nhỏ hay lớn, đã có nền tảng vững chắc trong những khía cạnh nào, thị trường xung quanh đang biến động ra sao, người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng sản phẩm – dịch vụ như thế nào, đối tượng khách hàng nào đang là phân khúc màu mỡ để bạn có thể tấn công… Việc tìm kiếm một thị trường tiềm năng sẽ tạo ra tiền đề chắc chắn và mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, nếu là một doanh nghiệp nhỏ, đối đầu với những ông lớn trong cùng lĩnh vực, cùng định vị để giành giật thị phần không phải một ý tưởng thú vị, thậm chí bạn có thể bị đánh bật ra khỏi thị trường đó vì không đủ sức chống chọi. Lúc này, thị trường ngách là một gợi ý mà bạn nên xem xét. Đó là nơi bạn có thể phát huy được điểm mạnh của mình, thỏa sức vùng vẫy khi chưa có hoặc rất ít đối thủ tập trung, tương tự như việc chú cá luồn vào khe đá và khám phá ra một môi trường sống lý tưởng cho mình trong khi những con cá to lớn khác không thể chui vào được.

Ra mắt thương hiệu mới – 5 câu hỏi giúp doanh nghiệp quyết định sớm 110

Tham khảo thêm bài viết5 Lợi thế đáng gờm của quy mô nhỏ khi xây dựng thương hiệu

2. Giá trị cốt lõi – ưu thế cạnh tranh là gì?

Khi đã xác định được thị trường tiềm năng, việc tiếp theo mà bạn cần làm là chính là xác định giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh của mình. Một thương hiệu không thể vươn xa và phát triển mạnh mẽ nếu không có giá trị cốt lõi – bộ xương sống đại diện cho niềm tin, những nguyên lý thiết yếu và lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời không thể cạnh tranh với đối thủ khác nếu không có bất cứ điểm khác biệt nào.

Giá trị cốt lõi là thứ khi rút ra, thương hiệu sẽ chết. Chúng cần được bắt nguồn từ nội bộ doanh nghiệp, truyền tải được sự khác biệt và cảm xúc trong thông điệp sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. VietjetAir là một ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo. Ra đời khi Vietnam Airlines đã thống trị ngành hàng không trong nước, Vietjet Air tạo ra sự khác biệt khi định vị phong cách trẻ trung, năng động dựa trên 4 giá trị cốt lõi: an toàn, vui vẻ, giá rẻ, đúng giờ. Trong khi “an toàn, giá rẻ, đúng giờ” là những giá trị mang tính kỹ thuật thì “vui vẻ” chính là yếu tố quyết định cảm xúc. Chúng khác biệt hoàn toàn với hình ảnh chỉn chu, thanh lịch, chuyên nghiệp mà Vietnam Airlines tạo dựng, và vì vậy Vietjet Air đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu và vươn lên thứ 2 trong ngành hàng không nội địa.

Ra mắt thương hiệu mới – 5 câu hỏi giúp doanh nghiệp quyết định sớm 111

3. Hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết kế ra sao?

Để phủ sóng phạm vi hoạt động của mình và thâm nhập vào trí nhớ của khách hàng, thương hiệu cần sở hữu những dấu hiệu nhận biết riêng. Hệ thống nhận diện thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, là những gì họ nhìn thấy, nghe thấy và nhận ra thương hiệu trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ tạo ra sự nhận biết, sự khác biệt và thể hiện cá tính đặc thù của thương hiệu, hệ thống nhận diện này còn tác động tới nhận thức và cảm xúc của khách hàng, tạo cảm giác về quy mô chuyên nghiệp và lớn mạnh của doanh nghiệp.

Trước khi quyết định ra mắt thương hiệu mới, bạn cần lên ý tưởng về hệ thống nhận diện của thương hiệu đó. Chúng nên được bắt nguồn từ chính giá trị cốt lõi, định vị thương hiệu và quy chuẩn một cách nhất quán về màu sắc, biểu tượng, font chữ, tỉ lệ… và được sử dụng thống nhất từ logo tới các ứng dụng văn phòng, ấn phẩm truyền thông, hệ thống đại lý, cửa hiệu, bao bì, nhãn mác… Nên nhớ rằng, nếu không có hệ thống nhận diện thương hiệu, chỉ số nhận biết và ghi nhớ thương hiệu của bạn sẽ bằng 0, và bạn có thể để mất khách hàng vào tay một thương hiệu khác có ấn tượng mạnh hơn trong tâm trí của họ.

Tham khảo thêm5 bước xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán

Ra mắt thương hiệu mới – 5 câu hỏi giúp doanh nghiệp quyết định sớm 112
Hệ thống nhận diện thương hiệu trà sữa Tea Presso do Sao Kim thiết kế

4. Hoạch định chiến lược như thế nào?

Chiến lược đơn giản là việc giúp bạn hiểu rõ mình đang ở đâu, sẽ đi đến đâu và đi như thế nào. Để xây dựng thành công một thương hiệu, bạn cần phải hoạch định các chiến lược thương hiệu, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông… Mỗi loại chiến lược đều đóng một vai trò riêng và quyết định trực tiếp tới sự thành bài của thương hiệu và doanh nghiệp.

Nếu không đặt ra câu hỏi về chiến lược của mình, thương hiệu của bạn chỉ như một ngôi nhà được xây dựng mà không có nền móng và bản thiết kế. Bạn sẽ không biết mình phải xây bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng, xây bằng chất liệu gì và thời gian để hoàn thành chúng là bao lâu. Sau một thời gian xây dựng không phương hướng, bạn có thể mắc phải những sai lầm, khiến nhân lực kiệt quệ vì làm việc không theo tổ chức và khiến ngôi nhà sụp đổ vì không có nền móng vững chắc.

Việc thiết lập các chiến lược từ trước khi ra mắt thương hiệu vẽ ra con đường mà bạn sẽ đi, từ khách hàng mục tiêu mà bạn lựa chọn, sản phẩm mà bạn sẽ bán tới cách thức giao tiếp với khách hàng, truyền tải thông điệp của thương hiệu hay cách để bán được sản phẩm, cách thay đổi nhận thức khách hàng… Để đạt được mục tiêu của các chiến lược đó, bạn cũng cần lên kế hoạch về chiến thuật cụ thể, bám sát.

5. Liệu doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực và ngân sách?

Xây dựng thương hiệu không có nghĩa là một việc làm to tát khiến bạn phải huy động hết công suất của tất cả nguồn lực mọi lúc mọi nơi và dốc hết số vốn hiện có. Tuy nhiên, để xây dựng dựng được một thương hiệu thành công, bạn cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, từ nghiên cứu, phân tích các yếu tố nội tại, thị trường, đối thủ, khách hàng… cho tới lên phương án về định vị, chiến lược, nhận diện… Những khâu chuẩn bị đó đòi hỏi bạn phải có một nguồn lực đủ “chất” để đưa ra những quyết sách, phương thức sáng suốt nhất cũng như ngân sách xứng đáng để hoàn thiện các hạng mục.

Trên thực tế, trước khi chuẩn bị ra mắt một thương hiệu mới, nhiều doanh nghiệp thường dành thời gian để chú trọng tới ý tưởng và chất lượng sản phẩm thay vì tập trung vào những yếu tố kể trên. Phần vì không nhận thức được tầm quan trọng, phần vì doanh nghiệp không đủ nguồn nhân lực đảm bảo được chất lượng và tiến độ công việc. Trong tình thế đó, để có thể cân bằng giữa sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu, bạn có thể tìm đến những nhà tư vấn thương hiệu như Sao Kim.

Với đội ngũ chuyên gia đã từng triển khai trên 7000 dự án với hơn 3000 thương hiệu khách hàng, chúng tôi biết mình phải bắt đầu từ đâu với doanh nghiệp bạn và triển khai mọi công việc chuẩn bị cũng như trong quá trình ra mắt thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Sao Kim sẵn sàng kết nối qua số điện thoại 0907780812hoặc email [email protected] ngay từ hôm nay để bạn có những bước chuẩn bị tốt nhất cho thương hiệu mới của mình.

Ra mắt thương hiệu mới – 5 câu hỏi giúp doanh nghiệp quyết định sớm







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Tư vấn thương hiệu: 5 Tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Tư vấn thương hiệu: 5 Tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn 215

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng thương hiệu lớn mạnh và đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển. Việc quyết định tìm đến dịch vụ tư vấn thương hiệu cũng giống như “chọn mặt gửi vàng” bởi có tác động trực tiếp tới mỗi quyết sách của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Sao Kim sẽ đưa ra 5 tiêu chí giúp bạn lựa chọn đơn vị tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp và hiệu quả.

1. Tư vấn thương hiệu: Năng lực của đơn vị tư vấn

Năng lực của đơn vị tư vấn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp bạn. Nó bao gồm cả năng lực về trang thiết bị cũng như tiềm lực con người. Một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp phải sở hữu những chuyên gia và đội ngũ những người có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thương hiệu, PR, Marketing, thiết kế…

Không những thế, họ phải là những người nhanh nhạy với tình hình thực tế, biết nắm bắt vấn đề và có tư duy linh hoạt để mang lại nhiều phương án, giải pháp đa dạng giúp bạn đạt được mục tiêu xây dựng thương hiệu. Bạn có thể yêu cầu xem hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn để xem xét kỹ các thông tin và có sự so sánh tốt nhất. Hoặc đơn giản hơn, ngay từ cuộc gọi liên hệ đầu tiên, bạn có thể đánh giá năng lực của họ thông qua cách tư vấn và trao đổi thông tin.

Tư vấn thương hiệu: 5 Tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn 216

2. Tư vấn thương hiệu: Đơn vị tư vấn có quy trình rõ ràng

Một đơn vị tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp sẽ phải làm việc tuân theo một quy trình nhất định để đảm bảo tính khoa học, rõ ràng và theo đúng thời gian thỏa thuận. Bạn cần nắm được quy trình chính xác của đơn vị tư vấn để biết mình sẽ trải qua những quá trình nào và chuẩn bị những yếu tố cần thiết để sự hợp tác trở nên hiệu quả nhất.

Mọi thông tin về quy trình cần được thể hiện minh bạch trên các phương tiện công khai như website, fanpage hoặc qua thông tin của gói dịch vụ mà đơn vị tư vấn trao đổi với bạn ngay từ khi bắt đầu.

Xem thêmQuy trình thực hiện tư vấn thương hiệu

3. Tư vấn thương hiệu: Tìm hiểu các dự án thực tế

Để có những đánh giá chính xác về năng lực của công ty và kinh nghiệm của đội ngũ sẽ cùng bạn xây dựng thương hiệu, hãy tìm hiểu về các dự án thực tế mà đơn vị đó đã thực hiện. Bạn có thể dựa vào số lượng dự án, tên tuổi của các thương hiệu khách hàng và tự cảm nhận chất lượng của thành quả mà đơn vị đó đã đạt được.

Việc đánh giá này sẽ giúp bạn xác định liệu doanh nghiệp thực sự có năng lực hay chỉ là sự thổi phồng bởi chiến lược quảng cáo. Hơn hết, bạn có thể nhìn vào chính thương hiệu của công ty tư vấn để xem mức độ thành công mà họ đạt được, bởi một đơn vị chuyên nghiệp chắc chắn sẽ biết cách để xây dựng cho mình một vị thế riêng đủ mạnh và khác biệt.

4. Tư vấn thương hiệu: Xem các đánh giá của khách hàng

Ngay cả khi hồ sơ năng lực và cảm nhận chủ quan của bạn đã đủ thuyết phục để lựa chọn một đơn vị tư vấn thương hiệu nào đó, việc xem xét đánh giá của những khách hàng đi trước vẫn cần thiết để bạn có cái nhìn khách quan hơn. Có rất nhiều cách để bạn tìm hiểu và tham khảo, chẳng hạn thông qua website của đơn vị tư vấn, các diễn đàn hay các phương tiện khác như mạng xã hội…

Những doanh nghiệp khách hàng đi trước có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy trình trên thực tế so với cam kết lúc đầu mà nhà tư vấn đưa ra, tính chuyên nghiệp khi triển khai, bàn giao các gói dịch vụ của đội ngũ nhân sự và hiệu quả của gói dịch vụ tư vấn.

Tư vấn thương hiệu: 5 Tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn 217
Một số doanh nghiệp khách hàng tiêu biểu của Sao Kim

5. Tư vấn thương hiệu: Chi phí không phải một yếu tố quá quan trọng

Dĩ nhiên tiết kiệm ngân sách luôn là điều mà các doanh nghiệp mong muốn khi phải tìm tới sự trợ giúp từ các nhà tư vấn chuyên nghiệp, nhưng ở lĩnh vực này, chất lượng dịch vụ chắc chắn sẽ tỉ lệ thuận với mức giá mà bạn phải chi trả. Hãy tưởng tượng, hỗ trợ bạn xây dựng thương hiệu không chỉ là 1, 2 cá nhân mà là cả một đội ngũ với kinh nghiệm dày dặn được tôi luyện qua hàng nghìn dự án và những bộ óc nhanh nhạy, uyên thâm. Thứ mà bạn nhận được cũng không chỉ là một bản kế hoạch in trên giấy hay một file trình chiếu trên máy tính mà là công sức của cả một quá trình nghiên cứu, phân tích rất nhiều yếu tố, từ nội tại cho tới thị trường, đối thủ và khách hàng…

Muốn thương hiệu chuyên nghiệp, trước hết bạn phải có sự đầu tư nghiêm túc cả về nguồn lực tài chính và con người. Vì vậy, đừng để yếu tố giá cả chi phối bạn, hãy lựa chọn một đơn vị tư vấn uy tín có mức giá hợp lý so với chất lượng dịch vụ mà bạn nhận được.

Với 5 tiêu chí mà Sao Kim vừa đưa ra, chúng tôi hy vọng bạn sẽ rút ra những đánh giá và lựa chọn sáng suốt để tìm thấy những cộng sự thực sự phù hợp. Hơn ai hết, chúng tôi luôn muốn được đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng và phát triển thương hiểu, bởi Sao Kim luôn hiểu rõ tầm quan trọng của lĩnh vực này qua hơn 7000 dự án từng thực hiện. Liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí ngay hôm nay.

Tư vấn thương hiệu: 5 Tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn