Category Archives: Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Sự khác biệt giữa đơn vị thiết kế đơn thuần và công ty tư vấn thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Sự khác biệt giữa đơn vị thiết kế đơn thuần và công ty tư vấn thương hiệu 2

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng với logo nổi bật, slogan hấp dẫn, được thực hiện bởi các nhà thiết kế là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu mà chỉ có các công ty tư vấn thương hiệu mới có thể hỗ trợ dược doanh nghiệp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sao Kim để phân biệt sự khác nhau giữa đơn vị thiết kế đơn thuần và công ty tư vấn thương hiệu.

1. Khác biệt về lĩnh vực được đào tạo

Ngay từ tên gọi đã cho thấy đơn vị thiết kếcông ty tư vấn thương hiệu có hai xuất phát điểm khác nhau. Những nhà thiết kế được đào tạo để có thể kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh đẹp và ấn tượng. Đây được coi là những người nghệ sĩ với khối óc sáng tạo không giới hạn, tư duy nghệ thuật cao và tay nghề điêu luyện.

Trong khi đó, những người hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thương hiệu lại được đào tạo từ nhiều chuyên ngành như truyền thông, marketing, quan hệ công chúng, báo chí, thiết kế… Họ là những người không chỉ có khả năng sáng tạo, lên ý tưởng mà còn nhạy bén, năng động với thời cuộc, sử dụng được nhiều công cụ hỗ trợ như phần mềm, số liệu thống kê, khảo sát…, có khả năng suy nghĩ độc lập và liên kết tập thể, giao tiếp tốt…

Sự khác biệt giữa đơn vị thiết kế đơn thuần và công ty tư vấn thương hiệu 3 Sự khác biệt giữa đơn vị thiết kế đơn thuần và công ty tư vấn thương hiệu 4

2. Khác biệt về đội ngũ nhân sự

Năng lực nhân sự chủ chốt của một đơn vị thiết kế là những nhà thiết kế có chuyên môn, có con mắt thẩm mỹ và được đào tạo bài bản để đủ khả năng tham gia vào các dự án thiết kế trong bất kỳ lĩnh vực nào. Từ xuất phát điểm thuần túy là những người làm việc trên máy tính với các phần mềm đồ họa, nhà thiết kế quan tâm nhiều tới giá trị thẩm mỹ và tính nghệ thuật của sản phẩm.

Trong khi đó, công ty tư vấn thương hiệu lại là nơi sở hữu những người có hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc trong đa dạng lĩnh vực như thương hiệu, truyền thông, marketing, kinh doanh… và cả thiết kế. Sở dĩ tập hợp đội ngũ nhân sự cần phải phong phú và chất lượng bởi họ làm việc với tư cách là chuyên gia, là người đi trước để tư vấn về cách thức, chiến lược… có tác động trực tiếp tới sự thành bại của một thương hiệu.

Chính vì vậy, một công ty tư vấn thương hiệu có thể đảm nhiệm tốt cả lĩnh vực thiết kế của một đơn vị thiết kế đơn thuần, bởi ngoài tay nghề điều luyện, họ còn hiểu biết và am tường về những yếu tố liên quan đến xây dựng thương hiệu, đảm bảo cân đối giữa tính thẩm mỹ và tính ứng dụng trong thực tế. Sao Kim là một ví dụ minh họa cho công ty tư vấn truyền thông điển hình mà bạn có thể tham khảo.

3. Khác biệt về phạm vi hoạt động

Các đơn vị thiết kế đồ họa có thể đảm nhiệm tất cả các dự án liên quan tới thiết kế như tạo hình, sắp xếp, trang trí…, bao gồm những sản phẩm bìa sách, tạp chí, ảnh nghệ thuật, hình vẽ minh họa phục vụ cho nhu cầu cá nhân hoặc thương mại; bộ nhận diện thương hiệu, các ứng dụng, bao bì, nhãn mác…

Trong khi đó, toàn bộ những chi tiết kể trên chỉ là một phần trong lĩnh vực hoạt động của công ty tư vấn thương hiệu. Một đơn vị tư vấn thương hiệu có thể triển khai dịch vụ và các dự án ở một phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm nghiên cứu đánh giá thương hiệu, nghiên cứu thị trường, phân tích đặc điểm khách hàng, thiết lập chiến lược truyền thông, thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, thiết kế các ấn phẩm truyền thông chuyên nghiệp… Tất cả đều được triển khai một cách liên quan chặt chẽ với nhau.

Sự khác biệt giữa đơn vị thiết kế đơn thuần và công ty tư vấn thương hiệu 5

=> Xem thêm8 Quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu

4. Khác biệt về tư duy hoạt động

Những người hoạt động trong các đơn vị thiết kế đơn thuần thường làm việc theo tư duy sáng tạo cái mới dựa trên việc xây dựng ý tưởng và luôn đặt tính thẩm mỹ lên hàng đầu. Họ cũng cố gắng truyền tải các thông điệp hoặc tạo ra sự ảnh hưởng nhất định thông qua sản phẩm nghệ thuật của mình.

Trong khi đó, yếu tố thẩm mỹ không hoàn toàn là lựa chọn được đặt lên hàng đầu của đội ngũ các chuyên gia trong công ty tư vấn thương hiệu. Trước khi phác họa ý tưởng và tạo ra một bản thiết kế hoàn chỉnh, các chuyên gia và nhà thiết kế phải cùng bàn bạc để cân nhắc giữa tính thẩm mỹ và các yếu tố thương hiệu, liệu chúng có phù hợp với hình ảnh thương hiệu không, có đủ khả năng thu hút khách hàng và thuyết phục họ hay không… Bởi vậy, tính thẩm mỹ luôn được cân bằng với tính ứng dụng trong mỗi sản phẩm.

5. Lựa chọn đơn vị thiết kế hay công ty tư vấn truyền thông?

Để trả lời câu hỏi này, bạn phải xác định được mục đích của mình khi tìm tới những dịch vụ này. Tuy nhiên, nếu làm việc trong một doanh nghiệp và cần có những sản phẩm ấn tượng liên quan tới hình ảnh thương hiệu và giúp bạn xây dựng thương hiệu như bộ nhận diện hoàn chỉnh, các ấn phẩm truyền thông, bao bì, nhãn mác sản phẩm…, bạn nên tìm kiếm các công ty tư vấn chuyên nghiệp, bởi xây dựng thương hiệu không chỉ đơn giản là thiết kế mà còn rất nhiều yếu tố khác xoay quanh.

Đồng thời, tư vấn thương hiệu có thể cung cấp những định hướng rõ ràng và xây dựng chiến lược truyền thông, mở rộng thương hiệu, quy chế thương hiệu, đánh giá hiệu quả các chiến dịch… nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để bạn phát triển thương hiệu đúng hướng.

Hy vọng bài viết trên đây của Sao Kim đã giúp bạn có được cái nhìn chính xác hơn về đơn vị thiết kế đơn thuần và công ty tư vấn thương hiệu, từ đó đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn để phù hợp với nhu cầu của mình. Với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Sự khác biệt giữa đơn vị thiết kế đơn thuần và công ty tư vấn thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai 108

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Bạn muốn thử sức với lĩnh vực kinh doanh nhưng chưa biết nên bắt đầu với mô hình nào, hay đã có ý tưởng nhưng chưa biết nó có phù hợp với mình hay không? Hãy cùng tham khảo hàng loạt ý tưởng khởi nghiệp có thể làm bước đệm thành công cho bạn – những người chủ doanh nghiệp tương lai.

12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai 109

1. Kinh doanh quần áo, phụ kiện thời trang

Đây là ý tưởng khởi nghiệp được rất nhiều người nghĩ tới vì quần áo và phụ kiện thời trang luôn là mặt hàng được săn đón bởi tất cả mọi người cho dù ở độ tuổi hay giới tính nào. Nếu bạn là người nhạy bén và nắm bắt tốt những xu hướng thời trang, đặc biệt hơn khi có năng khiếu về ngành này, khả năng thành công sẽ rất cao.

Tuy nhiên, do tính cạnh tranh cao nên bạn cần xác định được rõ phong cách của mình, cổ điển hay hiện đại, năng động hay tinh tế, cao cấp hay bình dân… cũng như nguồn hàng có sẵn hay tự sáng tạo để xây dựng dấu ấn khác biệt. Kênh bán hàng hiệu quả cho mặt hàng này chính là mạng xã hội như facebook, instagram, kết hợp với quảng bá trên các trang rao vặt, sàn giao dịch thương mại điện tử.

2. Kinh doanh mỹ phẩm

Nguồn hàng mỹ phẩm vô cùng phong phú đến từ những thương hiệu lớn nhỏ từ trong tới ngoài nước có thể là ý tưởng khởi nghiệp dành cho bạn, nhất là với phụ nữ bởi sự am hiểu và kinh nghiệm sử dụng những sản phẩm này. Tương tự như quần áo và phụ kiện thời trang, bạn cũng cần nhìn thấy tiềm năng từ những đối tượng khách hàng ở những phân khúc khác nhau. Bạn có thể kinh doanh tổng hợp các loại mỹ phẩm hoặc lựa chọn một thương hiệu cụ thể để trở thành nhà phân phối chính hãng.

12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai 110

3. Dịch vụ order sản phẩm từ nước ngoài

Với tâm lý ưa chuộng đồ ngoại nhập nhưng với mức giá tiết kiệm, rất nhiều người có nhu cầu tìm kiếm các dịch vụ order sản phẩm từ nước ngoài. Đây là cơ hội hấp dẫn để bạn kiếm lợi nhuận online. Mấu chốt của hình thức kinh doanh này là bạn phải nhanh nhạy và linh hoạt trong việc gom khách – chốt đơn – đặt hàng, giành thời gian săn hàng với giá ưu đãi và chọn được hình thức vận chuyển giúp tối ưu chi phí.

Bạn cũng cần xác định các vấn đề như số lượng đủ để kinh doanh 1 đợt bán hàng là bao nhiêu, sản phẩm liệu có đảm bảo chất lượng và giá thành sau khi trừ các chi phí phát sinh có phù hợp để bạn tiếp tục hay không…

4. Cung cấp đồ ăn – thức uống online

Kinh doanh online đang ngày càng nở rộ và chứng kiến sự thành công của rất nhiều người, trong số đó cung cấp đồ ăn – thức uống cũng là gợi ý thú vị. Với số vốn ít ỏi, bạn có thể tự mình lên menu và thực hiện những món ăn nhanh, dễ làm, dễ pha chế. Ưu điểm của ý tưởng này là bạn chỉ cần chuẩn bị theo số lượng đơn hàng thay vì đầu tư thật nhiều nguyên liệu như ở nhà hàng. Tuy nhiên, bạn cần phải chú trọng về chất lượng món ăn và dịch vụ vận chuyển để chúng vẫn được đảm bảo sau khi đến tay người nhận.

5. Kinh doanh cà phê take away

Nếu không có nhiều vốn đầu tư nhưng lại có khả năng pha chế, bạn có thể bắt đầu với ý tưởng kinh doanh cà phê mang đi. Chúng phục vụ cho bộ phận không nhỏ những người là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên khi chẳng có thời gian ngồi nhâm nhi đồ uống. Bạn sẽ không phải lo quá nhiều về không gian cửa hàng, thay vào đó chỉ cần chú trọng tới chất lượng và cam kết mang đến những sản phẩm đảm bảo vệ sinh. Nếu thành công, đây sẽ là tiền đề vững chắc để bạn xây dựng thương hiệu cà phê của riêng mình trong tương lai.

12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai 111
Cà phê mang về của La Fruta – thương hiệu khách hàng của Sao Kim

6. Cung cấp thực phẩm sạch

Thực phẩm bẩn đang trở thành vấn nạn và nỗi ám ảnh với toàn thể công chúng, vậy tại sao bạn không nắm lấy cơ hội này để trở thành “người hùng” giải cứu sức khỏe con người? Bạn có thể tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và nói không với hóa chất như rau củ quả, các loại nấm, các loại thịt… Việc tận dụng lợi thế về nguồn sản phẩm từ những mảnh vườn hoặc trang trại có sẵn của gia đình hoặc người quen – nơi bạn có thể kiểm soát được quy trình và chất lượng – sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.

7. Kinh doanh đồ handmade

Đối với những người khéo tay và yêu thích đồ handmade, đây thực sự là một mảnh đất màu mỡ để bạn thể hiện khả năng sáng tạo và thỏa sức với đam mê. Bạn có thể bắt đầu với những sản phẩm đơn giản như thiệp, sổ tay, box tình yêu cho tới đa dạng hơn như thú nhồi bông, đồ len cho trẻ em, các loại túi xách, giỏ đựng… Sản phẩm càng độc đáo, bắt mắt và tiện dụng sẽ càng giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng. Từ kinh doanh đồ handmade online, bạn cũng có thể phát triển với cửa hàng riêng nếu đủ số vốn và lượng khách ổn định trong tương lai.

12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai 112

8. Dịch vụ trang điểm, tạo mẫu tóc

Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng lên cao, và các sự kiện như cưới hỏi, giao lưu, họp mặt, chụp ảnh kỷ yếu… không bao giờ luôn diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy, đừng chần chừ nếu bạn có niềm đam mê với những cây cọ và hộp đựng mỹ phẩm hay sở hữu bàn tay vàng cùng con mắt thẩm mỹ nhanh nhạy. Bạn sẽ chỉ cần đầu tư số vốn ban đầu vào bộ dụng cụ và có thể sử dụng chúng trong một thời gian không ngắn với nhiều khách hàng. Sẽ là tuyệt vời nếu bạn có thể đầu tư một không gian hiện đại, sang trọng để đón tiếp khách hàng, hoặc nếu không, bắt đầu từ việc cung cấp dịch vụ tận nơi cũng là ý tưởng không tồi mà bạn có thể tham khảo.

9. Dịch vụ trang trí lễ tiệc, tổ chức sự kiện

Đây là dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến và thịnh hành tại Việt Nam, đặc biệt với các sự kiện như cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị, khai trương… Để khởi nghiệp kinh doanh với dịch vụ trang trí lễ tiệc, tổ chức sự kiện, bạn cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đầu tư số vốn lớn cho hệ thống phụ kiện trang trí hoặc âm thanh. Tham khảo ý tưởng từ nước ngoài, phát triển ý tưởng sẵn có và sáng tạo những hình thức mới lạ, độc đáo là cách bạn có thể tạo ra tiền đề cho mình. Ngoài ra, bạn cũng cần có một đội ngũ cộng sự cùng triển khai công việc để đạt được hiệu quả cao.

10. Cho thuê homestay

Homestay chính là loại hình du lịch xanh và lý tưởng đối với những ai yêu thích việc khám phá thiên nhiên, văn hóa trên những vùng đất mới, hoặc đơn giản chỉ muốn tìm kiếm một không gian khác lạ với nơi vốn đang sinh sống để thay đổi. Đây chính là cơ hội khởi nghiệp thú vị, đặc biệt ở những vùng có cảnh quanh thiên nhiên đẹp và địa điểm du lịch hút khách. Việc bạn cần làm chính là lên ý tưởng thiết kế và bài trí cho ngôi nhà của mình càng bắt mắt, độc đáo và tiện nghi càng tốt. Đó sẽ là lợi thế để bạn tận dụng khách hàng của mình trong việc quảng cáo thông qua những bức hình “check in” hấp dẫn trên mạng xã hội.

12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai 113

11. Khởi nghiệp từ những ý tưởng chế tạo

Những phát minh mới liên quan tới cơ khí, máy móc, công nghệ tự động hóa… có tiềm năng rất lớn đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp và đồ dân dụng. Nếu có kiến thức vững chắc cùng khả năng chế tạo, áp dụng trong thực tế và niềm đam mê không giới hạn, bạn có thể khởi nghiệp dựa trên ý tưởng này.

12. Khởi nghiệp từ những ứng dụng sáng tạo

Rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp đã được đưa vào thực tế và thành công dựa trên nền tảng công nghệ thông tin như ứng dụng “Dobody” với chức năng kết nối những nhu cầu đổi đồ vật dành cho người thừa và người cần, “mediThank” chuyên lưu trữ dữ liệu y khoa, “Perkfec” giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa ghi nhận, cảm ơn nơi công sở và thử thách nhân viên đạt mục tiêu trong công việc… Bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp nếu có sẵn ý tưởng và khả năng nghiên cứu, xây dựng để tạo ra những ứng dụng mới độc đáo, có ích cho cuộc sống.

12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai 114
Smartphone with cloud of application icons

Kho ý tưởng khởi nghiệp vô cùng phong phú để bạn có thể lựa chọn, nhưng bạn cũng cần xác định được sở trường và cân nhắc về số vốn của mình. Đó là điều khó khăn khi bạn chưa có bất cứ kinh nghiệm nào, nhưng mọi chuyện sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nếu bạn chia sẻ thông tin về những gì mình đang có để Sao Kim tư vấn ý tưởng và những bước đi phù hợp nhất với bạn.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

12 Ý tưởng khởi nghiệp cho chủ doanh nghiệp tương lai







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




8 Quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 Quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu 217

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Không phải ai cũng hiểu đúng về tư vấn thương hiệuxây dựng thương hiệu, điều đó kéo theo những quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu và các vấn đề xoay quanh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Sao Kim để nhận ra những lầm tưởng của bạn về hoạt động này và có cái nhìn đúng đắn hơn.

1. Kinh doanh nhỏ lẻ không cần tới tư vấn thương hiệu

Không ít người cho rằng thương hiệu là một khái niệm vĩ mô và chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần quan tâm tới việc xây dựng. Bởi vậy, tư vấn thương hiệu cũng là hoạt động chỉ dành cho những “ông lớn” lắm tiền nhiều của. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

Trên thực tế, ngay cả những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần quan tâm tới vấn đề tư vấn thương hiệu để không trở nên lọt thỏm giữa hàng trăm nghìn các cửa hàng lớn nhỏ khác. Với suy nghĩ chỉ cần tạo ra sản phẩm tốt, đào tạo nhân viên tốt và cân đối thu chi hợp lý là đã thành công, bạn chỉ có thể mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí là tụt hậu. Lý do vì bạn không nắm được điểm mạnh và khác biệt của mình, không quan tâm tới tình hình thị trường biến đổi ra sao, sức cạnh tranh thế nào, không biết được cả nhu cầu và tâm lý của khách hàng để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả nhất… Trong trường hợp đó, tư vấn thương hiệu chính là giải pháp tối ưu hỗ trợ bạn.

=>> Xem thêm Doanh nghiệp nhỏ lẻ có nên xây dựng thương hiệu?

2. Tư vấn thương hiệu chỉ dành cho doanh nghiệp mới

Dĩ nhiên doanh nghiệp mới rất cần được tư vấn thương hiệu để có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng và phù hợp cho việc xây dựng thương hiệu, nhưng ngay cả những doanh nghiệp đã có thâm niên trên thương trường cũng cần tới hoạt động này. Tư vấn thương hiệu có thể giúp các doanh nghiệp lâu năm nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, điều chỉnh thế mạnh trong từng giai đoạn phát triển, đồng thời tư vấn tái định vị thương hiệu hoặc tư vấn thời điểm, cách thức mở rộng thương hiệu thích hợp. Điều này giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược phù hợp, làm mới mình và tăng tính cạnh tranh trong mỗi thời kỳ khác nhau.

8 Quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu 218
Group of Business People Meeting About Teamwork

3. Tư vấn thương hiệu là hoạt động trong phòng kín

Rất nhiều người quan niệm những chuyên gia tham gia tư vấn thương hiệu chỉ cần ngồi trước máy tính và đánh máy ra một kế hoạch chiến lược dựa trên những kiến thức, am hiểu của mình và nguồn thông tin phong phú từ internet. Nhưng không, tư vấn thương hiệu không hề đơn giản như vậy. Đây là hoạt động đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt với từng bước rõ ràng, bài bản và cần huy động rất nhiều nhân lực trong lĩnh vực thương hiệu có thể dấn thân vào thị trường.

Chẳng hạn, để có được cơ sở tư vấn thương hiệu cho khách hàng, các chuyên gia của Sao Kim phải thực hiện việc nghiên cứu đánh giá thương hiệu, phân tích giá trị cốt lõi và điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ, trải nghiệm cảm giác làm khách hàng của đối thủ, phân tích tâm lý khách hàng qua hàng loạt công cụ như số liệu thống kê, nghiên cứu tâm lý học, nhân khẩu học… Đó là những công việc đòi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức vô cùng to lớn.

4. Tư vấn thương hiệu chỉ cần thiết khi bắt đầu xây dựng thương hiệu

Sự thật là tư vấn thương hiệu còn cần thiết ngay cả khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu và có thâm niên trên thị trường. Trên thực tế, luôn có các yếu tố có thể thay đổi mà bạn không thể kiểm soát như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, sức cạnh tranh, luật pháp… Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải vận động liên tục để vượt qua khó khăn từ những yếu tố đó và đứng vững. Khi đó, tư vấn thương hiệu chính là công cụ đắc lực để bạn tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và tập trung tốt hơn vào sản xuất, kinh doanh.

8 Quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu 219
Lĩnh vực hoạt động của Sao Kim

5. Tư vấn thương hiệu là hướng dẫn chạy quảng cáo

Chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội hay website chỉ là một công cụ trong quá trình tư vấn thiết lập chiến lược truyền thông thương hiệu, và tư vấn truyền thông chỉ là một trong số rất nhiều khâu của hoạt động tư vấn thương hiệu. Nếu bạn nghĩ tìm đến những chuyên gia chỉ để được hướng dẫn chạy quảng cáo ra sao và tối ưu hiệu quả quảng cáo như thế nào thì bạn đã nhầm.

6. Tư vấn thương hiệu không quan trọng, chỉ cần chất lượng tốt là được

Sản phẩm có chất lượng tốt không phải điều kiện cần và đủ để bạn thành công, đặc biệt khi các đối thủ cạnh tranh cũng có sản phẩm tốt, thậm chí tốt hơn cả sản phẩm của bạn. Tập trung vào sản xuất kinh doanh và chú trọng vào chất lượng sản phẩm là cần thiết, nhưng nếu chỉ tự tin với chất lượng đó, bạn có thể bị đối thủ bỏ xa vì họ biết cách xây dựng thương hiệu, còn bạn thì không. Hãy tìm đến những đơn vị tư vấn thương hiệu để khám phá những tiềm năng mạnh mẽ của mình và sống sót trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

7. Tư vấn thương hiệu có thể triển khai sau khi bán được hàng

Nếu chỉ ngồi yên một chỗ và đợi khách hàng tìm đến với sản phẩm của mình, bạn sẽ không thể thành công. Khi đó hàng loạt câu hỏi sẽ được đặt ra: làm thế nào để khách hàng biết tới sản phẩm của bạn, làm thế nào để bán được hàng, làm thế nào để biết khách hàng thích gì, giá cả như thế này có bị coi là quá đắt hay quá rẻ so với thị trường hay không… Đó chính là lúc bạn cần tới tư vấn để xây dựng thương hiệu. Bán hàng và xây dựng thương hiệu nhất thiết cần được tiến hành song song cùng lúc để đảm bảo hiệu quả.

8. Tư vấn thương hiệu chỉ cần thiết kế logo và slogan là đủ

Vô cùng nhiều người tin tưởng rằng một logo hút mắt và một slogan ấn tượng đã đủ để làm nên thương hiệu. Nhưng quan niệm đó hoàn toàn sai lầm, vì chúng chỉ là một trong những dấu hiệu đơn giản và phổ biến nhất giúp bạn nhận diện một thương hiệu giữa hàng trăm ngàn đối thủ. Để xây dựng và phát triển thương hiệu thành công, nghiên cứu và phân tích một cách bài bản các yếu tố rộng lớn hơn liên quan tới giá trị cốt lõi, khách hàng hay thị trường… là bước khởi đầu cần thiết. Một bộ nhận diện hoàn chỉnh được hình thành trên những cơ sở đó cũng là yếu tố mang tính độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường. Hãy tìm tới những đơn vị tư vấn thương hiệu để đơn giản hóa tất cả những công việc mà bạn phải làm.

8 Quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu 220
Bộ nhận diện thương hiệu trà sữa Tea Presso do Sao Kim thiết kế

Loạt thông tin trên có thể đã giúp bạn phần nào nhận ra những quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời hơn cho việc xây dựng thương hiệu của mình. Với kinh nghiệm làm việc và tư vấn thương hiệu cho trên 5000 thương hiệu khách hàng trong và ngoài nước, Sao Kim sẵn sàng đồng hành cùng bạn để có những bước phân tích, nghiên cứu chuyên sâu mang lại hiệu quả cao. Liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ để gặp gỡ các chuyên gia và được tư vấn miễn phí.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

8 Quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn