Category Archives: Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Màu sắc trong thiết kế thương hiệu của Pantone 10 năm qua (2010 – 2019)

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Màu sắc trong thiết kế thương hiệu của Pantone 10 năm qua (2010 – 2019) 2

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Trong 20 năm qua, màu sắc của năm do Pantone công bố luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng thiết kế, trong đó có thiết kế thương hiệu. Việc lựa chọn màu sắc chủ đạo của năm luôn theo một quy trình tỉ mỉ, nghiên cứu cẩn thận và phân tích xu hướng chi tiết. Chúng ta cùng điểm lại 10 màu sắc của năm từ 2010 đến nay.

Năm 2019

Living Coral 16-1546 (Màu san hô)

Sống động nhưng êm dịu PANTONE 16-1546 Living Coral (Màu san hô) mang lại cho chúng ta sự ấm áp, thoải mái và phấn chấn trong cuộc sống diễn ra sự thay đổi nhanh chóng. Tượng trưng cho nhu cầu bẩm sinh của chúng ta về sự lạc quan và vui vẻ, PANTONE 16-1546 Living Coral thể hiện cho khát vọng mong muốn vui vẻ của chúng ta.

Màu sắc của năm của Pantone 2019

Màu sắc của năm của Pantone 2019

Màu sắc của năm của Pantone 2019

Màu sắc của năm của Pantone 2019

Năm 2018

Ultra Violet 18-3838 (Màu siêu tím)

Một sắc thái màu tím đầy khiêu khích và chu đáo, PANTONE 18-3838 Ultra Violet truyền đạt sự độc đáo, khéo léo và suy nghĩ có tầm nhìn hướng chúng ta tới tương lai. Phức tạp và đáng suy ngẫm, Ultra Violet gợi ý những bí ẩn của vũ trụ, sự hấp dẫn của những gì ở phía trước và những khám phá vượt ra ngoài nơi chúng ta đang ở hiện tại.

Màu sắc của năm của Pantone 2018

Màu sắc của năm của Pantone 2018

Màu sắc của năm của Pantone 2018

Năm 2017

Greenery 15-0343 (Xanh lá cây)

Một sắc thái tươi mới và hồi sinh, Greenery là biểu tượng của sự khởi đầu mới. Greenery là màu xanh lá pha chút vàng tươi, gợi lên những ngày đầu tiên của mùa xuân khi màu xanh của thiên nhiên hồi sinh, phục hồi và thay mới.

Màu sắc của năm của Pantone 2017

Màu sắc của năm của Pantone 2017

Màu sắc của năm của Pantone 2017

Năm 2016

Rose Quartz 13-1520 & Serenity 15-3919 (Hồng thạch anh và Xanh thanh bình)

Lần đầu tiên, sự pha trộn của hai sắc thái – Rose Quartz và Serenity được chọn là Màu PANTONE của năm. Rose Quartz là một giai điệu thuyết phục nhưng nhẹ nhàng, truyền tải lòng trắc ẩn và cảm giác điềm tĩnh. Serenity là không trọng lượng và thoáng mát, giống như bầu trời xanh thẳm phía trên chúng ta, mang lại cảm giác nghỉ ngơi và thư giãn ngay cả trong thời kỳ hỗn loạn.

Màu sắc của năm của Pantone 2016

Màu sắc của năm của Pantone 2016

Năm 2015

Marsala 18-1438 (Màu cam đồng)

Một sắc màu của loài rượu vang đỏ mạnh mẽ và tự nhiên, Marsala làm phong phú tâm trí, cơ thể và tâm hồn của chúng ta. Các phẩm chất mạnh mẽ, đầy đủ của Marsala tạo nên màu sắc thanh lịch, nền nã khi được sử dụng riêng hoặc làm điểm nhấn mạnh mẽ cho nhiều màu sắc khác. Marsala là một sắc thái quyến rũ tinh tế, một thứ thu hút chúng ta vào sự ấm áp của nó.

Màu sắc của năm của Pantone 2015

Màu sắc của năm của Pantone 2015

Năm 2014

Radiant Orchild 18-3224 (Tím kiêu sa)

Tím kiêu sa phô bày sự tự tin và sự ấm áp kỳ diệu thu hút ánh nhìn và khơi gợi trí tưởng tượng. Nó là một màu tím biểu cảm, sáng tạo và bao bọc – một màu thu hút bạn với sự quyến rũ khó cưỡng của nó. Một sự hòa quyện quyến rũ của fuchsia, màu tím và hồng, Radiant Orchid tỏa ra niềm vui lớn, tình yêu và sức khỏe.

Màu sắc của năm của Pantone 2014

Màu sắc của năm của Pantone 2014

Năm 2013

Emerald 17-5641 (Màu ngọc lục bảo)

Sống động, rực rỡ và tươi tốt. Đó là một màu sắc của sự thanh lịch và vẻ đẹp. Emerald, một màu xanh lá cây xanh tươi sống động, tăng cường cảm giác hạnh phúc của chúng ta bằng cách truyền cảm hứng sâu sắc cũng như thúc đẩy sự cân bằng và hài hòa.

Màu sắc của năm của Pantone 2013

Màu sắc của năm của Pantone 2013

Màu sắc của năm của Pantone 2013

Năm 2012

Tangerine Tango 17-1463 (Màu cam)

Tinh tế nhưng đồng thời kịch tính và quyến rũ, Tangerine Tango là một màu cam với rất nhiều chiều sâu. Gợi nhớ về sắc thái rực rỡ của hoàng hôn, Tangerine Tango kết hợp màu đỏ hoạt bát với sự thân thiện và ấm áp của màu vàng, để tạo thành một màu sắc từ tính, hữu hình cao tỏa ra nhiệt và năng lượng.

Màu sắc của năm của Pantone 2012

Màu sắc của năm của Pantone 2012

Màu sắc của năm của Pantone 2012

Năm 2011

Honeysuckle 18-2120 (Màu đỏ cam)

Can đảm. Tự tin. Quan trọng. Một màu sắc mới dũng cảm, cho một thế giới mới dũng cảm. Hãy để tinh thần táo bạo của Honeysuckle truyền vào bạn, nâng bạn và cùng bạn đi hết năm. Nó là màu sắc cho mỗi ngày – không có gì nếu không có nó. Honeysuckle thúc đẩy chúng ta đối mặt với những rắc rối hàng ngày với tinh thần và sức sống. Một màu hồng đỏ năng động, Honeysuck khích và nâng cao tình thần chúng. Nó nâng đỡ tâm lý chúng ta vượt ngoài lối thoát, truyền sự tự tin, can đảm để đối mặt với những thách thức vốn dĩ đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày.

Màu sắc của năm của Pantone 2011

Màu sắc của năm của Pantone 2011

Màu sắc của năm của Pantone 2011

Năm 2010

Turquoise 15-5519 (Màu lam ngọc)

Kết hợp các phẩm chất yên bình của xanh lam và các khía cạnh mạnh mẽ xanh lá cây, ngọc lam truyền cảm hứng cho những tư tưởng về vùng nước nhiệt đới êm dịu và thoát khỏi những rắc rối hàng ngày của thế giới, đồng thời khôi phục lại cảm giác hạnh phúc của chúng ta.

Màu sắc của năm của Pantone 2010

Màu sắc của năm của Pantone 2010

Màu sắc của năm của Pantone 2010

Nguồn: Saokim Branding

Xem thêm những bài viết bổ ích khác:

Màu sắc trong thiết kế thương hiệu của Pantone 10 năm qua (2010 – 2019)







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 105

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Y tế – dược phẩm – bệnh viện là một lĩnh vực đòi hỏi các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bám sát những đặc trưng ngành nghề để tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cộng đồng. Trong bài viết dưới đây, Sao Kim sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện – một yếu tố không thể thiếu trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.

Đặc trưng của ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện

Đây là lĩnh vực hoạt động có những tác động trực tiếp tới sức khỏe của con người, bởi vậy chúng đòi hỏi đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty, bệnh viện phải tổ chức một cách nghiêm ngặt, cẩn thận và đảm bảo các yêu cầu tri thức, kỹ thuật, an toàn cao. Khách hàng trong ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện là những người có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, thăm khám, chữa bệnh, do đó họ thường tìm hiểu rất kỹ lưỡng về thông tin thương hiệu và những tiêu chuẩn về an toàn đối với sức khỏe.

Để tạo ra ấn tượng ban đầu về một thương hiệu chuyên nghiệp và uy tín, bạn nên sử dụng logo – dấu hiệu nhận diện cốt lõi để truyền tải tính an toàn, thân thiện và đáng tin cậy. Yếu tố này có khả năng tác động trực tiếp tới cảm xúc và nhận thức của khách hàng, giúp họ ghi nhớ bạn tốt hơn.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện

1. Thiết kế logo phù hợp phong cách thương hiệu

Cách bạn lựa chọn tất cả các yếu tố để xây dựng lên một mẫu logo thương hiệu cần được dựa trên định hướng phát triển và phương thức hoạt động của thương hiệu đó. Đây là điều mà Sao Kim đã áp dụng một cách rõ ràng trong dự án thiết kế logo cho 2 thương hiệu Eromed và Thiên Ân Dược.

Với định hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế nhằm nâng cao giá trị cuộc sống, chúng tôi đã thiết kế logo theo phong cách hiện đại, năng động với font chữ khỏe khoắn nhưng thân thiện và không kèm hình ảnh cho thương hiệu Eromed. Trong khi đó, Thiên Ân Dược lại là thương hiệu hình thành trên cơ sở kế thừa và phát huy kinh nghiệm Đông y truyền thống của dân tộc, vì vậy Sao Kim đã sử dụng hình ảnh nhân sâm với những đường nét mềm mại để thể hiện rõ chuyên môn của thương hiệu và tính gần gũi của sản phẩm.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 106
Logo thương hiệu thiết bị y tế Eromed do Sao Kim thiết kế
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 107
Logo thương hiệu dược phẩm Thiên Ân Dược do Sao Kim thiết kế

2. Chú trọng tới yếu tố cảm xúc

Cảm xúc của khách hàng có thể chịu sự chi phối từ những yếu tố có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt, vì vậy logo của bạn cũng cần chú trọng tới điều này. Đáng tin cậy, chu đáo, thân thiện và chuyên nghiệp là những nét tính cách bạn cần diễn đạt trên logo để khách hàng cảm nhận. Chúng có thể được gợi lên từ hình ảnh, biểu tượng hoặc màu sắc, tùy theo định hướng xây dựng thương hiệu của bạn.

Trong dự án thiết kế logo cho thương hiệu y tế, dược phẩm Ngọc An Pharma, để truyền tải sứ mệnh bảo vệ, nâng niu, che chở và mang lại cảm giác an tâm, tin tưởng tới khách hàng, Sao Kim đã sử dụng hình ảnh bàn tay nâng niu viên ngọc được cách điệu như vầng mặt trời giàu năng lượng. Bàn tay được khéo léo cách điệu giống như mầm xanh của sự sống ẩn dụ mà Ngọc An đem lại cho cộng đồng, mát mẻ, sạch sẽ và tươi mới.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 108
Logo thương hiệu dược phẩm Ngọc Anh Pharma do Sao Kim thiết kế

3. Lưu ý khi lựa chọn font chữ

Yếu tố chuyên nghiệp, hiện đại cần được thể hiện trên logo của các thương hiệu y tế – dược phẩm – bệnh viện, song sự mềm mỏng, chu đáo và thân thiện cũng nên được kết hợp khéo léo để vừa tạo được độ tin tưởng, vừa giúp khách hàng cảm thấy an tâm. Để đáp ứng được yêu cầu đó, font chữ sử dụng không nên quá cứng nhắc, khô khan mà cần mang tính hiện đại, mềm mại hơn. Kiểu chữ không chân với những đường nét tròn vừa phải thường là sự lựa chọn được nhiều thương hiệu khách hàng của Sao Kim ưu tiên lựa chọn.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 109
Logo thương hiệu thực phẩm chức năng Cát Tường do Sao Kim thiết kế
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 110
Logo thương hiệu dược phẩm Vipharco do Sao Kim thiết kế

4. Sáng tạo biểu tượng truyền tải ý nghĩa

Chất liệu sử dụng quen thuộc để tạo nên biểu tượng trong lĩnh vực y tế – dược phẩm – bệnh viện có thể kể tới như hình ảnh con rắn, nguyên tử, chữ thập. Tuy nhiên, số lượng thương hiệu mở ra ngày càng nhiều trong khi những chất liệu đó lại vô cùng ít ỏi, điều này đòi hỏi mỗi thương hiệu cần có sự lựa chọn và sáng tạo riêng của mình để tránh bị nhầm lẫn với những đối thủ khác. Bạn có thể tìm cảm hứng và ý tưởng từ chính những yếu tố xoay quanh chuyên môn của mình.

Chẳng hạn, trong logo của Công ty cổ phần dược phẩm Hanopha, Sao Kim đã cách điệu chữ H – chữ cái đầu tiên của tên thương hiệu trong một hình khối giống như cấu trúc phân tử của Benzen – một hợp chấu hữu cơ có vai trò quan trọng và được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm. Bạn có thể nhìn thấy ngay hình ảnh viên thuốc nổi bật tại tâm chữ H như một dấu hiệu nhận biết rõ ràng và dễ ghi nhớ nhất của một thương hiệu dược phẩm.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 111
Logo thương hiệu dược phẩm Hanopha do Sao Kim thiết kế

Bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu logo các thương hiệu ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện mà Sao Kim đã thiết kế dưới đây:

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 112
Logo phòng khám đa khoa Đức Minh
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 113
Logo thương hiệu dược phẩm Tipharco
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 114
Logo thương hiệu thiết bị y tế Nhất Minh
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện 115
Logo thương hiệu dược phẩm Nafaco

Đối với các bác sĩ, dược sĩ hay nhân viên y tế, xây dựng thương hiệu và thiết kế là những lĩnh vực lạ lẫm, không phải chuyên môn. Để rút ngắn thời gian, công sức, chi phí thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện, tốt nhất bạn nên tìm đến những chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này mà Sao Kim là một ví dụ điển hình.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí 218

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Giải trí luôn là ngành nghề thu hút số lượng khách hàng và khán giả khổng lồ không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Chính bởi vậy, logo – đại diện của các thương hiệu trong lĩnh vực này cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như thế mạnh của mình trong mắt công chúng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sao Kim để rút ra những kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí phù hợp với thực tế riêng.

Đặc trưng của các doanh nghiệp ngành giải trí

Giải trí là những hoạt động cần thiết trong thời gian rảnh rỗi giúp con người thư giãn, giải tỏa căng thẳng và tạo sự hưng phấn để trí não nhẹ nhõm và sẵn sàng cho các hoạt động học tập và làm việc. Đây là điều kiện để phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của con người và khiến chúng trở nên phong phú, đa dạng hơn.

Ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này trên thị trường, nâng mức cạnh tranh thêm khốc liệt. Trong tình thế đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu mình một cách nổi bật, ấn tượng để thu hút được lượng lớn khách hàng, khán giả. Nhận diện thương hiệu trong ngành giải trí cũng cần đáp ứng được các yêu cầu chung như phong cách mới mẻ, hiện đại, khác biệt và mở ra một không gian sáng tạo – nơi con người sẽ có những trải nghiệm không bao giờ quên.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí

1. Xác định đối tượng khách hàng

Giải trí là hoạt động dành cho tất cả mọi người nên phạm vi hoạt động của lĩnh vực này cũng vô cùng rộng lớn, hướng tới tất cả các khách hàng ở mọi độ tuổi, giới tính, tầng lớp. Tuy nhiên, nếu không xác định được một đối tượng khách hàng cụ thể, sẽ rất khó để bạn xây dựng chiến lược thương hiệu một cách rõ ràng. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm chính là xác định khách hàng mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp thiết kế logo của thương hiệu tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn bởi chúng phù hợp với giới tính, độ tuổi, nhu cầu, sở thích… của họ.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí 219
Logo trung tâm giải trí cho trẻ em Jolly Land do Sao Kim thiết kế

Giải trí là một lĩnh vực rộng lớn mà phổ biến bao gồm rất nhiều hoạt động và dịch vụ khác nhau. Các thương hiệu trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng và phong phú, có thể kể tới thương hiệu của các công ty giải trí, đào tạo người nổi tiếng, hệ thống phòng thu thanh, rạp chiếu phim, các trung tâm vui chơi, quán bar, vũ trường, karaoke… Để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, bạn nên để khách hàng cảm nhận được dịch vụ mà mình cung cấp.

Logo của JamBiz là một ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo. Bằng cách kết hợp khéo léo hình ảnh nhạc cụ piano và kèn với các chữ cái trong tên thương hiệu, Sao Kim đã đưa yếu tố âm nhạc vào logo, giúp khách hàng cảm nhận được chất nhạc trẻ trung, năng động của một phòng thu âm thanh hiện đại và không thể nhầm lẫn với trung tâm vui chơi giải trí hay quán bar sôi động khác.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí 220
Logo studio JamBiz do Sao Kim thiết kế

3. Sáng tạo trong lựa chọn biểu tượng

Với mục tiêu mang đến một môi trường lý tưởng, một không gian ấn tượng – nơi con người được sáng tạo và trải nghiệm cảm giác thư giãn về tinh thần, các thương hiệu giải trí luôn có nhiều “đất diễn” trong thiết kế nhận diện thương hiệu. Để trở thành một thỏi nam châm thu hút khách hàng và hứa hẹn những giá trị tích cực mà họ sẽ nhận được, bản thân thương hiệu cũng phải thể hiện được chất giải trí và cái tôi sáng tạo vượt trội của mình. Điều này hoàn toàn có thể áp dụng được trong thiết kế logo bằng cách lựa chọn hình ảnh, biểu tượng mới mẻ, khác biệt.

Trong dự án thiết kế logo cho Stereo Sense – mô hình rạp chiếu phim mới tại Hà Nội, Sao Kim đã sử dụng hình ảnh chú chim tung cánh được tạo nên từ những nếp gấp cuộn phim – đặc trưng của nền điện ảnh để làm biểu tượng thương hiệu. Không chỉ đưa chất liệu quen thuộc và dễ nhận biết vào logo một cách sáng tạo, chúng tôi còn truyền tải thông điệp giàu cảm xúc về trải nghiệm mà khán giả sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ của Stereo Sense và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của thương hiệu.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí 221
Logo thương hiệu chiếu phim Stereo Sense

4. Chú ý về ý nghĩa màu sắc

Màu sắc đóng vai trò rất lớn trong việc tạo nên ấn tượng về cảm xúc và truyền tải thông điệp của logo. Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng, tính cách riêng, và bạn nên chú ý tới những ý nghĩa đó để ứng dụng trên logo một cách thích hợp.

Với khách hàng là thương hiệu Hoàng Triều Entertainment, Sao Kim đã sử dụng màu vàng tượng trưng cho quyền lực, năng lượng, sự sang trọng và thịnh vượng để thể hiện quy mô tầm cỡ và khát vọng tiên phong trong lĩnh vực giải trí trên logo. Màu vàng khi kết hợp cùng hình ảnh vương miện – biểu tượng của thương hiệu cũng giúp việc truyền tải ý nghĩa hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí 222
Logo Hoàng Triều Entertainment – khu giải trí phức hợp Hotel – Bar – Cafe – Lounge do Sao Kim thiết kế

5. Thử nghiệm với Typography

Sáng tạo trong lĩnh vực giải trí là không giới hạn, và bạn hoàn toàn có thể sở hữu một logo ấn tượng ngay cả khi không sử dụng hình ảnh làm biểu tượng. Điều quan trọng, khi chỉ sử dụng những con chữ làm chất liệu thiết kế logo, bạn cần phải khiến chúng trở nên thật nổi bật với sự biến tấu linh hoạt và lựa chọn font chữ phù hợp.

Hướng giải pháp của Sao Kim đối với logo thương hiệu Bum Karaoke là tính sang trọng và những đặc điểm chính của lĩnh vực hoạt động. Sau chuỗi ngày nghiên cứu chuyên sâu và thiết kế, logo của Bum đã ra đời theo đúng định hướng mang tới những trải nghiệm đẳng cấp, sang trọng trong lĩnh vực giải trí. Chúng tôi sử dụng hình ảnh Micro và sóng âm kết hợp trong tên thương hiệu dưới nền màu đen xám sang trọng, đồng thời thiết kế font chữ không chân hiện đại giúp tạo cảm giác thân thiện, gần gũi.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí 223
Logo thương hiệu Bum Karaoke do Sao Kim thiết kế

Rõ ràng, thiết kế logo luôn mà một thử thách không hề đơn giản đối với các thương hiệu mới đi vào hoạt động hoặc muốn cải tiến mới mình. Tuy nhiên, bạn có định hướng và mong muốn, còn Sao Kim có chuyên gia và các ý tưởng, vậy tại sao chúng ta không cùng kết hợp để tạo ra một logo đáp ứng được mọi yêu cầu xây dựng thương hiệu?

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giải trí







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn