Category Archives: Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

6 lỗi phổ biến cần tránh trong xây dựng thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

6 lỗi phổ biến cần tránh trong xây dựng thương hiệu 2

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Trở thành một doanh nhân và ra mắt một thương hiệu là điều không dễ dàng. Nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, công sức và cần 1 chút may mắn. Khi nói đến quyết định xây dựng thương hiệu, đôi khi một sai lầm tồi tệ có thể làm hỏng cả ý tưởng tốt nhất. Để chắc chắn điều này không xảy ra với bạn, hãy đảm bảo bạn tránh mắc phải bất kỳ lỗi nào trong sáu lỗi phổ biến nhất sau đây.

Những sai lầm cần tránh trong xây dựng thương hiệu.

1. Là khách hàng định hướng chứ không phải đối thủ định hướng

Bạn có thể cho rằng hầu hết đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ do khách hàng định hướng. Vậy điều gì xảy ra trên thị trường? Mọi người phát triển những sản phẩm tương tự.

Lấy ví dụ từ sự thành công của Great Wall. Những nghiên cứu cho thấy, người Trung Quốc ưa thích xe mui trần hơn là SUV vì xe mui trần có uy tín hơn và SUV là phương tiện thiết thực không có địa vị xã hội. Từ nghiên cứu này, Great Wall tập trung vào SUV vì 28 công ty ô tô khác của Trung Quốc có khả năng tập trung vào dòng xe mui kín. Nhờ đó, Great Wall trở thành công ty ô tô lớn nhất, có lợi nhuận cao nhất Trung Quốc.

Các doanh nghiệp nên làm như vậy. Bắt đầu bằng cách phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn và cố gắng tìm cách khác biệt. Bạn không thể chiến thắng bằng cách trở nên tốt hơn; bạn chỉ có thể giành chiến thắng bằng cách khác biệt.

2. Không xác định trọng tâm của bạn

Mỗi thương hiệu thành công đều có trọng tâm. Nếu xây dựng thương hiệu của bạn là công ty dẫn đầu thị trường như Pizza Hut, trọng tâm của bạn là “lãnh đạo”. Domino’s đã thu hẹp trọng tâm của mình vào “giao hàng tận nhà” và trở thành chuỗi cửa hàng pizza lớn thứ hai. Papa John đã thu hẹp trọng tâm của mình để trở thành “thành phần tốt hơn, pizza tốt hơn.” Little Caesars thu hẹp trọng tâm của nó thành “hai chiếc pizza với giá của một cái.” Có hàng trăm chuỗi pizza, nhưng bốn chuỗi này thống trị danh mục.

Đối với các doanh nhân, bạn cần đảm bảo rằng công ty của bạn có một góc độ mạnh mẽ và tất cả các hành động và mục tiêu của bạn phù hợp với nó. Hãy tự hỏi mình, tôi đang thi đấu ở hạng mục nào? Và làm thế nào để tôi xác định sự khác biệt của tôi trong hai hoặc ba từ.

Nhờ định vị tốt Papa John đã trở thành 1 thương hiệu pizza dẫn đầu thị trường.
Nhờ định vị tốt Papa John đã trở thành 1 thương hiệu pizza dẫn đầu thị trường.

3. Có tư tưởng xem nhẹ tên thương hiệu

Công ty Hansen Natural đã có một ý tưởng tuyệt vời. Công bố nước uống tăng lực 16-oz để cạnh tranh với 8.3-oz. Red Bull và các nhãn hiệu nước tăng lực khác. Tên thương hiệu: “Natural Energy Pro của Hansen”. Thương hiệu đã không được người tiêu dùng biết đến. Sau đó, Hansen tung ra thức uống năng lượng Monster cũng ở dưới dạng chai 16-oz. Ngày nay, Monster là một thương hiệu mạnh số 2 sau Red Bull.

Tên thương hiệu nên đến sau cùng. Doanh nghiệp trước tiên nên phát triển một chiến lược tiếp thị. Và sau đó đặt tên cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ để phản ánh chiến lược đó.

4. Không sử dụng một hình ảnh mạnh mẽ

Nhiều thương hiệu mạnh đã được xây dựng bằng cách sử dụng một hình ảnh để truyền đạt một điều gì đó về thương hiệu. Chai đường viền của Coca-Cola. Cao bồi của Marlboro. Màu vàng chanh của Corona. Cốc của Stella Artois. Lát cam của Blue Moon. Tắc kè của Geico. Vịt của Aflac.

Trước khi ra mắt một sản phẩm hoặc dịch vụ, các doanh nhân nên cố gắng tìm một hình ảnh củng cố chiến lược tiếp thị. Rất thường xuyên, điều đó đòi hỏi một sự thay đổi trong chiến lược hoặc một tên thương hiệu khác hoặc cả hai.

5. Cho rằng thương hiệu mới của bạn sẽ nhanh chóng cất cánh

Điều đó dẫn đến nhiều quyết định tồi tệ, chẳng hạn như chi mạnh cho quảng cáo để ra mắt thương hiệu. Ngày nay, cách tốt nhất để ra mắt một thương hiệu mới là PR. Bạn chỉ nên sử dụng quảng cáo sau khi thương hiệu của bạn đã được thiết lập. PR đầu tiên rồi sau đó quảng cáo là cách tốt nhất, vừa tiết kiệm mà vẫn hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, các doanh nghiệp nên dành ra một khoảng thời gian đáng kể để thực hiện PR. Thuê một công ty PR là một lựa chọn chỉ dành cho những doanh nghiệp đã xây dựng được nền tảng kinh doanh đáng kể. Còn không, nó là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc.

Hãy chuẩn bị thật tốt thay vì ảo tưởng thương hiệu sẽ nhanh chóng cất cánh.
Hãy chuẩn bị thật tốt thay vì ảo tưởng thương hiệu sẽ nhanh chóng cất cánh.

6. Mở rộng thương hiệu của bạn

Một khi thương hiệu của bạn bắt đầu cất cánh, bạn cần chống lại sự thôi thúc muốn mở rộng. Hãy nhìn vào McDonald. Mặc dù đã thêm hàng chục và hàng chục mặt hàng vào thực đơn của mình, chuỗi cửa hàng này ngày nay vẫn đang gặp rắc rối. Mặt khác, hãy nhìn vào In-N-Out Burger, chỉ có bốn thứ để ăn trong thực đơn của nó: hamburger, cheeseburger, double-double (một hamburger đôi) và khoai tây chiên nhưng doanh thu trên mỗi đơn vị vẫn cao hơn McDonald.

Hãy nhìn vào Yahoo, một công ty đã từng thống trị thị trường “tìm kiếm” trên Internet và có giá trị 140 tỷ đô la trên thị trường chứng khoán. Nhưng Yahoo nhanh chóng đa dạng hóa thành một cổng thông tin và đã thực hiện nhiều vụ mua lại và chúng thành Yahoo Mail, Yahoo Games, Yahoo Groups, Yahoo Pager… Ngày nay, Yahoo chỉ đáng giá 30 tỷ đô la trên thị trường chứng khoán và có lẽ là 25 tỷ đô la do thâu tóm Alibaba.

Trong khi đó, Google vẫn còn là một công cụ tìm kiếm thuần túy và hiện trị giá là 498 tỷ đô la trên thị trường chứng khoán. Nhưng ngay cả Google cũng rơi vào cái bẫy mở rộng thương hiệu của mình. Đó là câu thần chú của doanh nghiệp Mỹ, tiếp tục mở rộng thương hiệu cho đến khi nó rơi khỏi vách đá.

Ngoại trừ việc mở rộng địa lý, các doanh nghiệp gần như không bao giờ mở rộng thương hiệu của họ. Tuy nhiên, khá thường xuyên, họ nên làm ngược lại: thu hẹp trọng tâm.

>>Có thể bạn muốn đọc thêm:

6 lỗi phổ biến cần tránh trong xây dựng thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Mẫu kế hoạch kinh doanh xuất sắc cho Startup

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Mẫu kế hoạch kinh doanh xuất sắc cho Startup 105

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Bạn có một ý tưởng kinh doanh tiềm năng, một tâm huyết và quyết tâm thực thi ý tưởng đó. Bên cạnh rất nhiều công việc cần tìm hiểu và chuẩn bị, bạn hiểu rằng bạn cần một kế hoạch kinh doanh để việc triển khai dự án được thuận lợi, hiệu quả và hạn chế tối đa những sai lầm có thể gặp phải. Bởi vì trong kinh doanh, mỗi một sai lầm luôn phải trả giá bằng tiền, thậm chí là rất nhiều tiền.

Bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệp nhiều năm thực chiến cùng các thương hiệu Việt xây dựng và triển khai các dự án startup lớn nhỏ, Sao Kim xin chia sẻ cùng bạn một mẫu kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết để bạn có tầm nhìn rộng, tăng khả năng thực thi dự án hiệu quả và gây ấn tượng với nhà đầu tư, đối tác kinh doanh khi họ đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn.

Mẫu kế hoạch kinh doanh từ Sao Kim

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh cho khởi nghiệp sẽ có nội dung như sau.

BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH

[Tên công ty]

Địa chỉ: [Nhập địa chỉ công ty]

Hotline: [Nhập SĐT liên hệ]

Email: [Nhập email công ty]

(MỤC LỤC)

1. Tóm tắt dự án kinh doanh

Bạn nên dành 1 hoặc 2 trang giấy cho phần tóm tắt dự án kinh doanh. Nội dung phần này nên đưa ra một cách ngắn gọn những thông tin sau:

  • Ý tưởng khởi nguồn dự án kinh doanh
  • Mô tả sản phẩm/dịch vụ của bạn (Trả lời cho câu hỏi bạn đang giải quyết vấn đề gì cho khách hàng)
  • Mục tiêu cho dự án. (Vị thế của doanh nghiệp sẽ như thế nào trong vòng 1 năm, 3 năm, 5 năm)
  • Đề xuất thị trường mục tiêu (Ai là khách hàng lý tưởng của bạn?)
  • Đối thủ cạnh tranh và điểm khác biệt của dự án (Ai là đối thủ trực tiếp trong ngành và định vị bán hàng độc đáo nào sẽ giúp dự án của bạn thành công)
  • Dự đoán tài chính (Số vốn bạn cần để triển khai dự án, bạn sẽ sử dụng nó như thế nào và số vốn đó sẽ sinh lợi như thế nào)
Tóm tắt ý tưởng dự án
Tóm tắt ý tưởng dự án

Lưu ý: trong phần này bạn sẽ cung cấp các thông tin trên thật ngắn gọn nhằm mục đích giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về startup. Mọi thông tin chi tiết sẽ được đưa ra ở các phần sau. Tuy ngắn gọn nhưng bạn phải khiến người đọc cảm thấy tò mò, hào hứng vì tiềm năng của startup. Sao Kim khuyên bạn nên viết nội dung phần này cuối cùng sau khi bạn đã hoàn thành tất cả các phần còn lại vì tóm tắt dự án cần phải bao quát được toàn bộ thông tin startup.

2. Giới thiệu công ty

Tuyên bố sứ mệnh

Nêu ra triết lý kinh doanh và tầm nhìn

Đưa ra mục tiêu của startup. Đó là những mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn của công ty cũng như những tiêu chuẩn (KPI) để đo lường quá trình thực hiên.

Xác định thị trường mục tiêu (nói ngắn gọn khách hàng mục tiêu là ai)

Mô tả ngành bạn đang tham gia và điều gì làm cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh

Vấn đề pháp lý. Bao gồm mô hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, chủ sở hữu, cổ đông …

giới thiệu về công ty của bạn
Giới thiệu về công ty của bạn

3.Sản phẩm/Dịch vụ

Trong phần tiếp theo này, bạn sẽ đi sâu giải thích rõ những thông tin cơ bản về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đã đưa ra ở phần 1 và 2. Bạn hãy mở rộng những nội dung sau đây:

  • Thông tin sản phẩm/dịch vụ mà bạn bán. Chúng được sản xuất hoặc cung ứng như thế nào, thông tin, cách thức hợp tác với nhà cung ứng, nhà sản xuất, và đối tác trong quá trình phân phối sản phầm/dịch vụ đến tay khách hàng.
  • Vấn đề mà sản phẩm/dịch vụ giải quyết. Chúng giải quyết vấn đề gì cho khách hàng và giải quyết như thế nào. Đặc trưng, lợi ích và điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ là gì. Hãy nhớ là luôn nói về sản phẩm của bạn trong mối tương quan với sản phẩm của đối thủ.
  • Lơi thế cạnh tranh của startup. Lợi thế cạnh tranh có thể là bằng sáng chế, độc quyền công nghệ, độc quyền từ nhà cung ứng… Bất cứ lợi thế mà chỉ riêng bạn sở hữu trong thị trường bạn khai thác.
  • Định giá. Bạn định giá sản phẩm/dịch vụ ở phân khúc cao, thấp hay trung bình. Mức giá đấy có phù hợp thị trường không? Lợi nhuận dự tính như thế nào.
Thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ của bạn
Thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ của bạn

4. Kếhoạch Marketing

Kế hoạch Marketing bao quát các thông tin sau:

  • Nghiên cứu thị trường: dung lượng thị trường, xu hướng thị trường, hành vi của khách hàng
  • Phân tích SWOT (strength, weakness, opportunity, threat) của Startup
  • Xác định khách hàng mục tiêu. Phân loại các nhóm khách hàng, đặc điểm từng nhóm
  • Xác định Đối thủ chính. Tìm ra 3-5 đối thủ chính
  • Định vị/Thị trường ngách khai thác. Bạn muốn khách hàng nhớ đến bạn với những giá trị gì, phân khúc thị trường bạn nhắm đến.
  • Cách thức tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Các hình thức tiếp thị online và offline bạn sử dụng để tiếp cận khách hàng.
  • Ngân sách cho chương trình khuyến mãi
  • Chiến lược giá
  • Thông tin các kênh phân phối
  • Dự đoán doanh thu trong vòng 12 tháng. Bạn nên dự đoán cho cả trường hợp tốt nhất và xấu nhất có thể xảy ra.
Kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing

5.Kế hoạch hoạt động

Trong phần này bạn sẽ nếu rõ các nội dung sau:

  • Phương thức sản xuất (nếu bạn trực tiếp tạo ra sản phẩm)
  • Quy trình kiểm soát chất lượng
  • Trụ sở hoạt động
  • Môi trường pháp luật, đảm bảo các giấy tờ pháp lý liên quan startup
  • Vấn đề nhân sự
  • Kiểm kê tồn kho
  • Thông tin nhà cung cấp
  • Chính sách tín dụng

6.Bạn lãnh đạo và cơ cấu tổ chức

cơ cấu tổ chức và bạn lãnh đạo
Cơ cấu tổ chức và bạn lãnh đạo

Thông tin ban lãnh đạo

Thông tin chuyên gia cố vấn sẽ hỗ trợ bạn

Sơ đồ tổ chức hoạt động

7. Phí tổn thành lập và vốn hoạt động

Xác định chi phí khởi nghiệp

Bảng cân đối kế toán ngày thành lập doanh nghiệp

Báo cáo tài chính cá nhân

8. Kế hoạch tài chính

Dự đoán lỗ lãi trong vòng 12 tháng. Đảm bảo giải thích rõ ràng có cơ sở cho những con số dự đoán bạn đưa ra.

Dòng tiền dự tính

Bảng cân đối kế toán dự tính

Phân tích hòa vốn. Phân tích lợi nhuận của startup khi nào sẽ bù lại được chi phí.

Sử dụng vốn. Đưa ra phân tích về việc bạn sử dụng vốn như thế nào và kết quả mang lại.

Kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính

9.Phụ lục

Bao gồm các tài liệu mà bạn cho rằng sẽ quan trọng với người đọc và các chứng từ tài chính thiết yếu.

Như vậy Sao Kim đã giới thiệu xong cho bạn một mẫu kế hoạch kinh doanh cho startup chi tiết và hoàn chỉnh. Sẽ có một số nội dung cần được thêm thắt, giảm bớt hoặc sửa đổi tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và mục đích của bản kế hoạch. Nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn kỹ lưỡng hơn trong quá trình thực hiện bản kế hoạch kinh doanh cho startup của mình, hãy để Sao Kim đồng hành cùng bạn.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Mẫu kế hoạch kinh doanh xuất sắc cho Startup







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Ra mắt thương hiệu mới nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Ra mắt thương hiệu mới nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu 208

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Quan niệm rằng xây dựng thương hiệu chỉ cần thiết đối với các doanh nghiệp lớn vẫn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là vũ khí lợi hại cần được trang bị cho bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào. Bỏ qua các yếu tố về quy mô, hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của việc ra mắt thương hiệu mới nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu trong bài viết sau đây của Sao Kim.

1. Con đường ngắn và trực diện để tiếp cận khách hàng

Trong thời đại mà tất cả mọi người đều bận rộn với guồng quay cuộc sống, mọi hoạt động tìm kiếm, cập nhật, mua bán đều cần được thực hiện một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Với đặc điểm đó, khách hàng thường có xu hướng mua sắm bằng cách đưa ra quyết định nhanh hơn mà không cần suy nghĩ khi đã có sẵn hình ảnh một thương hiệu quen thuộc, yêu thích và đáng tin cậy trong đầu. Tạo dựng và cho ra đời một thương hiệu mới đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tìm cách để hình ảnh của mình được lưu giữ và ở lại lâu hơn trong tâm trí khách hàng.

Khi đã xác định cho ra mắt một thương hiệu mới, doanh nghiệp cũng cho thấy sự đầu tư nghiêm túc, xứng đáng của mình đối với sự nghiệp kinh doanh, thể hiện niềm tự hào về chất lượng sản phẩm – dịch vụ của mình và sự tôn trọng lợi ích của mọi khách hàng. Đây là con đường ngắn và trực diện nhất để tiếp cận với khách hàng bởi thông qua yếu tố cảm xúc, xây dựng những cảm nhận của công chúng mục tiêu về sản phẩm – dịch vụ và bản thân doanh nghiệp, từ đó thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo hướng mà những nhà quản trị mong muốn.

Ra mắt thương hiệu mới nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu 209

2. Tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn với đối thủ

Lấy ví dụ từ một quán phở vỉa hè, mục tiêu của chủ quán chỉ là kiếm được càng nhiều tiền càng tốt từ những bát phở của mình. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào chất lượng món ăn và kêu gọi thông thường qua cách chào hàng “vào đây ăn phở em ơi” mà không gắn liền với một yếu tố nhận diện hay tính cách đặc biệt nào, quán phở của bạn sẽ không thể nổi bật hơn rất nhiều quán phở khác trên thị trường. Đó là lý do vì sao những hàng “phở chửi, cháo quát” với những đặc trưng nổi bật tại Hà Nội lại thu hút được nhiều khách hàng đến thế.

Tương tự, với một doanh nghiệp, ra mắt và xây dựng thương hiệu một cách chu đáo, bài bản ngay từ đầu là cách nhanh chóng nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ chỉ tập trung đẩy mạnh doanh số mà không quan tâm tới hình ảnh và tính cách của thương hiệu. Ngay cả khi doanh nghiệp chỉ vừa xuất hiện trên thị trường và khách hàng chưa kịp trải nghiệm sản phẩm của bạn, việc để thương hiệu tấn công và gây ấn tượng trong tâm trí họ sẽ tạo ra tiền đề để họ muốn một lần thử nghiệm sản phẩm, sau đó chất lượng mới là yếu tố quyết định họ có nên trung thành với thương hiệu mới này hay không.

Tham khảo thêmNhững câu hỏi thường gặp khi xây dựng thương hiệu

3. Phát triển mối quan hệ tốt với thị trường mục tiêu

Sự ra đời của một thương hiệu mới không đơn giản chỉ là đặt một tên gọi, thiết kế một logo hay tạo lập một website thân thiện mà còn kéo theo sự hình thành của cả những chiến lược dài hạn cũng như ngắn hạn dựa trên nền tảng là kết quả nghiên cứu rất nhiều yếu tố như đối thủ, thị trường, khách hàng mục tiêu… Rõ ràng khi có định hướng cụ thể, thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường và mở lối cho những phương thức giao tiếp phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Khi mới xuất hiện trên thị trường, hãng hàng không Vietjet Air chỉ như một chấm nhỏ khi Vietnam Airlines đã thống trị lĩnh vực này. Tuy vậy, bằng cách ra mắt thương hiệu với định vị “hàng không giá rẻ”, Vietjet Air đã tạo nên cơn sốt mới khi thu hút khách hàng ở phân khúc thấp – những người chưa hoặc ít có cơ hội đi máy bay.

Hàng loạt chiến dịch truyền thông ra đời để đẩy mạnh hình ảnh một thương hiệu thân thiện với tất cả các tầng lớp, thấu hiểu mong muốn được đi máy bay của người có thu nhập thấp đã giúp Vietjet Air kết nối thành công với thị trường mục tiêu. Điều này sẽ rất khó xảy ra nếu Công ty cổ phần hàng không Vietjet chỉ đơn thuần tập trung phát triển việc bán vé máy bay mà không có sự thấu hiểu khách hàng và chiến lược tiếp cận cụ thể.

Ra mắt thương hiệu mới nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu 210
Tính cách trẻ trung, thân thiện và định vị giá rẻ được thể hiện nhất quán của thương hiệu Vietjet Air đã khiến họ kết nối thành công với khách hàng ở phân khúc thấp trên thị trường

4. Bao quát được sự thống nhất giữa các yếu tố nội tại và ngoại sinh

Nhiệm vụ của nhà quản trị là phân tích và lên kế hoạch để danh tiếng doanh nghiệp và các sản phẩm – dịch vụ mà mình cung cấp được công chúng nhận diện và ghi nhớ trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đó, nhà quản trị cần phải có cái nhìn bao quát và thống nhất được các yếu tố nội tại và ngoại sinh của doanh nghiệp thông qua xây dựng thương hiệu.

Cụ thể, với các yếu tố hữu hình của quản trị thương hiệu bao gồm sản phẩm, bao bì, giá cả… và các yếu tố vô hình được thể hiện qua những hiểu biết và cảm nhận của khách hàng về thương hiệu, bạn cần phải bao quát và tạo nên sự thống nhất giữa chúng. Sự ra đời của thương hiệu cho phép nhà quản trị điều chỉnh các yếu tố hữu hình theo đúng nhận diện và định vị mà doanh nghiệp đã đề ra.

Sự thành công của thương hiệu sẽ phản ánh tính nhất quán giữa chất lượng, cách giao tiếp, cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh… với cảm nhận và ấn tượng của khách hàng với sản phẩm, doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Ngược lại, sự sụt giảm uy tín thương hiệu cho thấy sự mâu thuẫn giữ các yếu tố về chất lượng sản phẩm – dịch vụ với kỳ vọng và niềm tin của khách hàng.

5. Chìa khóa vàng giúp tăng doanh số hiệu quả

Điều đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần xác định trước khi cho ra đời một thương hiệu chính là các giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh của mình với đối thủ. Với nền tảng vững chắc này, xây dựng thương hiệu là quá trình giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đúng trọng tâm và có những chiến lược phù hợp để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, biến khách hàng tiềm năng thành người tiêu dùng và biến người tiêu dùng thành khách hàng trung thành.

Doanh nghiệp thực hiện điều đó bằng cách nào? Một khi đã ghi nhớ về một cái tên với những nét cá tính rõ ràng và ấn tượng cụ thể, chẳng hạn sang trọng đẳng cấp như ô tô BMW hay bền và đẹp như xe máy Honda, khách hàng thường có xu hướng đưa ra quyết định mua sắm rất nhanh theo cảm tính thay vì lý tính và phải xem xét liệu mình nên lựa chọn sản phẩm nào. Sự nhất quán trong nhận diện thương hiệu càng mạnh, hiệu quả tác động tới khách hàng càng cao. Doanh nghiệp ra mắt thương hiệu càng thành công càng dễ khiến cho nhiều khách hàng tự động lựa chọn sản phẩm của mình mà không cần suy nghĩ. Đó cũng là chìa khóa để doanh nghiệp thúc đẩy doanh số của mình.

Ra mắt thương hiệu mới nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu 211

Tham khảo thêmChuyên gia tư vấn thương hiệu giúp bạn tăng doanh số như thế nào?

Dù nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu hay con mắt của khách hàng, thương hiệu cũng luôn là một khái niệm mang tầm ảnh hưởng lớn tới nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi con người. Những lợi ích đối với doanh nghiệp từ việc xây dựng thương hiệu là không thể phủ nhận, do đó hoạt động này luôn cần được chú trọng và đầu tư xứng đáng. Chú trọng thế nào và đầu tư ra sao để hiệu quả, Sao Kim có thể “bật mí” với chính doanh nghiệp của bạn nếu liên hệ với chúng tôi. Hãy chuẩn bị thật tốt cho sự ra đời thương hiệu mới hoặc tái thiết kế thương hiệu của bạn ngay từ hôm nay.

Ra mắt thương hiệu mới nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn