Category Archives: Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Khi nào doanh nghiệp cần ra mắt thương hiệu thứ 2?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Khi nào doanh nghiệp cần ra mắt thương hiệu thứ 2? 2

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ các điều kiện để thành lập thương hiệu thứ 2 hoặc các thương hiệu mới khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc cho ra đời thương hiệu thứ 2 lại mang tính cần thiết để giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng hơn. Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu về các trường hợp đó trong bài viết dưới đây.

=>> Tham khảo thêm5 Câu hỏi để doanh nghiệp quyết định ra mắt thương hiệu mới

1. Khi doanh nghiệp đã phát triển ổn định với thương hiệu đầu tiên

Cho ra đời một thương hiệu mới không phải là việc làm đơn giản, bởi chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư cho quá trình nghiên cứu lâu dài từ nội tại doanh nghiệp, bối cảnh thị trường, mục tiêu kinh doanh, khách hàng mục tiêu… và huy động ngân sách không hề nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải có một nền tảng vững chắc về nhân sự, ngân sách và kinh nghiệm hoạt động để ra mắt và đề ra chiến lược cho thương hiệu mới.

Hơn thế nữa, một doanh nghiệp non nớt còn đang gặp nhiều khó khăn để chèo lái thương hiệu đầu tiên chắc chắn không đủ sức để ra mắt thương hiệu tiếp theo vì sự tồn tại song song của cả 2 thương hiệu có thể sẽ khiến doanh nghiệp thất bại vì không phân bổ được nguồn lực cần thiết. Ngược lại, khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và xây dựng thành công thương hiệu đầu tiên, việc ra mắt thương hiệu thứ 2 sẽ khẳng định thêm thông điệp về sự lớn mạnh, uy tín từng ngày và minh chứng cho sự cải tiến của doanh nghiệp.

2. Khi doanh nghiệp ra mắt dòng sản phẩm mới

Thương hiệu đồng nghĩa với dấu ấn và cảm nhận của khách hàng về một dòng sản phẩm – dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp, giúp nhận biết doanh nghiệp thông qua sản phẩm – dịch vụ đó, vì vậy khi xác định sẽ cho ra đời một dòng sản phẩm mới tách bạch với dòng sản phẩm đầu tiên, doanh nghiệp cần phải cho ra đời thương hiệu mới.

Điều này nhằm mang tới cảm nhận khác biệt của khách hàng, khiến họ không nhầm lẫn rằng sản phẩm mới chỉ là một sự cải tiến từ dòng sản phẩm cũ hoặc khẳng định những tính năng đặc biệt mới mẻ của dòng sản phẩm mới, đồng thời ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn trong tâm trí khách hàng về một doanh nghiệp năng động và thích ứng nhanh với sự biến đổi không ngừng của thị trường. Chúng được thực hiện thông qua việc lên chiến lược xây dựng thương hiệu mới, đặt tên thương hiệu mới, tìm kiếm phân khúc khách hàng mới, thiết kế hệ thống nhận diện hoàn toàn mới…

Khi nào doanh nghiệp cần ra mắt thương hiệu thứ 2? 3
Sao Kim hợp tác cùng Công ty CP bia rượu Việt Trì để sáng tạo thương hiệu cho sản phẩm nước giải khát mới mang tên Coogin

3. Khi doanh nghiệp có thêm ngành nghề kinh doanh mới

Cũng giống như khi cho ra mắt một dòng sản phẩm mới, nếu ngành nghề kinh doanh mới của doanh nghiệp là một lĩnh vực khác biệt và có tính chất tách bạch với ngành nghề ban đầu, hãy cho ra mắt thương hiệu thứ 2. Hai lĩnh vực riêng rẽ không thể có cùng chiến lược phát triển, bởi vậy sự ra đời này giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược một cách phù hợp cho ngành nghề mới, về ý tưởng sản phẩm, phân khúc khách hàng, định vị trong tâm trí người tiêu dùng… và chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Không những vậy, ra mắt thương hiệu thứ hai khi ngành nghề kinh doanh mới ra đời còn giúp khách hàng nhận diện sản phẩm – dịch vụ của lĩnh vực đó tốt hơn, khẳng định sự lớn mạnh và phát triển của doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong một lĩnh vực nhất định.

Sau khi đã xây dựng thành công thương hiệu bất động sản Gia Nguyễn,Công ty cổ phần xây dựng Gia Thy đã tiếp tục ra mắt thương hiệu Gia Võ với hoạt động thiết kế, sản xuất, cung cấp vật liệu nội thất cho các công trình xây dựng. Mặc dù đều nằm trong nhóm ngành xây dựng nhưng lĩnh vực chuyên môn của 2 thương hiệu này lại khác nhau và cùng hỗ trợ lẫn nhau để góp phần phát triển công ty mẹ Gia Thy. Dự án xây dựng bộ nhận diện và tư vấn thương hiệu cho Gia Võ đã được Sao Kim tiếp nhận và hoàn thành.

Khi nào doanh nghiệp cần ra mắt thương hiệu thứ 2? 4
Nhận diện thương hiệu xây dựng Gia Võ được hình thành từ các giá trị cốt lõi và gắn bó chặt chẽ với nhận diện của công ty mẹ Gia Thy. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu và tư vấn thiết kế của Sao Kim

4. Khi doanh nghiệp mở rộng kinh doanh ra nhóm khách hàng mới

Với mỗi một phân khúc khách hàng, doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh riêng, chiến lược truyền thông, marketing riêng để tiếp cận và thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả. Do đó, khi muốn mở rộng kinh doanh ra nhóm khách hàng mới khác biệt với phân khúc khách hàng hiện có, doanh nghiệp cũng cần nghĩ tới việc cho ra đời thương hiệu thứ 2 để đưa ra ý tưởng mới về sản phẩm – dịch vụ và định vị phù hợp.

Ví dụ, trước đây thương hiệu giày thể thao của bạn nhắm tới đối tượng khách hàng trẻ với định vị trẻ trung, năng động, tuy nhiên khi muốn mở rộng và làm việc với những khách hàng ở độ tuổi trung niên, bạn không thể giữ định vị đó mà phải thay đổi toàn bộ ý tưởng và xây dựng một thương hiệu mới với định vị về tính năng phù hợp với độ tuổi đó hơn là nhấn mạnh về kiểu dáng.

Khi nào doanh nghiệp cần ra mắt thương hiệu thứ 2? 5

5. Khi doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước ngoài

Mở rộng hoạt động ra nước ngoài không chỉ giúp doanh nghiệp trong nước tìm kiếm thị trường tiềm năng ở ngoài lãnh thổ mà còn tạo thêm cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ. Việc mở rộng thị trường này đòi hỏi thương hiệu phải có nền tảng vững vàng hơn và sở hữu một thương hiệu mang tính quốc tế, bởi thị trường ngoại có những đặc trưng khác biệt với trong nước.

Thương hiệu thứ 2 mang tính quốc tế đóng vai trò giúp doanh nghiệp thâm nhập hiệu quả vào thị trường nước ngoài, tiếp cận khách hàng mục tiêu mới với tính cách, tâm lý, sở thích, nhu cầu khác biệt với trong nước, tạo dựng cảm nhận ấn tượng của người tiêu dùng về sự vượt trội của sản phẩm – dịch vụ đến từ doanh nghiệp ngoại…, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh với những doanh nghiệp vốn đã tồn tại để tránh bị đánh bật khỏi thị trường.

6. Khi thương hiệu đầu không còn phù hợp với bối cảnh kinh doanh

Việc thương hiệu đầu có thể không phát triển như mong đợi rõ ràng là điều không doanh nghiệp nào mong muốn, nhưng trong trường hợp thương hiệu đó không còn phù hợp với bối cảnh kinh doanh, việc tái định vị thương hiệu hoặc cho ra mắt thương hiệu thứ 2 sẽ là cứu cánh để doanh nghiệp vực lại tình hình.

Thương hiệu thứ 2 đó cần hoạch định chiến lược phát triển phù hợp hơn với bối cảnh kinh doanh, lựa chọn thị trường tiềm năng hơn, định vị tại một vị trí khác biệt hơn trong tâm trí công chúng để dần thu hút và thuyết phục họ tin tưởng và trung thành với thương hiệu. Điều này khả thi hơn việc bạn cố gắng duy trì sự lỗi thời của thương hiệu cũ trong khi biết rõ nó không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại.

7. Khi doanh nghiệp muốn tăng sức cạnh tranh với đối thủ

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trên thị trường, bạn cần phải có động thái kịp phản ứng kịp thời trước mỗi hành động của đối thủ. Việc cho ra mắt thương hiệu thứ 2 cũng có thể được coi là bước đi mạnh mẽ khẳng định sự phát triển vững vàng của bạn nhằm đối phó với chiến lược của đối thủ. Nó cho thấy sự nhanh nhạy trong nắm bắt vấn đề và biết cách thu hút sự chú ý công chúng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Khi nào doanh nghiệp cần ra mắt thương hiệu thứ 2? 6

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc ra mắt thương hiệu thứ 2 cũng cần được cân nhắc và nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, nếu không doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề trong tương lai. Với tư cách là những người làm tư vấn trong lĩnh vực thương hiệu, Sao Kim luôn muốn thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, sẵn sàng kết nối với bạn để giải đáp thắc mắc và tư vấn xây dựng thương hiệu hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay để tháo gỡ mọi khó khăn của bạn.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu của Việt Nam

Xem thêm những bài viết khác:

Khi nào doanh nghiệp cần ra mắt thương hiệu thứ 2?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia 109

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Thay đổi thương hiệu đồng nghĩa với việc bạn thay đổi nhận thức và cảm nhận của khách hàng về hình ảnh của mình. Nếu chọn đúng thời điểm, mục tiêu và cách thức, bạn có thể đạt được thành công, ngược lại đây cũng có thể là con dao hai lưỡi khiến bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Hãy tỉnh táo trước khi quyết định cũng như lưu ý về 10 điều nên và không nên khi thay đổi thương hiệu mà Sao Kim sẽ đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Nên nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng trước khi thay đổi

Thay đổi thương hiệu là cả một quá trình phức tạp diễn ra đồng thời ở cả nội tại và nhận diện thương hiệu. Chúng không đơn giản chỉ là thay thế logo hay chuyển đổi màu sắc cho đẹp hơn mà đòi hỏi thương hiệu phải vận động theo một định hướng mới, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh, truyền thông, marketing… phù hợp để tạo sự tin tưởng nơi khách hàng và tăng doanh số. Do đó, bất cứ doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng cần nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng trước khi thay đổi thương hiệu.

Điều này còn đặc biệt đáng lưu ý đối với những thương hiệu có thâm niên và sở hữu nhiều khách hàng trung thành. Mỗi sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng cần được cân nhắc thận trọng, bởi tâm lý lo sợ điều mình yêu thích sẽ bị thay đổi luôn thường trực trong khách hàng. Bạn có thể vấp phải sự kháng cự của khách hàng trước sự thay đổi đó nếu không thực sự thấu hiểu họ. Nên nhớ hãy tập trung phân tích tất cả những yếu tố gồm nội tại, thị trường, đối thủ, công chúng mục tiêu của mình… trước khi đưa ra quyết định.

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia 110
Quyết định đổi tên của kênh truyền hình SciFi Channel sang SyFy Channel đã trở nên thất bại khi vấp phải sự nhạo báng của khán giả vì “syfy” là tiếng lóng chỉ bệnh giang mai

2. Chỉ nên thay đổi khi không còn phù hợp hoặc có những biến đổi đáng kể

Với một thương hiệu đã có nền tảng và vị thế trên thị trường, bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xây dựng thương hiệu và sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, nếu đang phát triển ổn định và không gặp bất cứ vấn đề hay trở ngại nào, hãy cứ giữ nguyên thương hiệu để tránh vấp phải sự phản đối của khách hàng quen thuộc như đã nói ở trên.

Bạn chỉ nên thay đổi khi nhận diện thương hiệu không có khả năng thích nghi ở thời điểm hiện tại hoặc có biến đổi đáng kể. Xét về yếu tố thị giác, thương hiệu trong thời đại mới nên được đại diện bởi hình ảnh mang tính đơn giản, hiện đại, hài hoà về kết cấu, dễ gây ấn tượng và có khả truyền đạt thông điệp, cá tính thương hiệu. Bên cạnh đó, những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh, thị trường mục tiêu, nỗ lực sửa sai để lấy lại uy tín… mới là cơ sở để doanh nghiệp thay đổi thương hiệu.

=>> Xem thêm 5 Thời điểm lý tưởng thay đổi để xây dựng thương hiệu tốt hơn

3. Nên nhất quán hệ thống nhận diện khi thay đổi thương hiệu

Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện nay là chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của sự thống nhất trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Sự thiếu nhất quán trong bộ nhận diện đó sẽ làm giảm khả năng tác động tới nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành vi của khách hàng.

Khi thay đổi thương hiệu, tất cả các ứng dụng trong bộ nhận diện hoàn chỉnh từ tên gọi, logo, ứng dụng văn phòng tới ẩn phẩm truyền thông, hệ thống biển bảng, bao bì nhãn mác… đều cần được quy chuẩn với sự nhất quán liên quan tới tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, tinh thần chung của thương hiệu… Ban hành bộ hướng dẫn sử dụng nhận diện thương hiệu bao gồm quy chuẩn trong logo về hình ảnh, font chữ, màu sắc, tỷ lệ, khoảng cách… tới tất cả các phòng ban là việc bắt buộc phải triển khai để đảm bảo từng cá nhân trong thương hiệu đều áp dụng đúng và hiệu quả trong thực tế.

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia 111

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia 112
2 trong số các nội dung quy chuẩn nhận diện thương hiệu vàng bạc CLC do Sao Kim thiết kế

4. Nên điều chỉnh nội tại theo đúng nhận diện mới

Mục đích cuối cùng của việc thay đổi nhận diện thương hiệu là mang tới ấn tượng về một thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín và đáng tin cậy trong mắt công chúng. Thế nhưng, thay đổi vẻ bề ngoài chỉ là điều kiện cần, trong khi điều kiện cần và đủ để thực sự thuyết phục khách hàng tin vào định hướng mới của thương hiệu chính là việc vận động và thay đổi trong nội tại thương hiệu.

Chất lượng sản phẩm – dịch vụ, cách giao tiếp với khách hàng, cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh… mới thực sự là những yếu tố quyết định niềm tin của công chúng với thương hiệu của bạn, bơir vậy chúng cần được thay đổi động bộ với nhận thức về thương hiệu mà bạn gửi gắm khi tái thiết kế nhận diện. Nên thay đổi đồng loạt cả bên trong và vỏ ngoài để tránh lãng phí và sáo rỗng.

5. Nên tìm tới đơn vị tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp

So với việc tạo dựng thương hiệu mới, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi thay đổi thương hiệu vốn quen thuộc trong tâm trí khách hàng. Được ăn cả ngã về không, nếu nắm bắt được cơ hội thích hợp, bạn có thể bứt phá ngoạn mục và ngược lại, phản ứng dữ dội trước những thay đổi không phù hợp của khách hàng có thể khiến thương hiệu phải xoá sổ, hoặc quay trở lại với nhận diện cũ. Để tránh lãng phí thời gian, chi phí và sụt giảm niềm tin của khách hàng, bạn cần chắc chắn ngay từ những bước đi đầu tiên.

Tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp là gợi ý mà bạn có thể tham khảo. Thay vì huy động hết nguồn nhân lực ngày đêm tham gia nghiên cứu, phân tích, xây dựng chiến lược thay đổi và áp dụng vào thực tế, bạn có thể tiết kiệm mọi yếu tố với sự hỗ trợ và triển khai bài bản, vững chắc từ các chuyên gia. Trong khi đó, thay vì suy nghĩ về chiến lược, nhân sự của bạn có thể tập trung vào việc tạo nên những thay đổi phù hợp từ nội tại. Điều đó mang lại hiệu quả bất ngờ khi hoạt động thay đổi thương hiệu được diễn ra đồng bộ và có định hướng theo một quy trình rõ ràng mà chuyên gia tư vấn đã đề ra.

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia 113
Nhận diện thương hiệu xây dựng Gia Võ được hình thành từ các giá trị cốt lõi của thương hiệu và gắn bó chặt chẽ với nhận diện của công ty mẹ Gia Thy. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu và tư vấn thiết kế của Sao Kim

6. Không nên thay đổi chỉ vì yếu tố thẩm mỹ

Các yếu tố nhận diện thương hiệu vốn đã đi sâu vào tiềm thức khách hàng, vì vậy việc thay đổi chúng sẽ để lại ấn tượng sâu sắc đối với họ. Ấn tượng này tích cực hay tiêu cực phần lớn phụ thuộc vào việc khách hàng nhận định ra sao về sự thay đổi này hơn là sự cân nhắc về tính thẩm mỹ.

Mấu chốt của thay đổi thương hiệu là việc kết nối với cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng chứ không chỉ đơn thuần là sự liên kết thị giác qua giá trị thẩm mỹ, dù cho tính thẩm mỹ cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nhận diện thương hiệu. Do đó, không nên chỉ chú trọng vào đồ hoạ và hiệu quả hình ảnh, bạn cũng cần suy nghĩ tới việc nhận diện mới sẽ truyền đạt được thông điệp gì hay thể hiện được nét cá tính nào của thương hiệu.

7. Không nên chỉ thay đổi yếu tố nhận diện cốt lõi

Rõ ràng thay đổi thương hiệu nên bắt đầu từ bộ nhận diện cốt lõi bao gồm tên gọi, logo, slogan của thương hiệu. Tuy nhiên, đôi khi tầm quan trọng của những nhận diện cốt lõi này lại lấn át mức độ tác động và ảnh hưởng của những ứng dụng khác, đặc biệt khi doanh nghiệp xem nhẹ chúng vì chưa đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Lời khuyên mà Sao Kim dành cho bạn chính là không nên chỉ chú trọng tới thay đổi logo mà hãy dành cả thời gian lên phương án thiết kế một cách nhất quán cho các bộ ứng dụng văn phòng, nhận diện tại điểm bán, ấn phẩm truyền thông, bao bì nhãn mác, website… Bởi, đây chính là những yếu tố tiếp cận thường xuyên và trực tiếp với khách hành trong cuộc sống hàng ngày, nhắc nhở công chúng về sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường, từ đó tăng mức độ ghi nhớ của họ về bạn.

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia 114

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia 115
Hệ thống nhận diện thương hiệu của Cholimex do Sao Kim thiết kế

8. Không nên thay đổi thương hiệu trong lặng lẽ

Đừng nghĩ rằng mọi thay đổi trong nhận diện thương hiệu của bạn đều sẽ được khách hàng phát hiện và quan tâm vì họ tin tưởng và trung thành với bạn. Điều đó không thể xảy ra vì công chúng hiện đại luôn bận rộn với rất nhiều vấn đề của cuộc sống. Họ gần như không có khả năng nhận ra sự thay đổi trừ khi bạn làm mới hoàn toàn nhận diện của mình.

Chính vì vậy, để gia tăng hiệu quả, đừmg thay đổi thương hiệu trong im lặng. Thay vào đó, hãy thông báo rộng rãi trên tất cả các phương tiện và triển khai các chiến dịch truyền thông hỗ trợ cho sự thay đổi này. Chúng sẽ gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ tò mò về sự thay đổi của thương hiệu bạn.

9. Không nên thay đổi thương hiệu một cách đột ngột

Đây là lời khuyên mà Sao Kim chủ yếu dành cho các thương hiệu lớn, có thâm niên trên thị trường. Xét trên góc độ nhìn vào nội tại thương hiệu, sự đổi mới phải mang tính trải nghiệm và chúng cũng bao gồm sự quá độ trong hệ thống, quy trình, nhận thức của nhân viên. Khi nhân sự của bạn đã quá quen với định hướng cũ, sẽ là khó khăn để họ thích nghi ngay với sự đổi mới. Do đó, tránh thay đổi thương hiệu hoàn toàn một cách đột ngột là một lưu ý.

Tương tự đối với khách hàng, sự thay đổi dần dần luôn mang đến hiệu quả khi tạo ta khoảng thời gian phù hợp để tấn công thị trường mục tiêu dựa trên nền tảng sẵn có và mang tới trải nghiệm mới cho khách hàng. Những thương hiệu lớn như IBM, McDonald’s, Nike, Ford… cũng áp dụng cách làm tương tự, thay đổi dần dần qua nhiều năm và nhiều giai đoạn. Điều này còn giúp khách hàng không bị sốc và phản ứng lại như bản năng trước sự thay đổi đột ngột hoặc nghĩ rằng thương hiệu của bạn đã chết và phải nhường chỗ cho một thương hiệu khác.

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia 116
Sự thay đổi dần dần theo các giai đoạn của nhận diện thương hiệu Ford

10. Không nên xây dựng đa tính cách cho thương hiệu mới

Trước hết, các nét tính cách mà bạn xây dựng lại cho thương hiệu mới cần phải chân thật và đồng bộ với nội tại thương hiệu, bởi khách hàng sẽ sớm nhận ra và từ chối bạn nếu không nhận thấy có sự tương đồng.

Có những doanh nghiệp quyết định thay đổi thương hiệu khi mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đó là điều tất yếu, song họ dễ trở nên tham lam và đưa vào thật nhiều nét tính cách trên bộ nhận diện mới để vẽ lên hình mẫu thương hiệu trong mắt khách hàng. Vậy nhưng khác với con người, thương hiệu không cần sở hữu nhiều tính cách để thích nghi linh hoạt mà chỉ cần tập trung giải quyết những mục tiêu rõ ràng đã được đặt ra trong chiến lược. Việc xây dựng quá nhiều nét tính cách không khiến cho thương hiệu ấn tượng hơn mà chỉ làm cho chúng hiện lên chung chung, thiếu dấu ấn, thiếu bản sắc riêng so với đối thủ của mình.

Với 10 lời khuyên xoay quanh các vấn đề khi thay đổi thương hiệu, chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn đúng đắn và sáng suốt hơn để đưa ra quyết định của mình. Còn rất nhiều kinh nghiệm bổ ích rút ra từ hơn 7000 dự án của mình mà Sao Kim muốn chia sẻ cùng bạn. Đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và có sự chuẩn bị tốt nhất cho thay đổi thương hiệu.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu của Việt Nam

Xem thêm những bài viết khác:

Thay đổi thương hiệu – 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




5 Ý tưởng quảng bá thương hiệu tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 Ý tưởng quảng bá thương hiệu tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ 219

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Với ngân sách hạn hẹp, làm thế nào để lan rộng tên tuổi và đưa hình ảnh thương hiệu mình đến gần hơn với công chúng và khách hàng mục tiêu là điều mà các doanh nghiệp nhỏ luôn quan tâm. Sao Kim sẽ mách bạn 5 ý tưởng quảng bá thương hiệu mang lại hiệu quả tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ.

1. Quảng bá trên các trang mạng xã hội và video sites

Mạng xã hội và video sites đang nắm vị trí thống lĩnh thị trường quảng cáo trực tuyến với số lượng truy cập tại Việt Nam lên tới 36 triệu người tính đến tháng 5/2017. Đây là một công cụ hoàn hảo hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh, tên tuổi và gia tăng tầm ảnh hưởng của mình bởi tính lan truyền nhanh chóng và khả năng phát tán thông tin trên phạm vi rộng lớn.

Những công cụ nổi bật hiện nay như Facebook, Twitter, Instagram, Youtube, Vimeo… đang ngày càng chứng tỏ sức mạnh của mình khi chi phối cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới. Bạn có thể tận dụng lợi thế này để tiếp cận và tương tác trực tiếp nhiều hơn với khách hàng của mình trong khi chi phí đăng tải bằng 0.

Ý tưởng này phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ dù ở bất kỳ lĩnh vực nào từ thời trang, ẩm thực, công nghệ tới du lịch, giáo dục, y tế… Chi phí mà bạn phải bỏ ra cho việc chạy quảng cáo trên những mạng xã hội tùy thuộc vào ngân sách và kế hoạch của doanh nghiệp.

Chẳng hạn với việc quảng bá trên Facebook, bạn có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông qua khoanh vùng thông tin nhân khẩu học, thao tác tìm kiếm, sở thích, sự kiện trong đời của khách hàng… Kalibrr – một công ty tuyển dụng ở Philippines đã tăng được số người dùng hàng ngày lên 40 lần chỉ trong 8 tháng nhờ vào công cụ quảng cáo trên mạng xã hội này.

2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Đây là phương pháp giúp bạn nâng cao thứ hạng xuất hiện củawebsite công ty hay fanpage trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm mà phổ biến nhất là Google. SEO mang lại những ưu điểm như thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp đến sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp, dễ dàng được biết đến và tăng cường độ tin cậy với cảm giác doanh nghiệp hoạt động lâu năm và có nhiều kinh nghiệm. Chi phí dành cho tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không quá lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm được ngân sách.

Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều có thể quảng bá tên tuổi thông qua công cụ này. Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên google cần được thực hiện dựa trên các từ khóa mà người dùng hay tìm kiếm, thường là tên sản phẩm – dịch vụ, các khái niệm, một số câu hỏi liên quan tới sản phẩm – dịch vụ…

Ví dụ, “vé máy bay giá rẻ đi từ… tới…” là từ khóa thường được khách hàng tìm kiếm khi muốn mua vé máy bay, “nên mua vàng 14K hay 18K” là từ khóa được tìm kiếm khi người dùng muốn mua trang sức, “trà sữa ngon tại khu vực…” thường được tìm kiếm bởi các bạn trẻ… Lúc này, SEO sẽ giúp bạn xuất hiện trong top đầu những kết quả hiện ra trên Google và tiếp cận tốt hơn với khách hàng tiềm năng.

5 Ý tưởng quảng bá thương hiệu tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ 220

3. Chia sẻ kiến thức miễn phí

Với thời gian xuất hiện trên thị trường ngắn và quy mô hoạt động còn hạn chế, doanh nghiệp nhỏ cần chứng minh được năng lực và trình độ chuyên môn của mình để tạo dựng và tăng cường sự tin tưởng nơi khách hàng. Việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm một cách miễn phí là cách đơn giản để bạn kết nối hiệu quả với người tiêu dùng bởi họ thường mang tâm lý muốn tìm kiếm những thương hiệu có ích và mang lại giá trị thực tế trong cuộc sống.

Blog hay WordPress là những công cụ tuyệt vời để bạn thỏa sức đăng tải những bài viết, những thông tin về lĩnh vực của công ty nhằm mang tới hiểu biết và kiến thức, đồng thời định hướng và thuyết phục công chúng theo chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Bài viết càng chi tiết, đầy đủ thông tin, khách quan và hữu ích càng củng cố thêm niềm tin mà họ đặt vào nơi bạn.Kết hợp viết blog và SEO chính là cách hiệu quả giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng.

Blog chia sẻ kiến thức của Sao Kim chính là ví dụ điển hình nhất thể hiện hiệu quả của việc chia sẻ kiến thức miễn phí. Tại Blog Sao Kim, các bài viết chuyên sâu về kiến thức kinh doanh nói chung và kiến thức thương hiệu nói riêng được xuất bản đều đặn hàng tuần. Khối lượng kiến thức khổng lồ trên Blog được tích luỹ ngày qua ngày, giúp Sao Kim khẳng định vị thế của một chuyên gia thương hiệu, gia tăng niềm tin với khách hàng và duy trì sự kết nối với khách hàng dài lâu.

5 Ý tưởng quảng bá thương hiệu tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ 221

4. Tham gia đóng góp kiến thức Offline

Mỗi lĩnh vực hoạt động hay ngách nhỏ của thị trường đều là tập hợp của một cộng đồng lớn bao gồm những người đã, đang và sẽ làm việc liên quan tới lĩnh vực đó. Những người trẻ và thiếu kinh nghiệm luôn muốn nhận được kiến thức và chia sẻ từ tiền bối đi trước để trau dồi thêm hiểu biết và kỹ năng của mình. Vì vậy, với tư cách là người đi trước, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình, khẳng định bản thân là chuyên gia trong lĩnh vực đó và đóng góp một cách tính cực vào sự hoạt động của cộng đồng.

Nếu bạn cho rằng: Bạn là doanh nghiệp nhỏ và chưa đủ tầm để chia sẻ kiến thức với người khác, thì bạn đã sai lầm. Bạn hoàn toàn nên tham gia các event tại địa phương, các buổi offline cùng các doanh nghiệp nhỏ khác hoặc chia sẻ với những bạn trẻ thiếu kinh nghiệm. Lợi ích của việc chia sẻ này chính là những kiến thức thực tế từ những doanh nghiệp khác, nhân sự mới hoặc nhận được sự tương trợ để cộng hưởng cùng các ngành hàng liên quan.

5 Ý tưởng quảng bá thương hiệu tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ 222

5. Tài trợ cho những chương trình nhỏ

Với ngân sách hạn hẹp, việc tài trợ cho những chương trình, sự kiện có quy mô nhỏ và vừa như các hoạt động của học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên, gameshow của đài địa phương… không những giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn lan tỏa hình ảnh vững chãi, uy tín của doanh nghiệp.

Bạn hoàn toàn có thể trở thành nhà tài trợ kim cương hay nhà tài trợ vàng của những sự kiện này và được ban tổ chức quảng bá rộng rãi. Điều này có lợi thế lớn hơn nhiều so với việc bạn tài trợ cho những chương trình mang tầm vĩ mô nhưng chỉ được nhắc đến thông qua hình ảnh logo nhỏ bé trên banner và một gạch đầu dòng trên thông cáo báo chí.

Có rất nhiều ý tưởng quảng bá thương hiệu tuyệt vời mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp bạn phù hợp với cách làm nào và cần tiến hành quảng bá như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất lại không phải điều dễ dàng. Bạn có thể khắc phục khó khăn đó với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu đến từ Sao Kim. Liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ để nhận được những lời khuyên và tư vấn hữu ích nhất.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu của Việt Nam

Xem thêm những bài viết khác:

5 Ý tưởng quảng bá thương hiệu tuyệt vời cho doanh nghiệp nhỏ







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn