Category Archives: Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Phân biệt chiến lược thương hiệu và chiến lược truyền thông

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Phân biệt chiến lược thương hiệu và chiến lược truyền thông 2

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Để đạt được những mục đích nhất định liên quan tới thương hiệu hay doanh số, doanh nghiệp luôn phải đề ra các chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, có những khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng đôi khi lại dễ gây nhầm lẫn và có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp nếu không phân biệt được rõ ràng, trong đó có chiến lược thương hiệuchiến lược truyền thông. Bài viết dưới đây của Sao Kim sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này.

1. Khái niệm

Chiến lược là khái niệm bắt nguồn từ chiến tranh và dần dần được sử dụng phổ biến trong quản trị. Chiến lược của một doanh nghiệp được hiểu là một loạt những quyết sách, kế hoạch, hoạt động thể hiện sự lựa chọn và hướng đi cụ thể, nhất quán, nhằm thúc đẩy triển vọng phát triển về lâu dài và biến mơ ước của doanh nghiệp đó trở thành hiện thực. Chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được tham vọng ở vị trí dẫn đầu hoặc ít nhất để tránh khỏi việc bị đánh bật ra khỏi thị trường vì chịu sự chèn ép của các đối thủ khác.

Chiến lược thương hiệu là định hướng và cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đề ra nhằm định vị thương hiệu, xây dựng thành công những cảm nhận tích cực, rõ nét và khác biệt về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng theo đúng tham vọng và tình hình doanh nghiệp, từ đó củng cố chỗ đứng trong kinh doanh và phát triển kinh doanh.

Trong khi đó, chiến lược truyền thông tạo ra định hướng cho mọi hoạt động truyền thông, giúp doanh nghiệp chuyển tải thông điệp của mình đến khách hàng để họ hiểu về sản phẩm, từ đó kích thích mua sắm, sử dụng, yêu thích và trung thành với thương hiệu cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu của chiến lược

Chiến lược thương hiệu được đề ra như kim chi chỉ nam cho mọi hoạt động để đạt được mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp trong việc vươn tới một vị thế thích hợp trên thị trường, củng cố tên tuổi của mình trong tâm trí khách hàng. Chúng tạo dựng cho thương hiệu một con đường riêng trong định hình sản phẩm, hình ảnh riêng trong tương quan với đối thủ cạnh tranh, dấu ấn riêng về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng.

Ví dụ, mục tiêu của Honda là khiến khách hàng nhớ tới họ là một thương hiệu xe máy bền bỉ với mức giá phù hợp với tất cả mọi người, còn chiến lược thương hiệu của Piaggio lại định hướng doanh nghiệp phát triển theo phong cách của đất nước Italy và khiến khách hàng luôn nhớ tới họ như một biểu tượng thời trang của dòng xe tay ga.

Trong khi đó, bản chất của truyền thông chính là việc truyền đạt thông tin qua trao đổi của đối tượng này với đối tượng khác nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi, vì vậy chiến lược truyền thông được đề ra để truyền tải những thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn tới khách hàng, từ đó tác động tới nhận thức, hành vi của họ. Những khách hàng này có thể đưa ra quyết định mua và trung thành với thương hiệu hoặc dần nhận biết thương hiệu và trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Chiến lược truyền thông có thể phục vụ cho những mục tiêu ngắn hạn như xây dựng độ nhận biết, cung cấp thông tin, thuyết phục khách hàng, nhắc nhở khách hàng, uốn nắn nhận thức, so sánh với đối thủ cạnh tranh…

Phân biệt chiến lược thương hiệu và chiến lược truyền thông 3

3. Các hoạt động của chiến lược

Chiến lược thương hiệu với tổng thể là một định hướng rõ ràng cho con đường của doanh nghiệp là tập hợp của rất nhiều quyết sách, kế hoạch, hoạt động. Từ quá trình nghiên cứu rất nhiều yếu tố như nội tại doanh nghiệp, thị trường, đối thủ, khách hàng…, chiến lược thương hiệu chính là đáp án cho các câu hỏi xuyên suốt theo chiều dài lịch sử phát triển của doanh nghiệp. Chúng bao gồm các hoạt động từ việc lựa chọn thị trường mục tiêu, lên ý tưởng sản phẩm, xác định lợi thế của doanh nghiệp và của sản phẩm, lựa chọn tên thương hiệu, thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu ấn tượng, hiệu quả…

Chiến lược truyền thông bao gồm các hoạt động truyền thông nội bộ và truyền thông bên ngoài, làm rõ những ưu tiên của doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu, nguồn lực và nhiệm vụ của các thành viên. Chúng xác định đối tượng mục tiêu, xác định thông điệp định vị mà doanh nghiệp muốn truyền tải, các công cụ truyền thông hiệu quả như quảng cáo, PR, tờ rơi, thư tín…, xác định phương thức tiếp xúc phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, ngân sách tương ứng trên từng loại công cụ, đánh giá phản hồi từ phía khách hàng, đánh giá mức độ hiệu quả….

=>> Tham khảo thêm3 điều quan trọng để tạo nên sự thành công của một chiến lược truyền thông mạng xã hội

Phân biệt chiến lược thương hiệu và chiến lược truyền thông 4

4. Phạm vi của chiến lược

Hoạch định chiến lược thương hiệu chỉ dành riêng cho một thương hiệu duy nhất, xuyên suốt từ ý tưởng, định vị, lựa chọn thị trường mục tiêu, tên thương hiệu, hệ thống nhận diện… một cách nhất quán và không thay đổi, trừ khi doanh nghiệp tái định vị thương hiệu. Đây là dạng hoạch định theo chiều dài, vừa định hướng con đường cho doanh nghiệp, vừa là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp với trọng tâm là xây dựng thương hiệu mạnh và chiếm được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

Trong khi đó, hoạch định chiến lược truyền thông là dạng hoạch định theo chiều rộng, tập trung vào từng giai đoạn phát triển và từng mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp. Chúng có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế và ý muốn của doanh nghiệp để đạt được những kết quả nhất định.

Như vậy, với những yếu tố khác biệt nêu trên, bạn đã có thể phần nào phân biệt chiến lược thương hiệu và chiến lược truyền thông. Nắm được vấn đề trên lý thuyết đã giúp bạn nắm được 50% thành công, tuy nhiên để đạt được 50% thành công còn lại, việc áp dụng ra sao vào thực tế lại không phải điều dễ dàng. Với kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thương hiệu, Sao Kim đã chứng kiến không ít thất bại trong việc hoạch định chiến lược phù hợp với doanh nghiệp.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Phân biệt chiến lược thương hiệu và chiến lược truyền thông







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Doanh nghiệp nhỏ có cần tới chiến lược thương hiệu?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Doanh nghiệp nhỏ có cần tới chiến lược thương hiệu? 107

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Chiến lược thương hiệu được biết tới là những định hướng, cách thức giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách khoa học và hiệu quả. Nghe có vẻ to tát nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần tới chúng. Bài viết dưới đây của Sao Kim sẽ giúp bạn lý giải tại sao doanh nghiệp nhỏ cần đến chiến lược thương hiệu.

1. Những suy nghĩ sai lầm của doanh nghiệp nhỏ trước bài toán thương hiệu

Sai lầm đầu tiên mà rất nhiều doanh nghiệp nhỏ mắc phải chính là quan niệm chiến lược thương hiệu chỉ cần thiết đối với các doanh nghiệp lớn. Sự thật là doanh nghiệp càng mới lại càng cần phải có tư duy rõ ràng trong việc định hướng phát triển thương hiệu, bởi không phải khách hàng nào cũng tin tưởng lựa chọn sản phẩm của một “lính mới”. Doanh nghiệp muốn được khách hàng nhớ tới thì phải xây dựng được thương hiệu riêng, nhưng làm thương hiệu mà không có chiến lược cũng giống như con tàu loay hoay giữa biển mà không có la bàn.

Sai lầm thứ hai chính là tầm nhìn ngắn hạn của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc lên sơ đồ tổ chức nhân sự mà không định hình được tầm nhìn, giá trị cốt lõi và chiến lược rõ ràng. Lý do bắt nguồn từ tâm lý chủ quan khi hoạt động kinh doanh mới đầu còn đơn giản, mức độ cạnh tranh chưa cao; doanh nghiệp chưa xác định đúng tầm quan trọng nên chỉ dành lượng kinh phí nhỏ cho hoạt động xây dựng thương hiệu.

Suy nghĩ ngắn hạn rằng cứ bán hàng sẽ có lãi, sản xuất những mặt hàng đang có nhu cầu cao ắt sẽ thành công và chỉ đầu tư vào một số thời điểm nhất định có thể giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận trước mắt nhưng không thể giúp bạn phát triển lâu dài.Trong thời đại số như hiện nay, suy nghĩ làm thương hiệu chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm đã không còn phù hợp, thay vào đó, doanh nghiệp cần xác định được cụ thể thị trường mục tiêu, thế mạnh, điểm khác biệt, phong cách riêng… phù hợp với nguồn lực của mình để dễ dàng tiếp cận với khách hàng.

Sai lầm thứ ba là doanh nghiệp nhỏ thường xây dựng chiến lược thương hiệu một cách cảm tính và thiếu sự phân tích kỹ lưỡng. Điều này bắt nguồn từ nhiều rào cản về kiến thức, sự hiểu biết định hướng chuẩn cho thương hiệu, chưa có sự đầu tư lớn về cả chuyên môn và chi phí truyền thông thương hiệu.

Trên thực tế, chiến lược thương hiệu đúng đắn cần được bắt nguồn từ mục tiêu thương hiệu, giá trị cốt lõi được thúc đẩy bởi các nguyên tắc khác biệt hoá và hình thành từ quá trình đánh giá các nguồn lực và nghiên cứu thị trường, đối thủ, khách hàng… Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ khi ra đời đều phải được triển khai nhất quán theo chiến lược đã đề ra.

Sai lầm thứ tư mà doanh nghiệp mắc phải chính là đề ra chiến lược không phù hợp với nguồn lực của mình và không sát với thực tế. Nhiều doanh nghiệp ngại rủi ro nên đi theo định vị giống với số đông và sau đó chết yểu vì bị lãng quên. Nhiều doanh nghiệp lại cho rằng khác biệt là chiến thắng, song đôi khi vì mải tìm kiếm sự khác biệt, họ lại vô tình đẩy mình đi quá xa so với nhu cầu của người tiêu dùng và vượt quá cả khả năng của bản thân như nhân sự, ngân sách, đối tác… Tham vọng nhưng sai lầm trong xây dựng chiến lược cũng có thể đẩy doanh nghiệp tiền gần hơn với thất bại.

Doanh nghiệp nhỏ có cần tới chiến lược thương hiệu? 108

2. Doanh nghiệp nhỏ chết yểu vì thiếu chiến lược thương hiệu đúng đắn

Với các doanh nghiệp nhỏ, kinh nghiệm chinh chiến trên thương trường còn rất non nớt. Những câu hỏi mà bạn đặt ra vào thời điểm sơ khai của doanh nghiệp thường là chúng ta nên làm gì, làm thế nào, ở đâu, khi nào, với ai… Nếu không vạch ra một định hướng nhất định và giá trị cốt lõi, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng đi nhầm hướng, lúc thế này, lúc thế khác, thậm chí là hoảng loạn mất phương hướng. Điều đó có thể mang tới cảm nhận kém chuyên nghiệp về bạn trong suy nghĩ của công chúng.

Hãy cùng phân tích thất bại của Pay By Touch để nhìn thấy chiến lược sai lầm của Startup này. Với ý tưởng sử dụng dấu vân tay để thanh toán các hóa đơn, Pay By Touch đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nhưng cuối cùng lại tuyên bố phá sản. Thanh toán thông qua vân tay nghe qua có vẻ thú vị và mới mẻ, song khi áp dụng vào thực tế, Pay By Touch vẫn phải đối mặt với việc số đông khách hàng vẫn quen với việc sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để thanh toán thay vì chuyển sang công nghệ mới. Sai lầm của Startup này là đưa ra giải pháp cho một vấn đề không tồn tại, xa rời với nhu cầu thực tế. Chiến lược thương hiệu đã không được bắt nguồn từ việc nghiên cứu tâm lý khách hàng cũng như thị trường mục tiêu.

Gần hơn nữa là trường hợp của The Kafe. Sự sai lầm trong chiến lược của thương hiệu này xuất phát từ định vị không đủ sức cạnh tranh. Lợi thế không gian “độc – đẹp – sang chảnh” của The Kafe đã trở nên nhạt nhòa khi hàng trăm quán cà phê với vô số phong cách độc đáo nở rộ. Bản thân The Kafe có vẻ còn bối rối khi không rõ trọng tâm của mình là đồ ăn hay thức uống bởi cả 2 đều được quảng bá mạnh mẽ, trong khi tên thương hiệu chỉ khiến khách hàng liên tưởng tới cà phê. Đồ ăn của The Kafe cũng không được đánh giá cao vì không phù hợp với người Việt, thực đơn kết hợp Á – Âu, chủ yếu nhắm vào bữa trưa nhưng hầu như là những món ăn chơi như bánh ngọt, mì tươi, salad… Sự thiếu rõ ràng trong chiến lược phát triển thương hiệu trở thành chuỗi nhà hàng, chuỗi cà phê hay chuỗi nhà hàng – cà phê đã góp phần dẫn tới thất bại của thương hiệu này.

=>> Tham khảo thêm:Chiến lược để tiến đến thương hiệu “Top-of-Mind”

3. Lợi ích của doanh nghiệp nhỏ khi xây dựng chiến lược thương hiệu

Đối với các doanh nghiệp nhỏ vừa bước chân vào thị trường, chiến lược thương hiệu đóng vai trò như la bàn xác lập định hướng phát triển thương hiệu: theo hướng nào và bằng cách nào.

Trước hết, chiến lược đóng góp chính là giúp doanh nghiệp tập trung đi đúng hướng, suy nghĩ làm thế nào để đạt được mục tiêu cụ thể thay vì suy nghĩ và đầu tư dàn trải nhưng không hiệu quả. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp kinh doanh trà sữa, chiến lược đề ra định vị trẻ trung, năng động, phù hợp với khách hàng ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Với chiến lược đó, bạn có thể loại bỏ khỏi đầu suy nghĩ làm thế nào để nhân viên văn phòng và người trung tuổi cũng yêu thích trà sữa của mình, đồng thời sáng tạo nhận diện thương hiệu với màu sắc tươi sáng, tìm tòi những công thức trà sữa phù hợp với nhu cầu của giới trẻ, lựa chọn các kênh truyền thông mà giới trẻ yêu thích như mạng xã hội, các trang báo mạng…

Thứ hai, chiến lược thương hiệu giúp tập trung nỗ lực của doanh nghiệp. Với hạn chế về mặt nhân sự, mỗi nhân viên thường phụ trách một lĩnh vực, một chuyên ngành riêng, nếu không được liên kết chặt chẽ, hiệu quả của những hoạt động riêng lẻ đó có thể không ăn khớp với nhau, dẫn tới hạn chế hiệu quả của toàn doanh nghiệp. Với chiến lược thương hiệu, nhiệm vụ của mỗi cá nhân sẽ trở nên rõ ràng và có mục tiêu chung để hướng tới, đồng thời được kết nối chặt chẽ, tạo ra sự nhất quán trong tổ chức và triển khai công việc. Các thành viên của doanh nghiệp sẽ biết mình phải làm gì và làm như thế nào để hỗ trợ lẫn nhau thay vì mỗi người một ý tưởng mâu thuẫn với nhau.

Thứ ba, chiến lược giúp các thành viên ý thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu xác định được đặc điểm, chỉ rõ tính chất về sự tồn tại cũng như tiền đồ của doanh nghiệp, giúp các thành viên hiểu rõ ý nghĩa và sự khác biệt của doanh nghiệp. Chúng tạo ra một giá trị khác biệt và một ý nghĩa riêng về sự hiện diện của doanh nghiệp đối với các thành viên và với cả thị trường, để từ đó họ ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng thương hiệu.

Doanh nghiệp nhỏ có cần tới chiến lược thương hiệu? 109
Chiến lược thương hiệu sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi đúng một cách dễ dàng

4. Cần xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào?

Mọi Startup và doanh nghiệp nhỏ đều nên xây dựng danh tiếng ngay từ khi bắt đầu, và chiến lược thương hiệu là điều đầu tiên doanh nghiệp cần nghĩ tới. Để xây dựng được chiến lược thương hiệu đúng đắn, doanh nghiệp cần trải qua các bước cơ bản:

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của thương hiệu. Đó chính là mong muốn khách hàng nói gì về mình và nhớ tới mình như thế nào. Ví dụ: Foody khi mới thành lập đặt mục tiêu muốn được khách hàng nhớ tới như cuốn “từ điển sống” lưu giữ mọi thông tin về các địa điểm ăn uống…

Khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần xác định được USP (Unique Selling Point) – đặc điểm bán hàng độc nhất hoặc điểm nổi bật nhất mà thương hiệu sở hữu. Doanh nghiệp cần hiểu thế mạnh của mình so với đối thủ là gì và điểm khác biệt đó có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu hay không.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần đánh giá các nguồn lực bao gồm nhân sự, tài chính, kỹ thuật – công nghệ, khách hàng trung thành, đối tác… Với nhân sự hạn hẹp, liệu các thành viên của bạn có đủ khả năng đảm nhiệm cùng lúc nhiều vị trí khác nhau, ngân sách bạn có thể chi cho marketing, sản phẩm, PR, quảng cáo, xây dựng cơ sở… là bao nhiêu, nguồn khách hàng trung thành của bạn có được nhờ các kênh nào và mức độ trung thành ra sao…

Sau khi đã đánh giá được các nguồn lực, doanh nghiệp mới có thể đề ra được chiến lược thương hiệu cụ thể. Chiến lược này chính là cách sử dụng tối ưu nguồn lực vốn có để đạt được mục tiêu thương hiệu, là định hướng doanh nghiệp nên đấu tranh để giành giật thị phần với những đối thủ khác hay tìm cho mình một thị trường ngách mới mẻ, khách hàng mục tiêu là những ai, phong cách thương hiệu cần tạo dựng trong tiềm thức khách hàng là bình dân hay thời thượng, cần khẳng định sự khác biệt của mình thông qua tính năng nổi trội của sản phẩm hay những giá trị tích cực mà chúng mang lại cho khách hàng, phương thức giao tiếp với khách hàng mục tiêu là gì…

Bước cuối cùng chính là thực thi theo chiến lược đã đề ra, điều chỉnh trong quá trình triển khai và rút ra chiến lược cuối cùng để áp dụng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này.

Một doanh nghiệp với chiến lược rõ ràng là một doanh nghiệp chuyên nghiệp, biết mình cần làm gì và làm như thế nào. Do đó, chiến lược thương hiệu là cần thiết đối với cả những doanh nghiệp nhỏ. Trong trường hợp bạn chưa đề ra được chiến lược cho riêng mình hay còn nghi ngờ về tính đúng đắn của chiến lược hiện tại, hãy để các chuyên gia của Sao Kim hỗ trợ và cung cấp những giải pháp tốt nhất dành cho bạn bằng cách liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay.Sao Kim luôn sẵn sàng kết nối với bạn qua số điện thoại 0907780812 hoặc [email protected].

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Doanh nghiệp nhỏ có cần tới chiến lược thương hiệu?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




5 điểm tiếp xúc thương hiệu doanh nghiệp cần đầu tư

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 điểm tiếp xúc thương hiệu doanh nghiệp cần đầu tư 212

Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Trước khi đưa vào triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu, chúng ta thường đánh giá hiệu quả thông qua các yếu tố cảm xúc như màu sắc, tỷ lệ, kiểu dáng mà bỏ qua một yếu tố rất quan trọng là các điểm tiếp xúc thương hiệu (brand touchpoints)- nơi thương hiệu tiếp xúc hay tương tác với khách hàng.

Một chuỗi brand touchpoints được xây dựng hệ thống sẽ giúp bạn tạo ra những trải nghiệm thương hiệu xuyên xuốt và nhiều cảm xúc cho khách hàng. Hãy cũng Sao Kim tìm hiểu 5 điểm tiếp xúc thương hiệu doanh nghiệp nên đầu tư qua bài viết dưới đây.

1. Thiết kế cửa hàng

Ở giai đoạn trước khi mua hàng, những điểm chạm đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc đóng vai trò quan trọng giúp gây dựng ấn tượng về thương hiệu. Thiết kế cửa hàng là một trong những điểm chạm như vậy. Thử hỏi khách hàng có quan tâm mua sản phẩm, tiếp xúc với người bán hàng, đọc email marketing của bộ phận chăm sóc khách hàng… hay không- khi ngay từ lúc bước chân vào cửa hàng, những điểm tiếp xúc thương hiệu từ logo, tên công ty, màu sắc, sắp xếp sản phẩm… của bạn đã không đủ hấp dẫn?

5 điểm tiếp xúc thương hiệu doanh nghiệp cần đầu tư 213

Thông thường, các chuyên gia tư vấn thương hiệu như tại Sao Kim trước khi đi vào thiết kế cửa hàng sẽ tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty, những nét khác biệt của sản phẩm… để xây dựng nên hệ thống cửa hàng thu hút, phù hợp với tính cách thương hiệu của bạn.

2. Các chương trình quảng cáo

Một điểm chạm nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng không kém ở giai đoạn trước khi quyết định mua hàng chính là các chương trình quảng cáo. Từ tờ rơi, phiếu ưu đãi mua sắm, standee về chương trình khuyến mãi, các TVC sinh động hay những tấm pano, billboard nổi bật… tất cả tạo ra những ấn tượng liên tục giúp ghi nhớ trong tâm trí khách hàng về sản phẩm của bạn, chương trình quảng cáo bạn đang thực hiện hay rộng hơn là câu chuyện về doanh nghiệp của bạn.

3. Giai đoạn mua hàng

Bao bì sản phẩm

Ở giai đoạn mua hàng, sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không đề cập đến vai trò của bao bì sản phẩm như một điểm tiếp xúc thương hiệu trực tiếp và mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp đến với khách hàng. Trong một hội chợ triển lãm, giám đốc một thương hiệu nông sản Việt từng lắc đầu ngao ngán khi khách hàng “ngó lơ” sản phẩm của công ty do thiết kế bao bì không hấp dẫn. “Bao bì kém bắt mắt đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của chúng tôi rất nhiều, dù sản phẩm được đánh giá có chất lượng tốt”, bà thừa nhận. Và ngược lại, những sản phẩm có bao bì đẹp, tạo cảm xúc cho khách hàng khi trải nghiệm chắc chắn sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn, đi đến muốn “tiếp xúc” với sản phẩm nhiều hơn, thậm chí giới thiệu tới những khách hàng tiềm năng khác.

Tham khảo: Cẩm nang thiết kế bao bì sản phẩm chuyên nghiệp cho mọi doanh nghiệp

Người bán hàng

Doanh nghiệp bạn đã có một thiết kế cửa hàng đẹp, các chương trình quảng cáo hấp dẫn, sản phẩm với bao bì bắt mắt, nhưng tất cả hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng nếu tại điểm tiếp xúc thương hiệu là người bán hàng tạo ra một ấn tượng tiêu cực. Từ lâu, người ta đã nhận ra tầm quan trọng của vị trí nhân viên bán hàng- người đại diện thương hiệu cho công ty, cho sản phẩm chứ không đơn thuần là một cá nhân độc lập.

5 điểm tiếp xúc thương hiệu doanh nghiệp cần đầu tư 214

Một nhân viên bán hàng thân thiện trong bộ đồng phục của công ty, sẵn lòng lắng nghe nhu cầu và tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng tại điểm bán sẽ giúp đem lại sự tin tưởng, yêu mến cho khách hàng và hoàn toàn khiến họ đi đến quyết định mua hàng một cách dễ dàng hơn.

4. Giai đoạn sau mua hàng

Dịch vụ khách hàng

Đã từ lâu, quy trình bán hàng không còn dừng lại ở việc mua đứt, bán đoạn sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng mà đó là một chu trình gần như bất tận để duy trì niềm tin và tình yêu của khách hàng với nhận diện thương hiệu. Một hệ thống dịch vụ khách hàng được xây dựng thân thiện, dễ tiếp cận, giải quyết hiệu quả những vấn đề của khách hàng sẽ tạo nên những hiệu quả đáng kể và xứng đáng là một điểm tiếp xúc quan trọng doanh nghiệp nên đầu tư thay vì chỉ tập trung phát triển các điểm tiếp xúc ở giai đoạn trước khi mua và trong khi mua hàng như trước đây.

5. Các kênh nhận diện thương hiệu khác

Thực tế, các điểm tiếp xúc thương hiệu là một hệ thống kết nối sâu sắc và hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo ra một chu kỳ trải nghiệm thương hiệu hoàn hảo cho khách hàng. Bên cạnh thiết kế cửa hàng, chương trình quảng cáo, người bán hàng, bao bì sản phẩm…, bạn có thể lựa chọn đầu tư thêm vào các điểm tiếp xúc thương hiệu khác như: website, sự kiện, hội chợ thương mại, phiếu khảo sát, thư định kỳ, các chương trình khách hàng thân thiết… dựa trên điều kiện và nhu cầu của chính doanh nghiệp mình.

5 điểm tiếp xúc thương hiệu doanh nghiệp cần đầu tư 215
Business man with check boxes over navy blue background

Tuy nhiên, dù là điểm tiếp xúc nào, nên nhớ tập trung vào những điểm tiếp xúc thương hiệu giá trị nhất. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nghiên cứu và theo dõi hoạt động bán hàng, tham khảo ý kiến những khách hàng xem họ muốn được tương tác ra sao để đi đến lựa chọn đầu tư vào danh mục các điểm chạm thương hiệu mang lại hiệu quả cao nhất.

Tham khảo: 7 ý tưởng độc đáo để xây dựng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

6. Lời kết

Điểm tiếp xúc thương hiệu đang dần trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng, hi vọng bài viết của Sao Kim có thể gợi mở cảm hứng giúp các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tư vào các điểm tiếp xúc thương hiệu nhằm gia tăng sức cạnh tranh của mình trên thương trường. Nếu bạn có thêm thắc mắc cần được tư vấn, đừng chần chừ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0907780812 hoặc [email protected] để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu của Việt Nam

Xem thêm những bài viết khác:

5 điểm tiếp xúc thương hiệu doanh nghiệp cần đầu tư







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn