Category Archives: Thông tin tham khảo

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 2

Thông tin tham khảo

Trong bài viết Khi nào doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu, Sao Kim đã chỉ ra 6 thời điểm thích hợp để doanh nghiệp thay đổi nhận diện của mình, tuy nhiên để có hình dung rõ ràng hơn, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để nắm được các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu.

1. Thương hiệu đã đạt được mục tiêu ban đầu

Khi bắt đầu tạo dựng thương hiệu, doanh nghiệp luôn đề ra những chiến lược rõ ràng, cụ thể để đạt tới một mục tiêu nhất định, chẳng hạn trở thành nhà sản xuất thời trang jeans chất lượng cao phù hợp với mọi người tiêu dùng như Levi’s hay mang đến những chương trình âm nhạc hấp dẫn cho giới trẻ của MTV. Tới một thời kỳ nhất định, sau khi đã tuân thủ chiến lược và tung ra các chiến dịch hiệu quả, bạn sẽ đạt được thành công bằng việc đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Kết quả của sự thành công đó có thể được nhìn thấy ngay bởi sự ủng hộ và tung hô của công chúng.

Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tái thiết kế thương hiệu khi doanh nghiệp đã phát triển để đảm bảo sự tiếp xúc tối đa với thị trường. Lớp áo nhận diện cũ có thể sẽ không còn phù hợp và có phần chật chội với một doanh nghiệp thành công đang vươn lên mạnh mẽ. Đó chính là lý do bạn cần thay một lớp áo mới – một hình ảnh thương hiệu mới để vừa vặn hơn và tiếp tục phấn đấu để đạt được những mục tiêu mới, như cách mà MTV đã làm khi lược bỏ dòng chữ “Music Television” và điều chỉnh đường nét trên logo nhằm chứng tỏ tham vọng lấn sân sang các lĩnh vực truyền hình khác của mình.

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 3

2. Xuất hiện những lời góp ý về tính thẩm mỹ của nhận diện

Nhận diện thương hiệu của bạn đã từng được đánh giá cao về mặt thị giác cũng như đạt được thành công vang dội trong quá khứ, nhưng sự thay đổi không ngừng của thị hiếu con người cũng đồng nghĩa với việc chúng không còn đảm bảo được tính thẩm mỹ theo thời gian. Là người lên ý tưởng và tạo ra bộ nhận diện đó, có thể bạn sẽ không nhận ra những mặt hạn chế của chúng. Vì vậy, hãy xem xét khi xuất hiện những lời góp ý về logo hay nhận diện của bạn.

Chúng có thể xuất phát từ chính các nhân viên, đồng nghiệp, khách hàng hay những chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu có quan hệ tốt với bạn. Ý kiến đóng góp của họ được đưa ra dựa trên con mắt khách quan, và bạn sẽ nhận thức được vấn đề tốt hơn khi không chỉ có 1, 2 người nói về chúng.

Những lỗi mà nhận diện của bạn gặp phải có thể bao gồm quá phức tạp, nhiều chi tiết thừa thãi, biểu tượng không còn phù hợp với thời điểm hiện tại, mang lại cảm giác lỗi thời, màu sắc sử dụng không còn bắt mắt… Từ những lời góp ý mà bạn thu thập được, hãy kết hợp với việc nghiên cứu, phân tích hoặc nhận lời khuyên từ các chuyên gia để quyết định có nên tái thiết kế thương hiệu hay không.

Tham khảo thêm5 Đặc điểm chung của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 4
Logo đầu tiên của Pepsi khá phức tạp, khó nhìn và gần giống với nhận diện của Coca-Cola, đó là lý do thương hiệu này đã tái thiết kế để có được logo như hiện tại

3. Xuất hiện ngày càng nhiều những thương hiệu tương tự bạn

Một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại của thương hiệu chính là giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh. Bạn cần phải trở nên khác biệt với đối thủ để có thể đứng vững trên thị trường và được khách hàng ghi nhớ. Ở thời điểm bắt đầu, bạn có thể độc nhất, nhưng sự xuất hiện của ngày càng nhiều các thương hiệu trong khi các lĩnh vực của thị trường lại có hạn sẽ dẫn tới tình trạng nhiều thương hiệu có cùng định hướng, cùng thị trường mục tiêu giống bạn. Công chúng có thể nhầm lẫn bạn và những đối thủ đó nếu bạn không nhấn mạnh được điểm khác biệt của mình.

Đây là dấu hiệu để bạn chủ động thay đổi, bắt tay vào việc thực hiện tái thiết kế thương hiệu nhằm củng cố lại vị thế của mình trên thị trường, sửa chữa những sai lầm trong nhận thức của khách hàng, nhấn mạnh hơn nữa về ưu thế và sự mới mẻ của mình. Đó có thể là tính năng vượt trội của sản phẩm – dịch vụ hay những giá trị, lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được. Việc điều chỉnh chi tiết, thay đổi màu sắc hay biểu tượng trên logo dù là rất nhỏ đôi khi cũng có thể mang lại những hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.

4. Khách hàng quay lưng với sản phẩm của bạn

Sự quan tâm, tin tưởng và trung thành của khách hàng luôn là những tiêu chí để đánh giá về mức độ thành công của một thương hiệu. Nếu nhận thấy chỉ số của những yếu tố đó đang sụt giảm và cảm nhận được những cái lắc đầu từ chối của khách hàng, bạn cần xem xét tới nhiều vấn đề. Nguyên nhân có thể do chiến lược của bạn chưa phù hợp, chất lượng sản phẩm – dịch vụ kém, chiến dịch truyền thông không phát huy được hiệu quả hoặc do nhận diện của bạn đã quá mờ nhạt trong khi những đối thủ khác lại đang nổi bật…

Nếu tái thiết kế thương hiệu, bạn có thể khắc phục được những hạn chế của nhận diện thương hiệu và mang lại cảm nhận tích cực hơn thông qua màu sắc mới, biểu tượng mới hay thay đổi kết cấu… Chúng góp phần thể hiện nhận thức về sai lầm của doanh nghiệp, quyết tâm làm mới mình và chú trọng hơn tới lợi ích của khách hàng, đồng thời khẳng định mạnh mẽ cá tính thương hiệu và tác động tới nhận thức, hành vi, quyết định của khách hàng.

5. Doanh nghiệp mắc sai lầm gây sụt giảm uy tín

Trong thập niên cuối của thế kỷ 20, Walmart từng bị dự luận Mỹ chỉ trích vì những cáo buộc liên quan tới việc đối xử tồi tệ với chính nhân viên của mình. Tuy nhiên, một chiến dịch thay đổi hình ảnh thương hiệu vào năm 2008 đã tạo ra một Walmart hoàn toàn mới. Logo mới gộp dòng chữ thành một thay vì tách đôi, sử dụng màu xanh mát mắt và điểm thêm ngôi sao cuối tên gọi của Walmart đã khiến hình ảnh thương hiệu này trở nên gần gũi hơn, tiếp cận đến mọi tầng lớp người tiêu dùng Mỹ bất kể ngoại thành hay nông thôn. Chúng khiến người ta liên tưởng tới một hệ thống siêu thị cuốn hút và thân thiện hơn so với hình ảnh rắn chắc và kiêu ngạo sử dụng từ năm 1992.

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 5

Đây là ví dụ điển hình cho thấy doanh nghiệp cần tính đến tái thiết kế thương hiệu khi nhận thấy hậu quả từ những sai lầm mà mình mắc phải đang gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới hoạt động và làm sụt giảm uy tín của thương hiệu. Việc điều chỉnh hoặc thay đổi nhận diện thương hiệu sẽ cứu vãn tình thế bởi có khả năng khiến công chúng nhận thấy động thái sửa sai của bạn, từ đó có cái nhìn tích cực hơn và nhận thức khác.

6. Doanh nghiệp đã duy trì nhận diện trong một thời gian dài

Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi không ngừng và chứng kiến sự ra đời của hàng loạt xu hướng mới. Điều đó có nghĩa rằng nếu cứ giữ nguyên một hình ảnh từ khi bắt đầu cho tới hiện tại, bất chấp quãng thời gian dài, bạn có thể trở nên lạc hậu, lỗi thời hoặc nhàm chán. Đôi khi công chúng mong mỏi những sự thay đổi mới mẻ hơn từ thương hiệu mà họ yêu thích hoặc quan tâm để hy vọng vào lợi ích lớn hơn mà họ sẽ nhận được.

Nếu đã duy trì nhận diện trong một thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên tái thiết kế thương hiệu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp giữ vững bản sắc vốn có bằng cách kiên định với nhận diện cũ lại là cách giúp bạn lưu lại lâu hơn trong tâm trí khách hàng. Điều quan trọng là sự suy xét và tính toán kỹ lưỡng của bạn trước mỗi quyết định. Nếu do dự không biết nên làm thế nào, đừng quên liên hệ với Sao Kim để được các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêmLý do doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Ứng dụng 4p trong marketing để xây dựng thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Ứng dụng 4p trong marketing để xây dựng thương hiệu 108

Thông tin tham khảo

Marketing 4P (hay Marketing Mix) là một công cụ hiệu nghiệm của các marketer trong các chiến lược Marketing. 4P được biết đến là 4 yếu tố tác động mạnh kết quả của hoạt động Marketing gồm Product, Price, Place và Promotion. Làm thế nào để áp dụng mô hình kỳ diệu này vào xây dựng thương hiệu? Hãy cùng Sao Kim khám phá điều đó nhé.

4p trong marketing để xây dựng thương hiệu

1. Product – Sản phẩm

Theo quan niệm truyền thống, một sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ tồn tại và tạo nên thương hiệu của chính nó. Nhưng trong thị trường cạnh tranh hiện nay, suy nghĩ đó trở nên viển vông và thiếu thực tiễn. Vì thị trường có hàng ngàn sản phẩm, thành phần giống hệt nhau, điều gì sẽ cho bạn cơ hội đến tay khách hàng để chứng minh sản phẩm của bạn là tốt. Hơn nữa, có gì chắc chắn khách hàng sẽ trở lại với bạn lần tiếp theo.

Chữ P đầu tiên – Product – Sản phẩm cho bạn giải pháp cho khó khăn này. Sản phẩm ở đây không chỉ là giá trị hữu hình khách hàng thấy rõ qua việc giải quyết nhu cầu của họ mà còn là giá trị vô hình họ nhận được qua suy nghĩ, cảm xúc, thái độ tự hào khi sử dụng sản phẩm.

Trong khi giá trị hữu hình như nhau ở mọi sản phẩm của mọi doanh nghiệp, vậy làm thế nào để bạn thực sự nổi bật trong đám đối thủ? Xây dựng ngay lớp giá trị vô hình trên sản phẩm bằng cách phủ lên đó một lớp thương hiệu cao quý.

Làm như thế nào? Có rất nhiều cách nhưng cách đơn giản nhất đó là thiết kế bao bì:

– Thể hiện được tên thương hiệu, logo rõ ràng, nhất quán trên sản phẩm.

– Tạo cảm xúc tích cực, khó quên cho khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm.

– Sáng tạo, bắt mắt và đặc biệt khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Thiết kế nhận diện thương hiệu đậm nét cá tính riêng trên sản phẩm là dấu hiệu đầu tiên của một thương hiệu thành công. Tiêu biểu như thương hiệu bánh Kinh Đô của Việt Namngoài chất lượng bánh tuyệt hảo, người dùng còn được cảm giác cao quý khi sử dụng dòng bánh này.

product - 4p marketing

2. PriceGiá

Chiến lược giá trong Marketing Mix thường được sử dụng trong các hoạt động marketing nhằm tăng doanh số hay “hớt váng sữa”(thu tối đa lợi nhuận).

Nhưng trong xây dựng thương hiệu, chiến lược giá được áp dụng để định vị thương hiệu.Giá sản phẩm thường được xác định theo 3 cách là theo chi phí sản phẩm, theo đối thủ và theo cảm nhận khách hàng. Ở đây ta chỉ xét đến giá theo cảm nhận của khách hàng, đó là yếu tố làm nên giá trị khổng lồ của thương hiệu.

Theothống kê của trang Techwalls,lợi nhuận thu được từ Iphone 6S Plus 64Gb là 70,2 %. Ở giai đoạn khi tung ra những chiếc Iphone 6s plus đầu tiên, khách hàng đã sẵn sàng chi ra 70% chi phí mua chỉ để mua thương hiệu của Apple mà không bao giờ phàn nàn. Xin nhấn mạnh chỉ có 30% để trả cho một chiếc điện thoại thực sự. Đó là chiến lược giá của Iphone khiến thương hiệu này luôn đắt đỏ.

Có lẽ nổi tiếng nhất trong chiến lược giá nhằm xây dựng thương hiệu là Louis Vuition – Không có khái niệm giảm giá dù Gucci hay Dior có hạ giá vào những dịp lễ. Sự độc tôn về sản phẩm và giá giúp cho thương hiệu thời trang này luôn trên top của thế giới.

Khi sử dụng chiến lược giá để định vị thương hiệu, bạn cần xác định rõ:

– Bạnlà ai

– Khách hàng mục tiêu là ai

– Nhu cầu của thị trường

– Chiến lược giá của đối thủ

Chiến lược giá có thể là con dao hai lưỡi. Nếu bạn chọn đúng, thương hiệu của bạn sẽ rất mạnh trên thị trường vì bạn nằm ngoài cuộc chiến giá. Nhưng nếu bạn chọn sai, đặt giá quá cao so với thị trường hoặc định giá quá thấp, thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và không thể phát triển.

louis-vuitton-1-1170x627

3. Place Kênh quảng bá thương hiệu

Place ở đây được hiểu là kênh phân phối thương hiệu hay nói cách khác là kênh quảng bá thương hiệu. Quá trình này được hiểu là tìm cách tiếp cận đến khách hàng mục tiêu đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời điểm nhằm đạt được mục tiêu tăng sự nhận biết tối đa của thương hiệu với khách hàng.

Mỗi thương hiệu cần chọn một kênh phân phối riêng nhằm phù hợp với hành vi, cách tiếp cận thông tin của khách hàng. Ví dụ khách hàng là người già thì kênh phân phối cần truyền thống như TV hay báo đài nhưng với người trẻ mạng xã hội là sự lựa chọn không thể hợp lý hơn.

Sự nổi lên của mạng Internet là một kho nguồn vô cùng tiềm năng để quáng bá thương hiệu. Đó cũng là cách tiếp cận diện rộng giúp trả lời nhanh chóng cho các câu hỏi:

– Thương hiệu nên tiếp cận với khách hàng ở đâu?

– HÌnh thức tiếp cận trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị hay gián tiếp qua truyền thông điện tử.

– So với đối thủ, bạn có cách tiếp cận mới hơn không?

Place đặt ra thách thức trong xây dựng thương hiệu ở phân đoạn chọn phương thức thương hiệu được truyền đi và lan rộng.

quảng bá thương hiệu

4. Promotion quảng bá thương hiệu

Promotion là giai đoạn trực tiếp đưa thương hiệu đến với công chúng, là khâu quyết định đến cả quá trình xây dựng thương hiệu. Dú bạn có sản phẩm được thiết kế tốt, ngân sách dồi dào, chọn kênh phân phối ít người cạnh tranh mà không có chiến lược quảng bá thương hiệu phù hợp cũng sẽ thất bại.

Các hoạt động quảng bá thương hiệu có thể kể đến như quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết. Google va Facebook cũng là một công cụ hiệu quả tiềm năng để tiếp cận nhanh chóng lượng lớn khách hàng mục tiêu.

Promotion thương hiệu cần đi đến giải quyết các vấn đề như:

– Nhóm khách hàng mục tiêu là ai, ở đâu?

– Thời điểm hoạt động quảng bá bắt đầu?

– Biện pháp thu hút sự quan tâm, yêu thích

– Nghiên cứu chiến lược quảng bá của đối thủ.

promotion - 4p marketing

Marketing 4P được áp dụng sáng tạo trong xây dựng thương hiệu giúp định hướng rõ ràng cách xây dựng và sự phát triển của thương hiệu qua 4P – product, price, place và promotion.

Marketing 4P được đánh giá là rất mạnh để xây dựng một thương hiệu thành công và trường tồn trên thị trường. Để áp dụng đúng Marketing 4P vào xây dựng thương hiệu, hãy liên lạc ngay đến Sao Kim để có được ngay những chiến lược hiệu quả nhất

Nguồn: Sao kim Branding

Chuyên gia số 1 về thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Ứng dụng 4p trong marketing để xây dựng thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Danh sách những việc nên làm vào cuối năm của Sếp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Danh sách những việc nên làm vào cuối năm của Sếp 210
Thông tin tham khảo
Cuối năm là thời gian mà các doanh nghiệp thường bận rộn với nhiều việc, từ các công việc đối nội như xem xét lại các quy trình làm việc, đánh giá thành tích làm việc của nhân viên cho đến các công việc đối ngoại như rà soát lại hệ thống phân phối, tổ chức các sự kiện, Hội nghị khách hàng… Theo Ty Freyvogel – Chủ tịch Công ty Greyvogel communications, chuyên tư vấn về lĩnh vực viễn thông dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và các doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500, các nhà quản trị nên dành thời gian để làm những việc dưới đây vào dịp cuối năm.

1. Rà soát lại các quy trình, hệ thống làm việc từ trên xuống dưới

Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp xác định các vấn đề vướng mắc cần giải quyết và tháo gỡ. Doanh nghiệp có thể tự mình giải quyết các vấn đề hoặc nhờ đến sự hỗ trợ, hướng dẫn từ bên ngoài, chẳng hạn, cần một chuyên gia máy tính tư vấn việc sử dụng phần mềm sao cho hiệu quả hơn. Đừng nên giả định rằng mọi thứ đều đang diễn ra trôi chảy như lúc đầu và doanh nghiệp không cần phải điều chỉnh gì? Khi rà soát lại các quy trình, hệ thống làm việc của doanh nghiệp mình, nhiều ông chủ doanh nghiệp thường rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng doanh nghiệp của họ lẽ ra đã có thể đạt được nhiều thành công hơn nếu không bị rơi vào một số thói quen, lối mòn cũ.

2. Xem xét lại tất cả các hợp đồng với các nhà phân phối

Doanh nghiệp cần phải xem lai quan hệ với từng nhà phân phối, chính sách giá cả áp dụng cho họ ra sao, hiệu quả hợp tác với họ như thế nào và quan hệ hợp tác có đem lại lợi ích cần thiết cho hai bên hay không. Nếu không, cần phải thay đổi các chính sách phân phối.

3. Xác định lại những khách hàng tốt nhất và gửi lời cảm ơn đến họ

Nên xác định lại các khách hàng tốt nhất theo mức đóng góp lợi nhuận mà mỗi khách hàng đem lại cho doanh nghiệp. Những khách hàng thường xuyên làm ăn với doanh nghiệp chưa chắc tốt nhất nếu xét về khả năng tạo ra lợi ích cho từng khách hàng đem lại doanh nghiệp. Sau khi đã xác định được những khách hàng tốt nhất, cần phải có hành động bày tỏ sự cảm ơn họ, tìm hiểu xem họ mong muốn thêm điều gì để giúp họ cải thiện hay phát triển kinh doanh.

4. Đánh giá thành tích làm việc của các nhân viên và tìm hiểu nguyện vọng của nhân viên

Thảo luận với các nhân viên xem họ có thể làm điều gì để doanh nghiệp vận hành tốt hơn. Nên tranh thủ cơ hội để tìm hiểu điều gì làm cho các nhân viên đam mê, gắn bó với công việc nhiều nhất và họ muốn phát huy năng lực của mình ở những lĩnh vực, công việc nào nhất. Đôi khi các nhân viên có những nguyện vọng rất đơn giản mà chủ doanh nghiệp lại không nghĩ đến.

5. Đối xử với các nhân viên như những đối tác chiến lược

Những người có khả năng xây dựng quan hệ tốt với khách hàng thường là các nhân viên làm việc thường xuyên với khách hàng. Họ có thể có nhiều ý tưởng để tạo ra sự thỏa mãn nhiều hơn cho khách hàng mà nhà quản trị lại chưa phát hiện ra. Hãy tổ chức một cuộc diễn đàn cuối năm để thu thập các ý tưởng này, lắng nghe đề xuất của các nhân viên để làm cho họ có cảm giác rằng chính họ là nhũng đối tác quan trọng của doanh nghiệp, từ đó thúc đây họ sẽ làm việc tốt hơn.

6. Dọn dẹp văn phòng

Cuối năm là một dịp tốt để dọn dẹp những thứ không còn cần thiết cho công việc. Các nhân viên chắc chắn sẽ làm việc vui vẻ hơn và có hiệu quả hơn trong một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp. Một môi trường làm việc sạch đẹp sẽ góp phần kích thích sự sáng tạo của các nhân viên.

7. Xem xét lại chiến dịch tiếp thị

Doanh nghiệp cần rà soát lại xem những hoạt động tiếp thị nào đang có tác dụng tốt và những hoạt động nào không có hiệu quả. Không nên ngần ngại thay đổi chiến dịch tiếp thị nếu nó không còn tác dụng nữa.

8. Bảo trì, cập nhật trang web của doanh nghiệp

Nội dung của trang web cần phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong năm qua và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong năm tới.

9. Xem xét nâng cấp công nghệ

Nếu doanh nghiệp cần thay các máy tính mới hay lắp đặt một hệ thống điện thoại mới thì cuối năm là thời điểm tốt để thực hiện. Việc nâng cấp các công nghệ luôn cần thiết vì điều này sẽ giúp các nhân viên tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

10. Xem xét lại các hợp đồng bảo hiểm

Các doanh nghiệp thường có thói quen ký các hợp đồng bảo hiểm xong thì không để ý tới nữa cho đến khi xảy ra sự cố. Hãy dành thời gian để xem xét lại các điều kiện và điều khoản của các hợp đồng bảo hiểm.Nguồn: DNSG Cuối tuầnNguồn tham khảo: Sao Kim Branding Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu Xem thêm những bài viết khác:
Danh sách những việc nên làm vào cuối năm của Sếp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn