Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 2

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 3

Thông tin tham khảo

Trong bài viết Khi nào doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu, Sao Kim đã chỉ ra 6 thời điểm thích hợp để doanh nghiệp thay đổi nhận diện của mình, tuy nhiên để có hình dung rõ ràng hơn, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để nắm được các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu.

1. Thương hiệu đã đạt được mục tiêu ban đầu

Khi bắt đầu tạo dựng thương hiệu, doanh nghiệp luôn đề ra những chiến lược rõ ràng, cụ thể để đạt tới một mục tiêu nhất định, chẳng hạn trở thành nhà sản xuất thời trang jeans chất lượng cao phù hợp với mọi người tiêu dùng như Levi’s hay mang đến những chương trình âm nhạc hấp dẫn cho giới trẻ của MTV. Tới một thời kỳ nhất định, sau khi đã tuân thủ chiến lược và tung ra các chiến dịch hiệu quả, bạn sẽ đạt được thành công bằng việc đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Kết quả của sự thành công đó có thể được nhìn thấy ngay bởi sự ủng hộ và tung hô của công chúng.

Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tái thiết kế thương hiệu khi doanh nghiệp đã phát triển để đảm bảo sự tiếp xúc tối đa với thị trường. Lớp áo nhận diện cũ có thể sẽ không còn phù hợp và có phần chật chội với một doanh nghiệp thành công đang vươn lên mạnh mẽ. Đó chính là lý do bạn cần thay một lớp áo mới – một hình ảnh thương hiệu mới để vừa vặn hơn và tiếp tục phấn đấu để đạt được những mục tiêu mới, như cách mà MTV đã làm khi lược bỏ dòng chữ “Music Television” và điều chỉnh đường nét trên logo nhằm chứng tỏ tham vọng lấn sân sang các lĩnh vực truyền hình khác của mình.

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 4

2. Xuất hiện những lời góp ý về tính thẩm mỹ của nhận diện

Nhận diện thương hiệu của bạn đã từng được đánh giá cao về mặt thị giác cũng như đạt được thành công vang dội trong quá khứ, nhưng sự thay đổi không ngừng của thị hiếu con người cũng đồng nghĩa với việc chúng không còn đảm bảo được tính thẩm mỹ theo thời gian. Là người lên ý tưởng và tạo ra bộ nhận diện đó, có thể bạn sẽ không nhận ra những mặt hạn chế của chúng. Vì vậy, hãy xem xét khi xuất hiện những lời góp ý về logo hay nhận diện của bạn.

Chúng có thể xuất phát từ chính các nhân viên, đồng nghiệp, khách hàng hay những chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu có quan hệ tốt với bạn. Ý kiến đóng góp của họ được đưa ra dựa trên con mắt khách quan, và bạn sẽ nhận thức được vấn đề tốt hơn khi không chỉ có 1, 2 người nói về chúng.

Những lỗi mà nhận diện của bạn gặp phải có thể bao gồm quá phức tạp, nhiều chi tiết thừa thãi, biểu tượng không còn phù hợp với thời điểm hiện tại, mang lại cảm giác lỗi thời, màu sắc sử dụng không còn bắt mắt… Từ những lời góp ý mà bạn thu thập được, hãy kết hợp với việc nghiên cứu, phân tích hoặc nhận lời khuyên từ các chuyên gia để quyết định có nên tái thiết kế thương hiệu hay không.

Tham khảo thêm5 Đặc điểm chung của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 5
Logo đầu tiên của Pepsi khá phức tạp, khó nhìn và gần giống với nhận diện của Coca-Cola, đó là lý do thương hiệu này đã tái thiết kế để có được logo như hiện tại

3. Xuất hiện ngày càng nhiều những thương hiệu tương tự bạn

Một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại của thương hiệu chính là giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh. Bạn cần phải trở nên khác biệt với đối thủ để có thể đứng vững trên thị trường và được khách hàng ghi nhớ. Ở thời điểm bắt đầu, bạn có thể độc nhất, nhưng sự xuất hiện của ngày càng nhiều các thương hiệu trong khi các lĩnh vực của thị trường lại có hạn sẽ dẫn tới tình trạng nhiều thương hiệu có cùng định hướng, cùng thị trường mục tiêu giống bạn. Công chúng có thể nhầm lẫn bạn và những đối thủ đó nếu bạn không nhấn mạnh được điểm khác biệt của mình.

Đây là dấu hiệu để bạn chủ động thay đổi, bắt tay vào việc thực hiện tái thiết kế thương hiệu nhằm củng cố lại vị thế của mình trên thị trường, sửa chữa những sai lầm trong nhận thức của khách hàng, nhấn mạnh hơn nữa về ưu thế và sự mới mẻ của mình. Đó có thể là tính năng vượt trội của sản phẩm – dịch vụ hay những giá trị, lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được. Việc điều chỉnh chi tiết, thay đổi màu sắc hay biểu tượng trên logo dù là rất nhỏ đôi khi cũng có thể mang lại những hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.

4. Khách hàng quay lưng với sản phẩm của bạn

Sự quan tâm, tin tưởng và trung thành của khách hàng luôn là những tiêu chí để đánh giá về mức độ thành công của một thương hiệu. Nếu nhận thấy chỉ số của những yếu tố đó đang sụt giảm và cảm nhận được những cái lắc đầu từ chối của khách hàng, bạn cần xem xét tới nhiều vấn đề. Nguyên nhân có thể do chiến lược của bạn chưa phù hợp, chất lượng sản phẩm – dịch vụ kém, chiến dịch truyền thông không phát huy được hiệu quả hoặc do nhận diện của bạn đã quá mờ nhạt trong khi những đối thủ khác lại đang nổi bật…

Nếu tái thiết kế thương hiệu, bạn có thể khắc phục được những hạn chế của nhận diện thương hiệu và mang lại cảm nhận tích cực hơn thông qua màu sắc mới, biểu tượng mới hay thay đổi kết cấu… Chúng góp phần thể hiện nhận thức về sai lầm của doanh nghiệp, quyết tâm làm mới mình và chú trọng hơn tới lợi ích của khách hàng, đồng thời khẳng định mạnh mẽ cá tính thương hiệu và tác động tới nhận thức, hành vi, quyết định của khách hàng.

5. Doanh nghiệp mắc sai lầm gây sụt giảm uy tín

Trong thập niên cuối của thế kỷ 20, Walmart từng bị dự luận Mỹ chỉ trích vì những cáo buộc liên quan tới việc đối xử tồi tệ với chính nhân viên của mình. Tuy nhiên, một chiến dịch thay đổi hình ảnh thương hiệu vào năm 2008 đã tạo ra một Walmart hoàn toàn mới. Logo mới gộp dòng chữ thành một thay vì tách đôi, sử dụng màu xanh mát mắt và điểm thêm ngôi sao cuối tên gọi của Walmart đã khiến hình ảnh thương hiệu này trở nên gần gũi hơn, tiếp cận đến mọi tầng lớp người tiêu dùng Mỹ bất kể ngoại thành hay nông thôn. Chúng khiến người ta liên tưởng tới một hệ thống siêu thị cuốn hút và thân thiện hơn so với hình ảnh rắn chắc và kiêu ngạo sử dụng từ năm 1992.

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu 6

Đây là ví dụ điển hình cho thấy doanh nghiệp cần tính đến tái thiết kế thương hiệu khi nhận thấy hậu quả từ những sai lầm mà mình mắc phải đang gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới hoạt động và làm sụt giảm uy tín của thương hiệu. Việc điều chỉnh hoặc thay đổi nhận diện thương hiệu sẽ cứu vãn tình thế bởi có khả năng khiến công chúng nhận thấy động thái sửa sai của bạn, từ đó có cái nhìn tích cực hơn và nhận thức khác.

6. Doanh nghiệp đã duy trì nhận diện trong một thời gian dài

Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi không ngừng và chứng kiến sự ra đời của hàng loạt xu hướng mới. Điều đó có nghĩa rằng nếu cứ giữ nguyên một hình ảnh từ khi bắt đầu cho tới hiện tại, bất chấp quãng thời gian dài, bạn có thể trở nên lạc hậu, lỗi thời hoặc nhàm chán. Đôi khi công chúng mong mỏi những sự thay đổi mới mẻ hơn từ thương hiệu mà họ yêu thích hoặc quan tâm để hy vọng vào lợi ích lớn hơn mà họ sẽ nhận được.

Nếu đã duy trì nhận diện trong một thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên tái thiết kế thương hiệu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp giữ vững bản sắc vốn có bằng cách kiên định với nhận diện cũ lại là cách giúp bạn lưu lại lâu hơn trong tâm trí khách hàng. Điều quan trọng là sự suy xét và tính toán kỹ lưỡng của bạn trước mỗi quyết định. Nếu do dự không biết nên làm thế nào, đừng quên liên hệ với Sao Kim để được các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêmLý do doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *