Phân tích SWOT – Cách để hoạch định chiến lược tốt hơn
Khởi nghiệp,Quản trị điều hành
Quan điểm của phân tích SWOT là giúp bạn phát triển một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ. Mô hình SWOT được thiết kế để tạo điều kiện cho một cái nhìn thực tế về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Đặc biệt là những công ty mới thành lập thì mô hình này thực sự rất cần thiết trong giai đoạn đầu. Vậy mô hình SWOT là gì và sử dụng nó như thế nào?
Phân tích SWOT là gì?
Trước khi hiểu rõ phân tích SWOT là gì thì chúng ta cần hiểu đúng nghĩa của “SWOT”. SWOT là từ viết tắt các chữ cái đầu theo thứ tự của: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
SWOT là gì?
Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu là yếu tố nội bộ của công ty (VD: danh tiếng, vị trí,…). Đây là những yếu tố mà bản thân doanh nghiệp có thể tự cải thiện để thay đổi. Còn cơ hội và thách thức là những vấn đề bên ngoài mà cho dù bạn có thích hay không thì cũng không thể thay đổi được chúng (VD: nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, hành vi tiêu dùng,…)
Phân tích SWOT là một khung được sử dụng để đánh giávị thế cạnh tranh của công tyvà để phát triển hoạch định chiến lược.Phân tích SWOT đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, cũng như tiềm năng ở hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hiện nay có thể sử dụng phân tích SWOT bất cứ lúc nào để đánh giá môi trường thay đổi và chủ động đáp ứng theo nhu cầu đó.Trên thực tế, bạn nên tiến hành cuộc họp đánh giá chiến lược ít nhất mỗi năm một lần bắt đầu bằng phân tích SWOT.
Lĩnh vực nào có thể áp dụng mô hình SWOT?
Việc phân tích SWOT là rất quan trọng đặc biệt là với những doanh nghiệp mới thành lập vì nó sẽ quyết định hướng đi để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Do vậy mà mô hình phân tích này sẽ rất phù hợp với một số trường hợp như:
- Lên kế hoạch chiến lược triển khai
- Đề xuất ý tưởng mới
- Đưa ra quyết định
- Phát triển thương hiệu
- Tái định vị thương hiệu,…
- Một số vấn đề cá nhân: nhân viên, tài chính, cơ cấu nhân sự,…
Ngoài ra, phân tích SWOT cũng phù hợp với những công ty đang cần xác định vị thế của mình ở thị trường hiện tại. Nó không quan trọng là sử dụng cho lĩnh vực nào mà cái quan trọng là bạn vận dụng nó ra sao?
Mô hình SWOT áp dụng cho nhiều lĩnh vực
Mô hình SWOT nên do ai trong doanh nghiệp lập nên?
Nếu chỉ 1 người hay 1 vị trí nào đó trong doanh nghiệp lập mô hình SWOT cho công ty thì nó sẽ không khách quan và toàn diện. Tốt hơn hết là tầng lớp lãnh đạo nên phối hợp với các đội ngũ quản lý để triển trai dưới nhiều góc nhiều và có nhiều quan điểm khác nhau hoàn thiện mô hình hơn.
Không bắt buộc phải là những người trong nội bộ doanh nghiệp, bản thân khách hàng cũng có thể tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng mô hình này. Còn nếu bạn đang tự điều hành công ty thì cũng không cần phải quá lo lắng vì có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, những chuyên gia tư vấn để tập hợp nhiều góc nhìn hơn.
Thị trường không đứng yên mà ngày một thay đổi. Do đó, doanh nghiệp cần liên tục đánh giá và cập nhật triển khai phân tích SWOT từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần. Như thế sẽ nhanh chóng xác định kế hoạch và chiến lược hiệu quả hơn.
SWOT dành riêng cho phân khúc, đưa vào phân tích SWOT tổng thể.
Cách tiến hành phân tích SWOT
Một phân tích SWOT thường được tiến hành bằng cách sử dụngmẫu gồm bốn hình vuông,nhưng bạn cũng có thể tạo danh sách cho từng danh mục.Sử dụng phương pháp này giúp bạn dễ dàng tổ chức và hiểu kết quả nhất.
Phân tích SWOT
Doanh nghiệp nên tổ chức những buổi brainstorm để xác định các yếu tố trong bốn loại.Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu các thành viên trong nhóm hoàn thành riêngmẫu phân tích SWOT của họvà sau đó gặp gỡ để thảo luận, thông nhất kết quả.Khi bạn làm việc qua từng danh mục, ban đầu đừng quá lo lắng về việc xây dựng.Chỉ cần nắm bắt các yếu tố bạn tin là có liên quan đến bốn lĩnh vực.
Khi bạn đã hoàn tất việc brainstorm, hãy tạo một phiên bản cuối cùng, ưu tiên cho phân tích SWOT của bạn, liệt kê các yếu tố trong mỗi danh mục theo thứ tự ưu tiên cao nhất đến thấp nhất ở phía dưới.
Câu hỏi đặt ra để giải quyết vấn đề trong mô hình SWOT
Việc tiến hành phân tích SWOT sẽ không hoàn hảo nếu bạn không tự đặt ra cho mình những câu hỏi và giải quyết nó. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi như sau để tìm ra vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Điểm mạnh(yếu tố bên trong, tích cực)
Điểm mạnh mô tả các thuộc tính tích cực, hữu hình và vô hình, nội bộ trong tổ chức của bạn.Chúng nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Một số câu hỏi thì xây dựng điểm mạnh:
- Doanh nghiệp làm tốt được việc gì?
- Doanh nghiệp có những nguồn lực nội bộ nào?Hãy suy nghĩ về những điều sau đây:
- Điểm tích cực của mọi người, chẳng hạn như kiến thức, nền tảng, giáo dục, thông tin, mạng, danh tiếng hoặc kỹ năng.
- Tài sản hữu hình của công ty, chẳng hạn như vốn, tín dụng, khách hàng hiện tại hoặc kênh phân phối, bằng sáng chế hoặc công nghệ.
- Doanh nghiệp có lợi thế gì so với đối thủ cạnh tranh?
- Doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ?Cơ sở sản xuất?
- Những khía cạnh tích cực khác, nội bộ cho doanh nghiệp của bạn, thêm giá trị hoặc cung cấp cho bạn một lợi thế cạnh tranh?
Điểm yếu(yếu tố bên trong, tiêu cực)
Điểm yếu là các khía cạnh của doanh nghiệp làm giảm giá trị mà họ cung cấp hoặc đặt họ vào thế bất lợi cạnh tranh.Bạn cần tăng cường các lĩnh vực này để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh tốt nhất của bạn.
- Những yếu tố nào trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp làm giảm khả năng để có hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh?
- Những lĩnh vực nào cần cải thiện để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp hoặc cạnh tranh với đối thủ mạnh nhất?
- Doanh nghiệp của bạn thiếu gì (ví dụ: chuyên môn hoặc tiếp cận các kỹ năng hoặc công nghệ)?
- Doanh nghiệp của bạn có nguồn lực hạn chế không?
- Doanh nghiệp của bạn có đang ở một vị trí kém?
Cơ hội(yếu tố bên ngoài, tích cực)
Cơ hội là yếu tố hấp dẫn bên ngoài đại diện cholý do doanh nghiệp có khả năng phát triển thịnh vượng.
- Những cơ hội tồn tại trong thị trường của doanh nghiệp hoặc môi trường mà công ty có thể hưởng lợi?
- Nhận thức về doanh nghiệp của bạn tích cực?
- Có sự tăng trưởng thị trường gần đây hoặc có những thay đổi khác trên thị trường tạo ra một cơ hội cho doanh nghiệp không?
- Là cơ hội đang diễn ra, hay chỉ có một cửa sổ cho nó?Nói cách khác, thời gian của doanh nghiệp quan trọng như thế nào?
Thách thức(yếu tố bên ngoài, tiêu cực)
Những thách thức bao gồm các yếu tố bên ngoài ngoài tầm kiểm soát có thể khiến chiến lược của chính doanh nghiệp gặp rủi ro.Doanh nghiệp không kiểm soát tuyệt đối với những điều này, nhưng vẫn có thể có kế hoạch dự phòng để giải quyết chúng nếu xảy ra.
- Ai là đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng của doanh nghiệp?
- Những yếu tố nào ngoài tầm kiểm soát có thể khiến doanh nghiệp của bạn gặp rủi ro?
- Những thách thức được tạo ra bởi một xu hướng hoặc sự phát triển không thuận lợi có thể dẫn đến giảm doanh thu hoặc lợi nhuận?
- Những tình huống có thể đe dọa nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp?
- Đã có một sự thay đổi đáng kể về giá nhà cung cấp hoặc sự sẵn có của nguyên liệu thô?
- Điều gì dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, nền kinh tế hoặc các quy định của chính phủ có thể làm giảm doanh số của doanh nghiệp?
- Sản phẩm hoặc công nghệ nào mới được giới thiệu làm cho sản phẩm, thiết bị hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trở nên lỗi thời?
Mô hình SWOT mở rộng
Bên cạnh mô hình SWOT truyền thống, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng một số phân tích SWOT mở rộng khác dựa trên 4 yếu tố chính để đưa ra những chiến lược phù hợp. Ví dụ:
- Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh đang có của công ty.
- Chiến lược WO (Weaknesses – Opportunities): Khắc phục được điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
- Chiến lược ST (Strengths – Threats): Sử dụng lợi thế, điểm mạnh đang có để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
- Chiến lược WT (Weaks – Threats): Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh gặp phải những điểm yếu bị tác động từ môi trường bên ngoài.
Ví dụ về phân tích SWOT của Vinamilk
Vinamilk có thể được xem là một doanh nghiệp lâu đời trong ngành sản xuất và phân phối sữa tại Việt Nam hiện nay. Với sự ra đời và phát triển của vô số thương hiệu sữa khác nhưng Vinamilk vẫn không mất đi vị trí và lòng tin trong người tiêu dùng. Vậy Vinamilk đã áp dụng phân tích SWOT như thế nào? (Nguồn: Luận văn việt)
Thương hiệu sữaVinamilk
Điểm mạnh (S) trong mô hình SWOT của Vinamilk
- Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng sử dụng hơn 34 năm qua.
- Marketing có hiệu quả cao: Các chương trình quảng cáo, PR, Marketing mang lại hiệu quả cao.
- Lãnh đạo và quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm: Vinamilk có một đội ngũ lãnh đạo giỏi, nhiều kinh nghiệm và tham vọng được chứng minh bởi lợi nhuận kinh doanh bền vững.
- Danh mục sản phẩm đa dạng, sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thấp hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và thị phần lớn nhất Việt Nam trong số các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại.
- Mạng lưới phân phối rộng khắp, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống: 64 tỉnh thành với 250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
- Quan hệ tốt với nhà cung cấp, chủ động nguồn nguyên liệu đầu và, đầu tư việc cung cấp sữa bò
- Tài chính mạnh: tỉ lệ Nợ/Tổng tài sản là 16,7% (2009).
- Nghiên cứu và phát triển hướng theo thị trường: chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng.
- Thiết bị và công nghệ hiện đại: Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất.
Điểm yếu (W) trong mô hình SWOT của Vinamilk
- Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu( 60%) vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỷ giá.
- Thị phần sữa bột chưa cao, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Hà Lan…. Theo báo cáo mới nhất của BVSC thị trường sữa bột trong nước do sản phẩm sữa nhập khẩu chiếm 65%, Dutchlady chiếm 20%, Vinamilk chiếm 16%.
Mô hình SWOT của Vinamilk
Cơ hội (O) trong mô hình SWOT của Vinamilk
- Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm.
- Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn: Mức tiêu thụ bình quân của Việt Nam hiện nay là 14l/người/năm, thấp hơn so với Thái Lan (23l/người/năm), Trung Quốc (25l/người/năm). Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% dân số) và mức tăng dân số là trên 1%/năm, đây là thị trường rất hấp dẫn.
- Đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu do các vấn đề liên quan đến chất lượng và quan điểm người Việt dùng hàng Việt đang được hưởng ứng.
Thách thức (T) trong mô hình SWOT của Vinamilk
- Sự tham gia thị trường của nhiểu đối thủ cạnh tranh mạnh.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
- Khách hàng:thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro và tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của KH.
Khi bạn đã phân tích và đề ra các chiến lược cho bản kế hoạch kinh doanh của công ty thì hãy nhớ lên lịch các cuộc họp để đánh giá thường xuyên về hiệu quả của nó nhé. Để tận dụng tối đa mô hình này, hãy làm việc với tư cách là một dự án nhóm cùng mọi người từ các bộ phận khác nhau trong công ty bạn.Bạn càng có nhiều hiểu biết đa dạng, kết quả của bạn sẽ càng tốt hơn khi sử dụng phân tích SWOT.
Nguồn tham khảo:Sao Kim Branding
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Mô hình kinh doanh Canvas – Chìa khóa thành công cho các nhà khởi nghiệp
- Hiểu về mô hình kinh doanh từ A-Z trước khi bắt tay khởi nghiệp
Phân tích SWOT – Cách để hoạch định chiến lược tốt hơn