Những sai lầm đốt cháy bạc tỷ khi đặt tên thương hiệu

Những sai lầm đốt cháy bạc tỷ khi đặt tên thương hiệu 2

Những sai lầm đốt cháy bạc tỷ khi đặt tên thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Những sai lầm đốt cháy bạc tỷ khi đặt tên thương hiệu 3

Copywriting,Đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu. Chỉ cần một sai sót nhỏ, doanh nghiệp bạn sẽ phải trả giá đắt. Hãy lưu ý kỹ những điều sau đây để tránh gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

1. Tên thương hiệu trùng với tên danh nhân

Nhãn hiệu là tiền thân của thương hiệu. Chỉ khi nhãn hiệu hợp lệ thì thương hiệu mới có thể tồn tại được về mặt pháp lý.

Ví dụ: trường hợp của Phở Lý Quốc Sư. Đây là thương hiệu nổi tiếng, có uy tín được nhiều người tin cậy. Tuy nhiên, theo đúng luật định thì bất kỳ hàng phở nào mở ra cũng có thể lấy tên này. Chúng ta đã gặp rất nhiều trường hợp bi hài khi các hàng phở cạnh nhau hàng nào cũng đề biển “phở Lý Quốc Sư” và hàng nào cũng chú thích nhà mình mới là nguồn gốc, chính hiệu. Vậy vì sao phở Lý Quốc Sư không thể đăng ký bảo hộ được. Lý do là vì đây là cái tên trùng với tên của vị vua triều Lý là một danh nhân của Việt Nam. Theo luật thì không thể bảo hộ được. Vì thế, khi đặt tên thương hiệu chủ các doanh nghiệp cần tránh những tên này. Bởi khi bạn đổ rất nhiều công sức xây dựng nên thương hiệu đó thì những kẻ khác chỉ việc ung dung sử dụng và hưởng thụ mà không tốn chút nổ lực cũng như không bị sự trừng phạt của pháp luật.

pho10lyquocsu-24-1374033882 pho-ly-quoc-su-635779332846147021 Pho-ngon-du-lich-Ha-Noi-Pasoto-3

Phở Lý Quốc Sư ở khắp mọi nơi.

2. Thương hiệu là ký tự đơn giản và có dưới hoặc bằng 3 chữ cái.

Đầu tiên là trường hợp của trang tin 24h. Do vi phạm vào vùng loại trừ của luật Sở hữu trí tuệ nên có thể thấy rất nhiều các trang tin có cùng tên 24h hoạt động bình thường. Điều này có thể đem lại rất nhiều thiệt thòi cũng như hiểu lầm đáng tiếc cho trang tin điện tử này.

Tiếp theo là trường hợp của ngân hàng quân đội MB. Cái tên này dễ gây hiểu lầm về sự liên quan đến MB24 – vụ lừa đảo nổi tiếng ở Việt Nam. Ngân hàng này đã tìm cách nhưng không thể xử lý được bởi tên thương hiệu MB nằm trong yếu tố loại trừ bảo hộ của luật SHTT. Nhãn hiệu phải bao gồm ít nhất 3 chữ cái để được bảo vệ.

85930_vnm_2012_469913 vux1414077691

3. Cái tên gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm của thương hiệu

Trường hợp của Paris Gateaux, Japan life nếu chủ sở hữu của các thương hiệu này thuộc các quốc gia có tên nằm trong tên thương hiệu thì có thể bảo hộ được. Nhưng nếu không thì các thương hiệu này không thể được bảo hộ. Do trong luật quy định tên khi đặt như vậy sẽ khiến người tiêu dùng có những nhầm lẫn về nguôn gốc của sản phẩm.

Logo-01

4. Tên thương hiệu trùng với tên địa danh

Theo luật định, để được bảo hộ, tên thương hiệu không được chứa tên địa danh trừ trường hợp là hợp tác xã hay hiệp hội. Ví dụ như chè Thái Nguyên, bưởi Diễn.

che-thai-nguyen-hn6833

5. Tên thương hiệu mô tả dịch vụ và sản phẩm

Tạp chí Đẹp, quán ăn Ngon, thế giới di động là những tên tuổi rất nổi tiếng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những cái tên tương tự và hoàn toàn hợp pháp. Lý do bởi vì các thương hiệu này có chứa các cụm từ không được bảo hộ độc quyền. Điều cần tránh ở đây là không nên đặt tên thương hiệu có từ hoặc cụm từ mô tả tính chất dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

the-gioi-di-dong-hinh-anh-djsk-14678660907780812471985

Ví dụ dễ hiểu hơn cho các doanh nghiệp đó là: quần áo hàng hiệu, điện thoại thông minh, sữa bổ dưỡng…

6. Có ý nghĩa tiêu cực hoặc không phù hợp với ngôn ngữ thị trường khác

Coca Cola là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Khi vào thị trường Trung Quốc cái tên này có nghĩa là cắn con nòng nọc bằng sáp” và thương hiệu này đã thất bại hoàn toàn trong thị trường này. Sau đó để cứu vãn, hãng này đã chuyển tên thành Kokoukole với ý nghĩa niềm vui trong miệng”.

Ngoài ra còn có trường hợp của Colgate sang Pháp với nhãn hiệu Cue nhưng đây lại là tên của một tạp chí khiêu dâm có tiếng trong nước. General Motor với Nova – ở các nước Trung Mỹ (sử dụng tiếng Tây Ban Nha) và trong tiếng Tây Ban Nha nó có nghĩa là “không chạy”.

coca_cola_china_3

Ở Việt Nam có trường hợp hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng được thành lập có tên là Tăng Tốc (Air speed up) nhưng khi viết trên các ấn phẩm quốc tế và trên thân máy bay nó lại thành Tang Toc – mang ý nghĩa không may mắn. Do mang ý nghĩa đó, nên hoạt động của hãng này cũng gặp khá nhiều vấn đề khó khăn. Nhanh chóng sau đó, chủ sở hữu thương hiệu này đã đổi tên thành hãng hàng không Đông Dương (Indochina Airline).

Để tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá trình đặt tên thương hiệu, hãy liên hệ với Sao Kim, các chuyên gia của chúng tôi sẽ nghiên cứu và đưa ra những giải pháp an toàn phù hợp nhất với thương hiệu của bạn.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Người Viết Thanh Phương.

Xem thêm những bài viết khác:

Những sai lầm đốt cháy bạc tỷ khi đặt tên thương hiệu






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *