Category Archives: Nhận diện thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Branding và Marketing: Có gì khác biệt?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 2

Nhận diện thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Trong kinh doanh, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà không phải ai cũng hiểu chính xác. Đặc biệt, hai khái niệm branding và marketing thường bị hiểu nhầm mang cùng một ý nghĩa. Vậy, branding và marketing là gì?

Branding và marketing là hai khái niệm rất khác nhau. Và nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình thành công, bạn cần hiểu sự khác biệt giữa chúng và hiệu quả từng yếu tố để đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.

Trước hết, bạn cần hiểu định nghĩa chính xác branding và marketing.

1. Giải thích thuật ngữ

Branding (hay xây dựng thương hiệu) là tổng hợp các phương pháp marketing và truyền thông với mục đích phân biệt công ty hoặc sản phẩm dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh. Sử dụng kết hợp các yếu tố hình ảnh, ngôn từ, trải nghiệm cảm xúc của khách hàng góp phần tạo nên một bản sắc thương hiệu riêng của bạn.

Marketing (hay tiếp thị) được định nghĩa là tập hợp công cụ, quy trình và chiến lược bạn có thể sử dụng để chủ động quảng bá sản phẩm, dịch vụ và công ty của mình. Có thể hiểu marketing là những hành động bạn thực hiện khiến khách hàng biết đến và khiến họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Nếu như marketing là hành động giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn lần đầu tiên, thì branding sẽ khiến họ quay trở lại với bạn nhiều lần.

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 3

Phân biệt branding và marketing

2. Điểm khác biệt giữa branding và marketing

Trong khi marketing được sử dụng để quảng bá sản phẩm thì branding giúp nhận diện thương hiệu của bạn, khẳng định bạn là ai trong tâm trí khách hàng.

Sau khi nắm rõ hai thuật ngữ trên, muốn doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn phát triển một cách tốt nhất, hãy tìm hiểu xem đâu là điểm khác nhau giữa chúng và làm thế nào để kết hợp chúng lại với nhau cùng tạo ra kết quả tốt nhất.

Xem thêm: 5 xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong thời kỳ chuyển đổi số

2.1. Thu hút sự chú ý của khách hàng

Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc.

Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả.

Nói một cách ngắn gọn, bạn cần có những chiến lược marketing phù hợp để làm nổi bật thương hiệu của bạn, đưa thương hiệu của bạn vượt qua các đối thủ cạnh tranh, tiếp cận gần hơn với khách hàng. Nếu bạn muốn giữ sự chú ý ở đó, bạn cần phải xây dựng thương hiệu để thúc đẩy mối quan hệ, tạo ra một kết nối lâu dài và giữ họ quay lại với bạn nhiều lần.

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 4

Thu hút sự chú ý và tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng

2.2. Mục đích của branding và marketing

Về cốt lõi, hầu hết các chiến lược marketing (như quảng cáo, content marketing) đều nhằm mục đích thúc đẩy doanh số sản phẩm, tăng doanh thu cho công ty. Nhưng việc xây dựng thương hiệu cần một cách tiếp cận khác nhau và lâu dài hơn.

Xây dựng thương hiệu không phải là giải pháp tốt nhất nếu bạn đang muốn thúc đẩy doanh số. Nhưng đó là giải pháp tốt nhất nếu bạn đang tìm cách xây dựng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy tình cảm thương hiệu tích cực và lòng trung thành của khách hàng. Đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thúc đẩy doanh số trong dài hạn của bạn.

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 5

Mục đích khác nhau của branding và marketing

2.3. Branding đi trước, marketing theo sau

Một câu hỏi mà từ trước tới nay chưa ai tìm ra được câu trả lời “Gà có trước hay trứng có trước?”. Tương tự thế, trong lĩnh vực kinh doanh, cũng tồn tại một câu hỏi mà chưa nhà kinh doanh nào có thể đưa ra được lời giải chính xác là “ marketing có trước hay xây dựng thương hiệu có trước? ”.

Trong bản kế hoạch tổng về xây dựng doanh nghiệp của bạn, bạn cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu của mình trước khi nghĩ về việc đưa ra một chiến lược marketing.

Thương hiệu của bạn là gì? Bạn muốn mang giá trị gì đến cho thị trường? Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Và quan trọng nhất, làm thế nào bạn sẽ truyền đạt điều đó đến khách hàng mục tiêu của bạn?

Chỉ khi tìm được câu trả lời cho những câu hỏi đó, nó mới có ý nghĩa để bắt đầu suy nghĩ về việc marketing. Bởi vì một khi bạn đã xây dựng thương hiệu của mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bạn là ai, khách hàng của bạn là ai và cách tốt nhất để kết nối với khách hàng đó sau đó mới có thể xây dựng một chiến lược marketing mang lại hiệu quả cao.

2.4. Marketing đến và đi nhưng branding là mãi mãi

Như đã nói, khi bạn đang cố gắng xây dựng một doanh nghiệp thành công, bạn sẽ cần phải tích cực marketing doanh nghiệp đó. Nhưng các chiến lược để tiếp thị doanh nghiệp của bạn là tạm thời bởi mỗi chiến thuật marketing sẽ có một khởi đầu, giữa và kết thúc rõ ràng.

Nhưng với branding thì khác. Bất kể bạn đang ở đâu trong doanh nghiệp của mình, bạn sẽ luôn cố gắng xác định bạn là công ty, gắn liền công ty với chính bản thân bạn. Điều đó giúp định hình nhận thức về thương hiệu của bạn với khán giả và thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn với khách hàng của bạn. Khi công ty của bạn phát triển không ngừng, bạn sẽ cần phát triển song song thương hiệu của mình cùng với nó.

Do đó, hãy nhớ rằng: Chiến lược marketing sẽ đến và đi và xây dựng thương hiệu sẽ là mãi mãi.

2.5. Tầm ảnh hưởng của xây dựng thương hiệu đến đội ngũ cũng như khách hàng

Đội ngũ làm việc của bạn sẽ là người chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược marketing mà bạn đã tạo ra. Nhưng thật ra họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động marketing này.

Thế còn về chiến lược branding của bạn? Đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Một chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả có thể có tác động sâu sắc đến đội ngũ nhân viên của bạn như đối với khách hàng của bạn. Giống như việc khách hàng tin vào thương hiệu mới hợp tác kinh doanh với bạn, nhân viên của bạn cũng vậy. Khi bạn xây dựng một thương hiệu mà nhóm của bạn thực sự tin tưởng, họ sẽ đam mê hơn và cam kết với công việc của họ. Họ sẽ làm việc chăm chỉ, thúc đẩy bản thân và đưa ra những ý tưởng tốt nhất của họ để phân tích. Và kết quả là doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ.

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 6

Tầm ảnh hưởng của thương hiệu đối với đội ngũ nhân viên

Vì vậy, tuy công việc của đội ngũ nhân viên là phát triển chiến lược marketing của bạn, nhưng nếu bạn muốn đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới, bạn cần có trách nhiệm tạo ra một thương hiệu mà nhóm của bạn yêu thích, tràn đầy hứng thú và tình nguyện gắn bó lâu dài với bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ được khái niệm và sự khác biệt giữa branding và marketing trong việc xây dựng doanh nghiệp. Để được đội ngũ chuyên gia uy tín của Sao Kim giải đáp, tư vấn mọi thắc mắc liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, vui lòng để lại thông tin liên hệ phía dưới hoặc gửi cho chúng tôi yêu cầu qua email [email protected].

Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding

Xem thêm các bài viết liên quan:

Branding và Marketing: Có gì khác biệt?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công 109

Nhận diện thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu cá nhân không chỉ giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh mà còn giúp thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy xây dựng thương hiệu cá nhân là một vấn đề cực kỳ được quan tâm hiện nay.

Thương hiệu cá nhân có thể được hiểu là “những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”. Danh tiếng, những điều khiến người khác nhận ra bạn được tạo ra từ cách bạn tự quảng bá tên tuổi của bản thân. Dưới đây là 10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công mà bạn không thể bỏ qua.

10 BUOC XD-thuong-hieu-ca-nhan-12

1. Định vị bản thân

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công 110

Định vị bản thân là bước quan trọng đầu tiên khi xây dựng thương hiệu cá nhân

Điều đầu tiên bạn cần làm khi muốn xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc đó là tự định vị bản thân. Bạn muốn mọi người đánh giá bản thân là ai, giỏi về cái gì? Bạn muốn xây dựng giá trị cốt lõi của mình là gì? Bạn muốn đóng góp điều gì cho xã hội? Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết cách tạo dựng cho bản thân một thương hiệu phù hợp và thu hút nhất.

2. Xây dựng ngôn từ và hình ảnh nhất quán

Khi đã xác định được thương hiệu bản thân cần xây dựng, bạn cần đưa ra mọi thứ phù hợp với thương hiệu đó, từ hình ảnh cho đến thông điệp. Bạn cũng cần chú ý đến những bài post trên các mạng xã hội bởi nếu không đảm bảo chuẩn mực về ngôn từ và hình ảnh, bạn sẽ dễ dàng “mất điểm” trong mắt người khác.

Xem thêm: Bản sắc Doanh nghiệp và Xu hướng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 2020

3. Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng

Mạng lưới các mối quan hệ là vô cùng quan trọng khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Khi tên của bạn xuất hiện chung với một người nổi tiếng trong ngành, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ được tạo một sức bật rất lớn để phát triển.

Hãy thử lên một danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong ngành và xây dựng mối quan hệ với họ, từ điều nhỏ như bình luận status hoặc bài viết của họ, cho đến mời họ tham dự một sự kiện, một buổi gặp mặt ấm áp.

4. Nhận được sự tiến cử

Sau khi có mối quan hệ thân thiết với những người có tầm ảnh hưởng, bạn có thể nâng cao thương hiệu cá nhân bằng cách nhận sự tiến cử hoặc lời ca ngợi từ những người đó. Những lời giới thiệu của khách hàng nổi tiếng hoặc lời khen từ những nhà quản lý cấp cao sẽ giúp tạo lập thương hiệu cá nhân vững chắc cho bạn.

5. Sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công 111

Hình ảnh cùng nội dung chuyên nghiệp, có giá trị là chìa khóa thành công khi xây dựng thương hiệu cá nhân

Để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công, những hình ảnh chuyên nghiệp về chính bản thân là điều không thể thiếu. Nó không chỉ như một lời khẳng định thương hiệu mà còn tạo được ấn tượng tốt với mọi người. Những hình ảnh có chất lượng cao và được xử lý chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nổi bật hơn và tăng uy tín trong cộng đồng.

6. Xây dựng nội dung có giá trị

Bên cạnh hình ảnh, những nội dung hữu ích cũng là cách giúp bạn chiếm được niềm tin với mọi người và tạo lập mối quan hệ gắn kết. Những chia sẻ chuyên môn như video hướng dẫn bạn tự làm hoặc báo cáo phân tích dữ liệu bạn thu thập sẽ có khả năng thúc đẩy danh tiếng tuyệt vời. Đây không chỉ là cách bạn thể hiện khả năng của mình mà còn giúp bạn trau dồi bản thân và trở thành một người lãnh đạo.

7. Tỏa sáng theo cách của riêng bạn

Dấu ấn cá nhân sẽ là yếu tố quan trọng giúp mọi người nhớ đến bạn, chính vì vậy đừng ngần ngại khi tỏ ra khác biệt. Khi email đến đối tác hay trò chuyện cùng khách hàng, bạn nên lồng vào đó một vài chi tiết thể hiện bản sắc cá nhân. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi hình tượng nhàm chán và xây dựng một thương hiệu cá nhân đầy ấn tượng.

8. Tận dụng mạng xã hội

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công 112

Mạng xã hội là công cụ không thể thiếu khi tạo lập thương hiệu cá nhân

Mạng xã hội là một công cụ có sức mạnh và sức ảnh hưởng đáng kinh ngạc khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Facebook, Twitter, Instagram, Youtube, LinkedIn,…là những nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn đang hiện diện. Chính vì vậy, sự xuất hiện của bạn trên các mạng xã hội với những nội dung chất lượng sẽ giúp mọi người nhìn thấy được giá trị của bạn nhiều hơn.

9. Nói chuyện trước đám đông

Đây là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy danh tiếng của bạn cũng như tăng sức bật cho thương hiệu cá nhân của bạn. Để luyện tập cho kỹ năng khá khó này, bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thuyết trình trước với các đồng nghiệp hoặc bạn bè. Nhờ đó bạn có thể tự tin hơn khi chia sẻ trong các buổi hội thảo hay chia sẻ. Một bài nói về chủ để mà bạn am hiểu không chỉ giúp bạn tự tin và thu hút hơn mà còn thể hiện khả năng chuyên môn của bạn một cách hiệu quả.

10. Hãy là chính mình

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công 113

Bạn sẽ thu hút hơn khi là chính mình!

Đây là điều quan trọng nhất khi bạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Bạn là chính bạn mà không phải là một ai khác. Chính khả năng cùng sự duyên dáng của bạn mới là điều thu hút những người xung quanh. Do đó, hãy là chính mình trong bất cứ hoàn cảnh nào bởi nó sẽ giúp bạn đạt được những hiệu quả không ngờ đến khi tạo lập thương hiệu cá nhân.

Xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững không hề đơn giản mà đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của bản thân bạn. Nếu bạn chưa đủ tự tin cho việc này, việc lựa chọn một chuyên gia là giải pháp thay thế hoàn hảo. Với kinh nghiệm tư vấn thương hiệu cho hơn 5.000 khách hàng, Sao Kim là lựa chọn đảm bảo sự thành công cho bạn.

Xem thêm các bài viết liên quan:

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 216

Nhận diện thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Nhận diện thương hiệu luôn là một trong yếu tố quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào. Nó không chỉ thể hiện đặc trưng của công ty mà còn giúp truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến khách hàng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết, đóng vai trò cốt lõi trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Hãy cùng khám phá ý nghĩa nhận diện thương hiệu của 10 ngân hàng tại Việt Nam để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

1. VietinBank

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 217

Logo ngân hàng VietinBank

Logo của VietinBank có hai màu chủ đạo là đỏ và xanh, với hình ảnh đồng xu được cách điệu. Nhận diện thương hiệu của ngân hàng này được chia thành 2 phần rõ rệt là biểu tượng và chữ.

Về phần biểu tượng, đồng tiền cổ tượng trưng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hai nửa đồng tiền ghép lại, với phần màu xanh phía trên là vòm trời, phần màu đỏ phía dưới là trái đất. Sự kết hợp này thể hiện triết lý hòa hợp âm dương trời đất của phương Đông.

Về phần chữ, chữ Viettin chứa đựng ý nghĩa về sự tin tưởng, uy tín đối với khách hàng. Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu Tổ quốc cùng niềm tin và hy vọng; còn màu xanh là màu truyền thống của ngân hàng VietinBank cũng như thể hiện ý chí vươn lên tốt đẹp.

2. Vietcombank

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 218

Logo ngân hàng Vietcombank

Vietcombank sở hữu nhận diện thương hiệu đơn giản với gam màu chủ đạo là màu xanh lá truyền thống. Đây là biểu tượng của sức mạnh của thiên thiên, tượng trưng cho niềm tin và khao khát vươn xa.

Logo của ngân hàng là hình trái tim cách điệu thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết và sự bền vững xuất phát từ trái tim. Biểu tượng này không chỉ hướng đến tương lai hưng thịnh của Vietcombank mà còn đưa đến niềm tin cho khách hàng.

Và dòng chữ “Together for the future” với ý nghĩa nhận diện thương hiệu là kêu gọi mọi người cùng hướng đến tương lai. Đây là cũng là lời khẳng định về sự phát triển hơn nữa của Vietcombank trên con đường phía trước.

Xem thêm: Ý nghĩa đằng sau màu sắc nhận diện của những tập đoàn lớn tại Việt Nam

3. BIDV

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 219

Logo ngân hàng BIDV

Logo của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là viết tắt từ 4 chữ BIDV nhằm khẳng định thương hiệu của ngân hàng này. Màu xanh chủ đạo thể hiện sự hy vọng và phát triển trong tương lai; trong khi đó, màu đỏ tượng trưng cho Tổ quốc và sự nhiệt huyết, niềm tin.

Phần biểu tượng của nhận diện thương hiệu BIDV là 3 chữ cái I, D, B lồng vào nhau. Tất cả được ôm gọn bởi chữ V cách điệu, thể hiện sự vững vàng và bền bỉ của ngân hàng BIDV.

4. Agribank

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 220

Logo ngân hàng Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có nhận diện thương hiệu được thiết kế với 4 màu chủ đạo. Trong đó, màu nâu đại diện cho đất, gần gũi và ôn hòa; màu xanh đại diện cho lá cây, hy vọng và khát khao vươn lên; màu trắng minh bạch và thuần khiết cùng màu vàng của lúa, tượng trưng cho đất nước Việt Nam.

Logo của Agribank có hình vuông màu xanh lá và màu nâu, nổi bật là hạt lúa hình chữ S. Logo không chỉ nói lên hình tượng đặc trưng của nông thôn Việt Nam mà còn thể hiện lĩnh vực kinh doanh chính của ngân hàng. Bên trong hình vuông là dòng chữ viết tắt cho tên ngân hàng – VBA và RD.

Bên cạnh dòng chữ tên ngân hàng để khẳng định thương hiệu, nhận diện thương hiệu của Agribank còn có slogan “Mang phồn thịnh đến khách hàng”. Slogan cho thấy giá trị của ngân hàng chính là lấy ngân hàng là mục tiêu để phát triển.

5. Techcombank

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 221

Logo ngân hàng Techcombank

Ngân hàng Techcombank sở hữu logo khá đơn giản với biểu tượng dấu ngoặc kép được xếp lại với nhau tạo thành hình vuông trắng. Sự sắp xếp này thể hiện sự liên kết vững vàng, an tâm như thông điệp mà ngân hàng muốn truyền tải “giữ trọn con tim”.

Hình ảnh này còn là tượng trưng của sự phát tài phát lộc và thịnh vượng, may mắn. Qua đó, Techcombank muốn gửi gắm ý nghĩa của việc tạo nên giá trị tinh thần và vật chất cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.

6. VPBank

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 222

Logo ngân hàng VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có sở hữu ý nghĩa nhận diện thương hiệu ấn tượng khi có biểu tượng là hình Hoa thịnh vượng được cách điệu bởi những đường nét tinh tế. Qua đó thể hiện sự tin cậy, thân thiện và linh hoạt.

Hình tượng hoa mang màu đỏ như ngọn lửa mạnh mẽ, thắp lên khát vọng vươn cao vươn xa không ngừng nghỉ. Biểu tượng cũng khiến mọi người liên tưởng đến bàn tay ấp ủ, nâng niu và chung sức xây dựng đất nước giàu mạnh.

Màu sắc xanh là chủ đạo ở tên ngân hàng không chỉ là màu may mắn mà còn là niềm tin, hy vọng. Đặc biệt, tông màu đỏ khác biệt ở chữ “K” thể hiện khát vọng vươn lên và cải thiện của ngân hàng VPBank.

7. ACB

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 223

Logo ngân hàng ACB

Logo của ngân hàng Á Châu là 3 chữ A, C, B đơn giản, thể hiện triết lý kinh doanh của ngân hàng: Attitude – Thái độ, Behavior – Hành vi, và Capacity – Năng lực. Bên cạnh đó, màu xanh dương chủ đạo cũng thể hiện sự tin tưởng và ý chí vươn xa.

Đặc biệt, biểu tượng chấm tròn nổi bật ở chữ C thể hiện chiến lược khép kín của ngân hàng khi luôn muốn đưa đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thân thiết. Bên cạnh đó, hình ảnh này cũng gợi liên tưởng đến nụ cười và sự hài lòng của khách hàng.

8. MBBank

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 224

Logo ngân hàng MBBank

Ngân hàng quân đội MBBank đã có sự thay đổi nhận diện thương hiệu trong năm 2019. Logo mới với hình ảnh ngôi sao màu đỏ xếp chéo lên nhau thể hiện cho sự gắn kết chặt chẽ và sự tỏa sáng. Biểu tượng này cũng gợi nhớ đến hình ảnh bước chân tiến về phía trước đầy vững vàng.

Màu đỏ và xanh được sử dụng làm màu sắc chủ đạo nhằm toát lên sự nhiệt huyết, niềm tin và hướng đến tổ quốc. Bộ nhận diện thương hiệu mới được thiết kế với phông chữ hiện đại, đơn giản, thể hiện chiếc lược cùng phong cách làm việc trẻ trung, năng động.

9. BacABank

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 225

Logo ngân hàng Bắc Á

Ngân hàng Bắc Á sở hữu bộ nhận diện thương hiệu được đánh giá là mềm mại và thuần Việt với hình ảnh hoa sen cách điệu trên logo. Biểu tượng với màu ánh kim và đen, tượng trưng cho sự hiện đại và thịnh vượng. Hình ảnh hoa sen tượng trưng cho trí tuệ, triết lý cũng như sự tận tụy và lạc quan về tương lai tươi sáng.

Bên cạnh đó, hình ảnh hoa sen cùng tâm sao năm cánh còn là biểu tượng cho hình ảnh đất nước Việt Nam và thể hiện sự tự hào dân tộc. Đây cũng phần nào phản ánh chiến lược phát triển mới của ngân hàng: hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của đất nước.

10. MSB

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó 226

Logo ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có logo là hình ảnh chữ M cách điệu, thể hiện nguyên tắc cốt lõi của ngân hàng “Đơn giản – Chủ động – Kết nối – Thấu hiểu”. Từ đó, MSB thể hiện cam kết luôn thay đổi để phát triển và mang đến giá trị cho khách hàng.

Dòng chữ tên đầy đủ của ngân hàng đi cùng với tên viết tắt phần nào khẳng định tên tuổi và thương hiệu luôn vững bền. Phông chữ hiện đại, dễ nhớ giúp ngân hàng đến gần hơn với khách hàng.

Qua bài viết này, Sao Kim mong bạn đã nắm được những nhận diện thương hiệu thương hiệu của các ngân hàng tại Việt Nam và hiểu được ý nghĩa đằng sau của nó. Nếu có nhu cầu thiết kế logo phù hợp cho doanh nghiệp mình và nhận được lời tư vấn từ chuyên gia thiết kế thương hiệu, vui lòng để lại thông tin liên hệ phía dưới hoặc gửi cho chúng tôi yêu cầu qua email [email protected].

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn