Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 2

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 3

Thiết kế logo,Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thiết kế Logo ngành giáo dục đang trở thành xu hướng tại Việt Nam, đặc biệt khi ngày càng nhiều các công ty, trường học, trung tâm…. được thành lập. Trong bối cảnh cạnh tranh tăng cao, việc xây dựng hệ thống nhận diện trong đó có logo một cách chuyên nghiệp, bài bản sẽ giúp nâng tầm thương hiệu hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới những kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục được Sao Kim rút ra trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Đặc trưng của các thương hiệu ngành giáo dục

Giáo dục là một lĩnh vực rất lớn bao gồm các hoạt động giảng dạy tại các trường học và các trung tâm đào tạo… Với số lượng các thương hiệu ngành giáo dục thành lập ngày càng nhiều tại nước ta, sự cạnh tranh giữa các trường hay trung tâm đều rất lớn, đòi hỏi mỗi thương hiệu cần khẳng định bản thân và làm mình nổi bật, ấn tượng hơn trong mắt công chúng.

Xây dựng thương hiệu ngành giáo dục tạo nên những cảm nhận về sự khác biệt trong mô hình, quy mô hoạt động, chất lượng giảng hay và cả tính chuyên nghiệp khi nhắc đến một ngôi trường hay trung tâm cụ thể. Đây được coi là những công ty cung cấp các dịch vụ giáo dục, và một khi đã lựa chọn, khách hàng sẽ phải chấp nhận đầu tư một chi phí không nhỏ để sử dụng dịch vụ đó trong một thời gian dài. Chính vì vậy, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện, năng động… là những ấn tượng mà thương hiệu ngành giáo dục cần cam kết và thực hiện để thuyết phục khách hàng.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Như đã nêu trên, khách hàng mục tiêu của ngành giáo dục vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào sự định hướng của mỗi thương hiệu. Những thương hiệu đào tạo phổ biến với số lượng lớn có thể kể tới như các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và các trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ…

Việc xác định khách hàng mục tiêu trong giáo dục sẽ giúp thương hiệu có ý tưởng thiết kế logo phù hợp với độ tuổi, nhu cầu, tính cách, sở thích… của họ, từ đó tiếp cận hiệu quả hơn. Một logo của trường mầm non chắc chắn sẽ phải khác với logo của một trung tâm tiếng Anh, vì vậy đây là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi thiết kế logo.

2. Thể hiện sự chuyên nghiệp qua thiết kế hiện đại

Khách hàng của các thương hiệu là giáo dục bao gồm học sinh, sinh viên và phụ huynh sẽ tìm hiểu rất kỹ môi trường tương lai để quyết định xem có nên đăng ký theo học hay không. Nếu bạn quan niệm học sinh cần trường học hơn là việc trường học cần thu hút học sinh thì bạn đã nhầm, bởi sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp, bài bản, trình độ cao và tinh thần hiện đại sẵn sàng cải tiến để đáp ứng những yêu cầu mới của mình.

Logo của các thương hiệu giáo dục cũng cần thoát khỏi tư duy lỗi thời với hình khối tròn và bố cục quen thuộc với hình ảnh ở trung tâm và tên thương hiệu bao xung quanh. Kiểu thiết kế này sẽ chỉ khiến bạn trở nên cũ kỹ. già nua và bị bỏ sau xu thế mới. Bạn có thể tham khảo cách lên bố cục logo ngành giáo dục mới mẻ mà Sao Kim đã áp dụng với AIC Education và Trung tâm Anh ngữ Kỷ Nguyên.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 4
Logo thương hiệu đầu tư giáo dục Quốc Tế Mỹ (AIC Education)
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 5
Logo trung tâm Anh ngữ Kỳ Nguyên

3. Xây dựng biểu tượng ý nghĩa

Thời kỳ các thương hiệu đồng loạt sử dụng những hình ảnh tiêu biểu tượng trưng cho nền giáo dục như cuốn vở, cây bút, ngọn đuốc hay quả địa cầu đã lùi sâu vào dĩ vãng. Ở thời điểm hiện tại, bạn cần sáng tạo và đổi mới tư duy, tránh đi theo lối mòn trong việc lựa chọn biểu tượng nghĩa đen để khẳng định sự hiện đại, chuyên nghiệp và phong cách giáo dục mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Khi thiết kế logo cho Trung tâm Anh ngữ Unipo (Unique Power), Sao Kim đã xây dựng biểu tượng dựa trên cảm hứng từ con chữ U bắt đầu của tên thương hiệu. Chữ U được cách điệu thành hình ảnh bàn tay mềm mại đang dìu dắt và nâng đỡ để những mầm non phát triển và vươn xa hơn. Phần hình ảnh này của logo đã thể hiện được năng lực đặc biệt mà chỉ Unipo sở hữu như đúng cái tên thương hiệu đã đặt ra.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 6
Logo trung tâm Anh ngữ Unipo

Hay cách mà chúng tôi xây dựng ý tưởng logo trường THPT Nội trú Green City Academy dựa trên cảm hứng từ chiếc thắt lưng của Hoàng Gia Anh kết hợp với biểu tượng của 3 tiêu chí: Green – nhận thức về khí hậu và môi trường; Global – kỹ năng công dân toàn cầu và Gateway – hướng nghiệp thành công cũng là một gợi ý mà bạn có thể tham khảo.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 7
Logo trường THPT nội trú Green City Academy

4. Lựa chọn màu sắc phù hợp với thông điệp và lứa tuổi khách hàng

Bạn muốn truyền tải thông điệp gì hay muốn nhắn gửi với khách hàng về những giá trị nào mà họ sẽ nhận được khi đồng ý sử dụng dịch vụ giáo dục của bạn, hãy thể hiện bằng màu sắc trên logo, bởi đây là công cụ vô cùng hữu ích. Việc bạn sử dụng máu sắc cũng góp phần tác động tới nhận thức và cảm xúc của khách hàng trong độ tuổi phù hợp.

Chẳng hạn, logo của trường mầm non Đông Sài Gòn đã được Sao Kim biến tấu sinh động với 3 màu vàng, tím, hồng, vừa bắt mắt với các bé học sinh, vừa gây ấn tượng với các bậc phụ huynh.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 8
Logo trường mầm non Đông Sài Gòn

Trong khi đó, logo của thương hiệu giáo dục Hai Dang Edu – trung tâm luyện thi và tư vấn du học – lại được tô điểm bởi màu xanh biển tượng trưng cho sự rộng lớn của tri thức, cho niềm tin và hy vọng vào sự thành công của học viên trong tương lai.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 9
Logo thương hiệu Hai Dang Edu

5. Điều chỉnh font chữ phù hợp với tinh thần giáo dục

Nếu bạn muốn mang lại hình ảnh về một môi trường giáo dục năng động, sôi nổi, font chữ mềm mại với cách điệu vui nhộn như trong logo của Trường mầm non tư thục Hoàng Yến dưới đây sẽ là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, một môi trường đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế cho ngành nông nghiệp và xã hội với cơ sở hiện đại, đội ngũ giảng viên trình độ cao như Học viện Quản lý phát triển TP.HCM nên sử dụng font chữ đơn giản, hiện đại và nghiêm túc hơn. Điều quan trọng là chúng cần được cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với tinh thần giáo dục của thương hiệu.

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 10
Logo trường mầm non tư thục Hoàng Yến
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 11
Logo Học viện quản lý phát triển TP.HCM

Bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu logo khác do Sao Kim thiết kế:

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 12
Logo trung tâm Anh ngữ ACET
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 13
Logo LMPPI thuộc Trung tâm giảng dạy kinh tế Fullbright
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục 14
Logo công ty cổ phần ngoại ngữ tin học Phương Đông

Giáo dục luôn cần đổi mới và hội nhập để phù hợp với thực tế, còn logo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và hiện đại cho thương hiệu giáo dục. Sẽ là khó khăn nếu bạn phải xoay sở với việc thiết kế logo – một lĩnh vực không phải chuyên môn của bạn, vì vậy hãy đơn giản hóa vấn đề với sự hỗ trợ của Sao Kim. Chúng tôi luôn đảm bảo cho sự thành công của bạn với đội ngũ chuyên gia thương hiệu và thiết kế cũng như kinh nghiệm thực hiện trên 7000 dự án của mình.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về thiết kế logo

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành giáo dục






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *