Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện
Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu
Y tế – dược phẩm – bệnh viện là một lĩnh vực đòi hỏi các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bám sát những đặc trưng ngành nghề để tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cộng đồng. Trong bài viết dưới đây, Sao Kim sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện – một yếu tố không thể thiếu trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Đặc trưng của ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện
Đây là lĩnh vực hoạt động có những tác động trực tiếp tới sức khỏe của con người, bởi vậy chúng đòi hỏi đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty, bệnh viện phải tổ chức một cách nghiêm ngặt, cẩn thận và đảm bảo các yêu cầu tri thức, kỹ thuật, an toàn cao. Khách hàng trong ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện là những người có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, thăm khám, chữa bệnh, do đó họ thường tìm hiểu rất kỹ lưỡng về thông tin thương hiệu và những tiêu chuẩn về an toàn đối với sức khỏe.
Để tạo ra ấn tượng ban đầu về một thương hiệu chuyên nghiệp và uy tín, bạn nên sử dụng logo – dấu hiệu nhận diện cốt lõi để truyền tải tính an toàn, thân thiện và đáng tin cậy. Yếu tố này có khả năng tác động trực tiếp tới cảm xúc và nhận thức của khách hàng, giúp họ ghi nhớ bạn tốt hơn.
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện
1. Thiết kế logo phù hợp phong cách thương hiệu
Cách bạn lựa chọn tất cả các yếu tố để xây dựng lên một mẫu logo thương hiệu cần được dựa trên định hướng phát triển và phương thức hoạt động của thương hiệu đó. Đây là điều mà Sao Kim đã áp dụng một cách rõ ràng trong dự án thiết kế logo cho 2 thương hiệu Eromed và Thiên Ân Dược.
Với định hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế nhằm nâng cao giá trị cuộc sống, chúng tôi đã thiết kế logo theo phong cách hiện đại, năng động với font chữ khỏe khoắn nhưng thân thiện và không kèm hình ảnh cho thương hiệu Eromed. Trong khi đó, Thiên Ân Dược lại là thương hiệu hình thành trên cơ sở kế thừa và phát huy kinh nghiệm Đông y truyền thống của dân tộc, vì vậy Sao Kim đã sử dụng hình ảnh nhân sâm với những đường nét mềm mại để thể hiện rõ chuyên môn của thương hiệu và tính gần gũi của sản phẩm.
2. Chú trọng tới yếu tố cảm xúc
Cảm xúc của khách hàng có thể chịu sự chi phối từ những yếu tố có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt, vì vậy logo của bạn cũng cần chú trọng tới điều này. Đáng tin cậy, chu đáo, thân thiện và chuyên nghiệp là những nét tính cách bạn cần diễn đạt trên logo để khách hàng cảm nhận. Chúng có thể được gợi lên từ hình ảnh, biểu tượng hoặc màu sắc, tùy theo định hướng xây dựng thương hiệu của bạn.
Trong dự án thiết kế logo cho thương hiệu y tế, dược phẩm Ngọc An Pharma, để truyền tải sứ mệnh bảo vệ, nâng niu, che chở và mang lại cảm giác an tâm, tin tưởng tới khách hàng, Sao Kim đã sử dụng hình ảnh bàn tay nâng niu viên ngọc được cách điệu như vầng mặt trời giàu năng lượng. Bàn tay được khéo léo cách điệu giống như mầm xanh của sự sống ẩn dụ mà Ngọc An đem lại cho cộng đồng, mát mẻ, sạch sẽ và tươi mới.
3. Lưu ý khi lựa chọn font chữ
Yếu tố chuyên nghiệp, hiện đại cần được thể hiện trên logo của các thương hiệu y tế – dược phẩm – bệnh viện, song sự mềm mỏng, chu đáo và thân thiện cũng nên được kết hợp khéo léo để vừa tạo được độ tin tưởng, vừa giúp khách hàng cảm thấy an tâm. Để đáp ứng được yêu cầu đó, font chữ sử dụng không nên quá cứng nhắc, khô khan mà cần mang tính hiện đại, mềm mại hơn. Kiểu chữ không chân với những đường nét tròn vừa phải thường là sự lựa chọn được nhiều thương hiệu khách hàng của Sao Kim ưu tiên lựa chọn.
4. Sáng tạo biểu tượng truyền tải ý nghĩa
Chất liệu sử dụng quen thuộc để tạo nên biểu tượng trong lĩnh vực y tế – dược phẩm – bệnh viện có thể kể tới như hình ảnh con rắn, nguyên tử, chữ thập. Tuy nhiên, số lượng thương hiệu mở ra ngày càng nhiều trong khi những chất liệu đó lại vô cùng ít ỏi, điều này đòi hỏi mỗi thương hiệu cần có sự lựa chọn và sáng tạo riêng của mình để tránh bị nhầm lẫn với những đối thủ khác. Bạn có thể tìm cảm hứng và ý tưởng từ chính những yếu tố xoay quanh chuyên môn của mình.
Chẳng hạn, trong logo của Công ty cổ phần dược phẩm Hanopha, Sao Kim đã cách điệu chữ H – chữ cái đầu tiên của tên thương hiệu trong một hình khối giống như cấu trúc phân tử của Benzen – một hợp chấu hữu cơ có vai trò quan trọng và được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm. Bạn có thể nhìn thấy ngay hình ảnh viên thuốc nổi bật tại tâm chữ H như một dấu hiệu nhận biết rõ ràng và dễ ghi nhớ nhất của một thương hiệu dược phẩm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu logo các thương hiệu ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện mà Sao Kim đã thiết kế dưới đây:
Đối với các bác sĩ, dược sĩ hay nhân viên y tế, xây dựng thương hiệu và thiết kế là những lĩnh vực lạ lẫm, không phải chuyên môn. Để rút ngắn thời gian, công sức, chi phí thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện, tốt nhất bạn nên tìm đến những chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này mà Sao Kim là một ví dụ điển hình.
Nguồn: Memilus Agency
Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- 5 Bước để triển khai xây dựng thương hiệu mạnh hiệu quả
- 4 bước đánh giá nhanh hiện trang thương hiệu doanh nghiệp
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành y tế – dược phẩm – bệnh viện