Branding và Marketing: Có gì khác biệt?

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 2

Branding và Marketing: Có gì khác biệt?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 3

Nhận diện thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Trong kinh doanh, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà không phải ai cũng hiểu chính xác. Đặc biệt, hai khái niệm branding và marketing thường bị hiểu nhầm mang cùng một ý nghĩa. Vậy, branding và marketing là gì?

Branding và marketing là hai khái niệm rất khác nhau. Và nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình thành công, bạn cần hiểu sự khác biệt giữa chúng và hiệu quả từng yếu tố để đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.

Trước hết, bạn cần hiểu định nghĩa chính xác branding và marketing.

1. Giải thích thuật ngữ

Branding (hay xây dựng thương hiệu) là tổng hợp các phương pháp marketing và truyền thông với mục đích phân biệt công ty hoặc sản phẩm dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh. Sử dụng kết hợp các yếu tố hình ảnh, ngôn từ, trải nghiệm cảm xúc của khách hàng góp phần tạo nên một bản sắc thương hiệu riêng của bạn.

Marketing (hay tiếp thị) được định nghĩa là tập hợp công cụ, quy trình và chiến lược bạn có thể sử dụng để chủ động quảng bá sản phẩm, dịch vụ và công ty của mình. Có thể hiểu marketing là những hành động bạn thực hiện khiến khách hàng biết đến và khiến họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Nếu như marketing là hành động giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn lần đầu tiên, thì branding sẽ khiến họ quay trở lại với bạn nhiều lần.

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 4

Phân biệt branding và marketing

2. Điểm khác biệt giữa branding và marketing

Trong khi marketing được sử dụng để quảng bá sản phẩm thì branding giúp nhận diện thương hiệu của bạn, khẳng định bạn là ai trong tâm trí khách hàng.

Sau khi nắm rõ hai thuật ngữ trên, muốn doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn phát triển một cách tốt nhất, hãy tìm hiểu xem đâu là điểm khác nhau giữa chúng và làm thế nào để kết hợp chúng lại với nhau cùng tạo ra kết quả tốt nhất.

Xem thêm: 5 xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong thời kỳ chuyển đổi số

2.1. Thu hút sự chú ý của khách hàng

Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc.

Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả.

Nói một cách ngắn gọn, bạn cần có những chiến lược marketing phù hợp để làm nổi bật thương hiệu của bạn, đưa thương hiệu của bạn vượt qua các đối thủ cạnh tranh, tiếp cận gần hơn với khách hàng. Nếu bạn muốn giữ sự chú ý ở đó, bạn cần phải xây dựng thương hiệu để thúc đẩy mối quan hệ, tạo ra một kết nối lâu dài và giữ họ quay lại với bạn nhiều lần.

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 5

Thu hút sự chú ý và tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng

2.2. Mục đích của branding và marketing

Về cốt lõi, hầu hết các chiến lược marketing (như quảng cáo, content marketing) đều nhằm mục đích thúc đẩy doanh số sản phẩm, tăng doanh thu cho công ty. Nhưng việc xây dựng thương hiệu cần một cách tiếp cận khác nhau và lâu dài hơn.

Xây dựng thương hiệu không phải là giải pháp tốt nhất nếu bạn đang muốn thúc đẩy doanh số. Nhưng đó là giải pháp tốt nhất nếu bạn đang tìm cách xây dựng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy tình cảm thương hiệu tích cực và lòng trung thành của khách hàng. Đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thúc đẩy doanh số trong dài hạn của bạn.

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 6

Mục đích khác nhau của branding và marketing

2.3. Branding đi trước, marketing theo sau

Một câu hỏi mà từ trước tới nay chưa ai tìm ra được câu trả lời “Gà có trước hay trứng có trước?”. Tương tự thế, trong lĩnh vực kinh doanh, cũng tồn tại một câu hỏi mà chưa nhà kinh doanh nào có thể đưa ra được lời giải chính xác là “ marketing có trước hay xây dựng thương hiệu có trước? ”.

Trong bản kế hoạch tổng về xây dựng doanh nghiệp của bạn, bạn cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu của mình trước khi nghĩ về việc đưa ra một chiến lược marketing.

Thương hiệu của bạn là gì? Bạn muốn mang giá trị gì đến cho thị trường? Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Và quan trọng nhất, làm thế nào bạn sẽ truyền đạt điều đó đến khách hàng mục tiêu của bạn?

Chỉ khi tìm được câu trả lời cho những câu hỏi đó, nó mới có ý nghĩa để bắt đầu suy nghĩ về việc marketing. Bởi vì một khi bạn đã xây dựng thương hiệu của mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bạn là ai, khách hàng của bạn là ai và cách tốt nhất để kết nối với khách hàng đó sau đó mới có thể xây dựng một chiến lược marketing mang lại hiệu quả cao.

2.4. Marketing đến và đi nhưng branding là mãi mãi

Như đã nói, khi bạn đang cố gắng xây dựng một doanh nghiệp thành công, bạn sẽ cần phải tích cực marketing doanh nghiệp đó. Nhưng các chiến lược để tiếp thị doanh nghiệp của bạn là tạm thời bởi mỗi chiến thuật marketing sẽ có một khởi đầu, giữa và kết thúc rõ ràng.

Nhưng với branding thì khác. Bất kể bạn đang ở đâu trong doanh nghiệp của mình, bạn sẽ luôn cố gắng xác định bạn là công ty, gắn liền công ty với chính bản thân bạn. Điều đó giúp định hình nhận thức về thương hiệu của bạn với khán giả và thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn với khách hàng của bạn. Khi công ty của bạn phát triển không ngừng, bạn sẽ cần phát triển song song thương hiệu của mình cùng với nó.

Do đó, hãy nhớ rằng: Chiến lược marketing sẽ đến và đi và xây dựng thương hiệu sẽ là mãi mãi.

2.5. Tầm ảnh hưởng của xây dựng thương hiệu đến đội ngũ cũng như khách hàng

Đội ngũ làm việc của bạn sẽ là người chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược marketing mà bạn đã tạo ra. Nhưng thật ra họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động marketing này.

Thế còn về chiến lược branding của bạn? Đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Một chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả có thể có tác động sâu sắc đến đội ngũ nhân viên của bạn như đối với khách hàng của bạn. Giống như việc khách hàng tin vào thương hiệu mới hợp tác kinh doanh với bạn, nhân viên của bạn cũng vậy. Khi bạn xây dựng một thương hiệu mà nhóm của bạn thực sự tin tưởng, họ sẽ đam mê hơn và cam kết với công việc của họ. Họ sẽ làm việc chăm chỉ, thúc đẩy bản thân và đưa ra những ý tưởng tốt nhất của họ để phân tích. Và kết quả là doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ.

Branding và Marketing: Có gì khác biệt? 7

Tầm ảnh hưởng của thương hiệu đối với đội ngũ nhân viên

Vì vậy, tuy công việc của đội ngũ nhân viên là phát triển chiến lược marketing của bạn, nhưng nếu bạn muốn đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới, bạn cần có trách nhiệm tạo ra một thương hiệu mà nhóm của bạn yêu thích, tràn đầy hứng thú và tình nguyện gắn bó lâu dài với bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ được khái niệm và sự khác biệt giữa branding và marketing trong việc xây dựng doanh nghiệp. Để được đội ngũ chuyên gia uy tín của Sao Kim giải đáp, tư vấn mọi thắc mắc liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, vui lòng để lại thông tin liên hệ phía dưới hoặc gửi cho chúng tôi yêu cầu qua email [email protected].

Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding

Xem thêm các bài viết liên quan:

Branding và Marketing: Có gì khác biệt?






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *