8 công cụ hỗ trợ marketing không thể thiếu với doanh nghiệp nhỏ

8 công cụ hỗ trợ marketing không thể thiếu với doanh nghiệp nhỏ 2

8 công cụ hỗ trợ marketing không thể thiếu với doanh nghiệp nhỏ

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 công cụ hỗ trợ marketing không thể thiếu với doanh nghiệp nhỏ 3

Content Marketing,Copywriting,Thiết kế Sales kit,Xây dựng thương hiệu

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn cần duy trì sức cạnh tranh để không bị khách hàng quên lãng. 8 công cụ hỗ trợ marketing sau đây giúp các hoạt động giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác hiệu quả hơn.

1. Profile công ty

Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn chỉ mới thành lập, có quy mô chưa tới 10 người hay chưa có dự án nào nổi bật, bạn vẫn cần có profile công ty. Profile công ty nói lên doanh nghiệp có thế mạnh, ưu điểm gì, những cam kết chất lượng cũng như tiềm lực và triển vọng ra sao so với những đối thủ cạnh tranh. Đây là tài liệu cứng giúp doanh nghiệp tìm đến những đối tá c và khách hàng tiềm năng.

Viết gì trong profile khi doanh nghiệp bạn chỉ cung cấp dịch vụ?

Profile giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và chuyên nghiệptrong mắt khách hàng

2. Brochure sản phẩm

Brochure là một tài liệu mang tính linh hoạt, nó nhấn mạnh vào những sản phẩm, dịch vụ chủ đạo mà doanh nghiệp có thể cung cấp. Brochure được thiết kế chuyên nghiệp chính là một cách thể hiện mạnh mẽ về mức hấp dẫn và năng lực của công ty, từ đó quyết định đến khả năng lựa chọn của khách hàng.

Thiết kế brochure nhà hàng

Brochure giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng

3. Website

Website là kênh tương tác chính thức với khách hàng của doanh nghiệp. Trong thời đại thương mại điên tử, đầu tư xứng đáng cho website giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, đo lường được mức độ quan tâm của khách hàng đến doanh nghiệp và sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đây cũng là công cụ để cập nhật về doanh nghiệp và thương hiệu thay vì chỉ là một kênh thông báo những tin tức mang tính cố định.

Phoi-canh-thiet-ke-website-empire-stone

4. Bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu có thể gồm nhiều hạng mục hoặc chỉ tập trung vào những hạng mục chính yếu tùy theo ngân sách của doanh nghiệp, nhưng không thể không có. Bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế đồng nhất, thể hiện rõ đặc trưng của doanh nghiệp và mang tính bền vững cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Những yếu tố nhận diện như logo, slogan, màu sắc thương hiệu chính là cách để khách hàng hiểu hơn về “cá tính” của doanh nghiệp, và tác động tới quyết định gắn bó với thương hiệu.

Bo nhan dien1466613386

5. Các kênh mạng xã hội

Facebook, Pinterest, Youtube… không mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, nhưng mang lại sức sống cho thương hiệu. Hiện nay, content marketing được các chuyên gia xác định là xu hướng phát triển cho các doanh nghiệp của thế kỷ 21. Chính vì thế, những nội dung được cập nhật và chia sẻ trên các kênh mạng xã hội chính là yếu tố giúp thương hiệu “sống” và “kết bạn” với khách hàng.

6. Blog

Blog được ví là kho kiến thức giúp doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng, và cũng là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tìm đến với các khách hàng tiềm năng. Có thể thấy, các doanh nghiệp trên thế giới thường có mục blog trên trang chủ công ty để chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm, tư vấn cho khách hàng. Đây cũng là công cụ không mang lại doanh thu trực tiếp nhưng giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ vô cùng đắc lực.

7. Thư điện tử

Thư điện tử khác xa với tin nhắn rác. Một thư điện tử với nội dung tốt, chuyên nghiệp và hữu ích được gửi đúng địa chỉ và thời điểm sẽ khiến mối liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác ngày một bền vững. Tuy nhiên, đừng phạm sai lầm khủng bố thư điện tử khách hàng với một mật độ dày đặc.

8. Danh sách khách hàng thân thiết

Mọi khách hàng, dù chỉ ghé qua trang web của doanh nghiệp một lần cũng có thể trở thành khách hàng thân thiết. Đừng quên lưu lại thông tin của khách hàng, ví dụ ngày sinh nhật, lĩnh vực công tác… để gửi đến những lời chúc, hoặc một thông tin hữu ích đến họ qua thư điện tử. Đây hoàn toàn không phải là một thao tác vô bổ. Nguyên tắc “nhắc nhớ” sẽ không thể hiệu quả nếu doanh nghiệp không tạo được cảm giác gắn bó với khách hàng.

Hãy chia sẻ với Sao Kim những khó khăn của doanh nghiệp bạn trong hoạt động xây dựng thương hiệunhận diện thương hiệu. Đội ngũ chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu của Sao Kim luôn sẵn sàng đồng hành với các doanh nghiệp trong việc sáng tạo những công cụ hiệu quả nhất để thương hiệu của bạn nổi bật trong tâm trí khách hàng.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

8 công cụ hỗ trợ marketing không thể thiếu với doanh nghiệp nhỏ






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *