6 lỗi cơ bản doanh nghiệp thường gặp khi đặt tên thương hiệu
Đặt tên thương hiệu
Rất nhiều doanh nghiệp đã mắc phải những lỗi cơ bản khi tự đặt tên thương hiệu hoặc sản phẩm của mình. Những chuyên gia về đặt tên thương hiệu đã thống kê được 6 lỗi thường gặp nghiêm trọng nhất.
Tên doanh nghiệp phải đăng ký được tên miền
Thời đại thông tin bùng nổ, giao dịch điện tử trở thành một phương thức phổ biến khiến cho nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng tên doanh nghiệp phải đồng nhất với tên miền website. Tuy nhiên, trình tự tìm kiếm của người tiêu dùng là bắt đầu từ tên/ loại sản phẩm hoặc chức năng rồi mới lọc các đường dẫn hiện lên trên trang kết quả. Vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt tên theo ý muốn, sau đó thêm vào phía trước hoặc sau tên thương hiệu/ sản phẩm tính năng, nhóm ngành…vv… để tạo thành tên trang web, vừa không hạn chế sang tạo vừa giúp quá trình tìm kiếm thuận lợi hơn.
Đặt tên thương hiệu quá khác lạ
Tính độc đáo được nhiều doanh nghiệp ưu tiên khi tìm tên cho thương hiệu/ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, độc đáo về mặt ý nghĩa cũng như cách đọc là một con dao hai lưỡi. Nếu không may cách đọc hoặc ý nghĩa của cái tên mà doanh nghiệp nghĩ là rất hay, rất độc đáo lại khó đọc với nhiều người, nguy hiểm hơn, có thể suy diễn hoặc đọc lái theo nghĩa khác.
Chọn tên quá phổ thông
Ngược lại với xu hướng độc đáo, không ít doanh nghiệp nghĩ rằng, những cái tên phổ thông sẽ mang lại cảm giác quen thuộc và tạo thiện cảm với nhiều phân khúc khách hàng hơn. Đây cũng là một lỗi vô cùng tai hại. Trước hết. những tên phổ biến thường khó bảo hộ. Ngoài ra, những tên gọi không có điểm nhấn sẽ rất khó đọng lại trong trí nhớ của người tiêu dùng, thậm chí, khiến doanh nghiệp khó tạo dựng được giá trị thương hiệu về lâu về dài.
Tên gọi dễ gây nhầm lẫn giữa các địa phương
Không chỉ những tên gọi quá dài hoặc khó đọc mới gây nhầm lẫn. Một yếu tố khá nhạy cảm nhưng không được nhiều doanh nghiệp chú ý khi tìm đặt tên thương hiệu/ sản phẩm là sự khác biệt trong phát âm của các địa phương. Điều này có thể không quan trọng khi thị trường xuất khẩu/ thương mại chính là quốc tế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng chính là người tiêu dùng trong nước, nên tránh lỗi nhỏ nhưng không đáng có.
Tạo một tên gọi quá tối nghĩa
Tối nghĩa khác với vô nghĩa. Thử hình dung tên gọi của doanh nghiệp/ sản phẩm có ý nghĩa, nhưng nó lại không liên quan hoặc thể hiện một tính chất nào đó quá mơ hồ đối với lĩnh vực kinh doanh hoặc văn hóa tiếp nhận của khách hàng, làm sao nó tạo được thiện cảm với họ?Trừ khi doanh nghiệp xác định chi một ngân sách khổng lồ và dài hơi để tạo nên cá tính cho thương hiệu, nếu không hãy tránh xa các tên gọi tối nghĩa.
Tên gọi dễ gây nhầm lẫn
Điều tra thị trường là một thao tác vô cùng quan trọng để xác định đúng phân khúc và đối thủ. Ngoài ra, điều tra thị trường cũng giúp doanh nghiệp tránh được việc đặt những tên gọi tương đồng, hoặc gợi nhắc đến những tên đã tồn tại. Kẻ đến sau luôn bị bất lợi trong việc chiếm thị phần và tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Các nghiên cứu đã chỉ ra người tiêu dùng chỉ nhớ tối đa 3 đến 4 thương hiệu trong cùng một nhóm ngành. Vì vậy, đừng biến mình trở thành kẻ ăn theo bằng cách chọn một cái tên dễ gây nhầm lẫn.
Hãy để những chuyên gia của Sao Kim giúp doanh nghiệp của bạn làm nên tên tuổi, bằng những tư vấn và kinh nghiệm đã sáng tạo nên rất nhiều tên thương hiệu thành công
Nguồn: Sao Kim Branding
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- 6 Lỗi phổ biến cần tránh trong xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng tính cách thương hiệu qua typhography như thế nào
6 lỗi cơ bản doanh nghiệp thường gặp khi đặt tên thương hiệu