6 cách định vị cho sản phẩm mới

6 cách định vị cho sản phẩm mới 2

6 cách định vị cho sản phẩm mới

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

6 cách định vị cho sản phẩm mới 3

Xây dựng thương hiệu

Xác định rõ được định vị, hay chính là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, là điều thiết yếu mà mỗi chủ doanh nghiệp cần làm ngay từ đầu nếu muốn sản phẩm sắp ra mắt của mình có thể đứng vững trên thị trường. Sau đây Sao Kim mời bạn tham khảo 6 cách định vị cho sản phẩm mới.

BrandPositioning

Mục lục

  • 281. ĐỊNH VỊTHEO LỢI ÍCH
  • 2. ĐỊNH VỊ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
  • 3. ĐỊNH VỊ THEO TÍNH CHẤT
  • 4. ĐỊNH VỊ THEO ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
  • 5. ĐỊNH VỊ RỘNG
  • 6. ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ

281. ĐỊNH VỊTHEO LỢI ÍCH

Định vị thường thấy nhất là định vị theo lợi ích mà sản phẩm mang đến cho người sử dụng. Thông điệp thương hiệu thường sẽ trả lời cho câu hỏi “Sản phẩm mang lại điều gì cho tôi?”. Ví dụ như Trung Nguyên cam kết mang lại cho người uống cà phê của họ “sự sáng tạo”, hay Downy cam kết đem đến “hương thơm” và “sự tiết kiệm”. Một lợi ích nào đó trực tiếp mà người dùng sản phẩm nhận được cần phải được thể hiện trọn vẹn và rõ ràng trong thông điệp thương hiệu cũng như các hình thức quảng bá khác.

2. ĐỊNH VỊ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Định vị này cho thấy rõ đối tượng sử dụng của sản phẩm, ví dụ như Ferrari, so với các hãng ô tô sang trọng khác thì hãng này có điểm khác biệt là hướng tới đối tượng yêu thể thao,trong khi đó thìBMW lại hướng tới đối tượng thương nhân thành đạt.

3. ĐỊNH VỊ THEO TÍNH CHẤT

Định vị theo tính chất nói lên một đặc điểm nào đó khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm khác. Nếu hai định vị trên hướng ra đối tượng người sử dụng thì định vị tính chất hướng vào bản thân sản phẩm đó. Chẳng hạn như doanh nghiệp bạn có thể sử dụng định vị là “nhà sản xuất bia lâu đời nhất”, hoặc “khách sạn cao nhất thành phố”.

4. ĐỊNH VỊ THEO ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Định vị theo đối thủ cạnh tranh còn gọi là định vị cạnh tranh hay định vị đối ứng, và thường sử dụng phép so sánh với đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, thương hiệu cần sử dụng những tiêu chí định vị một cách khéo léo. Một ví dụ điển hình là thương hiệu 7up với định vị “uncola” khi so sánh với Coca Cola. Hoặc thương hiệu Avis với thông điệp “We try harder” khi tự cho mình là thương hiệu số hai đi sau thương hiệu dẫn đầu là Hertz.

5. ĐỊNH VỊ RỘNG

Nếu doanh nghiệp bạn không tìm được một định vị đặc thù thích hợp thì có thể cân nhắc các cách định vị rộng dưới đây:

  • Nhà sản xuất các sản phẩm độc đáo
  • Dẫn đầu về giá thành thấp
  • Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm
  • Nổi trội về hoạt động, bộ máy quản lý

6. ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ

Trong các chương trình ngắn hạn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng cách định vị dựa trên tương quan giữa chất lượng và giá cả.

  • Chất lượng cao hơn, giá không đổi
  • Chất lượng cao hơn, giá cao hơn nhiều
  • Chất lượng cao hơn, giá thấp hơn
  • Chất lượng không đổi, giá thấp hơn
  • Chất lượng thấp hơn, giá thấp hơn nhiều

Trên đây là 6 cách định vị tham khảo mà chủ doanh nghiệp có thể áp dụng cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra, để có thể tìm được một định vị rõ ràng cho thương hiệu của mình, bạncó thể tham khảo thêm 8 bước để xác định USP cho sản phẩm mới.

Để thành công khi ra mắt thương hiệu mới, mời bạn tham khảo thêm những ứng dụng cần thiết để đảm bảo một nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Hoặc bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi để có đượcnhững tư vấn chuyên sâu hơn.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

6 cách định vị cho sản phẩm mới






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *