Category Archives: Xây dựng thương hiệu

5 Lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp nhỏ khi xây dựng thương hiệu bài bản

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 Lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp nhỏ khi xây dựng thương hiệu bài bản 2

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu chắc chắn không phải một ván bài hên xui mà phải được triển khai dựa trên những chiến lược rõ ràng và kế hoạch bài bản. Điều này đặc biệt đúng với những doanh nghiệp nhỏ, bởi nếu “lơ mơ” ngay từ khi bước chân vào thị trường, bạn hoàn toàn có thể bị những con cá lớn nuốt chửng. Dưới đây là 5 lợi ích thiết thực mà xây dựng thương hiệu bài bản mang tới cho doanh nghiệp nhỏ mà Sao Kim đúc kết được sau hàng nghìn dự án tư vấn thương hiệu.

5 Lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp nhỏ khi xây dựng thương hiệu bài bản 3

Thế nào là xây dựng thương hiệu bài bản?

Xây dựng thương hiệu được hiểu là quá trình tạo dựng những cảm nhận, ấn tượng của khách hàng về một doanh nghiệp hay một sản phẩm, dịch vụ. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, xây dựng thương hiệu là điều mà hầu hết các doanh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên không phải nguồn nhân sự nào cũng đủ khả năng, điều này dẫn tới thực tế trong khi có những doanh nghiệp làm thương hiệu theo một quy trình khoa học, rõ ràng, số khác lại thực hiện theo cảm tính một cách mơ hồ.

Xây dựng thương hiệu được coi là bài bản khi doanh nghiệp triển khai dựa trên những nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về các yếu nội tại và ngoại sinh, được thực hiện dựa trên các bước xác định cấu trúc nền móng thương hiệu, định vị thương hiệu, xây dựng chiến lược thương hiệu, xây dựng chiến lược truyền thông, đo lường và hiệu chỉnh… Từng kế hoạch và chiến lược được xây dựng đều phải dựa trên những cơ sở cụ thể và nhất quán với nhau từ khi bắt đầu.

Xây dựng thương hiệu bài bản sẽ mang lại những lợi ích thiết thực đối với các doanh nghiệp nhỏ:

1. Khẳng định sự chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp được định nghĩa thông qua tính độc lập và cảm giác nghiêm túc cao độ khi tiến hành một công việc mà bản thân mình cho là ưu tiên và có tầm quan trọng thực thi. Đối với một thương hiệu, ấn tượng về sự chuyên nghiệp vô cùng quan trọng khi nó là cơ sở hình thành những cảm nhận đầu tiên của khách hàng.

Xây dựng thương hiệu bài bản tạo ra một nền tảng vững chắc và nhất quán mà khách hàng sẽ cảm nhận thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu ấn tượng, những ấn phẩm truyền thông đẹp mắt, cách tiếp đón chỉn chu, tư vấn mua sắm đồng bộ với những bài quảng cáo trên mạng xã hội và nhận được giá trị xứng đáng khi sở hữu sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ…

Toàn bộ những yếu tố đó đều không thể tự nhiên mà có, hoặc không thể được tạo nên rời rạc theo ý đồ chủ quan của chủ doanh nghiệp. Chúng phải được xây dựng đồng bộ sau quá trình nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ, xác định giá trị cốt lõi, thế mạnh thương hiệu, làm thế nào để nổi bật hơn đối thủ, khách hàng thực sự cần gì và họ trông chờ điều gì từ thương hiệu…

Đây là cách để doanh nghiệp khẳng định sự đầu tư nghiêm túc đối với hoạt động kinh doanh của mình và đưa ra những cam kết rõ ràng đối với khách hàng, là tiền đề để doanh nghiệp triển khai các kế hoạch thâm nhập vào tâm trí khách hàng.

=>> Xem thêm Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp cho SME

2. Được khách hàng ghi nhớ

Nỗ lực cuối cùng của các doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu chính là để khách hàng phân biệt được bạn với đối thủ khác và luôn nhớ tới bạn trong mọi hoàn cảnh. Với những doanh nghiệp nhỏ, để đủ sức cạnh tranh với những thương hiệu có thâm niên trên thị trường, điều này càng quan trọng. Bởi vậy, xây dựng thương hiệu càng bài bản, những ấn tượng về bạn càng rõ ràng trong trí nhớ khách hàng.

Bằng cách định vị thương hiệu, sáng tạo nhận diện và thiết lập chiến lược marketing, truyền thông đúng đắn, doanh nghiệp sẽ làm nổi bật được cá tính riêng, phản ánh bản sắc, đặc trưng của thương hiệu trong tương quan với đối thủ, từ đó định hướng suy nghĩ của khách hàng và giúp họ nhận ra bạn trước một thị trường đa dạng.

Bò sữa by Boo với những thiết kế thời trang khỏe khoắn, sáng tạo dù sinh sau đẻ muộn cũng sẽ không thể bị nhầm lẫn với một Elise công sở, thanh lịch và tinh tế. Cộng cà phê theo phong cách hoài niệm có thể được phân biệt rõ ràng trong tâm trí công chúng so với Highland Coffee hiện đại. Đó chính là lợi ích mà xây dựng thương hiệu bài bản mang lại.

Bạn nấu ăn ngon nhưng không có động thái giới thiệu món ăn đó tới mọi người, sẽ chẳng có ai quan tâm chất lượng của chúng ra sao. Nếu chỉ tập trung vào năng lực sản xuất và kinh doanh mà không chú ý tới xây dựng thương hiệu, bất kể dù sản phẩm có tốt tới đâu, doanh nghiệp cũng không đủ sức thuyết phục khách hàng.

5 Lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp nhỏ khi xây dựng thương hiệu bài bản 4

3. Được khách hàng tin tưởng và lựa chọn

Thương hiệu nào cũng có thể sở hữu một logo và slogan ấn tượng, nhưng đó không phải là toàn bộ thương hiệu. Ít nhất, bản thân bộ nhận diện còn phải bao gồm các ứng dụng nhận diện văn phòng, ấn phẩm truyền thông, nhận diện điểm bán, biển bảng… Đây là một sai lầm mà không ít doanh nghiệp mắc phải, bởi từ khi khách hàng nhìn thấy bộ nhận diện đó cho tới khi họ quyết định dùng thử sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp và quay trở lại vào lần mua sắm tiếp theo là cả một quãng đường rất dài.

Thiếu định vị thương hiệu, doanh nghiệp sẽ không xác định được đúng khách hàng mục tiêu để tập trung phục vụ; thiếu chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp không thể phát triển lâu dài và nhất quán; thiếu chiến lược marketing, liệu doanh nghiệp có hiểu đúng nhu cầu của khách hàng để cung cấp giải pháp với chi phí phù hợp?; thiếu chiến lược truyền thông, khách hàng nào sẽ tự mình thay đổi nhận thức và hành vi để chuyển sang trung thành với thương hiệu của bạn?…

Xây dựng thương hiệu bài bản phải bao gồm đầy đủ tất cả các hoạt động đó để đạt tới mục tiêu cuối cùng là cảm xúc tích cực và sự lựa chọn, tin tưởng của khách hàng. Nếu không đầu tư và nghiên cứu nghiêm túc, doanh nghiệp sẽ sớm bị khách hàng lãng quên và đào thải bởi thị trường.

4. Tăng giá trị thương hiệu

Nhiều người chấp nhận chi ra số tiền cao ở mức đáng kinh ngạc để sở hữu được một sản phẩm nào đó, chẳng hạn như một chiếc Lexus đắt đỏ hay bộ cánh Chanel xa xỉ, trong khi vẫn tồn tại những sản phẩm có chất lượng tương đương. Lý do chính nằm ở giá trị thương hiệu!

Mặc dù là ví dụ từ những thương hiệu lớn, nhưng bạn đừng quên, mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải xuất phát từ con số 0. Điều đó có nghĩa rằng, doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể tăng giá trị thương hiệu nhờ vào xây dựng thương hiệu bài bản.

Giá trị thương hiệu như là một tài sản vô hình, do đó chúng cần được hình thành và quản lý bởi một chương trình riêng biệt, khác với cách quản lý bán hàng hay quảng cáo. Những doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm thường cho rằng quảng cáo là công cụ duy nhất để khách hàng biết tới doanh nghiệp. Thế nhưng, nếu quảng cáo không theo đúng chiến lược trong tổng thể xây dựng thương hiệu, hình ảnh thương hiệu sẽ trở nên phản cảm và rời rạc trong mắt khách hàng. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết sách về một chiến lược hay kế hoạch nào đó trong chuỗi hoạt động xây dựng thương hiệu.

5 Lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp nhỏ khi xây dựng thương hiệu bài bản 5

5. Tạo nên một thương hiệu bền vững

Chúng tôi muốn nhấn mạnh tới tính bền vững, bởi xây dựng thương hiệu là quá trình lâu dài theo suốt sự tồn tại của doanh nghiệp và chỉ kết thúc khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Xây dựng thương hiệu là cần thiết để doanh nghiệp đủ sức chống chọi với khó khăn, thậm chí là khủng hoảng sau này.

Với đặc thù ngân sách còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ đầu tư xây dựng thương hiệu tập trung vào một số thời điểm nhất định mà thiếu đi tầm nhìn dài hạn. Trong khi đó, ngay tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp nước ngoài không ngừng đẩy mạnh chi phí quảng bá thương hiệu. Sức ép cạnh tranh lớn đòi hỏi doanh nghiệp nhỏ cần có chiến lược phát triển thương hiệu bài bản và áp dụng lâu dài.

Lợi nhuận có thể đạt được ngay thời gian đầu, nhưng ai dám chắc ấn tượng mà bạn để lại trong đầu họ thực sự đúng như bạn mong muốn không, liệu họ sẽ tiếp tục lựa chọn bạn hay chuyển sang thương hiệu khác, sản phẩm của bạn có đối đầu được với sự thay đổi không ngừng của đối thủ hay không…

Tóm lại, xây dựng thương hiệu là một bài toán không đơn giản cần các doanh nghiệp xác định hướng giải ngay từ khi bắt đầu, bằng những tính toán chặt chẽ. Đây không phải cuộc chơi cho những doanh nghiệp có tầm nhìn ngắn hạn và luôn ngại đầu tư.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

5 Lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp nhỏ khi xây dựng thương hiệu bài bản







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp 108

Xây dựng thương hiệu

“Nhỏ nhưng có võ” là câu nói có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ trong tương quan với những gã khổng lồ đã có thâm niên trên thị trường. Bằng cách tận dụng những lợi thế riêng có và xây dựng thương hiệu bài bản, doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể chiếm thị phần tại nơi mà những đối thủ lớn đã chiếm đóng.

Doanh nghiệp nhỏ có những lợi thế gì?

Sinh sau đẻ muộn, thế nhưng những doanh nghiệp nhỏ lại sở hữu những lợi thế đáng gờm mà không phải “ông lớn” nào cũng có được.

  • Thứ nhất, khi các thương hiệu lớn đã chiếm lĩnh thị trường tại một phân khúc nhất định, doanh nghiệp nhỏ có thể tránh đối đầu trực diện bằng cách tập trung vào thị trường ngách còn bỏ ngỏ để tạo ra những giá trị đặc biệt và giành thị phần.
  • Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ thường chỉ tập trung tại một địa phương nhất định nên có sự am hiểu về đặc thù của thị trường mang tính khu vực, từ đó trở thành người nhanh nhạy hơn trong việc thích ứng và đưa ra những chiến lược phù hợp với khách hàng trong khu vực đó.
  • Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ có thể triển khai các dịch vụ với tốc độ cao hơn, bởi việc áp dụng các quy trình, chính sách trao đổi, mua bán, chăm sóc khách hàng đều diễn ra một cách linh hoạt, thay vì cứng nhắc theo đúng nguyên tắc như các doanh nghiệp lớn.
  • Thứ tư, với đặc thù số lượng khách hàng không quá lớn, doanh nghiệp nhỏ dễ dàng kết nối mật thiết với khách hàng theo khía cạnh cá nhân, có cơ hội lắng nghe các vấn đề của khách hàng, từ đó thấu hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việc này giúp doanh nghiệp nhỏ hình thành và củng cố được một lượng khách hàng trung thành.
  • Cuối cùng, ở quy mô nhỏ với bộ máy đơn giản, doanh nghiệp có nhiều thời gian và nguồn lực để tập trung sản xuất, kiểm soát chất lượng và điều chỉnh sản phẩm kịp thời khi cần thiết.

= >> Tham khảo thêm 5 lợi thế đáng gờm của quy mô nhỏ khi xây dựng thương hiệu

Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp 109

Bí quyết xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

1. Định vị thương hiệu trong thị trường ngách

Không phải doanh nghiệp lớn nào cũng đủ khả năng trong việc phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng, bởi vậy định vị thương hiệu tại một phân khúc nhất định là điều mà các doanh nghiệp nhỏ nên làm.

Thị trường ngách (niche market) là một phần nhỏ nhưng đặc biệt so với toàn bộ thị trường, được hình thành khi có những nhu cầu tiềm năng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ chưa được đáp ứng bởi các nhà cung cấp lớn. Thị trường ngách cũng có thể được hình thành khi có một nhóm nhỏ các khách hàng tiềm năng.

Trong khi các doanh nghiệp lớn xem nhẹ hoặc bỏ qua thị trường này vì nghĩ rằng tiềm năng của chúng là quá nhỏ thì đây lại là mảnh đất màu mỡ cho những doanh nghiệp nhỏ. Thay vì nỗ lực tập trung vào một phần nhỏ của thị trường lớn, hãy tập trung vào phần lớn của thị trường nhỏ!

Trong 10 năm đầu thành lập, Lencii – thương hiệu thời trang học đường của công ty Thái Tuấn đã bứt phá thành công khi cho ra mắt các sản phẩm đồng phục học sinh “sành điệu”, “phong cách” cho các đối tượng học sinh con nhà khá giả. Đây là điều mà không một công ty nào trước đó dám làm vì họ luôn nghĩ rằng “học sinh không có tiền”.

Tương tự, Trung Nguyên cũng nhắm vào tầng lớp trung lưu đang lên thay vì các sản phẩm cà phê giá rẻ để thay đổi hoàn toàn thị trường cà phê tại Việt Nam; Tribeco nổi bật với sản phẩm sữa đậu nành đầu tiên trên thị trường, Tân Hiệp Phát đi đầu trong ngách thị trường thức uống trà xanh…

Tuy nhiên, thị trường ngách mà doanh nghiệp nhỏ lựa chọn cần phải đáp ứng được các tiêu chí như ít đối thủ cạnh tranh, có tiềm năng tăng trưởng, có sức mua và quy mô đủ để sinh lời. Điều này đảm bảo doanh nghiệp duy trì được hoạt động ngay cả khi có sự nhúng tay của các “ông lớn” và sự thay đổi theo xu hướng của khách hàng.

Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp 110

2. Đầu tư vào hệ thống nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng là cần thiết với tất cả các thương hiệu bất kể lớn nhỏ, nhưng chúng càng đóng vai trò quan trọng đối với các thương hiệu gia nhập thị trường muộn màng. Lý do bởi nếu không có những dấu hiệu nhận diện rõ ràng, khách hàng thậm chí còn không nhớ nổi bạn là ai chứ chưa cần đề cập tới những vấn đề khác.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ cho rằng xây dựng nhận diện thương hiệu chỉ cần một tên gọi, logo, slogan là đủ. Nhưng để gây ấn tượng với khách hàng, bạn cần có nhiều hơn thế. Một hệ thống nhận diện thương hiệu phải có đầy đủ các yếu tố cốt lõi kể trên và các ứng dụng nhận diện tại văn phòng, tại điểm bán, trên các ấn phẩm marketing, trên sản phẩm…

Chúng phải được xuất phát từ đặc trưng ngành, từ giá trị cốt lõi, phù hợp với định vị thương hiệu, tuân theo những nguyên tắc thiết kế chung và được triển khai đồng bộ, nhất quán mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ cần tránh sự ảnh hưởng từ nhận diện của các thương hiệu lớn, hoặc tránh bắt chước hình ảnh của các thương hiệu đó, bởi nhận diện thương hiệu phải là duy nhất và tạo được dấu ấn riêng.

Đừng quên xây dựng Brand Guidelines để hướng dẫn tất cả nhân viên của bạn tuân thủ đúng các nguyên tắc thiết kế và sử dụng nhận diện thương hiệu trong mọi hoạt động.

Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp 111
Ứng dụng nhận diện văn phòng thương hiệu Aqua Group do Sao Kim sáng tạo

3. Chú trọng vào chất lượng sản phẩm

Trên thương trường, mọi chiến lược, chiến thuật, kế hoạch phục vụ cho xây dựng thương hiệu đều cần phải dựa trên một nền tảng quan trọng bậc nhất, đó chính là chất lượng sản phẩm.

Dù ra đời sau khi Coca Cola đã thống trị thị trường, Pepsi vẫn tự tin đối đầu với thương hiệu này bởi họ dám chắc sản phẩm của mình có chất lượng không hề thua kém, thậm chí còn tốt hơn cả Coca Cola. Sản phẩm là thứ có trước khi thương hiệu ra đời, bởi vậy để thương hiệu phát triển bền vững và đủ sức đánh bại những gã khổng lồ, doanh nghiệp nhỏ cần tập trung đầu tư vào sản xuất, nâng cao chất lượng và không ngừng cải tiến sản phẩm – dịch vụ.

Một điều đáng chú ý hơn cả, xu hướng mua sắm và tiêu dùng của công chúng không bao giờ cố định, bởi vậy chất lượng sản phẩm tốt còn cần đi kèm với việc đáp ứng được nhu cầu mới và tăng cao của khách hàng. Marketing sẽ là công cụ đắc lực để doanh nghiệp tìm hiểu những nhu cầu đó và sáng tạo nên những ý tưởng mới. Chẳng hạn như việc OMO liên tục cho ra đời những sản phẩm như OMO Matic dùng cho máy giặt, OMO một lần xả đã sạch, OMO kết hợp với nước xả vải Comfort…

4. Marketing khôn ngoan

Tuy nhiên, không phải cứ sở hữu sản phẩm chất lượng thì thương hiệu sẽ chiến thắng, đó chỉ là nền tảng chắc chắn để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược phát triển thương hiệu. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết cách làm marketing một cách thông minh, bởi người chiến thắng trong cuộc đua này không nhất thiết phải có một nguồn tài chính hùng hậu.

Pepsi đã thực hiện một loạt khảo sát mù khi để khách hàng uống thử sản phẩm của họ và Coca Cola trong khi bị bịt mắt. Kết quả cho thấy, người dùng yêu thích sản phẩm của Pepsi hơn bởi ngọt hơn và ít nồng hơn. Bằng cách này, Pepsi đã thành công trong việc thay đổi nhận thức của khách hàng về một sản phẩm mới. Đặc biệt hơn, họ đã đẩy đối thủ vào một cuộc khủng hoảng khi Coca Cola cố nghiên cứu ra New Coke nhiều ngọt và ít nồng nhưng vấp phải sự phản đối dữ dội của khách hàng. Đây là minh chứng cho cho sự chiến thắng nhờ vào marketing khôn ngoan của doanh nghiệp nhỏ.

Marketing đa kênh là một trong những giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp để hạn chế chi phí. Thay vì dồn hết nguồn lực vào một kênh duy nhất, marketer có thể tối ưu và tối đa hóa hiệu quả các chiến dịch marketing bằng các kênh khác nhau, miễn chúng phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Thêm vào đó, marketing kiểu “du kích” cũng là một hình thức mà doanh nghiệp nhỏ nên tham khảo. Đây có thể là một khái niệm còn khá mới mẻ, nhưng chúng thực sự là giải pháp phù hợp với nguồn ngân sách còn hạn hẹp.

Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp 112

Bạn có thể tìm hiểu về marketing và xây dựng thương hiệu kiểu du kích

5. Cá nhân hóa mọi khía cạnh tương tác

Như đã đề cập ở trên, linh hoạt trong dịch vụ và thấu hiểu khách hàng là lợi thế của những doanh nghiệp nhỏ, do đó cá nhân hóa mọi khía cạnh tương tác để tạo liên kết cảm xúc với khách hàng là điều cần thiết trong tiến trình xây dựng thương hiệu.

Với số lượng khách hàng trong tầm kiểm soát, chủ doanh nghiệp có thể phân công các nhân viên phụ trách các nhóm khách hàng cụ thể, hoặc phân chia từng khâu chăm sóc khách hàng để đảm bảo mọi trải nghiệm của họ đều hài lòng và đáng nhớ.

Tuân theo quy tắc chung thể hiện sự chuyên nghiệp của thương hiệu, tuy nhiên đôi khi khách hàng sẽ cảm thấy những quy tắc đó là cứng nhắc, rắc rối và mất thời gian, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp. Doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể cắt bỏ khâu trung gian khi không cần thiết. Vì vậy, linh hoạt trong dịch vụ khách hàng sẽ khiến khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và lợi ích được đề cao.

Bên cạnh đó, hãy để khách hàng có cảm giác mỗi thành viên của thương hiệu đều như một người bạn, luôn lắng nghe những vấn đề của họ và đưa ra giải pháp phù hợp, thay vì người cung cấp sản phẩm. Điều đó cần được thể hiện qua từng cuộc nói chuyện trực tiếp, tư vấn qua điện thoại hay qua email chăm sóc khách hàng…

Đặng Lê Nguyên Vũ – CEO của cà phê Trung Nguyên đã bày tỏ niềm tự hào dân tộc và tha thiết kêu gọi người Việt sử dụng hàng Việt khi cho ra đời Café G7 để đối đầu với Nestlé bằng những bức “tâm thư” kèm trong từng hộp sản phẩm. Chúng đều bắt đầu bằng “Kính thưa quý đồng bào!”. Khi đã có sự liên kết tình cảm với khách hàng, sẽ dễ dàng hơn để doanh nghiệp thuyết phục họ gắn bó và trung thành với thương hiệu.

Trên đây là những bí quyết để doanh nghiệp nhỏ vượt qua khỏi cái bóng của những gã khổng lồ để ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Với kinh nghiệm hợp tác cùng hơn 3000 doanh nghiệp lớn nhỏ, Sao Kim có thể cung cấp cho bạn những tư vấn chuyên sâu trong việc xây dựng thương hiệu bài bản, chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ để không bỏ lỡ những điều hữu ích nhất.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Khi nào doanh nghiệp của bạn cần xây dựng thương hiệu?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Khi nào doanh nghiệp của bạn cần xây dựng thương hiệu? 215

Xây dựng thương hiệu

Không khó để thấy cuộc chiến thương hiệu đang bùng nổ ở khắp các mặt trận và diễn ra trên toàn thế giới. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nghĩ tới chiến lược xây dựng thương hiệu nếu muốn duy trì hoạt động của mình và gây ấn tượng với khách hàng. Vậy, thời điểm nào thích hợp nhất để bắt đầu quá trình này?

1. Những quan điểm mà nhiều doanh nghiệp vẫn thường hiểu sai:

  • Xây dựng thương hiệu cần có nhiều tiền

Xây dựng thương hiệu nghe có vẻ to tát và rất tốn kém, đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ có nguồn ngân sách hạn hẹp. Trong khi đó, hoạt động này lại không mang tới hiệu quả tức thì như các quảng cáo hay chương trình khuyến mãi. Việc chi ra một khoản tiền khi chưa nhìn thấy ngay lợi ích thường khiến doanh nghiệp đắn đo và chần chừ.

Sự thực là ngân sách chỉ dồi dào khi việc kinh doanh thành công, nhưng kinh doanh không thể thuận lợi nếu thiếu đi thương hiệu. Bởi vậy, không cần phải có nhiều tiền, bạn vẫn có thể làm thương hiệu, miễn đảm bảo nuôi dưỡng và phát triển được các ý tưởng chiến lược.

Khi nào doanh nghiệp của bạn cần xây dựng thương hiệu? 216

  • Chất lượng tốt tự khắc sẽ có thương hiệu mạnh

Liệu có ai dám đảm bảo rằng kem của Baskin Robbins là ngon nhất, nhưng đó lại là một thương hiệu mạnh trên thế giới. Nếu tham gia khảo sát mù, liệu bạn có phân biệt được sữa của TH True milk, Vinamilk và Dutch Lady?

Điều đó chứng tỏ giá trị thương hiệu không được quyết định bởi chất lượng sản phẩm. Chất lượng chỉ là một trong những yếu tố nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu dễ dàng hơn. Bởi vậy, sẽ là sai lầm nếu bạn cho rằng chỉ cần có sản phẩm tốt, mọi người tự khắc sẽ nghĩ tới bạn.

  • Doanh nghiệp nhỏ không cần làm thương hiệu

Hoàn toàn sai! Doanh nghiệp nhỏ sẽ không thể sống sót trước sức ép từ những gã khổng lồ nếu không tạo ra cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Bạn cần phải khẳng định những đặc trưng riêng để khách hàng ghi nhớ bạn, làm gì đó để khách hàng lựa chọn bạn thay vì đối thủ, và “làm gì đó” ở đấy chính là xây dựng thương hiệu.

=>> Xem thêm: Doanh nghiệp nhỏ có cần tới chiến lược thương hiệu?

  • Bán hàng trước, xây dựng thương hiệu sau

Bạn định làm thế nào để bán được hàng khi chỉ mới bắt đầu? Không có nhận diện riêng, không xác định được điểm mạnh đột phá, không có một định hướng rõ ràng và đồng bộ, liệu khách hàng có tin tưởng bạn? Ngay cả khi bạn cho rằng tự mình rao bán cũng đủ hiệu quả, bạn có xác định được mình phải làm quảng cáo ra sao để không gây phản cảm và đủ sức thuyết phục.

Bán hàng trước có thể đem lại lợi nhuận tức khắc, nhưng không giúp bạn duy trì được hoạt động kinh doanh lâu dài.

2.Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu

  • Suy nghĩ làm thương hiệu ngay từ khi doanh nghiệp ra đời

Như đã đề cập phía trên, doanh nghiệp không cần phải đợi đến khi có ngân sách dồi dào mới bắt tay vào làm thương hiệu. Hãy nghĩ tới việc xây dựng thương hiệu ngay từ khi bạn thành lập doanh nghiệp của mình, hay đúng hơn là từ khi có ý tưởng liên quan tới sản phẩm. Tên gọi, logo, hệ niềm tin, tầm nhìn… cần được định hướng trước hết để hình thành những yếu tố cốt lõi cho thương hiệu, chiến lược marketing và truyền thông có thể bàn tới sau.

Đây là thời điểm thích hợp bởi nguồn nhân lực đang trong trạng thái sẵn sàng với những thử thách mới, xây dựng định hướng chiến lược ngay từ đầu cũng là nền móng vững chắc để hình thành những kế hoạch cụ thể sau này. Sẽ là thuận lợi nhất nếu bạn đã chuẩn bị sẵn những “tài nguyên” cụ thể trước khi ra mắt khách hàng. Chẳng hạn, doanh nghiệp thời trang cho bé gái có thể lựa chọn màu hồng làm nhận diện để kết nối với cảm xúc của khách hàng, nhấn mạnh vào chất liệu Cotton thoáng mát, không gây kích ứng cho da để khiến họchú ý tới và thử so sánh với những thương hiệu mình đã trải nghiệm.

Hãy bắt đầu bằng việc xác định thế mạnh của mình, định vị thương hiệu trong phân khúc mục tiêu, thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng: xác định các giá trị cốt lõi của thương hiệu, xây dựng chiến lược thương hiệu, nhận diện thương hiệu, từ đó hình thành chiến lược marketing và truyền thông, triển khai và đo lường…

  • Đừng vội làm thương hiệu khi sản phẩm chưa được hoàn thiện

Chất lượng sản phẩm tốt không đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ mạnh, nhưng chất lượng tồi tệ hoàn toàn có khả năng giết chết thương hiệu. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp đừng vội xây dựng thương hiệu khi chưa hoàn thiện được sản phẩm – dịch vụ, hoặc khi chúng còn quá nhiều hạn chế. Bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm của mình có thể được khách hàng chấp nhận, nghĩa là dù vẫn còn khiếm khuyết, họ vẫn có thể sử dụng và không thấy phiền phức vì khiếm khuyết đó.

Sản phẩm có trước thương hiệu, vì vậy làm thương hiệu cần dựa trên nền tảng chất lượng sản phẩm. Nếu bạn quảng bá rầm rộ về thương hiệu với những điều tốt đẹp nhất, chạm tới cảm xúc sâu thẳm nhất trong trái tim khách hàng, nhưng lại mang tới cho họ một sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng đúng nhu cầu thực sự của khách hàng, đó chính xác là một hành vi lừa dối đáng phê phán. Cần phải nhớ, chính lòng tin của khách hàng mới làm nên sức mạnh thương hiệu.

Thương hiệu Nivea từng cho ra mắt Bio-Slim Complex với cam kết giảm cân nặng và kích thước cơ thể. Sản phẩm này được tiêu thụ với số lượng lớn, nhưng sau đó lại vấp phải sự tẩy chay của khách hàng vì khiến da họ bị sảm, nổi mẩn đỏ và kích thước cơ thể không thay đổi. Đó là cái giá mà doanh nghiệp phải trả khi không tính toán kỹ lưỡng vấn đề này.

Khi nào doanh nghiệp của bạn cần xây dựng thương hiệu? 217

  • Làm thương hiệu trước, bán hàng sau, hoặc đồng thời cả hai

Khách hàng không thể có cơ hội trải nghiệm sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp để chọn xem cái nào tốt nhất và phù hợp nhất. Họ thường mua hàng dựa trên lời giới thiệu của người quen, hoặc chọn lựa sản phẩm đã quen mặt trên báo đài. Đôi khi, họ cũng thử “liều lĩnh” chọn sản phẩm lạ có hình thức bắt mắt nhất khiến họ thích thú, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi chúng được đặt trên kệ hàng siêu thị. Nếu bạn bán sản phẩm tại cửa hàng của riêng mình, thật khó để thu hút khách hàng mục tiêu tìm đến nếu không có thương hiệu.

Nếu bán hàng trước mà thành công, vậy chẳng có doanh nghiệp nào cần phải xây dựng thương hiệu. Điều này trái ngược hẳn với thực tế các doanh nghiệp lớn hàng đầu thế giới vẫn đang nỗ lực trên đường chạy đua thương hiệu. Bởi vậy, hãy làm thương hiệu trước để tạo nền móng vững chắc, sau đó mới bán hàng, hoặc thực hiện song song cả hai để có những điều chỉnh phù hợp.

Bây giờ, câu hỏi mà doanh nghiệp cần đặt ra không nên là “có cần xây dựng thương hiệu hay không”, mà phải là “xây dựng thương hiệu ra sao để chuyên nghiệp và thuyết phục khách hàng, trong khi không phung phí ngân sách”.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Khi nào doanh nghiệp của bạn cần xây dựng thương hiệu?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn