Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Khi nào doanh nghiệp cần tới Brand Guidelines?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Khi nào doanh nghiệp cần tới Brand Guidelines? 2

Xây dựng thương hiệu

Đóng vai trò là bộ quy chuẩn thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, Brand Guidelines chính là yếu tố duy trì tính nhất quán của nhận diện trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được tầm quan trọng và những thời điểm cần dùng tới Brand Guidelines. Bài viết sau đây của Sao Kim sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Brand Guidelines là gì?

Brand Guidelines là một bản hướng dẫn cụ thể được trình bày theo cấu trúc một cuốn sách, chỉ ra cách mà thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động và làm thế nào để phát triển các ý tưởng xây dựng thương hiệu một cách thống nhất, xuyên suốt.

Brand Guidelines quy định rõ về việc sử dụng các yếu tố tham gia vào việc quảng bá thương hiệu thông qua liệt kê chi tiết về màu sắc, font chữ, tỷ lệ giữa các thành tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu…. Chúng hỗ trợ các nhà thiết kế, chuyên gia ngôn ngữ hay bất kể ai sử dụng các yếu tố để thực hiện những công việc như thiết kế ấn phẩm truyền thông, thiết kế văn phòng phẩm, đồng phục và các sản phẩm phục vụ chiến dịch Marketing đúng quy cách.

Brand Guidelines của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, nhưng chúng vẫn có những điểm chung về kết cấu bao gồm tổng quan về doanh nghiệp, sứ mệnh cốt lõi, tuyên ngôn thương hiệu, cách sử dụng logo, bảng màu, phong cách chữ viết, hình ảnh, phối cảnh… Chúng quy định tính nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng cũng truyền cảm hứng sáng tạo cho mọi người.

= >> Xem thêm Vai trò của Brand Guidelines đối với doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu gắn liền với quá trình Brand Guidelines?

Brand Guidelines xuất hiện xuyên suốt trong cả quá trình doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tuy nhiên có những thời điểm cụ thể, chúng đóng vai trò quyết định tính hiệu quả và thành công của công việc.

1. Khi tập huấn các nhân viên mới

Trong thời đại mới, quá trình tuyển dụng diễn ra thường xuyên và việc doanh nghiệp tiếp nhận những lứa nhân viên mới là điều có thể diễn ra hàng ngày, hàng tuần. Khi mới gia nhập, ngoài những kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng, nhân viên mới của bạn gần như một tờ giấy trắng, tức là không có nhiều khái niệm về thương hiệu và những câu chuyện ẩn sau sứ mệnh, tuyên ngôn cũng như hệ thống nhận diện thương hiệu.

Việc cần làm đầu tiên chính là tổ chức những buổi tập huấn để nhân viên mới làm quen và có được cái nhìn từ tổng quát tới cụ thể. Với Brand Guidelines, rất dễ dàng để bạn kể được câu chuyện hoàn chỉnh về thương hiệu từ khi mới ra đời cho đến thời điểm hiện tại, từ đó nhấn mạnh vào giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tuyên ngôn, định vị của thương hiệu.

Không những vậy, hãy tưởng tượng, sẽ vô cùng tốn thời gian nếu bạn phải mô tả cho một nhân viên thiết kế rằng tỉ lệ giữa các thành tố trong logo là bao nhiêu, họ được phép dùng tông màu đậm nhạt như thế nào, hay phải tìm lại font chữ đang dùng để cho họ xem lại. Mọi thứ sẽ được giải quyết nhanh chóng với những hướng dẫn cụ thể trong Brand Guidelines, bao gồm các thông số kỹ thuật, quy chuẩn mã màu, font chữ, cách phối cảnh trên ấn phẩm… Việc của nhân viên mới đơn giản chỉ là tuân theo đúng những quy tắc đó và áp dụng chúng vào công việc của mình.

thiet-ke-thương-hieu-sao-kim
Quy chuẩn tỷ lệ logo – một phần từ Brand Guidelines của thương hiệu xây dựng Hồng Hà Sài Gòn do Sao Kim thực hiện

2. Khi thiết kế và in ấn các thiết bị, văn phòng phẩm

Các thiết bị và văn phòng phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu và sự đầu tư nghiêm túc của doanh nghiệp, vì vậy chúng nhất thiết phải được thiết kế một cách đồng bộ với hệ thống nhận diện thương hiệu. Hướng dẫn quy chuẩn các yếu tố nhận diện đều được liệt kê đầy đủ trong Brand Guidelines và cần được áp dụng nghiêm chỉnh trong thực tế.

Với từng thiết bị và văn phòng phẩm như backdrop quầy lễ tân, nội thất, danh thiếp, giấy tiêu đề, phong bì thư, hóa đơn, file folder, đồng phục nhân viên…, các yếu tố như bảng màu đặc trưng, logo tiêu chuẩn, quy cách phông chữ, tỷ lệ, khoảng cách tối thiểu cần được tuân theo quy định trong Brand Guidelines. Chúng tạo thành một thể thống nhất và tăng mức độ nhận diện thương hiệu đối với khách hàng.

Nếu không sử dụng Brand Guidelines, việc thiết kế và in ấn sẽ không đồng nhất với quy định chung, mỗi món đồ lại mang một thiết kế riêng và dễ tạo cảm giác lộn xộn, không chuyên nghiệp.

thiet-ke-thương-hieu-sao-kim
Các yếu tố nhận diện thương hiệu quy chuẩn được Sao Kim áp dụng trong thiết kế văn phòng phẩm của khách sạn Majestic

3. Khi thiết kế và in ấn các ấn phẩm truyền thông

Trước hết, Brand Guidelines giúp các nhân viên trong bộ phận truyền thông và thiết kế nắm được quy tắc chung cần phải tuân theo. Công cụ này cũng góp phần truyền cảm hứng tới họ để lên ý tưởng cho các sản phẩm của mình.

Với đặc trưng riêng, các ấn phẩm truyền thông có thể được sáng tạo với nhiều nội dung và hình ảnh đặc sắc nhằm truyền tải rõ thông điệp của thương hiệu tới khách hàng. Tuy nhiên, không ít nhà thiết kế lại có xu hướng sáng tạo quá đà, rời xa dần thực tế và những yếu tố nhận diện cốt lõi của thương hiệu. Đây chính là lúc Brand Guidelines phát huy tầm quan trọng của mình, nhấn mạnh vào trọng tâm và nhắc nhở các nhân viên thiết kế phải luôn chú ý tới tính đồng bộ trong nhận diện. Ngoài ra, Brand Guidelines cũng giúp bạn đối chiếu giữa thành phẩm và mã màu chuẩn trong trường hợp màu in bị sai lệch so với bản gốc.

Sự ra đời của những ấn phẩm truyền thông ấn tượng, vừa truyền đạt thông điệp rõ ràng, vừa thể hiện được các yếu tố nhận diện thương hiệu sẽ tác động mạnh mẽ tới nhận thức của khách hàng, từ đó khẳng định tinh thần và khiến họ ngày càng ghi nhớ nhiều hơn về hình ảnh thương hiệu.

4. Khi triển khai các chiến dịch Marketing

Để góp phần làm nên một chiến dịch Marketing thành công, yếu tố thị giác và cảm xúc đều đóng vai trò như vũ khí bí mật có ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức và thái độ của khách hàng đối với thương hiệu. Cả 2 yếu tố này đều được nhắc tới trong Brand Guidelines thông qua ý nghĩa của tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc thương hiệu. Chúng liên quan mật thiết tới từng phần, từng khâu của một chiến dịch Marketing để đảm bảo không bỏ sót bất cứ điều gì khiến khách hàng liên tưởng và ghi nhớ thương hiệu.

Hãy nhìn vào chiến dịch đình đám của Điện máy xanh bắt đầu từ cuối năm 2016. Thương hiệu này đã phổ cập nhận diện thương hiệu của mình trên một cách triệt để với việc sử dụng hai màu xanh, vàng chủ đạo kết hợp với biểu tượng đặc trưng trong logo của mình. Sự đổ bộ của binh đoàn màu xanh cùng bài hát gây ám ảnh đã khiến công chúng không thể không ghi nhớ thương hiệu này. Rõ ràng, Brand Guidelines đã phát huy rất tốt vai trò của mình trong việc định hướng nhất quán về mặt hình ảnh.

thiet-ke-thương-hieu-sao-kim

5. Khi hợp tác cùng Agency

Trường hợp này có vài điểm tương tự với tình huống bạn phải hướng dẫn những nhân viên mới gia nhập doanh nghiệp. Agency là đơn vị tư vấn và giúp bạn hoạch định chiến lược, sáng tạo và triển khai các kế hoạch vì một mục tiêu cụ thể. Vì vậy, hơn ai hết, họ phải là những người am hiểu cặn kẽ và nắm được tinh thần của thương hiệu. Nếu chưa từng có kinh nghiệp hợp tác trước đó, Agency cũng chỉ là người ngoài cuộc không có nhiều kiến thức về thương hiệu của bạn.

Đây là lúc bạn cần tới Brand Guidelines để mang tới cái nhìn tổng quát và cụ thể về thương hiệu tới Agency, giúp họ hiểu được câu chuyện riêng của thương hiệu và nắm vững định hướng của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng bởi chỉ cần hiểu sai giá trị cốt lõi, hiểu sai định vị hay không áp dụng chính xác bộ nhận diện thương hiệu, mọi kế hoạch hay chiến dịch của Agency dù có nghiên cứu và xây dựng công phu tới đâu cũng là vô nghĩa.

Tóm lại, Brand Guidelines đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc lan tỏa câu chuyện về thương hiệu một cách thống nhất và tăng cường khả năng nhận diện từ phía khách hàng. Đã đến lúc doanh nghiệp phải nhìn lại hệ thống nhận diện của thương hiệu, bổ sung Brand Guidelines nếu còn thiếu và tuân thủ nếu Brand Guidelines đã được xây dựng một cách kỳ công tỉ mỉ. Bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên gia của Sao Kim để hoàn thiện cuốn kim chỉ nam này cho doanh nghiệp.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Khi nào doanh nghiệp cần tới Brand Guidelines?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




5 Điểm cốt lõi không thể bỏ qua để xây dựng thương hiệu thành công

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 Điểm cốt lõi không thể bỏ qua để xây dựng thương hiệu thành công 105

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài với khối lượng công việc khổng lồ đặt lên vai toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên cho dù bạn có nỗ lực bao nhiêu công sức hay đầu tư bao nhiêu ngân sách cho quá trình đó, nếu bỏ qua 5 điểm cốt lõi dưới đây, bạn cũng sẽ khó có thể thành công.

1. Xây dựng giá trị cốt lõi

Đây là điều kiện để doanh nghiệp xây dựng được một thương hiệu bền vững. Hệ thống giá trị cốt lõi được coi là hệ niềm tin của doanh nghiệp, bao gồm những nguyên lý thiết yếu và mang tính lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết định hướng sâu sắc tới suy nghĩ và hành động của mọi thành viên. Chúng không thay đổi, không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh và luôn có giá trị trong cả những tình huống khó khăn nhất.

Nhiều doanh nghiệp chỉ chủ yếu tập trung vào năng lực kỹ thuật mà quên mất đi tầm quan trọng của giá trị cốt lõi. Chúng cần được đúc rút từ chính thực tế của doanh nghiệp chứ không phải điều có thể “bắt chước” được từ các doanh nghiệp khác. Đó là thước đo chuẩn mực giúp bạn đưa ra quyết sách dễ dàng, giúp doanh nghiệp giữ đúng lời hứa với khách hàng, để họ hiểu được bạn là ai và là công cụ để tuyển dụng, giữ chân nhân viên.

5 Điểm cốt lõi không thể bỏ qua để xây dựng thương hiệu thành công 106

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đặt ra giá trị cốt lõi là “chất lượng sản phẩm” thì mọi sản phẩm mắc lỗi đều chắc chắn phải bị loại bỏ, hoặc nếu giá trị “sáng tạo là sức sống” được đề cao, những hành vi như sao chép ý tưởng, bắt chước thông điệp, đi lại lối mòn quá khứ… đều sẽ không được chấp nhận. Việc xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu có thể trải qua các bước:

  • Xác định niềm tin của từng cá nhân trong ban lãnh đạo t
  • Thảo luận để lựa chọn niềm tin phù hợp với doanh nghiệp
  • Giả định tình huống khó khăn để xem xét liệu niềm tin đó còn giá trị hay không Xác định các hành vi phù hợp và không phù hợp cho từng giá trị cốt lõi
  • Xác định các phép đo cho các hành vi của từng giá trị cốt lõi
  • Xây dựng các câu chuyện cho mỗi giá trị cốt lõi và lắng nghe phản hồi từ nội bộ
  • Truyền thông nội bộ
  • Truyền thông tới công chúng

2. Định vị thương hiệu

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói “Khác biệt hay là chết”, và cái chết sẽ là điều hiển nhiên nếu bạn không xác định được đặc trưng riêng để định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Thiếu đi yếu tố này, khách hàng sẽ chẳng thể nhớ nổi bạn là ai, hay làm cách nào để phân biệt được bạn với những đối thủ khác. Chọn bạn cũng được, mà chọn thương hiệu khác cũng chẳng sao!

Bởi vậy, điểm cốt lõi chính là định vị thương hiệu để dễ dàng thu hút và níu chân khách hàng. Bạn không thể tạo ra một sản phẩm phục vụ được tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và mọi phân khúc thị trường, điều đó dẫn tới việc thương hiệu của bạn sẽ chẳng là gì của ai. Doanh nghiệp đôi khi phải biết “hy sinh” để đảm bảo tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thương hiệu. Bên cạnh đó, hoặc sản phẩm, hoặc dịch vụ, hoặc văn hóa thương hiệu của bạn phải mang những nét khác biệt so với đối thủ.

Hãy nhìn vào định vị của các thương hiệu nổi tiếng. Cùng hoạt động trong ngành sữa, nếu như nhãn hàng Fristi của Dutch Lady chuyên về sữa tươi dành cho trẻ em hiếu động thì Nestlé lại kích sản phẩm sữa bột bằng cách lựa chọn phân khúc sản phẩm ăn dặm cho trẻ nhỏ làm đối trọng. Trong lĩnh vực thời trang, Christian Dior không tung ra những bộ sưu tập giá rẻ bởi điều đó sẽ phá vỡ định vị đẳng cấp, sang trọng của thương hiệu, trong khi Topshop lại trung thành với những mẫu thời trang đường phố ứng dụng thay vì chơi trội với những mặt hàng xa xỉ, bởi thương hiệu này đã ghim mình trong phân khúc giá rẻ và được công chúng đón nhận.

Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu dựa vào chất lượng cao của các sản phẩm đặc thù, dựa vào giá trị sản phẩm, tính năng sản phẩm, dựa vào sự kết nối với khách hàng thông qua khơi gợi cảm xúc, dựa vào vấn đề – giải pháp, hoặc thậm chí dựa vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp…

5 Điểm cốt lõi không thể bỏ qua để xây dựng thương hiệu thành công 107

=>>> Xem thêm: Quy trình 7 bước xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME

3. Phân biệt rõ các khái niệm

Đối với một doanh nghiệp, các bước truyền thông, quảng bá để đưa tên tuổi thương hiệu đến với công chúng là điều rất quan trọng. Có nhiều hình thức giúp doanh nghiệp thực hiện được việc đó, nhưng chúng thường bị nhầm lẫn hoặc gộp chung thành một khái niệm duy nhất. Nếu bản thân doanh nghiệp – đặc biệt là những người chủ doanh nghiệp – không phân định được rạch ròi từng khái niệm, rất khó để có thể lên kế hoạch một cách rõ ràng và lựa chọn được những bước đi đúng đắn.

Chẳng hạn, có nhiều người đánh đồng việc xây dựng thương hiệu chính là tiếp thị, quảng cáo. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu phải là một chiến lược lâu dài, trong khi Marketing chỉ là chiến thuật ngắn hạn và là một phần trong các bước xây dựng thương hiệu. Một số khái niệm như Marketing, Quảng cáo, PR – Public Relations và Branding thường xuyên bị nhầm lẫn dẫn tới việc doanh nghiệp không tận dụng được đúng và được hết thế mạnh của từng lĩnh vực.

= >>> Bạn có thể kham thảo thêm để hiểu bản chất và phân biệt được sự khác nhau giữa Branding, Marketing, Quảng cáo và PR.

4. Đề cao trải nghiệm thực tế và tôn trọng lợi ích của khách hàng

Cảm xúc của khách hàng là điều vô cùng quan trọng, bởi suy cho cùng thì xây dựng thương hiệu chính là xây dựng cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp. Đó là lý do khiến yếu tố trải nghiệm thực tế và lợi ích khách hàng cần được đặt lên hàng đầu.

Không ít doanh nghiệp chỉ tập trung đề cao chất lượng sản phẩm và cho rằng “hữu xạ tự nhiên hương”, không cần làm gì thì khách hàng cũng tự tìm đến. Số khác lại tin rằng chỉ cần marketing rầm rộ, quảng cáo tràn lan là đã đủ gây ấn tượng với khách hàng. Nhưng mọi nỗ lực sẽ đều là vô nghĩa nếu khách hàng cảm thấy không thỏa mãn qua những lần tiếp xúc trực tiếp với thương hiệu.

Do vậy, hãy đặt khách hàng mục tiêu vào vị trí trung tâm và đảm bảo rằng mọi trải nghiệm của họ đều là đáng nhớ, từ khi liên hệ online, tiếp đón tại cửa hàng cho tới hậu mua hàng. Khách hàng sẽ cảm kích nếu thấy rằng lợi ích của họ được đặt trên cả ham muốn doanh thu của thương hiệu, chẳng hạn như việc bạn khuyên họ nên lựa chọn sản phẩm rẻ hơn nhưng phù hợp, thay vì cố thuyết phục họ mua mặt hàng đắt tiền. Cũng đừng quên rằng những trải nghiệm đó phải gắn liền với định vị và cá tính của thương hiệu.

5 Điểm cốt lõi không thể bỏ qua để xây dựng thương hiệu thành công 108

5. Tạo dựng niềm tin nơi nhân viên

Chính các nhân viên sẽ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là đại sứ truyền thông cho thương hiệu, bởi vậy chính họ phải là những người am hiểu rõ ràng tất cả mọi thứ liên quan tới thương hiệu.

Trước khi muốn thuyết phục khách hàng, doanh nghiệp phải thuyết phục các thành viên tin tưởng vào sự tồn tại và ý nghĩa của thương hiệu, thông qua các buổi đào tạo, tập huấn, áp dụng văn hóa doanh nghiệp, khen thưởng và điều chỉnh kịp thời. Điều này tác động rất lớn tới suy nghĩ của các thành viên, từ đó định hình họ tuân theo hệ tư tưởng, niềm tin, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đặt ra cho thương hiệu.

Nếu không làm truyền thông nội bộ, chẳng ai có thể hiểu được tầm quan trọng và mục đích cuối cùng của nhiệm vụ được giao, mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ thiếu nhất quán và mang lại cảm giác rời rạc, thiếu chuyên nghiệp nơi khách hàng.

Văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để tuyển dụng nhân viên chất lượng và giữ chân họ. Bởi, một bộ máy không thể duy trì được nhân sự cốt lõi trong thời gian dài liệu có đủ khả năng giữ chân được khách hàng? Trong trường hợp nhân viên không thể ở lại với bạn, hãy tạo xây dựng niềm tin và tạo ra những ấn tượng tốt đẹp nhất, để dù phải rời đi, họ vẫn mang theo những suy nghĩ tích cực và niềm tự hào về thương hiệu mình đã từng làm việc.

Có những điều tưởng chừng như mặc định và đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đặt sự quan tâm đúng mực. Xây dựng thương hiệu chưa bao giờ là bài toán dễ dàng ngay cả với những doanh nghiệp lớn, do đó hãy cân nhắc thật kỹ trước từng phương án.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

5 Điểm cốt lõi không thể bỏ qua để xây dựng thương hiệu thành công







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Top 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho khởi nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Top 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho khởi nghiệp 211

Xây dựng thương hiệu

Làm thế nào để gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu trong khi ngân sách đang eo hẹp và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế là câu hỏi thường được đặt ra bởi nhiều nhà khởi nghiệp. Chưa cần tới những chiến dịch marketing rầm rộ, bạn có thể xem xét 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho Startup dưới đây.

1. Tham gia các diễn đàn trực tuyến

Đối với mỗi lĩnh vực trong cuộc sống và kinh doanh, luôn tồn tại những diễn đàn trực tuyến – nơi tập hợp những người có cùng mối quan tâm và thường xuyên thảo luận về lĩnh vực đó. Không ít người đã quen thuộc với những cái tên như Otofun – diễn đàn xe lớn nhất Việt Nam, diễn đàn giải trí Vozforums, diễn đàn chứng khoán F319…

Tham gia diễn đàn trước hết là bước khởi đầu để Startup thâm nhập vào một cộng đồng rộng lớn, tìm hiểu những vấn đề công chúng đang quan tâm, những rắc rối mà họ thường xuyên gặp phải, từ đó định hướng giải pháp cho sản phẩm – dịch vụ và kế hoạch marketing của mình.

Trở thành thành viên tích cực trong một diễn đàn và nhận được sự công nhận của người khác cũng chính là bước đệm để người sáng lập công ty móc nối với hình ảnh thương hiệu của mình. Khách hàng sẽ có xu hướng quan tâm tới thương hiệu của một người đáng tin, và không ngần ngại thử trở thành khách hàng của bạn sau khi đã quen mặt nhau trên diễn đàn.

Trong khi phần lớn Startup tại Việt Nam đều hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đây càng là một lợi thế bởi những diễn đàn trong lĩnh vực này thường hoạt động vô cùng sôi nổi. Đừng bỏ qua mảnh đất màu mỡ này!

Top 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho khởi nghiệp 212

2. Xây dựng website

Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp nhỏ năm 2013 của Verisign – công ty hàng đầu thế giới về tên miền và an ninh mạng từ Mỹ, có tới 71% các doanh nghiệp cho rằng việc xây dựng website giúp họ dễ dàng tiếp cận với các khách hàng mục tiêu, và ngược lại cũng là công cụ hữu ích giúp khách hàng tìm đến đúng thương hiệu.

Việc tạo ra một website dễ truy cập, dễ nắm nội dung, đầy đủ thông tin, bắt mắt với hình ảnh nhất quán với nhận diện thương hiệu và thân thiện với các thiết bị như smartphone, tablet… cho thấy sự đầu tư bài bản và chuyên nghiệp của Startup. Chúng hoàn toàn có thể được xây dựng miễn phí bởi các thành viên, đặc biệt khi Startup tại Việt Nam hiện nay đều được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, để có thể nâng cao thứ hạng xuất hiện của website công ty trên các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm mà phổ biến nhất là Google, Startup có thể áp dụng phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Việc này được thực hiện dựa trên các từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm, chẳng hạn “ứng dụng chỉ đường”, “học tiếng Anh online”, “bảng xếp hạng âm nhạc tháng 4”…

SEO giúp Startup thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp tới sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, trong khi chi phí dành cho tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không quá lớn và có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào ngân sách của bạn.

3. Chia sẻ kiến thức miễn phí

Bên cạnh hình ảnh bắt mắt và những lời quảng cáo hoa mỹ, khách hàng đặc biệt quan tâm tới chất lượng và giá trị thực mà họ sẽ nhận được từ Startup. Chứng minh năng lực và trình độ chuyên môn thông qua những bài viết chia sẻ kiến thức miễn phí là một cách miễn phí để Startup xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.

Blog hay WordPress là những công cụ hữu hiệu mà bạn có thể khai thác. Chúng có thể mang danh nghĩa cá nhân CEO hoặc đại diện cho cả doanh nghiệp để đăng tải những bài viết phân tích, thông tin hữu hiệu, tư vấn chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của Startup. Không chỉ cung cấp những kiến thức cần thiết và áp dụng được vào thực tế cho khách hàng, mục tiêu cuối cùng của cách này chính là khẳng định năng lực chuyên môn và tạo dựng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu.

Blog Sao Kim mà bạn đang theo dõi chính là ví dụ điển hình cho cách làm này. Những bài viết chuyên sâu về kinh doanh và thương hiệu được đội ngũ của chúng tôi tích lũy hàng ngày nhằm mang tới một kho kiến thức sống động và hữu hiệu. Đây là cách giúp Sao Kim khẳng định được vị thế của một chuyên gia thương hiệu hàng đầu, gia tăng niềm tin và duy trì kết nối với khách hàng.

Top 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho khởi nghiệp 213

4. Xây dựng kênh Youtube

Youtube đang là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới. Đó là lý do Startup cần sở hữu ngay một kênh Youtube của riêng mình và tích cực sử dụng những thủ thuật video marketing hiệu quả. Nếu Startup sở hữu một nguồn nhân sự tài năng, đây thực sự là mảnh đất màu mỡ để doanh nghiệp phát huy khả năng sáng tạo và thu hút khách hàng.

Video là dạng hình ảnh thường có khả năng truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, dễ chạm tới cảm xúc khách hàng và dễ được tiếp nhận dưới dạng thưởng thức, trái ngược với tâm lý không thoải mái khi đọc những mẩu tin quảng cáo thông thường. Đặc biệt, những video ấn tượng hướng tới xu hướng “quảng cáo như không quảng cáo” cũng giống như một loại virus, có thể được lan truyền từ người này sang người khác theo cấp số nhân.

Xu hướng sáng tạo Viral video trên Youtube tại Việt Nam thường xoay quanh việc xây dựng những câu chuyện cảm động (Tôi ghét mẹ tôi của Viettel), lồng ghép các yếu tố tôn vinh giá trị Việt (Tôi yêu Việt Nam – Nescafé), đi theo mô típ hài – quái – nhảm (Điện máy xanh), Music Video (Đi để trở về – Biti’s và Soobin Hoàng Sơn)…

Khi chưa có đủ kinh phí cho những video tiền tỷ, bạn có thể bắt tay vào thực hiện những video quy mô nhỏ, do chính các thành viên Startup thực hiện, miễn hội tụ được những ý tưởng sáng tạo.

Top 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho khởi nghiệp 214

5. Tận dụng mạng xã hội

Lượng người dùng mạng xã hội trên thế giới trong 3 tháng đầu năm 2018 đã đạt mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Tại Việt Nam, Facebook tiếp tục là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất với 58 triệu người dùng. Điều này cho thấy đây là công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.

Những cái tên nổi bật như Facebook, Instagram, Twitter… cho phép bạn tạo ra các tài khoản đứng tên thương hiệu, đăng tải bài viết, hình ảnh phục vụ cho mục đích truyền thông và bán hàng, đồng thời có thể chạy quảng cáo khi doanh nghiệp có nhu cầu tăng lượng tiếp cận khách hàng.

Mạng xã hội mở ra những cơ hội tuyệt vời cho Startup bởi khả năng lan truyền thông tin ở mức chóng mặt, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chia sẻ và phản hồi về sản phẩm – dịch vụ, từ đó giúp những Marketer thấu hiểu người tiêu dùng và cung cấp những giải pháp phù hợp. Hơn nữa, mạng xã hội cũng giúp Startup đánh giá được mức độ yêu thích của người dùng, khám phá nhu cầu mới của khách hàng và nhận ra những đặc điểm quan trọng cho truyền thông.

Tuy nhiên, Startup cũng cần lưu ý để lên kế hoạch linh hoạt đối phó với sự thay đổi khó nắm bắt của mạng xã hội và tránh những khủng hoảng truyền thông lan rộng.

6. Kết nối với khách hàng thông qua Email

Email marketing là cách làm miễn phí rất phổ biến của rất nhiều thương hiệu và là cầu nối trực tiếp tới khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để không biến hình thức marketing này trở thành Spam và gây khó chịu cho khách hàng, Startup cần khéo léo để họ tự nguyện đăng ký. Bạn có thể cam kết giảm giá khi mua hàng hoặc tặng tài liệu, thủ thuật miễn phí cho những người cung cấp email để sử dụng công cụ này một cách “danh chính ngôn thuận”.

Khi đã có cảm tình với thương hiệu thông qua những lời hứa đó, khách hàng mục tiêu sẽ lưu tâm đến bạn và bắt đầu hình thành niềm tin. Ở giai đoạn đầu tiên, đừng vội quảng bá cho sản phẩm – dịch vụ của Startup khi chỉ mới nhận được email khách hàng. Thay vào đó, hãy gây ấn tượng về sự chuyên nghiệp của thương hiệu bằng việc cung cấp thông tin về những ưu đãi, tin tức liên quan, bài viết bổ ích, dịch vụ dùng thử…

Bạn cũng đừng quên lồng ghép các yếu tố nhận diện thương hiệu trong email gửi tới khách hàng và làm những khảo sát, xin ý kiến khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm – dịch vụ, đồng thời khiến người dùng cảm nhận được sự tôn trọng lợi ích mà Startup dành cho họ.

Top 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho khởi nghiệp 215

7. Xây dựng cộng đồng thương hiệu

Cộng đồng thương hiệu là tập hợp những người có chung một mối quan tâm, thường xuyên trao đổi thông tin và chia sẻ và một vấn đề chung, nhưng khác với các diễn đàn đã được đề cập ở phía trên, mối quan tâm trong trường hợp này chính là thương hiệu của bạn.

Nói cách khác, việc mà bạn cần làm chính là xây dựng một cộng đồng bao gồm những người quan tâm tới sản phẩm – dịch vụ mà bạn đang cung cấp, hoặc yêu thích thương hiệu của bạn. Ở đó, bạn có thể cung cấp mọi thông tin về thương hiệu, sản phẩm – dịch vụ, những bài viết hữu ích, tạo ra những cuộc thảo luận, thậm chí là tranh luận để được khách hàng nhắc tới nhiều nhất. Ngay cả khi trong cộng đồng xuất hiện những người không thích thương hiệu của bạn, đây vẫn là cơ hội tốt để Startup thuyết phục họ thử trở thành khách hàng của mình.

Đối với những “ông lớn” như Honda, Toyota hay Uniqlo, H&M…, xây dựng cộng đồng thương hiệu rất dễ dàng chỉ với một fanpage mang tên chính thương hiệu đó. Tuy nhiên, là một Startup, bạn có thể lập những fanpage liên quan, chẳng hạn như “Hội những người yêu thích nội thất thông minh” cho thương hiệu nội thất hay “Bí quyết bạn gái” cho thương hiệu cung cấp giải pháp làm đẹp.

8. Kết nối với người có tầm ảnh hưởng

Đây vốn là cách làm mất phí, bởi để được chấp nhận lời tham gia PR cho sản phẩm từ những người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng, các doanh nghiệp thường phải chi trả một khoản phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, với những Startup có ngân sách eo hẹp, vẫn có cách để bạn biến chúng trở thành miễn phí hoặc gần như miễn phí.

Trước hết, hãy tận dụng tất cả những mối quan hệ của các thành viên trong Startup để xem xét liệu bạn có quen biết nhân vật nào có sự ảnh hưởng tới cộng đồng chứa khách hàng mục tiêu của thương hiệu hay không. Đó có thể là một blogger, reviewer, nhà báo, nghệ sĩ… Nếu cảm thấy có thể nhờ vả được, đừng chần chừ.

Ngoài ra, bạn có thể thuyết phục họ nói tốt cho thương hiệu bằng cách tặng miễn phí sản phẩm để trải nghiệm hay cung cấp kiến thức chuyên môn cho các blogger, nhà báo.. nhằm phục vụ bài viết của họ.

Nhiều Startup thường đánh giá thấp những cách xây dựng thương hiệu miễn phí hoặc tốn ít chi phí vì cho rằng chúng sẽ không mang lại nhiều giá trị. Tuy nhiên, đây mới chính là cách để “mưa dầm thấm lâu” và giúp doanh nghiệp thâm nhập vào tâm trí khách hàng với những bước đi chắc chắn trong khi tiết kiệm khoản lớn chi phí cho những công việc khác. Để nắm rõ chi tiết của từng cách làm, bạn có thể liên hệ tới Sao Kim để được tư vấn cụ thể hơn.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Top 8 cách xây dựng thương hiệu gần như miễn phí dành cho khởi nghiệp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn