Category Archives: Xây dựng thương hiệu

5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất 2

Xây dựng thương hiệu

Xác định đúng mục tiêu quảng bá thương hiệu không phải là điều dễ dàng. Tùy theo từng thời điểm hoạt động của doanh nghiệp, tùy đối tượng được nhắm đến mà mục tiêu quảng bá sẽ khác nhau ít nhiều. Mục tiêu quảng bá thương hiệu thường thấy hiện nay gồm những loại nào? Những mục tiêu đó nằm ở giai đoạn nào của quá trình quảng bá thương hiệu? Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu 5 mục tiêu chính của quảng bá thương hiệu như sau.

muc-tieu-quang-ba-thuong-hieu

  1. Tạo sự nhận biết

Sự nhận biết là khả năng thương hiệu của bạn được ghi nhớ và nhận ra dễ dàng bới khách hàng. Sự nhận biết này có thể đạt được hiệu quả lớn nếu có được thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tốt, sáng tạo và khác biệt.

Mục tiêu tạo ra sự nhận biết thường thấy khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc sản phẩm mới tiếp cận thị trường. Nhanh chóng tiếp cận đến nhiều người và để lai ấn tượng dễ phân biệt là kết quả cần đạt được. Đó cũng là mục tiêu cho giai đoạn đầu tiên của quảng bá thương hiệu.

Để xác định rõ ràng cũng như đạt được mục tiêu trên, bạn nên tìm câu trả lời cho các câu hỏi:

(1) Bạn là ai? Bạn được mô tả như thế nào? Bạn đem đến lợi ích gì? Bạn khác biệt ra sao?

(2) Ai nhận sẽ tiếp nhận thương hiệu của bạn? Họ sẽ tiếp nhận qua đâu?

Với mọi thương hiệu, khi bạn xác định rõ được những vấn đề trên, mục tiêu nhận biết thương hiệu sẽ đạt được những kết quả hết sức bất ngờ.

  1. Tạo sự quan tâm

Tạo sự quan tâm ở đây được hiểu là tác động vào thái độ của khách hàng – Hờ hững chuyển sang thích thú – Tất nhiên sau khi đã đạt được mục tiêu đầu tiên là khách hàng nhận diện thương hiệu.

Mục tiêu này khó đạt được hơn mục tiêu đầu tiên khi tiếp cận sâu hơn vào tâm trí khách hàng. Vì thứ nhất nó phải khơi gợi được nhu cầu của khách hàng, thứ hai là tìm điểm tương đồng giữa thương hiệu và nhu cầu đó và thứ ba là thúc đẩy nhu cầu đó lớn mạnh đến hàng động.

Để xác định chính xác mục tiêu, điều cần thiết vẫn là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi.

(1) Khách hàng được mô tả như thế nào? (Hành vi, sở thích, thu nhập…)

(2) Thông điệp của thương hiệu gắn với khách hàng là gì?

(3) Cách tiếp cận sáng tạo, tự nhiên nhất để liên kết thương hiệu với khách hàng.

Nắm rõ được những vấn đề cần giải quyết trên, thương hiệu sẽ nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng tiềm năng và thị trường.

  1. Cung cấp thông tin

Cung cấp thông tin là đưa ra những thông tin thuyết phục khiến khách hàng tin tưởng và yêu mến thương hiệu. Điều này nghĩa là giúp họ xóa tan rào cản, nghi ngại trong qua trình họ tìm hiểu về thương hiệu bằng cách đưa ra những lợi ích mà thương hiệu cho họ.

Mục tiêu quảng bá thương hiệu này cần đạt được sau khi khách hàng nhận biết được sản phẩm và có quan tâm muốn biết thêm về thương hiệu trong trường hợp thương hiệu là mới. Trong trường hợp thương hiệu đã tồn tại trên thị trường nhưng cùng rất nhiều đối thủ cạnh tranh, mục tiêu ở đây là định vị thương hiệu khác biệt và có chỗ đứng rõ ràng trên thị trường.

Để nắm rõ được hướng đi đạt mục tiêu, bạn cần trả lời các câu hỏi như sau:

(1) Lợi ích bạn cung cấp ra thị trường?

(2) Thông tin chi tiết về doanh nghiệp, sản phẩm?

(3) Sự khác biệt lớn nhất bạn có được?

Cung cấp đủ thông tin hữu ích giải quyết được khúc mắc khó khăn của khách hàng, bạn đã đi được nửa con đường đến thành công của quảng bá thương hiệu.

  1. Tạo hành động

Tạo hành động có thể được hiểu là những hành động như mến mộ, quảng bá hay mua sản phẩm của thương hiệu. Những hành động này giúp cho thương hiệu lớn mạnh và mở rộng chắc chắn.

Hành động là mục tiêu tiếp theo sau khi đã cung cấp đủ thông tin thương hiệu cho khách hàng. Dù đi theo hướng nào đi nữa, hành động của khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp cũng như xây dựng thương hiệu.

Trong mục tiêu này bạn nên tạo các sự kiện lớn, phong trào quần chúng, xu hướng mới nhằm tạo cho khách hàng những hứng khởi giúp họ có những hành động cổ động thương hiệu và giới thiệu thương hiệu đến những người khác. Khi đó mối quan hệ của khách hàng và thương hiệu hình thành và bồi đắp.

  1. Củng cố thương hiệu

Củng cố thương hiệu được hiểu là xây dựng thương hiệu ngày càng vững chắc, sâu đậm. Đó là việc chuyển mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu lên một tầm mới – Sự trung thành.

Mục tiêu ở đây chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nó sẽ được triển khai khi mà mối quan hệ thương hiệu và khách hàng đã từng diễn ra. Nay mỗi quan hệ đó sẽ được củng cố.

Quảng bá thương hiệu lúc này mang tính chất gợi nhớ và lưu giữ những cảm xúc, ấn tượng sâu đậm về thương hiệu. Có thể thấy Coca và Pepsi làm khá tốt công việc này. Hoạt động quảng bá lúc này cần đi sâu vào tính sáng tạo và trải nghiệm trong cảm xúc người dùng.

Cả quá trình dài quảng bá thương hiệu, 5 mục tiêu tương ứng với 5 giai đoạn lớn và quan trọng quyết định thành công của thương hiệu. Sự hiệu quả có được khi chú ý đến từng chi tiết nhỏ.

Nguồn: Sao kim Branding

Chuyên gia số 1 về thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Phân tích 4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Phân tích 4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả 105

Xây dựng thương hiệu

Có rất nhiều mô hình phân tích thương hiệu hữu ích để bạn có thể phân tích cấu trúc thương hiệu của mình nhằm hiểu sâu sắc nó và đề ra những chiến lược phát triển cho tương lai. Sau đây Sao Kim sẽ giới thiệu với bạn 3 mô hình khá hiệu quả được sử dụng bởi nhiều chuyên gia chiến lược thương hiệu. Mỗi mô hình có cách thức và thời điểm áp dụng khác nhau. Việc áp dụng nhiều mô hình khác biệt sẽ giúp bạn có nhận biết toàn diện hơn về thương hiệu của mình.

  1. Mô hình bánh xe thương hiệu

mô hình thương hiệu
Mô hình bánh xe thương hiệu

Bánh xe thương hiệu là một công cụ dùng để xác định nền tảng hay là giá trị cốt lõi cho một thương hiệu. Bánh xe thương hiệu được minh họa thành 4 phần với 3 lớp. Các yếu tố của bánh xe thương hiệu được phát triển từ lớp ngoài vào tới lớp trong.

Lớp ngoài cùng bao gồm 4 phần:

  • Tôi mô tả sản phẩm này như thế nào?: mô tả những đặc tính vật chất, lý tính của sản phẩm
  • Sản phẩm mang lại điều gì cho tôi?: những giá trị lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho người sử dụng.
  • Thương hiệu khiến tôi trông ra sao?: những điều mà người khác sẽ nghĩ về người dùng thương hiệu này
  • Thương hiệu khiến tôi cảm thấy thế nào?: những điều mà người sử dụng tự cảm thấy về mình khi dùng thương hiệu đó

Dựa trên lớp thứ nhât phát triển được lớp thứ hai bao gồm 2 phần:

  • Dữ kiện/ Biểu tượng: Dữ kiện là những yếu tố thuộc về tính chất lý tính của sản phẩm. Biểu tượng là những yếu tố liên quan tới hình ảnh đặc trưng của sản phẩm/ thương hiệu
  • Tính cách thương hiệu: những giá trị tinh thần của thương hiệu

Từ đó xác định được lớp trong cùng là “Giá trị cốt lõi” của thương hiệu: thường được minh họa bởi 3 – 4 từ

  1. Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer – Brand Identity Prism

brand prism
Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer

Mô hình này được giới thiệu bởi Kafferer vào năm 2008 và được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng thương hiệu cho đến nay. Mô hình lục lăng gồm 6 yếu tố , có thể được chia theo chiều dọc thành 2 khía cạnh là biểu hiện bên ngoài (Externalisation) và biểu hiện bên trong (Internalisation) của thương hiệu, hoặc có thể được chia theo chiều ngang thành 2 khía cạnh là Hình ảnh thương hiệu được truyền đi và Hình ảnh thương hiệu nhận được.

Khác với mô hình đầu phát triển theo lớp từ ngoài vào trong, với mô hình Kafferer này, bạn có thể phân tích cấu trúc bản sắc thương hiệu bắt đầu theo chiều ngang hoặc chiều dọc bằng cách suy nghĩ và ghi lại những từ ngữ mô tả về từng yếu tố vào ô tương ứng.

  • Physique: các yếu tố như biểu tượng, màu sắc
  • Personality: tính cách của thương hiệu nếu xem nó như một con người
  • Culture: những giá trị mà thương hiệu theo đuổi và đại diện
  • Relationship: mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
  • Reflection: người khác nhìn nhận như thế nào về người sử dụng thương hiệu này
  • Self-image: khách hàng nhìn nhận về chính họ như thế nào khi họ sử dụng thương hiệu

3. Mô hình Chìa khóa thương hiệu Brandkey

91819558ae0649e958443cd3c3e07a6f
Mô hình chìa khóa thương hiệu

Mô hình này được mô tả bởi hình chiếc ổ khóa, bao gồm 2 nhóm: nhóm ảnh hưởng và nhóm tạo lập. Nếu như hai mô hình ở trên chú trọng tới Sự thật ngầm hiểu về khách hàng (customer insights) nhiều hơn thì mô hình chìa khóa này có tầm bao quát rộng hơn khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng bao trùm như Môi trường kinh doanh hay đối thủ cạnh tranh.

  • Nhóm 1: Nhóm ảnh hưởng

Root Strength:Nền tảng giá trịcủa thương hiệu đem đến cho khách hàng của mình, thể hiện thông qua thông điệp/tuyên ngôn/lời hứa và những hành động cụ thể, có thể trải nghiệm được.

Phân tích 4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả 106Competitive environment:môi trường kinh doanh tiềm năng, độ lớn thị trường, đối thủ cạnh tranh , thương hiệu nào là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh.

Phân tích 4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả 106Target:Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào? Thói quen sở thích ra sao, nhu cầu mong muốn của họ là gì? Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu của bạn?

Phân tích 4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả 106Insight:Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì ? sản phẩm giải quyết được gì cho họ?họ tương tác ra sao với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao?

  • Phân tích 4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả 106Nhóm 2: Nhóm tạo lập

Benefits:Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm,dịch vụ. Bao gồm cả lợi ích về mặt lý tính cũng như cảm tính.

Value, Personality, different:Giá trị và cá tính đặc trưng của thương hiệu như một con người. Điểm khác biệt, độc đáo, duy nhất của thương hiệu.

Reason to Believe:Lý do khiến khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn ? (phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ… )

Core Value:Giá trị cốt lõi của thương hiệu, thứ không thể thay thế bởi bất cứ yếu tố nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh điều này.

4. Mô hình Tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng Keller

brand pyramid
Mô hình tài sản thương hiệu Keller

Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng được giới thiệu bởi Keller năm 2013, đưa ra một chỉ dẫn để xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách bền vững trong tâm trí khách hàng qua 4 bước:

Bước 1. Bước đầu tiên là xây dựng sự nhận biết, cần phải đảm bảo được là thương hiệu có một điểm đặc biệt nổi trội và dễ phân biệt so với các thương hiệu cạnh tranh.

Bước 2. Ý nghĩa của thương hiệu được truyền tải thông qua 2 yếu tố: khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng (Performance) và hình ảnh (Imagery).

Bước 3. Nắm bắt được phản ứng của khách hàng thông qua 2 yếu tố: đánh giá của khách hàng (Judgement) và cảm nhận của khách hàng (Feelings)

Bước 4. Quản lý mối quan hệ với khách hàng với thương hiệu. Mối quan hệ này có thể đạt được ở 4 mức độ: sự trung thành về mặt hành vi (mua hàng), sự gắn kết về mặt thái độ (tin tưởng), cảm giác thuộc về một cộng đồng có chung giá trị (những người sử dụng thương hiệu), sự gắn kết chủ động với thương hiệu (nói về, bàn luận về, tham gia chia sẻ về thương hiệu).

Nếu như hai mô hình đầu tiên được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới sáng tạo thương hiệu, thì mô hình thứ 3 này được áp dụng ở giai đoạn bắt đầu truyền thông cho thương hiệu để tạo lập mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.

Qua bài viết này, Sao Kim mong bạn đã nắm được một số mô hình cơ bản để phân tích thương hiệu của mình. Trongloạtbài viết tiếp theo, Sao Kim sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn chi tiết hơn cách ứng dụng các mô hình này trong phân tích và xây dựng thương hiệu qua các ví dụ minh họa thực tế các case study mà Sao Kim đã thực hiện.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Phân tích 4 mô hình phân tích thương hiệu hiệu quả







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup 212

Xây dựng thương hiệu

Là nhà quản lý, nhà điều hành của một doanh nghiệp Starup, bạn chắc chắn hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của một bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ thuyết phục chủ đầu tư rót vốn cho bạn, thu hút nhân tài để họ tham gia phát triển doanh nghiệp cùng bạn. Và quan trọng nhất, nó là bản đồ định hướng để bạn chèo lái doanh nghiệp đến những kết quả mong muốn.

Dành thời gian viết bản kế hoạch kinh doanh còn là cơ hội để bạn một lần nữa suy nghĩ thấu đáo từng bước phát triển doanh nghiệp. Những ý tưởng bạn nghĩ trong đầu khi được viết rõ ràng ra giấy sẽ cho bạn một trải nghiệm cực kỳ thú vị. Đâu đó bạn sẽ phát hiện ra thiếu sót trong ý tưởng của mình hay những cơ hội mà bạn còn chưa từng cân nhắc, những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh.

Hãy bắt đầu startup bằng bản kế hoạch kinh doanh
Hãy bắt đầu startup bằng bản kế hoạch kinh doanh

Nhằm giúp bạn có những hình dung nhất định cho nội dung bản kết hoạch khởi sự kinh doanh hoàn hảo, Sao Kim xin chia sẻ bạn 8 nội dung thiết yếu cần phải có trong bản kế hoạch kinh doanh.

1. Tóm tắt dự án kinh doanh

Đây là phần mở màn cho bản kế hoạch kinh doanh của bạn, là nhân tố quyết định việc nhà đầu tư có đọc tiếp phần còn lại của bản kế hoạch hay không. Vì vậy, hãy thật tâm huyếttỉ mỉ khi viết tóm tắt dự án, hãy thể hiện rõ ý tưởng, sự thông minh và nhiệt huyết của bạn.

Bạn nên giới hạn phần tóm tắt dự án trong tối đa 2 trang giấy. Sau khi đọc xong bản tóm tắt dự án, bạn phải khiến người đọc cảm thấy hiểu cơ bản về dự án của bạn và hào hứng vì những tiềm năng mà nó có thể đem lại.

2. Mô tả công ty

Trong phần này, bạn cần cho người đọc có một cái nhìn toàn cảnh về công ty khởi nghiệp của bạn. Hãy để người đọc nắm được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, thị trường bạn nhắm đến, đối thủ cạnh tranh, vấn đề pháp lý mà startup của bạn theo đuổi.

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị bạn đặt ra là gì?
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp

3.Sản phẩm và dịch vụ cung ứng

Nếu như ở phần tóm tắt dự án và mô tả công ty bạn đã cho người đọc hiểu giá trị mà startup của bạn mang lại thì trong phần này bạn cần cho họ biết cụ thể và rõ ràng bạn mang lại những giá trị đó bằng cách nào, đó chính là những sản phẩm và dịch vụ công ty cung ứng.

  • Sản phẩm và dịch vụ của bạn có gì đặc biệt?
  • Chúng giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?
  • Chúng có gì khác biệt và độc đáo so với những đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trên thị trường?
mo-ta-san-pham-hoac-dich-vu
Sản phẩm hoặc cách làm của bạn có gì khác biệt?

Hãy chỉ ra những điều đó một cách logic và thuyết phục.

4. Kế hoạch Marketing, bán hàng

Đây là phần rất quan trọng tốn không ít chất xám và thời gian nghiên cứu của người viết kế hoạch kinh doanh. Bạn sẽ phải cung cấp nội dung phân tích kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh và khách hàng, thị trường mục tiêu bạn nhắm đến.

Khi bạn có sản phẩm/dịch vụ cụ thể và mang giá trị nhất định, bạn cần có kế hoạch tiếp thị, quảng bá, phân phối, bán hàng để giành được khách hàng thực sự cho công ty. Ở đây sẽ cần có chiến lược ngắn hạn và dài hạn mà bạn sẽ phải nỗ lực để thực thi hiệu quả.

Lập kế hoạch marketing tiếp cận người dùng
Lập kế hoạch marketing tiếp cận người dùng

5.Kế hoạch hoạt động

Kế hoạch hoạt động sẽ bao gồm tất cả những gì diễn ra hàng ngày với doanh nghiệp của bạn. Từ địa chỉ, trụ sở làm việc, trang thiết bị sử dụng đến nhân sự và quy trình làm việc.

Doanh nghiệp hoạt động như một hệ thống bánh răng, kế hoạch hoạt động của bạn sẽ cho người đọc thấy từng bánh răng ấy mỗi ngày quay như thế nào để cả hệ thống bánh răng đó vận hành trơn tru và hiệu quả.

Làm cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động trơn tru
Làm cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động trơn tru

6.Banlãnh đạo, tổ chức

Đường hướng lãnh đạo và cách thức tổ chức có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của mọi doanh nghiệp không chỉ riêng startup. Hãy cung cấp thông tin về ban lãnh đạo và quản lý công ty của bạn, vai trò và trách nhiệm của họ là gì. Thương hiệu cá nhân và kinh nghiệm trong ngành của ban lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hình ảnh của công ty.

Hãy để người đọc và đặc biệt là các nhà đầu tư tin tưởng sự phát triển của doanh nghiệp khi họ có thông tin về ban lãnh đạo.

7. Chi phí và số vốn cần thiết

Trong phần này bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về các chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp và số vốn bạn cần để thực hiện điều đó. (Không bao gồm các chi phí phát sinh khi công ty đi vào hoạt động) Cố gắng ước tình con số chi phí thật chính xác ở phần này.

Ước tính số tiền bạn cần để bắt đầu khởi nghiệp
Ước tính số tiền bạn cần để bắt đầu khởi nghiệp

8.Kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính là nội dung quan trọng nhất trong bản kế hoạch kinh doanh. Đây là phần mà các nhà đầu tư sẽ xem xét kỹ lưỡng và đánh giá xem dự án của bạn có thực thi được hay không.

Thiết lập kế hoạch tài chính giúp bạn xác định mục tiêu về tài chính và đánh giá được nhu cầu tài chính cần thiết cho doanh nghiệp.

kê hoạch tài chính là nội dung quan trọng nhất trong bản kế hoạch kinh doanh

Kếhoạch tài chính là nội dung quan trọng nhất trong bản kế hoạch kinh doanh

Sao Kim hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh cho startup của riêng mình một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn giảm rủi ro trước khi bắt tay vào thực thi kế hoạch hoặc tăng khả năng được rót vốn thành công từ nhà đầu tư, Sao Kim sẽ là lựa chọn thương hiệu tư vấn hoàn hảo cho bạn.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn