Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Phạm vi của dịch vụ tư vấn thương hiệu: Những điều nên lưu ý

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Phạm vi của dịch vụ tư vấn thương hiệu: Những điều nên lưu ý 1

Xây dựng thương hiệu

Phạm vi tư vấn thương hiệu là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của mình. Bởi tư vấn thương hiệu tuy đã khá phổ biến nhưng về phạm vi hay những điều cần lưu ý thì không phải nhà quản trị nào cũng nắm được. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin trên để các bạn có hình dung rõ về vấn đề này cũng như tìm được “địa chỉ” tư vấn thương hiệu đáng tin cậy.

Phạm vi tư vấn thương hiệu

Phạm vi tư vấn thương hiệu bao gồm:

  1. Tư vấn chiến lược thương hiệu

Khi thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty có cùng loại sản phẩm thì chiến lược thương hiệu là chìa khóa cho bài toán khác biệt hóa, giúp tăng thị phần cho doanh nghiệp.

  • Dịch vụ tư vấn chiến lược gồm:

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thứ cấp và nghiên cứu định tính nhằm xác định bối cảnh cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu, cơ hội và xu hướng trên thị trường, tâm lý và hành vi của khách hàng mục tiêu.

Đánh giá thương hiệu

Thực hiện đánh giá sức khỏe thương hiệu, vị thế so với các đối thủ cạnh tranh, mức độ nhận biết và nhận thức hiện tại của khách hàng về thương hiệu, và năng lực quản trị thông qua các công cụ nghiên cứu. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu bài bản và là định hướng cho công tác quản trị thương hiệu trong tương lai.

Kiến trúc thương hiệu

Bao gồm xây dựng mối tương quan giữa các thương hiệu nhánh và thương hiệu mẹ, quy định mức độ độc lập của các thương hiệu, xây dựng các cơ chế quản trị hữu ích trong việc mở rộng thương hiệu và sản phẩm.

Đặt tên thương hiệu

Sáng tạo tên thương hiệu với các tiêu chí độc đáo, dễ nhớ, phù hợp với sản phẩm, và có khả năng gợi cảm xúc đối với khách hàng.

Nhận diện thương hiệu: Bao gồm toàn bộ những yếu tố hữu hình của thương hiệu (Logo, slogan, bộ nhận diện văn phòng, nhận diện tại điểm bán,…).

  • Dịch vụ tư vấn chiến lược sẽ giúp:

Tăng trưởng bền vững

Giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần và gia tăng doanh số. Tạo sự ủng hộ, biến khách hàng trở thành người hâm mộ thương hiệu và ca ngợi những sản phẩm dịch vụ của bạn.

Thân thiết với khách hàng.

Hiểu được những điều khách hàng muốn – bởi họ quan tâm tới thương hiệu của bạn đủ nhiều để cho bạn biết điều đó.

Đo lường giá trị kinh tế.

Doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng bền vững trong dài hạn dựa trên giá trị trọn đời của khách hàng.

Đồng nhất chiến lược.

Đồng bộ hóa chiến lược thương hiệu với chiến lược kinh doanh của bạn.

Hiệu quả dài hạn.

Xây dựng một chiến lược có thể tái áp dụng cho thương hiệu của bạn trong dài hạn.

2. Nghiên cứu đánh giá thương hiệu

Dù là một doanh nghiệp mới thành lập hay là một doanh nghiệp đã có thâm niên trên thương trường thì việc nghiên cứu đánh giá thương hiệu cũng là một hoạt động quan trọng giúp xác định phương hướng xây dựng và quản trị thương hiệu trong lâu dài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ tìm được điểm khác biệt của mình so với đối thủ cạnh tranh. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ giá trị cốt lõi của thương hiệu.

3. Tư vấn ra mắt thương hiệu mới

Ra mắt thành công thương hiệu mới là một trong những thách thức khó khăn nhất đối với doanh nghiệp. Việc ra mắt có xu hướng tốn kém và rủi ro, đòi hỏi nghiên cứu cẩn thận, xây dựng một kế hoạch chi tiết để đảm bảo thương hiệu mới được chấp nhận trên thị trường và một chiến lược truyền thông hiệu quả để thu hút cả những khách hàng cũ và khách hàng mới tiếp cận với thương hiệu.

  • Dịch vụ tư vấn ra mắt thương hiệu mới mang tới:

Nghiên cứu về thị trường lĩnh vực của doanh nghiệp.

Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu hiện trạng thương hiệu của doanh nghiệp

Tư vấn chiến lược thương hiệu phù hợp với hiện trạng.

Xây dựng kế hoạch tổng thể cho việc ra mắt thương hiệu mới.

Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu

Tư vấn triển khai truyền thông thương hiệu.

4. Tư vấn tái định vị thương hiệu

Tái định vị thương hiệu là công việc nhằm thay đổi nhận thức của khách hàng mục tiêu về sự khác biệt của tính năng và lợi ích của thương hiệu/sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Quá trình kinh doanh và xây dựng luôn đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới. Quyết định được thời điểm và cách thức cho việc tái định vị thương hiệu là quyết định quan trọng nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong công tác quản trị thương hiệu doanh nghiệp.

5. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tái định vị thương hiệu

Giúp doanh nghiệp hiểu được thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.

Giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực hiện trạng của thương hiệu.

Phát huy chính xác thế mạnh của thương hiệu và khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh. Tạo ấn tượng mạnh trong tâm trí khách hàng với định vị thương hiệu mới của sản phẩm/dịch vụ.

Dễ dàng triển khai các hoạt động quảng bá truyền thông thương hiệu.

  • Dịch vụ tư vấn tái định vị thương hiệu gồm:

Nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu hiện trạng thương hiệu doanh nghiệp

Tư vấn định hướng chiến lược định vị thương hiệu mới

Tư vấn truyền thông thương hiệu với định vị thương hiệu mới

Tư vấn triển khai hoạt động truyền thông thương hiệu

  • Lợi mang đến:

Xác lập rõ ràng mục tiêu và các tiêu chí truyền thông

Xác lập rõ ràng đối tượng, thông điệp, thời điểm và phương tiện truyền thông phù hợp

Xây dựng một kế hoạch truyền thông sáng tạo và chuyên nghiệp

Tạo sự đồng bộ và nhất quán trong các nỗ lực truyền thông tiếp thị

Tiết kiệm chi phí do sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và dịch vụ trọn gói

  • Dịch vụ này gồm:

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng thương hiệu của doanh nghiệp

Tư vấn xây dựng chiến lược kiến trúc thương hiệu hiệu quả, bền vững

Xây dựng nhận diện thương hiệu cho thương hiệu

Xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu

6. Xây dựng quy chế thương hiệu

Tư vấn xây dựng quy chế thương hiệu. Dù là một tập đoàn lớn đa ngành nghề hay một doanh nghiệp sở hữu đa nhãn hiệu, việc quy hoạch một kiến trúc thương hiệu phù hợp và một quy chế thương hiệu đều đóng vai trò hết sức quan trọng.

7. Tư vấn mở rộng thương hiệu

Bối cảnh kinh doanh mới cùng những sức ép từ thị trường luôn đòi hỏi doanh nghiệp đứng trước lựa chọn mở rộng thương hiệu. Dù là bổ sung thêm sản phẩm vào danh mục ngành hàng hay mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khác để chớp cơ hội kinh doanh thì đây cũng là quyết định quan trọng và đầy rủi ro.

Khi nào cần tới tư vấn mở rộng thương hiệu:

Khi doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Khi doanh nghiệp muốn tạo ra một thương hiệu mới bổ sung vào danh mục thương hiệu. Khi doanh nghiệp muốn tạo ra đặt tên cho sản phẩm bằng cách mở rộng thương hiệu đã có Khi có một thương hiệu mới được mua về…

Trách nhiệm của mỗi bên khi tư vấn thương hiệu

Để quá trình tư vấn thương hiệu diễn ra thành công thì cả khách hàng lẫn người tư vấn đều cần nghiêm túc thực hiện đúng, đủ trách nhiệm của mình theo như mỗi phạm vi tư vấn trên.

Doanh nghiệp cần cung cấp cho bên tư vấn thương hiệu:

Ngành nghề kinh doanh, tính chất, vị thế, doanh thu, các giải thưởng (nếu có), mục tiêu kinh doanh, mục tiêu thương hiệu của mình một cách chính xác và kèm theo số liệu cụ thể nhất.

Doanh nghiệp cần đồng hành cùng chuyên gia tư vấn thương hiệu để đảm bảo tính chính xác của các thông tin.

Tùy từng dịch vụ trong tư vấn thương hiệu mà các bạn

Doanh nghiệp tư vấn thương hiệu cần:

Nghiên cứu một cách có phương pháp bằng các công cụ về khách hàng, đối tượng mục tiêu của khách hàng, về vị trí của họ trên thị trường và mong muốn của khách hàng cho thương hiệu. Từ đó, xây dựng giải pháp thương hiệu, chiến lược thương hiệu. Xây dựng phương cách để tiếp cận đối tượng truyền thông trên diện rộng và xây dựng cụ thể các hoạt động chính của từng mục. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu:

Hệ thống ấn phẩm quảng cáo: banner, poster, pano,

Hệ thống biển hiệu, hệ thống đồng phục, hệ thống giấy tờ trên thị trường, hệ thống nhận diện văn phòng.

Đội ngũ tư vấn cần báo cáo công việc, kết quả cho khách hàng của mình chi tiết.

Đảm bảo bám sát đúng mục tiêu của khách hàng và trung thực về các kế hoạch của mình.

Xem thêm: 5 bước xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp

Dự án tư vấn thương hiệu điển hình của Sao Kim

Đây là case study tư vấn thương hiệu chăn ga gối đệm của Sao Kim:Xem tại đây

Tại Sao bạn nên chọn Sao Kim?

  • Đội ngũ nhân sự sáng tạo, nhiệt huyết:

Sao Kim luôn tự hào vì đội ngũ nhân sự đầy đam mê, nhiệt thành, dốc hết sức lực cho từng khách hàng, từng dự án nhằm mang lại những giá trị tốt nhất cho thương hiệu của khách hàng. Tại Sao Kim, luôn có đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm cùng 5 họa sỹ cùng tham gia thiết kế trong một dự án và 1 Giám đốc sáng tạo chỉ đạo dự án.

  • Hơn 10 năm kinh nghiệm

Sao Kim thực chiến với 6700 dự án, làm việc với hơn 3000 khách hàng và 90% khách hàng trong số đó tiếp tục hợp tác với Sao Kim sau dự án đầu tiên.

Tại Sao Kim có đảm nhận toàn bộ phạm vi tư vấn thương hiệu. Mỗi một dịch vụ là đi kèm quy trình làm việc chuyên nghiệp.

  • Nhiều phương án để lựa chọn:

Không giới hạn số lần gửi mẫu:

Với Sao Kim, lợi ích và sự hài lòng của khách hàng luôn là tiêu chí cao nhất để quyết định mọi vấn đề. Sao Kim sẵn sàng chỉnh sửa bản tư vấn thương hiệu đến khi đạt được kết quả tốt nhất.

Theo dõi tiến độ dự án 24/7: Để khách hàng có thể nắm được tiến trình công việc 24/7, Sao Kim cung cấp cho bạn hệ thống phần mềm quản lý dự án Sao Kim PMS, bất cứ nơi đâu chúng ta cũng có thể trao đổi và phản hồi ngay lập tức.

Link đánh giá của khách hàng về Sao Kim:

https://www.saokim.com.vn/su-khac-biet/chung-nhan/

Nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong phạm vi tư vấn thương hiệu, hãy điền vào form thông tin dưới đây hoặc gọi điện vào số hotline của chúng tôi, các chuyên gia của Sao Kim sẽ tư vấn chi tiết đến bạn. Hoặc kết nối với chuyên gia của Sao Kim tại 0907780812 hoặc [email protected] nhé.

Phạm vi của dịch vụ tư vấn thương hiệu: Những điều nên lưu ý







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Tư vấn thương hiệu – Tại sao có sự khác biệt về chất lượng giữa các Agency?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Tư vấn thương hiệu – Tại sao có sự khác biệt về chất lượng giữa các Agency? 104

Xây dựng thương hiệu

Đối với các doanh nghiệp, lựa chọn Agency tư vấn thương hiệu để cùng hợp tác cũng giống như việc chọn mặt gửi vàng. Mỗi Agency đều có cách hoạt động riêng, có đội ngũ chuyên gia riêng, tuy nhiên không phải Agency nào cũng phù hợp và mang lại thành công cho doanh nghiệp. Tại sao lại có sự khác biệt về chất lượng tư vấn thương hiệu giữa các Agency? Lời giải đáp sẽ được Sao Kim đề cập thông qua những yếu tố dưới đây.

1. Quy mô hoạt động

Quy mô hoạt động của một Agency không quyết định trực tiếp tới chất lượng tư vấn thương hiệu bởi điều đó còn phù thuộc vào nhiều yếu tố khác, tuy nhiên nó phản ánh được mức độ chuyên nghiệp và nguồn lực của Agency, là cơ sở để doanh nghiệp so sánh giữa các đơn vị khác nhau.

Quy mô hoạt động của một Agency được thể hiện qua nguồn nhân sự, hệ thống các bộ phận, hệ thống văn phòng – cơ sở hạ tầng… Những Agency mới thành lập thường thường đối mặt với khó khăn trong việc thu hút nhân tài, nguồn vốn còn hạn hẹp, hệ thống phòng ban có thể chưa hoàn chỉnh. Sự non trẻ của những yếu tố đó có thể dẫn tới quy trình làm việc không rõ ràng, không có nhân sự chuyên biệt cho từng loại hoạt động vì một người phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Điều đó có thể khiến chất lượng tư vấn thương hiệu không đạt được nhiều như kỳ vọng của doanh nghiệp.

Với một quy mô không cần quá “khủng” nhưng đảm bảo được mọi yếu tố, quy trình hoạt động sẽ trở nên rõ ràng hơn, đội ngũ nhân viên thuộc Agency có cơ hội được đào tạo bài bản, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và dồn toàn bộ năng lực của mình cho những hoạt động chuyên môn.

2. Kinh nghiệm hoạt động

Tất cả các Agency đều thuyết phục khách hàng rằng họ có thể làm việc trong mọi lĩnh vực, nhưng sự thật là không phải đơn vị nào cũng từng có cơ hội thử sức với tất cả. Trong khi đó, yêu cầu để đảm bảo một Agency tư vấn hiệu quả là họ phải am hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề của doanh nghiệp. Thật khó để những người ngoài ngành “nhúng tay” vào hoạt động của một doanh nghiệp khi họ chưa thực sự có nhiều kiến thức, hoặc chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó.

Đối với một Agency, kinh nghiệm càng phong phú, thâm niên càng dày dặn thì độ hiểu biết về thị trường, về các đối thủ và về các phân khúc khách hàng của họ trong từng lĩnh vực càng lớn. Có sẵn kiến thức và am hiểu bản chất từ kinh nghiệm hoạt động thực tế là một trong những lợi thế giúp Agency đưa ra những phân tích và đánh giá một cách nhanh chóng hơn. Việc từng hợp tác với nhiều doanh nghiệp cũng giúp Agency nhanh nhạy hơn khi triển trai từng đầu việc, mọi trao đổi giữa doanh nghiệp và Agency từ đó cũng dễ dàng thấu hiểu và tìm được tiếng nói chung.

Ngược lại, đối với những Agency non trẻ, mỗi dự án hợp tác cùng doanh nghiệp trong một lĩnh vực mới có thể được coi là thách thức lớn. Trước khi bắt tay vào các bước nghiên cứu, họ phải dành thêm một khoảng thời gian nữa để tìm hiểu về lĩnh vực của doanh nghiệp, đặc trưng của ngành nghề cũng như các kiến thức chuyên môn. Kinh nghiệm mỏng cho thấy mức độ “va vấp” của Agency với các yêu cầu công việc chưa cao. Điều đó còn có thể dẫn tới hậu quả là đơn vị tư vấn không đáp ứng được đúng kỳ vọng của doanh nghiệp.

Trước khi lựa chọn đơn vị tư vấn thương hiệu, bạn có thể tham khảo các dự án theo phân loại lĩnh vực do Agency từng thực hiện. Hơn nữa, số lượng dự án càng lớn, các doanh nghiệp khách hàng càng “khủng” thì độ thuyết phục về chất lượng tư vấn thương hiệu mà Agency đó mang lại càng tăng thêm.

Tham khảo Danh sách dự án và khách hàng của Sao Kim

3. Chất lượng nguồn nhân lực

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự khác biệt về chất lượng tư vấn thương hiệu giữa các Agency, bởi năng lực nhân sự luôn đóng vai trò chủ chốt đối với mọi dự án. Yếu tố này tinh nhuệ hay không phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của từng cá nhân và phân bổ nguồn lực hợp lý của Agency.

Trong một Agency chuyên nghiệp và uy tín, nguồn nhân lực thường được phân chia rõ ràng, trong đó mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một số bước chuyên biệt của các dự án. Chẳng hạn với trường hợp của Sao Kim, trên 40 nhân sự tài năng của chúng tôi được phân bổ một cách hợp lý vào 5 bộ phận: Account, Creative serivice, Business developer, Strategy consultant và Office management. Việc phân chia này sẽ mang lại hiệu quả cho công việc bởi tất cả thành viên đều hoạt động theo một quy trình cụ thể và tập trung hoàn toàn vào chuyên môn của mình.

Tư vấn thương hiệu – Tại sao có sự khác biệt về chất lượng giữa các Agency? 105

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, một số Agency quy mô nhỏ với nguồn nhân lực còn yếu, các thành viên có thể cùng lúc phải đảm nhiệm nhiều vị trí và cùng lúc phải tham gia nhiều khâu của nhiều dự án. Thật khó để kết luận liệu họ có đảm bảo được chất lượng công việc trong khi khối lượng công việc lại quá lớn hay không.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xét tới yếu tố năng lực khi lựa chọn Agency. Hãy so sánh từ người đứng đầu của mỗi Agency, họ là ai, xuất thân từ “lò đào tạo” nào, kinh nghiệm cụ thể ra sao, đã có danh tiếng hay thành tích gì đáng kể hay chưa… Bên cạnh đó, những người trực tiếp đưa ra tư vấn liên quan tới chiến lược thương hiệu, truyền thông cho doanh nghiệp cũng cần phải chứng minh được năng lực và kinh nghiệm qua các dự án cụ thể.

Rõ ràng, bạn không thể giao thương hiệu của mình cho những người vừa thiếu kinh nghiệm, vừa không được đào tạo bài bản cho dù mọi sự quảng cáo có lọt tai tới đâu. Hãy yêu cầu xem hồ sơ năng lực và tham khảo từ nhiều nguồn để đưa ra lựa chọn sáng suốt.

4. Quy trình làm việc

Một quy trình làm việc minh bạch, khoa học, rõ ràng luôn mang lại hiệu quả công việc tốt hơn so với những bước đi cảm tính và thiếu sự tính toán. Trước khi hợp tác với Agency, bạn cần nắm được quy trình làm việc mà họ sẽ áp dụng khi tư vấn thương hiệu của mình. Hoặc, bạn có thể đánh giá được sự chuyên nghiệp ngay từ khi kết nối và nhận tư vấn hỗ trợ từ bộ phận Account.

Thông thường, quy trình hợp tác giữa doanh nghiệp và Agency bắt đầu từ bước tiếp nhận yêu cầu, sau đó chuyển thể thành bản tóm tắt yêu cầu sáng tạo, phát triển ý tưởng, đề xuất và thuyết trình ý tưởng, nhận phản hồi và điều chỉnh, đề xuất ngân sách, tiến hành sản xuất, theo dõi và báo cáo.Những Agency chuyên nghiệp luôn đặt ra cho mình những định hướng chiến lược rõ ràng, kết hợp cùng năng lực sáng tạo mạnh mẽ từ đội ngũ thành viên.

Trong trường hợp không có vấn đề phát sinh, nếu quy trình không được đảm bảo diễn ra đúng trình tự, đúng thời gian quy ước và nhất quán trong suốt quá trình, chất lượng công việc sẽ không được đảm bảo bởi tính chuyên nghiệp và uy tín đã bị phá vỡ. Đó là điều tạo nên sự khác biệt giữa các Agency.

Xem thêm Quy trình tư vấn thương hiệu

5. Mức báo giá

Đối với hoạt động tư vấn thương hiệu, mức báo giá từ một Agency thường tỷ lệ thuận với hiệu quả mà doanh nghiệp nhận được. “Tiền nào của nấy” – câu nói này tương đối phù hợp khi áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn các dịch vụ tư vấn.

Báo giá cao hay thấp phụ thuộc vào “đẳng cấp” và năng lực của từng Agency. Đừng vội hốt hoảng nếu thấy mức chi phí quá cao, bởi đôi khi bạn cần chấp nhận giá trị thương hiệu của Agency để đổi lấy sự an tâm và những trải nghiệm đáng nhớ. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách còn hạn hẹp, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề này, bởi một báo giá có tổng chi phí thấp chưa chắc đã là sự lựa chọn khôn ngoan. Một báo giá với chi phí phù hợp với những gì bạn nhận được mới là sự ưu tiên hàng đầu.

Ngay cả khi chưa đề cập tới mức chi phí cao hay thấp, một báo giá có thể phản ánh được khá nhiều về năng lực của Agency. Một báo giá chi tiết và bao gồm cả những chi phí phát sinh cho những tình huống không nhiều người nghĩ tới sẽ thể hiện tầm nhìn sâu rộng và sự chu đáo của Agency. Ngược lại, một báo giá sơ sài, chung chung và không đảm bảo liệu có phát sinh thêm chi phí hay không lại cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin của Agency.

Tư vấn thương hiệu – Tại sao có sự khác biệt về chất lượng giữa các Agency? 106

Nắm được nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về chất lượng tư vấn thương hiệu giữa các Agency, chúng tôi tin rằng doanh nghiệp sẽ có thêm cơ sở để đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, không gì có thể giúp bạn cảm nhận và đánh giá đúng nhất bằng việc tiếp xúc và trao đổi trực tiếp. Sao Kim luôn sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp và tạo ra sức mạnh cho thương hiệu của bạn thông qua đường dây nóng 0907780812hoặc [email protected].

Tư vấn thương hiệu – Tại sao có sự khác biệt về chất lượng giữa các Agency?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ 209

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu luôn là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Tuy nhiên, thành công của những người khổng lồ cũng luôn bắt đầu từ con số 0, vì vậy lời giải đáp của bài toán này không phải là điều quá xa vời. Nếu bạn chưa xác định được hướng đi, hãy tham khảo hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ dưới đây của Sao Kim.

1. Xác định mô hình thương hiệu

Với những doanh nghiệp nhỏ và mới gia nhập thị trường, xây dựng thương hiệu được coi là một công việc khó định hình. Thế nhưng nếu lên kế hoạch từng bước cụ thể, bạn sẽ thấy không còn quá phức tạp. Nói một cách dễ hiểu, thương hiệu chính là lời giải đáp cho câu hỏi bạn bắt đầu từ đâu, bạn là ai và bạn muốn trở thành như thế nào.

Việc đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định được mô hình thương hiệu mà mình sẽ xây dựng. Mô hình thương hiệu gia đình (mọi sản phẩm, dịch vụ đều chỉ mang tên một thương hiệu), thương hiệu cá biệt (mỗi sản phẩm, dịch vụ mang tên một thương hiệu độc lập) và mô hình đa thương hiệu (kết hợp giữa mô hình gia đình và cá biệt) là 3 kiểu mô hình thương hiệu phổ biến nhất hiện nay.

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, mô hình gia đình được các chuyên gia đánh giá là khá phù hợp bởi nguồn lực có hạn và kinh doanh ít loại sản phẩm, hoạt động ít ngành nghề. Ưu điểm của loại hình này là dễ dàng trong quản trị, chi phí quảng cáo thương hiệu ở mức tương đối thấp, khả năng tập trung cho thương hiệu khá cao. Khi doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm hay dịch vụ mới, nó cũng dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng bởi mức độ quen thuộc thương hiệu từ trước.

Tham khảo thêm Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp

2. Nghiên cứu thị trường

Thị trường không bao giờ cố định, thay vào đó là những xu hướng thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm, sự gia nhập và rút đi của các doanh nghiệp, quan hệ cung – cầu… Do đó, bạn cũng không thể giữ một hướng đi nhất định để tránh sự đào thải của thị trường. Hãy phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường từ trước tới nay, từ đó dự liệu về xu hướng thị trường mới và các khía cạnh mà đối thủ có thể khai thác trong tương lai để có hướng đi đúng đắn.

Doanh nghiệp cũng cần xác định được ai là đối thủ trực tiếp có nguy cơ tạo ra những áp lực ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu của mình. Có nhiều cách để bạn nghiên cứu đối thủ như công cụ SWOT (xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ), phân tích tính hiệu quả trong hoạt động marketing và truyền thông của họ, trải nghiệm khi thử là khách hàng của các thương hiệu đó, xem xét phản hồi của những khách hàng khác… Lỗ hổng của đối thủ có thể là cơ hội dành cho bạn, và điểm yếu của họ là điều bạn nên tránh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các yếu tố nội tại như nguồn nhân lực, năng lực chuyên môn, tài chính, cơ sở vật chất… để ước lượng tính phù hợp và khả thi khi triển khai các kế hoạch cạnh tranh.

Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ 210

3. Nghiên cứu khách hàng hiện tại và tiềm năng

Để “xâm nhập” được vào tâm trí khách hàng, trước hết doanh nghiệp phải hiểu họ đang nghĩ gì trong đầu. Hãy thực hiện nghiên cứu trên cả những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong phân khúc thị trường mà bạn lựa chọn.

Khách hàng hiện tại nghĩ gì về bạn khi đã trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ, tại sao họ mua sản phẩm của bạn thay vì của một doanh nghiệp khác, họ đánh giá thế nào về các đối thủ khác… Trong khi đó, các khách hàng mục tiêu tiềm năng có thói quen mua sắm dựa vào chất lượng, cảm xúc hay do sức mạnh của quảng cáo, họ thực sự mong muốn sản phẩm như thế nào, họ hy vọng được đối xử ra sao từ các thương hiệu… Đó là những điều bạn cần nắm được để sẵn sàng lên kế hoạch cho những công việc tiếp theo.

Doanh nghiệp nhỏ dễ dàng tiếp cận với khách hàng một cách cá nhân hóa so với doanh nghiệp lớn, đây chính là cơ hội để bạn tạo nên mối liên kết chặt chẽ, hiểu hơn các vấn đề của khách hàng và trở thành người tiên phong mang tới giải pháp cho họ.

4. Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là thứ nếu mất đi, thương hiệu sẽ chết. Đó là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng và có ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Để xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần trả lời được hai câu hỏi “Chúng ta tin tưởng vào điều gì?” và “Niềm tin đó được thể hiện bằng hành động như thế nào?”.

Giá trị cốt lõi cần được truyền tải trong sứ mệnh và tầm nhìn của chính thương hiệu và cần bắt nguồn từ chính cảm xúc của doanh nghiệp thay vì những thông điều sáo rỗng và kém thuyết phục. “Đặt chữ Tín lên hàng đầu, lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự chính mình” là ví dụ về một trong những giá trị cốt lõi của Vingroup. Trong những trường hợp khó khăn, các doanh nghiệp kiên định sẽ thay đổi mục tiêu hoặc chiến lược kinh doanh chứ không thay đổi giá trị cốt lõi của mình.

Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ 211

5. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là hoạt động tạo ra một vị thế khác biệt cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh trong một thị trường mục tiêu nhất định. Mục tiêu của bước này là tạo ra một cá tính riêng, hình ảnh riêng phản ánh bản sắc, đặc trưng của thương hiệu trong tương quan với đối thủ, giúp khách hàng phân biệt được các thương hiệu và nhớ tới bạn giữa thị trường đa dạng.

Mỗi thương hiệu có một con đường định vị riêng tùy thuộc vào chiến lược của từng doanh nghiệp, nhưng đây là việc làm cần thiết và nên được lên phương án trước khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ, định vị thương hiệu sẽ tạo ra định hướng rõ ràng cho việc xây dựng nhận diện thương hiệu và phát triển các kế hoạch truyền thông, quảng cáo sau này.

Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu dựa vào các thế mạnh nổi trội của mình (Unique Selling Point) như chất lượng – tính năng – công dụng của sản phẩm, giá trị cam kết mà khách hàng nhận được, vấn đề – giải pháp hoặc các yếu tố cảm xúc…

6. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là hình ảnh đại diện cho cả thương hiệu, là công cụ giúp thương hiệu tiếp cận gần hơn và đi vào tiềm thức của công chúng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp.

Doanh nghiệp càng nhỏ, bộ nhận diện càng quan trọng bởi chúng có khả năng tạo ấn tượng với khách hàng và cho họ cảm nhận được sự chuyên nghiệp cũng như đặt niềm tin vào thương hiệu. Một hệ thống nhận diện bao gồm các ứng dụng nhận diện cốt lõi (tên gọi, slogan, logo, biểu tượng đặc trưng, Brand Guidelines), bộ nhận diện văn phòng, ấn phẩm Marketing, nhận diện sản phẩm, nhận diện tại điểm bán…

Bắt nguồn từ những giá trị cốt lõi và định vị thương hiệu, doanh nghiệp có thể hình thành các ý tưởng thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, trong đó đảm bảo các yếu tố: độc đáo, dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và dễ bảo hộ.

Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ 212
Nhận diện thương hiệu y tế Redimed do Sao Kim thiết kế

7. Quản trị thương hiệu

Sau khi đã hoàn thiện các bước trên, bạn cũng cần quan tâm tới hoạt động quản trị thương hiệu. Quản trị thương hiệu là quá trình quản lý tất cả các yếu tố liên quan tới thương hiệu trong tâm trí khách hàng để phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, giúp duy trì vị thế, hình ảnh của thương hiệu, bởi một thương hiệu có thể nổi tiếng ở hiện tại nhưng cũng có khả năng không còn được tin tưởng trong tương lai.

Quản trị thương hiệu bao gồm các hoạt động quản lý trên cả các yếu tố hữu hình (sản phẩm, giá, bao bì…) và yếu tố vô hình (trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng, sự kết nối cảm xúc giữa khách hàng và sản phẩm, dịch vụ…) nhằm đảm bảo hình ảnh thương hiệu mà bạn dày công xây dựng sẽ không thay đổi trong nhận thức của khách hàng.

Xem thêm Quy trình thực hiện tư vấn thương hiệu

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn chỉ sở hữu nguồn nhân lực giỏi về sản xuất, kinh doanh mà chưa từng có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu, hãy cẩn trọng khi muốn tự mình làm mọi việc. Để tránh rủi ro không đáng có, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia trong lĩnh vực này của Sao Kim. Hơn 7000 dự án với trên 3000 doanh nghiệp khách hàng là lời đảm bảo thành công của chúng tôi dành cho thương hiệu của bạn.

Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn