Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp 2

Xây dựng thương hiệu

Doanh nghiệp bạn sở hữu 1 hay nhiều thương hiệu khác nhau? Có bao giờ bạn tự hỏi các thương hiệu của doanh nghiệp mình quan hệ với nhau như thế nào? Nếu câu trả lời là có, bài viết này sẽ giúp bạn tìm kiếm giải pháp cho mình.

Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ kinh doanh một sản phẩm duy nhất, sở hữu một thương hiệu duy nhất và bạn vẫn muốn hoạt động kinh doanh của mình tập trung thì có lẽ bạn không cần quan tâm đến việc lựa chọn mô hình thương hiệu.

Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu. Có thể là 1 thương hiệu doanh nghiệp và 1 thương hiệu sản phẩm hoặc trong trường hợp khác là nhiều thương hiệu sản phẩm với mối quan hệ đan xen phức tạp. Trong trường hợp này bạn cần có một giải pháp để quản trị mối quan hệ giữa các thương hiệu với nhau và đó chính là xây dựng mô hình thương hiệu.

Mô hình thương hiệu là nền móng cơ bản trong quản trị thương hiệu, nó giống như bản vẽ kiến trúc trong xây dựng. Một công trình xây dựng lớn, phức tạp thì bản vẽ thiết kế của nó phải thật chi tiết, rõ ràng và dĩ nhiên là phức tạp. Cũng như vậy, mô hình thương hiệu cần phải được xác định dựa vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số mô hình thương hiệu thường được sử dụng trong thực tế như sau:

Mô hình thương hiệu gia đình

Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp 3

Mô hình này là mô hình thương hiệu truyền thống được áp dụng từ lâu nhất trong quản trị thương hiệu, doanh nghiệp áp dụng cho nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới. Với mô hình thương hiệu gia đình, doanh nghiệp chỉ sở hữu một tên thương hiệu duy nhất và gắn nó cho mọi sản phẩm, dịch vụ của mình. Các tập đoàn trên thế giới sử dụng thành công mô hình này như Panasonic, Samsung … còn những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có thể kể đến là FPT, Vinaconex, Lilama, Viglacera, Bitis …

Ưu điểm chính mà mô hình này thể hiện rõ rệt nhất đó là sự dễ dàng trong việc quản trị thương hiệu vì chỉ có duy nhất một thương hiệu. Chi phí quảng bá thương hiệu thấp, mức độ tập trung đầu tư cho thương hiệu cao. Khi xây dựng thương hiệu mạnh với mô hình này, doanh nghiệp có thể đạt rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn khi doanh nghiệp đưa ra một loại sản phẩm mới mang thương hiệu gia đình, thị trường có thể dễ tiếp nhận hơn với sản phẩm hàng hóa đó vì đã biết đến thương hiệu. Giầy thể thao Biti’s không phải là một sản phẩm có sức cạnh tranh cao như các sản phẩm giầy thể thao khác, nhưng do thương hiệu Biti’s vốn đã nổi tiếng với các sản phẩm dép – nên khi ra mắt thị trường giầy Biti’s cũng nhanh chóng được tiếp nhận.

Nhược điểm chính của mô hình này là nguy cơ rủi ro cao. Chỉ cần một chủng loại sản phẩm nào đó gặp rắc rối hoặc bị tẩy chay toàn bộ thương hiệu gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mô hình thương hiệu gia đình cũng không thích hợp khi doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề. Vì khi đó một liên tưởng tích cực về lĩnh vực kinh doanh này có thể làm trở ngại cho việc kinh doanh trong lĩnh vực khác. Ví dụ, thương hiệu Vinaconex là thương hiệu của nhà thầu xây dựng vì thế khi Vinaconex chuyển sang kinh doanh sản phẩm như là bánh kẹo hoặc nước giải khát sẽ khó mà thuyết phục được người tiêu dùng.

Mô hình thương hiệu cá biệt

mô hình thương hiệu cá biệt

Mặc dù có những lợi thế không thể phủ nhận, nhưng mô hình xây dựng thương hiệu gia đình không thể đáp ứng được việc đa dạng hóa dòng sản phẩm và quản trị rủi ro. Do vậy một mô hình khác được sử dụng đó là mô hình thương hiệu cá biệt.
Với mô hình thương hiệu cá thể các thương hiệu cá biệt được tạo ra phù hợp riêng với từng chủng loại sản phẩm, tập khách hàng, mang các thuộc tính khác nhau. Các thương hiệu cá biệt này có liên hệ rất ít hoặc không có mối liên hệ nào với thương hiệu doanh nghiệp.
Trong thực tế cách nhận biết dễ nhất mô hình thương hiệu cá biệt đó là các sản phẩm, hàng hóa không mang tên của doanh nghiệp sản xuất, phân phối mà chúng có tên riêng. Người tiêu dùng chỉ biết đến tên của sản phẩm đó mà không hề biết hoặc biết rất ít về nhà sản xuất là ai. Chẳng hạn như Tân Hiệp Phát sở hữu rất nhiều nhãn hàng đồ uống như: Number 1, Trà xanh O độ, Dr Thanh, Soya … nhưng người tiêu dùng chỉ biết tới Number 1 hay Dr Thanh mà không cần biết đến Công ty Tân Hiệp Phát.

Ưu điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: mô hình này phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa với đặc thù riêng cao và phục vụ nhiều tập khách hàng khác nhau. Các doanh nghiệp có quy mô tầm trung và năng động thường áp dụng mô hình này để đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Ưu điểm thứ 2 là mô hình này hạn chế rủi ro khi một nhãn hàng bị rắc rối cũng không làm ảnh hưởng đến nhãn hàng khác của cùng doanh nghiệp. Ví dụ như khi trường hợp của Bia Laser mặc dù gặp thất bại nhưng không ảnh hưởng đến việc ra mắt sản phẩm Number 1 sau đó của Tân Hiệp Phát.
Ngoài ra, ưu điểm của mô hình này còn thể hiện ở sự năng động và hiệu quả khi thâm nhập các thị trường mới – đặc biệt là các thị trường địa phương. Ví dụ khi sản phẩm trà xanh Real Leaf của Coca-cola thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc phát âm Real Leaf chính là một trở ngại cho người tiêu dùng, do vậy Coca-cola tiến hành “local hóa” nhãn hiệu này thành Real Leaf – Thanh mát và việc đổi tên này cũng không hề ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thương hiệu chung của Coca-cola.
Nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: Đầu tiên là chi phí đầu tư cho từng thương hiệu rất lớn, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp có hàng trăm thương hiệu khác nhau (Unilever có tới hàng trăm nhãn hiệu, Nestle có 7200 nhãn hiệu, Coca-cola có hơn 3000 nhãn hiệu). Ngoài ra mô hình thương hiệu cá biệt cũng khiến cho các thương hiệu ra đời sau không tận dụng được uy tín của các thương hiệu trước đó và uy tín của doanh nghiệp. Việc quản trị một số lượng thương hiệu lớn là một khó khăn và đòi hỏi nhiều nguồn lực của doanh nghiệp.

Mô hình đa thương hiệu

Đây là mô hình thương hiệu năng động nhất nó bao hàm cả mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá biệt. Mô hình này tận dụng lợi thế của cả 2 mô hình trên và hạn chế nhược điểm của từng mô hình. Sự kết hợp cả 2 mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá thể được thực hiện theo nhiều cách. Sau đây là những cách phổ biết nhất:

Kết hợp đối xứng

Là sự kết hợp trong đó thể hiện vai trò của thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt như nhau, có cùng vai trò trong việc cấu thành một thương hiệu mới. Ví dụ Microsoft Window; Honda Future; Samsung Galaxy; Apple Ipad … việc kết hợp đối xứng này vừa giúp cho thương hiệu sản phẩm vừa nhận được sự hỗ trợ từ thương hiệu doanh nghiệp vừa thể hiện được rõ nét những khác biệt của riêng sản phẩm mang thương hiệu đó.

Kết hợp bất đối xứng

Là khi mà thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt được trình bày bất đối xứng. Trong đó một thương hiệu sẽ đóng vai trò chủ đạo, thương hiệu còn lại sẽ bổ sung đầy đủ ý nghĩa khác biệt. Ví dụ: Sony Vaio; Nokia E71 … trong những ví dụ này thì Sony và Nokia đóng vai trò là thương hiệu chính, tạo ra sự khác biệt còn Vaio hay E71 chỉ là chỉ dẫn cụ thể về một dòng sản phẩm của Sony hay Nokia. Kiểu kết hợp này thường được áp dụng khi mà thương hiệu gia đình có mức độ nhận biết và uy tín cao và làm cho việc ra mắt sản phẩm mới nhanh hơn, dễ được thị trường chấp nhận hơn.
Có một số trường hợp sự kết hợp là ngược lại. Thương hiệu gia đình có vai trò ít quan trọng hơn, trong khi đó thương hiệu cá biệt được nhấn mạnh hơn. Đó là trường hợp khi thương hiệu gia đình chi phối ít hơn đến các thương hiệu cá biệt và các thương hiệu cá biệt góp phần quan trọng hơn để củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu gia đình. Ta thấy sự kết hợp này trong thực tế ở các sản phẩm như sữa Dielac của Vinamilk …..

Ưu điểm của mô hình đa thương hiệu: khai thác được lợi thế và uy tín của thương hiệu gia đình nhằm hỗ trợ và tăng cường cho thương hiệu cá biệt. Hạn chế được rủi ro khi có thương hiệu cá biệt nào đó gặp rắc rối. Quan hệ giữa thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt trong mô hình này mang tính tương hỗ do vậy cả thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt đều hưởng lợi từ sự tương hỗ này.

Nhược điểm của mô hình đa thương hiệu: đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải có hệ thống quản trị thương hiệu chuyên nghiệp.

Mô hình thương hiệu nào cho doanh nghiệp?

Không có một mô hình thương hiệu nào định sẵn cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn mô hình thương hiệu phải căn cứ vào tình huống cụ thể. Khi áp dụng các mô hình thương hiệu doanh nghiệp phải tính đến các mục tiêu chiến lược lâu dài cũng như khả năng thực tế để triển khai. Mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, biết được điều này và vận dụng một cách hiệu quả sẽ giúp bạn đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng thương hiệu.
Nói thêm: đối với những doanh nghiệp có nhiều thương hiệu khác nhau ngoài việc xác định mô hình thương hiệu thì cần phải xác định thêm một kiến trúc thương hiệu phù hợp. Kiến thức thương hiệu ở đây bao gồm quan hệ ma trận giữa thương hiệu – sản phẩm. Chúng tôi sẽ có dịp trở lại đề tài này trong bài giới thiệu về Kiến trúc thương hiệu sau.

Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế logo

Xem thêm những bài viết khác:

Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả 106

Xây dựng thương hiệu

Có rất nhiều mô hình thương hiệu hữu ích để bạn có thể phân tích cấu trúc thương hiệu của mình nhằm hiểu sâu sắc nó và đề ra những chiến lược phát triển cho tương lai. Sau đây Sao Kim sẽ giới thiệu với bạn 4mô hình khá hiệu quả được sử dụng bởi nhiều chuyên gia chiến lược thương hiệu. Mỗi mô hình có cách thức và thời điểm áp dụng khác nhau. Việc áp dụng nhiều mô hình khác biệt sẽ giúp bạn có nhận biết toàn diện hơn về thương hiệu của mình.

  1. Mô hình bánh xe thương hiệu

mô hình thương hiệu
Mô hình bánh xe thương hiệu

Bánh xe thương hiệu là một công cụ dùng để xác định nền tảng hay là giá trị cốt lõi cho một thương hiệu. Bánh xe thương hiệu được minh họa thành 4 phần với 3 lớp. Các yếu tố của bánh xe thương hiệu được phát triển từ lớp ngoài vào tới lớp trong.

Lớp ngoài cùng bao gồm 4 phần:

  • Tôi mô tả sản phẩm này như thế nào?: mô tả những đặc tính vật chất, lý tính của sản phẩm
  • Sản phẩm mang lại điều gì cho tôi?: những giá trị lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho người sử dụng.
  • Thương hiệu khiến tôi trông ra sao?: những điều mà người khác sẽ nghĩ về người dùng thương hiệu này
  • Thương hiệu khiến tôi cảm thấy thế nào?: những điều mà người sử dụng tự cảm thấy về mình khi dùng thương hiệu đó

Dựa trên lớp thứ nhât phát triển được lớp thứ hai bao gồm 2 phần:

  • Dữ kiện/ Biểu tượng: Dữ kiện là những yếu tố thuộc về tính chất lý tính của sản phẩm. Biểu tượng là những yếu tố liên quan tới hình ảnh đặc trưng của sản phẩm/ thương hiệu
  • Tính cách thương hiệu: những giá trị tinh thần của thương hiệu

Từ đó xác định được lớp trong cùng là “Giá trị cốt lõi” của thương hiệu: thường được minh họa bởi 3 – 4 từ

  1. Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer – Brand Identity Prism

brand prism
Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer

Mô hình này được giới thiệu bởi Kafferer vào năm 2008 và được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng thương hiệu cho đến nay. Mô hình lục lăng gồm 6 yếu tố , có thể được chia theo chiều dọc thành 2 khía cạnh là biểu hiện bên ngoài (Externalisation) và biểu hiện bên trong (Internalisation) của thương hiệu, hoặc có thể được chia theo chiều ngang thành 2 khía cạnh là Hình ảnh thương hiệu được truyền đi và Hình ảnh thương hiệu nhận được.

Khác với mô hình đầu phát triển theo lớp từ ngoài vào trong, với mô hình Kafferer này, bạn có thể phân tích cấu trúc bản sắc thương hiệu bắt đầu theo chiều ngang hoặc chiều dọc bằng cách suy nghĩ và ghi lại những từ ngữ mô tả về từng yếu tố vào ô tương ứng.

  • Physique: các yếu tố như biểu tượng, màu sắc
  • Personality: tính cách của thương hiệu nếu xem nó như một con người
  • Culture: những giá trị mà thương hiệu theo đuổi và đại diện
  • Relationship: mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
  • Reflection: người khác nhìn nhận như thế nào về người sử dụng thương hiệu này
  • Self-image: khách hàng nhìn nhận về chính họ như thế nào khi họ sử dụng thương hiệu

3. Mô hình Chìa khóa thương hiệu Brandkey

91819558ae0649e958443cd3c3e07a6f
Mô hình chìa khóa thương hiệu

Mô hình này được mô tả bởi hình chiếc ổ khóa, bao gồm 2 nhóm: nhóm ảnh hưởng và nhóm tạo lập. Nếu như hai mô hình ở trên chú trọng tới Sự thật ngầm hiểu về khách hàng (customer insights) nhiều hơn thì mô hình chìa khóa này có tầm bao quát rộng hơn khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng bao trùm như Môi trường kinh doanh hay đối thủ cạnh tranh.

  • Nhóm 1: Nhóm ảnh hưởng

Root Strength:Nền tảng giá trịcủa thương hiệu đem đến cho khách hàng của mình, thể hiện thông qua thông điệp/tuyên ngôn/lời hứa và những hành động cụ thể, có thể trải nghiệm được.

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả 107Competitive environment:môi trường kinh doanh tiềm năng, độ lớn thị trường, đối thủ cạnh tranh , thương hiệu nào là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh.

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả 107Target:Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào? Thói quen sở thích ra sao, nhu cầu mong muốn của họ là gì? Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu của bạn?

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả 107Insight:Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì ? sản phẩm giải quyết được gì cho họ?họ tương tác ra sao với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao?

  • 4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả 107Nhóm 2: Nhóm tạo lập

Benefits:Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm,dịch vụ. Bao gồm cả lợi ích về mặt lý tính cũng như cảm tính.

Value, Personality, different:Giá trị và cá tính đặc trưng của thương hiệu như một con người. Điểm khác biệt, độc đáo, duy nhất của thương hiệu.

Reason to Believe:Lý do khiến khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn ? (phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ… )

Core Value:Giá trị cốt lõi của thương hiệu, thứ không thể thay thế bởi bất cứ yếu tố nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh điều này.

4. Mô hình Tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng Keller

brand pyramid
Mô hình tài sản thương hiệu Keller

Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng được giới thiệu bởi Keller năm 2013, đưa ra một chỉ dẫn để xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách bền vững trong tâm trí khách hàng qua 4 bước:

Bước 1. Bước đầu tiên là xây dựng sự nhận biết, cần phải đảm bảo được là thương hiệu có một điểm đặc biệt nổi trội và dễ phân biệt so với các thương hiệu cạnh tranh.

Bước 2. Ý nghĩa của thương hiệu được truyền tải thông qua 2 yếu tố: khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng (Performance) và hình ảnh (Imagery).

Bước 3. Nắm bắt được phản ứng của khách hàng thông qua 2 yếu tố: đánh giá của khách hàng (Judgement) và cảm nhận của khách hàng (Feelings)

Bước 4. Quản lý mối quan hệ với khách hàng với thương hiệu. Mối quan hệ này có thể đạt được ở 4 mức độ: sự trung thành về mặt hành vi (mua hàng), sự gắn kết về mặt thái độ (tin tưởng), cảm giác thuộc về một cộng đồng có chung giá trị (những người sử dụng thương hiệu), sự gắn kết chủ động với thương hiệu (nói về, bàn luận về, tham gia chia sẻ về thương hiệu).

Nếu như hai mô hình đầu tiên được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới sáng tạo thương hiệu, thì mô hình thứ 3 này được áp dụng ở giai đoạn bắt đầu truyền thông cho thương hiệu để tạo lập mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.

Qua bài viết này, Sao Kim mong bạn đã nắm được một số mô hình cơ bản để phân tích thương hiệu của mình. Trongloạtbài viết tiếp theo, Sao Kim sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn chi tiết hơn cách ứng dụng các mô hình này trong phân tích và xây dựng thương hiệu qua các ví dụ minh họa thực tế các case study mà Sao Kim đã thực hiện.

Tham khảo thêm những bài viết bổ ích khác của Sao kim để xây dựng thương hiệu hiệu quả!

Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số máy 0907780812hoặc [email protected]

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Xây dựng thương hiệu: 8 bước để thành công (P1)

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Xây dựng thương hiệu: 8 bước để thành công (P1) 213

Xây dựng thương hiệu

Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của không gian số, xây dựng thương hiệu trở thành một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kiến thức sách vở là chưa đủ. Các doanh nghiệp cần đến những kinh nghiệm thực tiễn từ những góc nhìn chuyên nghiệp hơn.

Hiểu được điều đó, Sao Kim mang đến chia sẻ về 8 bước xây dựng thương hiệu hiệu quả của chuyên gia Marketing Felicia C. Sullivan – người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các thương hiệu lớn như: Time Warner Cable, Mattel, Verizon, Estée Lauder, Calvin Klein…

1. Thương hiệu là gì? Vì sao phải xây dựng thương hiệu?

Trước khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu, bạn cần hiểu được “thương hiệu là gì?”. Thương hiệu là sự nhận thức của người tiêu dùng về một doanh nghiệp. Những nhận thức đó bắt nguồn từ câu chuyện doanh nghiệp muốn kể lại, tầm nhìn, giá trị doanh nghiệp nắm giữ, sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp và cách thức chuyển đổi khách hàng qua việc sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

xay-dung-thuong-hieu-8-buoc-de-thanh-cong-p1-1
Xây dựng thương hiệu – nhiệm vụ của mọi doanh nghiệp

Việc phát triển một thương hiệu tức là bạn định nghĩa, giải thích thông điệp của doanh nghiệp và diễn dịch thông điệp đó trên các kênh truyền thông – nơi có thể kết nối với khách hàng. Quá trình tạo ra một thương hiệu bao gồm: nghiên cứu, tư duy, phân tích dữ liệu, nhận thức và tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp của bạn. Quá trình này điều hướng mọi quyết định trong tổ chức của bạn.

2. 4 thành tố tạo nên một thương hiệu thành công

Dựa trên kinh nghiệm làm việc với nhiều thương hiệu lớn, chuyên gia Marketing Felicia C. Sullivan cho rằng: “Một thương hiệu thành công được tạo nên bởi 4 thành tố chính”:

2.1. Phát triển nền tảng thương hiệu

Phát triển thương hiệu bao gồm những chiến lược, thiết kế sáng tạo và kiến tạo tư duy dựa trên thị trường kinh doanh, khách hàng, những yếu tố thương mại khác. Cũng giống như xây nhà, bạn tạo dựng nền tảng, guidelines và những quy luật trước khi đặt những viên gạch đầu tiên. Hiểu một cách đơn giản, bạn đang đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

Doanh nghiệp của bạn là ai?

Doanh nghiệp của bạn làm gì?

Ai là đối thủ của bạn?

Vì sao bạn cần phát triển thương hiệu?

Mục đích?

Làm thế nào để trở nên khác biệt so với các doanh nghiệp khác?

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn động lực đằng sau việc phổ biến thương hiệu để từ đó đưa ra được chiến lược hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn cũng không thể tạo một hệ thống nhận diện hình ảnh hiệu quả mà không cần xác định trước yếu tố chính của thương hiệu. Trong đó, các công cụ trực quan mà tổ chức sử dụng để quảng bá thương hiệu bao gồm logo, sử dụng logo và ứng dụng, font chữ, bảng màu, hình ảnh, thiết kế và nguyên tắc bố cục.

xay-dung-thuong-hieu-8-buoc-de-thanh-cong-p1-2
Logo được Sao Kim thiết kế cho khách hàng

2.2. Cách thức thể hiện thương hiệu

Dựa trên sự phát triển thương hiệu và hệ thống nhận diện hình ảnh, cách thức thể hiện thương hiệu của bạn chính là sự gợi nhắc bên ngoài. Từ website, quảng cáo PPC, quảng cáo banner trên MXH, brochures, quảng cáo trên TV, radio, bảng xếp hạng billboards, cách thể hiện thương hiệu là cách thức giao tiếp giữa thương hiệu của bạn với khách hàng tiềm năng.

2.3. Phổ biến thương hiệu

Phổ biến thương hiệu giống như việc cầm một chiếc loa và lan tỏa thông điệp của bạn đến với công chúng dưới hình thức tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng (PR). Hãy coi đây là giai đoạn phân phối của quy trình xây dựng thương hiệu. Giai đoạn này nhằm phục vụ cho hoạt động, mục tiêu kinh doanh và các mục đích khác của thương hiệu.

2.4. Uy tín thương hiệu

Uy tín thương hiệu có thể là sự chiếm lĩnh thị trường, sự khác biệt đột phá hay các giải thưởng, thành công quan trọng mà doanh nghiệp đã đạt được dựa trên kết quả của công việc kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn như các luật sư có thể trình bày số lượng vụ án, phiên tòa mà họ đã thắng kiện trên website của mình. Nói tóm lại, uy tín thương hiệu thiết lập việc bạn sẽ nói gì về những trải nghiệm và thành công của thương hiệu.

xay-dung-thuong-hieu-8-buoc-de-thanh-cong-p1-3
Uy tín thương hiệu – cách thương hiệu xây dựng niềm tin cho khách hàng

Chiến lược thương hiệu là kế hoạch mà doanh nghiệp tạo ra nhằm định vị bản thân trong tâm trí của đối tác, khách hàng. Nó được dùng để tạo ra nhận thức, Khi một công ty thành công về chiến lược thương hiệu, khách hàng biệt được họ là ai, họ làm gì đúng như cách doanh nghiệp mong muốn. Từ đó, khách hàng cũng hình thành nên quan điểm riêng về thương hiệu.

8 bước xây dựng thương hiệu thành công

Bước 1: Xác định khách hàng, đối thủ và tự đánh giá doanh nghiệp

Hiểu về khách hàng

Nhiều doanh nghiệp khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu, tiếng nói, chiến lược nội dung, logo, trang web của họ nhưng lại quên mất khách hàng của mình chính là nhân tố quan trọng nhất.

Khách hàng nên là cốt lõi của thương hiệu bởi vì cuối cùng họ sẽ quyết định sự thành công trong kinh doanh của bạn. Không có khách hàng, không có doanh nghiệp vì họ là nguồn doanh thu của bạn. Khách hàng muốn biết bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì và bạn sẽ làm thế nào để cuộc sống của họ tốt hơn hay dễ dàng hơn hoặc chỉ đơn giản là thêm phần vui vẻ.

Đối tượng khách hàng hay khách hàng mục tiêu là một nhóm mà bạn muốn thu hút sự chú ý và tạo dựng mối quan hệ lâu dài. Mục tiêu là tìm ra và hiểu được những mong muốn, nhu cầu, sở thích và lối sống của họ; và đảm bảo kết nối với sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Hãy nhớ rằng, khách hàng của bạn không phải là toàn thế giới. Chẳng hạn, bạn có một doanh nghiệp bán những bộ đồ cao cấp dành cho nam giới trực tuyến. Bạn sẽ nói “Tôi muốn nhắm vào mọi người đàn ông trên thế giới!” Thay vào đó, bạn có thể nói “Đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi là những người đàn ông giàu có có ý thức về phong cách, những người làm việc trong các ngành nghề phù hợp.

Một khi bạn đã tìm ra người bạn muốn tiếp cận, hãy làm quen với họ. Bây giờ bạn phải trở thành một nhân viên CIA. Đầu tiên, có được thông tin nhân khẩu học cơ bản (nghĩa là tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, địa lý, giáo dục, nghề nghiệp). Sau đó, đi đến những yếu tố như: tâm lý học và dữ liệu hành vi.

Hành vi: Họ là ai? Họ muốn gì và họ hành động như thế nào? Thói quen của họ là gì? Họ chính thức trong giao tiếp hay họ sử dụng biểu tượng cảm xúc? Họ có online không? Nếu vậy, những trang web, mạng xã hội, blog, diễn đàn, v.v … nào họ có truy cập? Tìm hiểu sâu mọi thứ về khách hàng của bạn từ các tạp chí và chương trình TV mà họ xem cho đến thời gian và tần suất họ sử dụng smartphone.

Động lực: Điều gì thúc đẩy họ hành động? Tại sao họ sẽ đến với bạn? Họ có kinh nghiệm gì với các sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực của bạn? Đối thủ cạnh tranh của bạn phục vụ khách hàng như thế nào? Hãy xem xét sáu động lực của người tiêu dùng: nội dung, giảm chi phí, lựa chọn, tiện lợi, tùy biến và cộng đồng.

Ảnh hưởng: Họ tin tưởng ai? Những tài nguyên nào họ sử dụng để tìm kiếm và thông tin? Những trang web nào họ truy cập và dựa vào cho ý kiến ​​khách quan?

Điểm nhạy cảm: Điều gì khiến họ thức đêm? Họ cần gì để làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn hoặc tốt hơn? Khi phàn nàn, họ thường phàn nàn về điều gì? Xác định các thách thức cốt lõi của khách hàng và trả lời câu hỏi khi nào, như thế nào và tại sao họ trải nghiệm chúng.

Hành trình: Chuẩn bị một cuốn sổ tay và viết ra trải nghiệm hoàn chỉnh của khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm của bạn. Nghiên cứu và trao đổi với khách hàng sẽ giúp ích cho điều này.

Hiểu về đối thủ

Trước khi bạn bắt đầu kinh doanh, có lẽ bạn đã nghiên cứu rất nhiều về thị trường bao gồm:

– Quy mô thị trường và CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm): Thị trường lớn như thế nào, có tăng trưởng không, và với tốc độ nào?

– Sức khỏe thị trường và sự bền vững: Ngành công nghiệp của bạn trì trệ hay bùng nổ? Bạn đang tìm kiếm một con đường mới hay cạnh tranh trên con đường sẵn có?

Bạn có hoạt động từ mô hình kinh doanh/hoạt động tiêu chuẩn hay bạn có cách làm việc mới? Ví dụ như, Everlane và Cuyana đứng ngoài các nhà bán lẻ trực tuyến vì họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng và minh bạch về sản xuất và hoạt động.

Bạn có một chuyên môn, sự khác biệt sâu sắc hay lợi thế nào không?

Đối thủ cạnh tranh: Ai là người chơi giải đấu lớn và nhỏ? Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Làm thế nào để họ khác với bạn? Làm thế nào học họ có thể giao tiếp với khách hàng? Chủ yếu, bạn muốn phân tích sự cạnh tranh trực tiếp của mình đồng thời để mắt đến các đối thủ cạnh tranh, các công ty liên quan đến ngành của bạn nhưng không trực tiếp cạnh tranh trong đó. Họ nói chuyện với một khách hàng tương tự và họ có tiềm năng thâm nhập thị trường của bạn. .

Vòng đời sản phẩm: Giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm tạo nên vòng đời sản phẩm của thương hiệu. Thị trường ở đâu bây giờ và bạn phù hợp ở đâu? Bạn đang giới thiệu một sản phẩm mới trong một thị trường trưởng thành? Bạn thống lĩnh một thị trường ngách?

Ma trận Ansoff giúp bạn xác định vị trí trong cấu trúc thị trường và tiềm năng phát triển của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thương hiệu của bạn được định vị và điều chỉnh. Ma trận này là một công cụ hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp vạch ra chiến lược tăng trưởng thông qua việc kết hợp các thị trường sẵn có.

Xay-dung-thuong-hieu-8-buoc-de-thanh-cong-p1-4
Ma trận Ansoff

Phân khúc khách hàng chính: Đây là một thay đổi nhỏ trong phân tích khách hàng bạn đã thực hiện vì bạn nhìn vào ngành công nghiệp rộng lớn và hiểu nhóm khách hàng lớn hơn phân khúc bạn trực tiếp muốn thu hút. Như Forever 21, Eileen Fisher và Versace, tất cả đều là những thương hiệu thời trang nhưng họ đã thu hút được nhiều đối tượng khác nhau dựa trên nhân khẩu học, tâm lý học và mối quan hệ. Khi bạn xác định địa điểm phù hợp với mình, bạn sẽ có một sự hiểu biết tinh tế hơn về nền tảng của bản thân.

Đổi mới và xu hướng thị trường: Ai đang dẫn dắt sự thay đổi trong lĩnh vực của bạn? Ngành nghề của bạn có xu hướng đổi mới hay đang trì trệ? Bạn phù hợp với phổ xu hướng nào? Bạn có suy nghĩ về phía trước? Bạn là người đầu tiên tiếp thị hay bảo thủ thận trọng? Nó rất cần thiết để theo kịp sự đổi mới của khách hàng, ngành và đánh giá doanh nghiệp của bạn rơi vào phạm vi đó và khi nào/ làm thế nào để bạn thích nghi.

Rào cản gia nhập, dễ dàng thoát ra: Làm thế nào dễ dàng để bước vào và rời khỏi thị trường? Nếu công việc kinh doanh của bạn khó khăn hơn, bạn có thể sử dụng điều đó cho lợi thế của mình.

Tất cả các nghiên cứu và phân tích này cũng rất quan trọng khi phát triển định vị và mục đích của bạn. Nó buộc bạn phải xem xét vị trí của mình trong ngành công nghiệp và yếu tố nào sẽ khiến bạn nổi bật.

Hiểu về doanh nghiệp

Phần khó nhất của việc xây dựng thương hiệu là thành thật về doanh nghiệp. Khi xây dựng một thương hiệu, không ai đánh giá khách quan các điểm bán hàng độc đáo và lợi ích sản phẩm hơn khách hàng của bạn. Hầu hết các CEO đều nhìn nhận thành công thông qua lăng kính lợi nhuận và bất cứ điều gì không đóng góp cho bức tranh lợi nhuận đó là một chi phí. Và tất cả chúng ta đều biết làm thế nào các doanh nghiệp nhìn thấy chi phí.

Nhiều người lầm tưởng quá trình xây dựng thương hiệu không quan trọng. Thực tế, bạn có thể nhận được ROI trực tiếp (lợi tức đầu tư) hoặc ROA (lợi nhuận trên tài sản) từ định vị và thông điệp thương hiệu. Tuy nhiên, bạn không thể đưa ra quyết định đúng đắn về doanh nghiệp của mình nếu bạn làm việc trên nền tảng thương hiệu yếu ớt. Làm thế nào để bạn bán được nhiều sản phẩm hơn nếu bạn không biết cách nói chuyện với khách hàng? Nói gì, nói khi nào, nói như thế nào? Làm thế nào để bạn nổi bật nếu bạn cũng không biết điều gì làm cho bạn trở nên độc đáo? Tại sao khách hàng tiềm năng nên tin vào tuyên bố và cam kết của bạn nếu bạn cũng không biết tại sao họ nên tin? Không có doanh nghiệp có thể thành công mà không có các yếu tố thương hiệu cơ bản.

Một phần của quá trình phát triển thương hiệu buộc bạn phải khách quan và trung thực về sản phẩm, mục đích, định vị, cam kết, thông điệp và khách hàng của bạn rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài.

Phần 1 của bài viết “Xây dựng thương hiệu: 8 bước thành công” đã làm rõ về 4 thành tố tạo nên sự thành công của thương hiệu và bước đầu tiên giúp thương hiệu thành công. Cùng đón đọc những bước tiếp theo trong phần 2 của bài viết Tại đây.

Nguồn tham khảo:Sao Kim Branding

Xem thêm các bài viết hấp dẫn khác:

Xây dựng thương hiệu: 8 bước để thành công (P1)







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn