Năm mới tới cũng là lúc nên nhìn lại những kết quả của năm qua và lập kế hoạch cho một năm sắp tới. Công việc marketing cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của bạn cũng không nằm ngoại lệ. Checklist sau đây của Sao Kim có thể giúp bạn không bỏ sót những điểm quan trọng trong kế hoạch năm tới của mình.
Kinh phí và nguồn lực dành cho marketing năm vừa qua?
Khi xem xét kinh phí và nguồn lực dành cho hoạt động marketing, cần thiết phải xem xét toàn diện về cả chi phí về tiền bạc, nhân lực và thời gian, trên tất cả các kênh marketing online và offline.
Online marketing: social media, quảng cáo online, website, blog, dịch vụ thuê ngoài,chiến dịch email marketing, v.v.
Offline marketing: quảng cáo, brochures, business cards, sự kiện,triển lãm thương mại, huấn luyện,tài trợ, v.v.
Nỗ lựcmarketing nào thành công nhất năm qua?
Với những nguồn lực và kinh phí kể trên, đánh giá một cách khách quan hoạt động nào mang lại hiệu quả nhiều nhất. Việc đánh giá có thể không chỉ dựa hoàn toàn trên ROI mà còn vào tiềm năng những hoạt động này mang lại. Với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư mở rộng kinh doanh có thể sẽ phải chấp nhận một thời gian hoàn vốn dài. Vì thế, có những hoạt động marketing không đem lại hiệu quả lợi nhuận ngay lập tức nhưng có thể củng cố giá trị thương hiệu và uy tín về lâu dài thì vẫn nên được duy trì tiếp tục.
Nỗ lựcmarketing nào không thành công trong năm qua?
Trong quá trình mở rộng phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sẽ phải thử-và-sai nhiều hoạt độngmarketing khác nhau. Với những hoạt độngkhông thành công, hãy cố gắng tìm kiếm lý do và bài học.
Có phải thị trường bạn nhắm đến là một thị trường mới?
Thời điểm triển khai không hiệu quả?
Nội dung và hình ảnh có thể được cải tiến thêm?
Bạn chưa dành đủ thời gian để hoạt động đó chứng minh được hiệu quả?
Công việc kinh doanh có gì thay đổi trong năm tới?
Ngoài sự thay đổi trong chính sản phẩm dịch vụ của bạn, hãy để ý tới bất cứ thay đổi nào có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp bạn:
Cạnh tranh mới
Thay đổi về chính sách, kinh tế địa phương
Đối tác mới, nhà cung cấp mới
Nhân viên mới
Dữ liệu về khách hàng có gì thay đổi trong năm tới?
Bất cứ thay đổi có thể có nào từ phía khách hàng như:
Số lượng khách hàng (hiện có và tiềm năng) tăng hay giảm như thế nào so với năm ngoái?
Thay đổi trong sở thích, nhu cầu, ước muốn của khách hàng mục tiêu và những nhómtham vấn (là nhóm ngườicó ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu)
Thay đổi trong cách thức khách hàng giao tiếp với doanh nghiệp bạn
Qua bài viết này, Sao Kim hy vọng giúp bạn rà soát lại lần nữa những yêu cầu cho kế hoạch marketing năm tới. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu về thiết kế website từ các chuyên giathiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôitại đây.
Nếu bạn đang có dự án sáng tạo cần được hỗ trợ, hãy liên hệ Memilus ngay nhé. Điền vào form bên dưới, bộ phận kinh doanh sẽ phản hồi nhanh chóng yêu cầu của quý Khách Hàng
USP (Unique selling point) là điểm khác biệt chính để khách hàng phân biệt sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạnvới các đối thủ cạnh tranh. Hãy tưởng tượng mỗi ngày khách hàng của bạn có thể nhận được biết bao nhiêu thông điệp, thông tin bán hàng từ thị trường. Nếu bạn không xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình thì rất có khả năng thương hiệu của bạn sẽ chìm lẫn trong số tất cả các sản phẩm tương đồng. Dưới đây là các bước đơn giản giúp xác định được USP cho sản phẩm của bạn.
1. Hiểu khách hàng mục tiêu của bạn
Lên danh sách những đặc tính của khách hàng mục tiêu, bao gồm các thói quen, sở thích, mong muốn, nỗi lo lắng và vấn đề quan tâm, họ chịu ảnh hưởng từ ai, v.v.
2. Hiểu sản phẩm
Lên danh dách những lợi ích và giá trị của sản phẩm, những vấn đề mà sản phẩm có thể khắc phục được. Những giá trị này có thểsẽ là những USP tiềm năng của sản phẩm.
3. Hiểu đối thủ
So sánh những giá trị trên với các giá trị của đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp bạn và các xu hướng của thị trường. Gạch bỏ bớt những giá trị mà đối thủ cạnh tranh đã sử dụng, và những giá trị đã không còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Những giá trị còn lại sẽ là những giá trị khác biệt mà chỉ bạn mới có.
4. Phác thảo ý tưởng
Với mỗi giá trị khác biệt này, hãy mô tả nó trên một trang giấy với những từ khóa và hình ảnh như một sơ đồ tư duy để phác thảo những ý tưởng chính cho kế hoạch marketing và xây dựng thương hiệu trong tương lai. Xác định sơ bộ mức độ khả thi và khả năng phát triển của những ý tưởng này.
5. Phỏng vấn khách hàng
Thực hiện những cuộc phỏng vấn ngắn với những người thuộc nhóm khách hàng bạn muốn hướng tới để chọn ra những USP mà khách hàng của bạn ưa thích nhất. Cuối cùng thì đó cũng là đối tượng mà công việc kinh doanhcủa bạn muốn phục vụ.
6. Tổng hợp thông tin
Sau khi hoàn tất những bước trên, điều cần thiết là phải rà soát kiểm tra lại tất cả các thông tin đã thu thập được và trả lời những câu hỏi như: USP của bạn có đồng nhất với triết lý kinh doanh của bạn? USP có khác biệt với đối thủ cạnh tranh? USP có định hướng rõ được đối tượng người dùng? USP có đem lại niềm tin cho họ?
7. Chọn lọc
Chọn lọc 1-2 USP chính nổi trội nhất và sử dụng chúng để phát triển các ý tưởng thương hiệu và marketing.
8. Cập nhật
Đừng quên rằng thị trường luôn thay đổi từng ngày. Vì thế hãy luôn cập nhật những xu hướng mới trên thị trường, những bước đi của đối thủ cạnh tranh, để đảm bảo các USP của bạn là luôn phù hợp.
Qua bài viết này, Sao Kim hy vọng giúp bạn nắm được những bước chi tiết của việc xác định USP. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu về thiết kế website từ các chuyên giathiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôitại đây.
Nếu bạn đang có dự án sáng tạo cần được hỗ trợ, hãy liên hệ Memilus ngay nhé. Điền vào form bên dưới, bộ phận kinh doanh sẽ phản hồi nhanh chóng yêu cầu của quý Khách Hàng
Tiếp theo bài viết vềtop 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, trong bài viết này, Sao Kim xin giới thiệu chi tiết hơn về những thương hiệu mới gia nhập bảng xếp hạng này. Hãy cùng khám phá những bí quyết đãgiúp họ vươn lên trở thành những thương hiệu mạnh mẽ đến vậy.
Một trong những chiến lược thương hiệu tiên quyết có lẽ là dù phát triển ở quy mô lớn đến mức nào, họ đều duy trì dựa trên nền tảng sản phẩm cốt lõi đã được khách hàng yêu mến bấy lâu nay: Lego với đồ chơi xếp hình dạng block, Paypal với dịch vụ thanh toán trực tuyến, hay Moet & Chandon chỉ phục vụ duy nhất nhóm khách hàng có phong cách hiện đại. Đồng thời với giá trị cốt lõi này, các thương hiệu cũng không ngừng mở rộng sự hiện diện của mình ra toàn cầu với các chiến dịch marketing sáng tạo phù hợp với văn hóa địa phương và gia tăng sự tiếp cận khách hàng tuân thủ nguyên tắc Real & Relevant (Thực tế và Phù hợp).
1.LEGO
Qua hơn 80 năm phát triển, LEGO đã từ quê hương Đan Mạch vươn xa khắp thế giới. Ngày nay hãng đã được coi là “đồ chơi tuyệt nhất mọi thời đại” nhờ tuân thủ chặt chẽ triết lý về chất lượng “Good quality play”.
Mọi hoạt động phát triển sản phẩm đều xoay quanh những miếng ghép hình vuông nay đã trở thành hình ảnh đặc trưng riêng có của LEGO. Hãng luôn hướng tới việc tạo ra những trải nghiệm sáng tạo tốt nhất cho khách hàng khi chơi với những miếng ghép xinh xắn này. Sự đổi mới đến từ những nghiên cứu nhỏ nhất, như là thay thế nguyên liệu thô chứa dầu bằng nguyên liệu bền vững hơn và góp phần bảo vệ môi trường. Tháng 2 năm nay, LEGO còn xây dựng website LEGO Ideas nhằm khuyến khích các ý tưởng đóng góp của khách hàng và công chúng cho hoạt động phát triển sản phẩm, nhờ đó thương hiệu đã kết nối với khách hàng tốt hơn. Ý tưởng này rất phù hợp với xu hướng làm thương hiệu từ “Nội dung sáng tạo bởingười dùng” hiện nay của các doanh nghiệp.
2.Paypal
Được tách ra từ eBay, Paypal giờ đã trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu với vai trò người tiên phong trong lĩnh vực thanh toán điện tử và sứ mệnh đã được định rõ từ lâu là “tăng sức mạnh cho nền kinh tế”. Hiện nay đã có đến 160 triệu tài khoản Paypal được đăng kí trên toàn thế giới. Năm ngoái có đến 4 tỉ giao dịch thanh toán được thực hiện qua Paypal. Hiện nay hãng đã trở thành đối tác của cả đối thủ của eBay như là Alibaba.
Sự đơn giản, bảo mật và dễ sử dụng luôn là những ưu tiên hàng đầu của hãng, bởi đây luôn là những mối quan tâm hàng đầu của người dùng, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Paypay đã đầu tư vào công nghệ thanh toán qua điện thoại và sử dụng những giao thức rất thân thiện với người dùng như là Braintree hay Venmo. Điều này không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu khách hàng, mà còn gia tăng sức mạnh cho mô hình kinh doanh của họ về lâu dài.
3.Mini
Mini là một ví dụ cho việc cùng một thương hiệu hướng tới các phân khúc khách hàng khác nhau mà vẫn thành công. Kể từ khi gia nhập tập đoàn BMW năm 1994, MINI đã luôn có những những chiến dịch marketing du kích khác lạ và đáng chú ý.
Vào mùa hè năm vừa qua, hãng giới thiệu dòng xe MINI Clubman hướng tới đối tượng khách hàng ở phân khúc cao, được định vị là “tập trung vào mô hình 5 lõi với cá tính mạnh”. Chiến dịch ra mắt Clubman có tên “Go with your gut” bao gồm một sê ri nói về cảm hứng và quá trình của những người sáng tạo có tên tuổi, từ đó khuyến khích mọi người hãy sống (và mua ô tô) đừng dựa vào lý trí mà thay vào đó dựa vào bản năng của mình. Trong khi đó, với dòng Countryman ở phân khúc thấp hơn thì hãng lại tung ra một mẫu quảng cáo truyền hình quốc gia do Tony Hawk diễn.
Như vậy, MINI vẫn duy trì được định vị thị trường ngách của mình nhưng đồng thời vẫn mở rộng được tới phân khúc bình dân và gia tăng doanh số. Trong 9 tháng đầu năm qua, BMW đã bán được 246,426 chiếc MINI trên toàn cầu, và doanh thu ở riêng Mỹ tăng 14.8% so với 2014.
4.Moet & Chandon
Moet & Chandon, thương hiệu rượu sâm panh 273 năm tuổi của nước Pháp, đã bán được 308 triệu chai trên toàn thế giới trong năm 2014. Thành công đến từ sự đổi mới trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới kết hợp với chiến lược marketing phù hợp.
Với giá trị cốt lõi là “sự tuyệt hảo, mạnh mẽ và tinh thần dám nghĩ dám làm”, hãng đã không ngừng phát triển sản phẩm mới mà trong đó Bright Night là một tuyệt tác. Hình ảnh chai sâm panh tỏa sáng trong đêm mang phong vị sang trọng và huyền bí đã trở thành đặc trưng cho Moet & Chandon. MCIII cũng là một thành công khác: sự kết hợp của nhiều loại rượu vintage khác nhau đựng trong 3 loại chất liệu là thép, gỗ sồi và thủy tinh. Năm 2014 hãng đã kết hợp với nghệ sĩ Marcelo Burlon tại Milan để thiết kế một loạt mẫu chai mới cho sản phẩm Tiger Collection.
Hãng đã chọn đại sứ thương hiệu rất phù hợp với định vị giá trị của mình: Roger Federer – một vận động viên xuất sắc và đồng thời là một người đàn ông của gia đình, nhằm tạo nên hình ảnh một thương hiệu mạnh mẽ đầy khám phá mà không kém phần tinh tế thi vị.
5.Lenovo
Lenovo là một trong số ít các thương hiệu châu Á lọt vào bảng xếp hạng năm nay. Với một ngành luôn biến đổi nhanh chóng như ngành công nghệ, có lẽ thông điệp “Never stand still” của Lenovo là một thông điệp khôn ngoan. Nó cho phép hãng thoải mái trong việc cải tiến và phát triển công nghệ của mình theo nhiều định hướng khác nhau.
Các phòng nghiên cứu tại Trung Quốc, Mỹ, Nhật đã được đầu tư lớn nhắm tới một mục tiêu, đó là kết nối thiết bị và cộng đồng, giúp cho người dùng sản phẩm của Lenovo có trải nghiệm trung thực và sinh động hơn. Định vị được điểm chung này, hãng đã phát triển ra rất nhiều mảng ngoài PC như phần cứng, phần mềm, dịch vụ điện toán đám mây, di động v.v và quản lý khá tốt nhiều thương hiệu con của hãng như ThinkPaf, Motorola, System X, Medion, NEC v.v.
Cho đến nay, Lenovo đã trở thành công ty công nghệ có trị giá tới 46 tỉ đô la Mỹ, đứng số 1 về doanh số bán máy tính, số 3 về doanh số bán tablet, công ty lớn thứ 4 về điện thoại thông minh.
Qua bài viết này, Sao Kim mong bạn tìm thấy những câu chuyện thương hiệu thú vị và rút ra những ý tưởng và kinh nghiệm phù hợp cho doanh nghiệp mình. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôitại đây.
Nếu bạn đang có dự án sáng tạo cần được hỗ trợ, hãy liên hệ Memilus ngay nhé. Điền vào form bên dưới, bộ phận kinh doanh sẽ phản hồi nhanh chóng yêu cầu của quý Khách Hàng