Category Archives: Xây dựng thương hiệu

5 xu hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 xu hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết 2

Xây dựng thương hiệu

Cùng với sự phát triển của công nghệ và sự biển đổi trong cách mà thế giới con người giao tiếp với nhau, việc xây dựng thương hiệu cũng có những chuyển biến không ngừng, đòi hỏi mỗi người làm kinh doanh cần phải cập nhật những xu hướng mới nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình một cách hiệu quả. Sao Kim xin tổng hợp và phân tíchmột số xu hướng chung trong xây dựng thương hiệu, thông qua những động thái của các thương hiệu trong nước và trên thế giới.

1. Tăng trải nghiệm thương hiệu

Một xu hướng nổi bật trong những năm qua là sự chuyển hướng từ “thương hiệu” sang “trải nghiệm thương hiệu”, tức là thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc tạo ra và trưng bàymột hình ảnh cố định, mà liên tục gia tăng các tương tác giữa khách hàng với hình ảnh thương hiệu đó qua các hoạt động quảng bá mang tính cá nhân hóa. Từ đó hình ảnh thương hiệu sẽ được khắc ghi sâu hơn trong tâm trí khách hàng. Chẳng hạn như hãng xe hơi Mercedes hay hãng đồng hồ Rolex đã chế tác sản phẩm của mình theo nhu cầu khách hàng, đưa quá trình tương tác với khách hàng lên trước cả giai đoạn sản phẩm được hoàn thành. Các thương hiệu tiêu dùng cũng không nằm ngoài xu thế này, khởi đầu từ Cocacola với việc in tên khách hàng lên chính nhãn chai theo đúng font của thương hiệu, giữ nguyên guide line và dấu hiệu nhận diện. Khi đó, tên thương hiệu không xuất hiện nhường chỗ chotrải nghiệm thương hiệu của người dùng tăng lên, gắn kết thương hiệu với khách hàng lâu bền hơn.

Trải nghiệm thương hiệu cũng không dừng lại ở sản phẩm đến tay người tiêu dùng như thế nào, mà còn mở rộng ra các giá trị gia tăng khác bên ngoài sản phẩm. Ví dụ như việc các thương hiệu thâm nhập cả vào đời sống tinh thần và giải trí của khách hàng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về làm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam để có cái nhìn rõ nét hơn.

5 xu hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết 3

2. Hiện diện một cách có ý nghĩa

Đi cùng với việc tăng trải nghiệm thương hiệu là xu hướng ý nghĩa hóa sự hiện diện của thương hiệu. Nếu như trước đây, người ta quan tâm nhiều hơn tới việc hiện diện ở càng nhiều kênhcàng tốt (multichannel) thì ngày nay việc hiện diện có ý nghĩa tại mỗi kênh đó (omnichannel) lại quan trọng hơn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần tăng tính tương tác và gắn kết với khách hàng hơn thông qua mỗi kênh mà mình hiện diện. Năm qua cũng chứng kiến sự lên ngôi của các công cụ “lắng nghe cộng đồng mạng” (Social listening) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp biết được khách hàng đang nói gì về mình, đồng thời khởi tạo các cuộc trò chuyện thực sự với họ, từ đó phục vụ và mang lại trải nghiệm thương hiệu tốt hơn.

Các thương hiệu lớn thường đều sở hữu một tài khoản Hootsuite, Tweetreach, Klout, TweetDeck, Social Mention hoặc Google Alert để theo dõi thương hiệu của mình trên mạng. Nhiều doanh nghiệp lớn như Lenovo đã sử dụng chính mạng xã hội để tạo lập một công cụ nghiên cứu khách hàng cho mình.

5 xu hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết 4
Chiến dịch Nhà là nơi của Fami

Một ví dụ thành công điển hình tại Việt Nam là chiến dịch #Nhà là nơi của Fami, trong đó thương hiệu đã kết nối với khách hàng qua một cuộc trò chuyện mở có chủ để về khái niệm “Nhà” – hình ảnh gắn liền chặt chẽ với giá trị “gia đình” mà Fami theo đuổi, phản ánh qua ngay cái tên thương hiệu (family). Trong chiến dịch này, thương hiệu khuyến khích khách hàng chia sẻ những quan niệm của họ về gia đình, miêu tả “nhà là nơi như thế nào?” đối với họ. Cuộc thảo luận này diễn ra tại nhiều kênh, bao gồm cả digital, PR, quảng cáo truyền hình, events, và thông qua các đại sứ là những nhân vật nổi tiếng. Nhưng một điều quan trọng là sự hiện diện tại các kênh này đảm bảo theo một concept chung thể hiện được ý nghĩa của thương hiệu.

3.Bao bì trở thành một thương hiệu mở rộng

Đóng góp vào trải nghiệm thương hiệu không thể không kể đến Bao bì. Các thương hiệu lớn đã biến việc mở hộp bao bì (unboxing)trở thành một trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Bạn có thể thấy rõ điều này trong trường hợp các sản phẩm đồ công nghệ. Bạn có tưởng tượng được đã có bao nhiêu video clip về việc mở hộp Iphone, Wacom Intous, Samsung… được upload lên Youtube và được chia sẻ trên mạng xã hội? Như vậy, bao bì không chỉ đơn giảnchỉ để bảo vệ và vận chuyển sản phẩm, nó cần được thiết kế để đem lại một trải nghiệm tốt cho khách hàng khi nhận được sản phẩm, và tốt hơn nữa là cho họ lý do để giữ lại và tái sử dụng lại bao bì đó cho một trường hợp khác mà trong đó thương hiệu được hiện diện một cách miễn phí.

5 xu hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết 5
Bao bì sáng tạo của Kohberg. Bạn có thể nói là “không ngon” không?

4.Yếu tố con người và nhân văn

Ngày nay, khi lòng tin vào quảng cáo trở nên giảm sút so với trước kia, các thương hiệu cần phải khiến cho mình trở nên đáng tin cậy, với uy tín được xác thực nhất có thể. Một xu hướng là các thương hiệu tăng cường truyền tải những hình ảnh về văn hóa doanh nghiệp và giá trị tinh thần của mình. Khách hàng không chỉ quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà cả những con người đã làm ra các sản phẩm dịch vụ đó. Đối với các doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ, việc tận dụng thương hiệu cá nhân để xây dựng thương hiệu tổ chức được coi là một lợi thế cần khai thác.

Sự thành công của thương hiệu mỹ phẩm Michelle Phan là một ví dụ, sản phẩm mang tên cô rõ ràng được đảm bảo nhờ uy tín của vlogger chuyên về mỹ phẩm sở hữu kênh Youtube với 8.3 triệu người đăng kí. Sự nổi lên của thương hiệu Tom’s shoes hay Studio 189 cũng là ví dụ tương tự, khi nó được bảo trợ bởi trang Vogue danh tiếng.

5 xu hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết 6
Thương hiệu thời trang Studio 189 bảo trợ bởi Vogue

5. Tính cộng đồng

Các doanh nghiệp cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc xây dựng các cộng đồng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình, gắn kết lại với nhau nhờ một giá trị chung trùng với giá trị doanh nghiệp theo đuổi. Việc xác định được giá trị cốt lõi riêng từ đầu là hết sức quan trọng để định hướng cho sự xây dựng các cộng đồng này. Chính các cộng đồng là nơi gắn kết cảm xúc của khách hàng với thương hiệu, khiến họ trung thành với thương hiệu hơn, vì từ bỏ thương hiệu đồng nghĩa với việc từ bỏ một giá trị mà họ đã mặc định thuộc về mình.

Hãy nghĩ về việc Starsbuck và Amazon đã vượt qua khủng hoảng truyền thông trong thời gian vừa qua như thế nào nhờ có một cộng đồng khách hàng trung thành được xây dựng một cách bài bản và vững chắc. Và hãy nghĩ về những cộng đồng mà doanh nghiệp bạn có thể xây dựng được tại Việt Nam, giống như cộng đồng sáng tạo của Trung Nguyên, cộng đồng tri thức của Alphabooks, hay cộng đồng các bà mẹ nuôi con khỏe của Friso.

friso
Website Khỏe mạnh từ bên trong được thiết kế đúng style của logo Friso, tạo một sự liên kết thương hiệu khéo léo.

Qua bài viết này, Sao Kim hi vọng đem đến cho bạn những thông tin hữu ích cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm của mình. Để nhận được những tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

5 xu hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần biết







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




6 điểm tăng sức mạnh thương hiệu mà Doanh nghiệp nội địa cần khai thác

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

6 điểm tăng sức mạnh thương hiệu mà Doanh nghiệp nội địa cần khai thác 109

Xây dựng thương hiệu

Trong những năm gần đây, khi mà các thương hiệu ngoại ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam trên mọi lĩnh vực, thì việc nâng caosức mạnh thương hiệu để tăng tính cạnh tranh ngày càng trở nên cấp thiết đối với doanh nghiệp nội địa. Sau đây, Sao Kim xin phân tích 6 điểm doanh nghiệp cần lưu ý để tăng sức mạnh thương hiệu của mình, dựa trên một báo cáo về người tiêu dùng Việt Nam của Nielsen.

Most important reason

6 điểm tăng sức mạnh thương hiệu

1. Niềm tự hào quốc gia

Báo cáo này chỉ ra niềm tự hào quốc gia là một yếu tố rất quan trọng trong việc NTD quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp nội hay ngoại tại Việt Nam. Chính sự ủng hộ cho các doanh nghiệp nội địa đã khiến gần một nửa NTD được khảo sát trả lời sẽ chọn sản phẩm nội địa (48%) thay vì lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp ngoại (9%). Như vậy doanh nghiệp nội cần lưu ý khai thác lợi thế này cho việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là các sản phẩm mang đặc tính địa lý hay vùng miền.

2.Giá Tốt

Yếu tố giá cũngcó ảnh hưởng tương đương đến quyết định chọn thương hiệu nội và ngoại (đều là 40%).Các doanh nghiệp nội địaphải đối mặt với những đối thủ nước ngoài – những doanh nghiệp có lợi thế rất mạnh về nguồn lực tài chính vững chắc, đội ngũ nhân viên tài năng và đa dạng, hạ tầng cơ sở kỹ thuật hiện đại cũng như hệ thống phân phối được thiết lập chuyên nghiệp và quan trọng đây là những doanh nghiệp rất dày dặn kinh nghiệm, nhờ đó vừa duy trì được chất lượng vừa duy trì được mức giá hấp dẫn.Tuy nhiên, gần đây rất nhiều những công ty nội địa không chỉ vượt qua được những thách thức do sự cạnh tranh khốc liệt này mang lại mà còn hoạt động rất tốt và có phần giành ưu thế tại thị trường Đông Nam Á. Theo Nielsen, trong những ngành hàng mà trước đây sự thống trị luôn thuộc về các công ty đa quốc gia như dầu gội, nước ngọt có ga, sữa rửa mặt, sữa dưỡng da và sữa công thức (sữa bột).Hơn 2/3 NTD Việt (69%) tin rằng các doanh nghiệp nội có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu mà họ cần, so với khoảng 60% NTD ở khu vực Đông Nam Á tin rằng các doanh nghiệp nội địa hiểu về NTD của họ hơn các doanh nghiệp đa quốc gia.

3. Khuyến mãi

NTD Việt khá quan tâm tới khuyến mãi, nhất là đối với các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Việc áp dụng các chiêu thức khuyến mãi thông minh vẫn nên được tiếp tục duy trì, nhưng cần phải phù hợp với định hướng thương hiệu và hỗ trợ tối đa cho việc xây dựng thương hiệu. Bạn có thể tham khảo bài viết Tại sao bao bì là vũ khí hiệu quả nhất trong bán lẻ để thấy được mối tương quan giữa việc Khuyến mãi và Làm thương hiệu qua bao bì.

4. Thành phần an toàn

Khi đánh giá về độ an toàn của sản phẩm, NTD có xu hướng nghiêng về hàng ngoại hơn (44% – so với 27% của hàng nội). Kết quả này cho thấy doanh nghiệp nội địa cần lưu tâm hơn về vấn đề an toàn của sản phẩm và truyền thông điều này tới khách hàng của mình. Việc làm thương hiệu cũng nên chú trọng hơn tới thông điệp và hình ảnh để tạo được cảm giác an toàn, tin tưởng trong tâm trí khách hàng.

5. Cung cấp dinh dưỡng

Yếu tố này chú trọng tới các sản phẩm thực phẩm, và cho thấy NTD đánh giá dinh dưỡng của thương hiệu ngoại (35%) cao hơn thương hiệu nội (21%). Bạn có thể tham khảo bài viết về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thực phẩm để thuyết phục được khách hàng.

6. Xây dựng thương hiệu mang lại nhiều lợi ích

NTD đánh giá thương hiệu ngoại mang lại nhiều lợi ích hơn gần như gấp đôi so với thương hiệu nội. Điều này cho thấy NTD cũng rất quan tâm tới những giá trị gia tăng bên ngoài những lợi ích lõi mang tính chức năng của sản phẩm. Chẳng hạn như các giá trị về tinh thần và cảm xúc của một sản phẩm tiêu dùng chẳng hạn. Như vậy, doanh nghiệp nội địa càng cần quan tâm hơn tới việc truyền tải thêm nhiều lợi ích gia tăng qua việc xây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Qua bài viết này, Sao Kim hi vọng bạn có thêm nhiều ý tưởng và định hướng cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trúng đích và phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

6 điểm tăng sức mạnh thương hiệu mà Doanh nghiệp nội địa cần khai thác







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Chiến lược để tiến đến thương hiệu “Top-Of-Mind”

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Chiến lược để tiến đến thương hiệu “Top-Of-Mind” 212

Xây dựng thương hiệu

Sự nổi tiếng nhìn chung đem lại lợi thế về mặt nhận thức. Trong thương trường cũng vậy, thương hiệu càng được nhiều người biết đến, càng có lợi là điều không thể phủ nhận. Khi có được lợi thế này, khách hàng sẽ có khả năng đi đến quyết định mua hàng cao hơn. Cuộc đua chiếm lấy vị trí số một trong tâm trí khách hàng (thương hiệu top-of-mind) dường như chưa bao giờ là dễ dàng cả, vậy doanh nghiệp của bạn sẽ cần có kế hoạch như thế nào để đạt được những mục tiêu ấy hiệu quả nhất và nhanh nhất? Bài viết này sẽ cho bạn một vài gợi ý.

Đầu tiên, “Top of Mind” có nghĩa là gì?

“Top of Mind” được hiểu là mức độ nhận biết thương hiệu cao nhất của khách hàng về một thương hiệu nào đó;khi mà người tiêu dùng được hỏi sản phẩm hay thương hiệu nào khiến họ nhớ đến đầu tiên trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể được đề cập. Một ví dụ nhỏ như nhắc tới bột giặt , bạn sẽ nghĩ đến Omo hay Tide đầu tiên? Hay nước ngọt có gas sẽ là Coca Cola hay Pepsi…

Để có chiến lược thương hiệu đúng đắn vươn lên vị trí số 1 về độ nhận biết, doanh nghiệp sẽ cần phải:

chien-luoc-thuong-hieu-cong-ty

1. Xác định thời gian theo đuổi

Theo nghiên cứu của Chilton, 34% người tiêu dùng sẽ chờ mua sản phẩm, dịch vụ ít nhất là trong bảy tháng ; 27% số người sẽ mua vào hơn một năm sau đó. Nếu hơn 60% khách hàng tiềm năng của bạn đang chờ đợimột khoảng thời gian khá dàiđể ra quyết định mua cuối cùng thì đó chính là cơ hội để bạn kiên trì xây dựng vị trí của chính mình. Trong trường hợp doanh nghiệp không bám đuổi mục tiêu của mình một cách tập trung nhất hoặc không làm gì cả để tăng độ nhận biết thì khách hàng cuối cùng cũng sẽ quên mất và quyết định mua hàng sẽ rơi vào quên lãng rất nhanh bởi sự xuất hiện và thu hút của hàng loạt các thương hiệu mới lớn đến nhỏ trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, nhất thiết doanh nghiệp của bạn cần tuân thủ thời gian và kiên trì bám đuổi mục tiêu một cách sát sao, chú tâm thực sự nhằm lôi kéo khách hàng về mình.

2. Đảm bảo rằng thương hiệu luôn được tìm thấy

Còn gì lãng phí nguồn lực hơn nếu ra sức đầu tư mà vẫn không ai biết tới thương hiệu của bạn tồn tại. Tối ưu hóa trang web, tham gia tích cực vào việc xây dựng sự kết nối, sử dụng chiến lược từ khóa và các cơ hội để tạo dựng uy tín với nguồn nội dung thật mạnh là điều doanh nghiệp cần phải làm. Khi một người tìm kiếm thông tin về thương hiệu nào đó, đảm bảo rằng doanh nghiệp bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội được xuất hiện trong số những kết quả được tìm thấy đầu tiên để trở nên ưu thế hơn. Sẽ có rất nhiều thương hiệu cùng chạy đua giống như chính doanh nghiệp của bạn đang làm, vì vậy nếu chỉ cần một chút sự lơ là, thiếu tập trung khi đẩy từ khóa về thương hiệu, chắc chắn trang web hay kết quả tìm kiếm về thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng tụt hạng và bị chiếm mất vị trí.

3. Đầu tư vào nội dung

Nội dung đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng. Đó sẽ phải là những thông tin hấp dẫn, nhận được sự quan tâm và có lối diễn đạt linh hoạt trên nhiều hình thức. Khách hàng chắc hẳn sẽ không thể ấn tượng với những nội dung quảng cáo nhàm chán và tẻ nhạt. Vậy thì họ cũng sẽ không thể nhớ đến thương hiệu ấy một cách sâu đậm. Ngay như lời chào đầu tiên gửi đến khách hàng qua sử dụng email-marketing, nội dung càng phải được đầu tư và thú vị hơn bởi sự tiếp cận diễn ra trong một khoảng thời gian rất nhanh chóng, khách hàng chỉ lướt qua email và có thể cảm thấy chú ý hoặc là thờ ơ xóa bỏ ngay tức thì. Cơ hội để lọt vào tầm mắt của khách hàng đã không nhiều, nội dung lại không có gì đặc biệt thì quả là một sự đáng tiếc cho việc quảng bá.

4. Cung cấpthông tin thực sự có ích đến khách hàng

Khách hàng ngày nay có một kho trữ thông tin khổng lồ để tìm kiếm, vì thế họ biết về sản phẩm, dịch vụ của bạn rất nhanh chóng chi với một vài thao tác tìm kiếm đơn giản. Thậm chí họ có thể so sánh thương hiệu này với thương hiệu khác và đọc được phản hồi từ nhiều khách hàng đã mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng vẫn luôn lắng nghe và xem bạn sẽ nói về thương hiệu của mình như thế nào, có đúng với những gì mà họ đã tìm được hay không hoặc có giống như những người khác mô tả. Nếu bạn cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ, cần giải thích cụ thể rằng tại sao nó trở nên vượt trội và đáng bỏ tiền để sở hữu hơn là giá cả. Giá tiền sẽ tương ứng với giá trị, vì thế hãy nhấnmạnh vào lí do tại sao họ lại nên mua.

chien-luoc-thuong-hieu-cong-ty-1

5. Không so sánh

Đừng phí thời gian nói về các đối thủ cạnh tranh; thay vào đó, hãy tập trung để nói về bản thân mình, về chính sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn có. Học cách lắng nghe nhiều hơn để tìm hiểu khách hàng mong muốn điều gì, phản ứng của họ ra sao, cách tiếp cận như thế nào sẽ đến gần được họ. Nếu như các đối thủ cạnh tranh có bị thu hút và bắt chước cách triển khai của doanh nghiệp bạn, thay vì chỉ trích, hạ thấp các nhãn hiệu khác, bạn cần biến đối thủ trở thành khán giả của mình. Mỗi thương hiệu có điểm mạnh riêng và cần khai thác để trở nên nổi bật nhất có thể.

Dù quy mô của doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ, khách hàng vẫn luôn cần có sự nhận thức về thương hiệu với cảm xúc thực sự. Chỉ thương hiệu nào chiếm được trái tim của họ, thương hiệu ấy mới xứng đáng nằm ở vị trí “Top-of-mind” mà khách hàng sẽ luôn nhớ đến đầu tiên.

Hi vọng qua bài viết này, doanh nghiệp bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Sao Kim sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần những tư vấn chuyên sâu hơn từ đội ngũ của chúng tôi.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Chiến lược để tiến đến thương hiệu “Top-Of-Mind”







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn