Category Archives: Xây dựng thương hiệu

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 2

Xây dựng thương hiệu

Thiết kế thương hiệu những cảm xúc & thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu hết vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng. Hãy cùng Sao Kim khám phá 10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng dưới đây nhé.

Có thể xem logo như là một quảng cáo nhỏ cho chính doanh nghiệp. Mục đích là để thể hiện giá trị hay mục tiêu của doanh nghiệp như điểm nổi bật của thương hiệu và ngành nghề kinh doanh đồng thời gắn liền với thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền đạt đến khách hàng. Và là cách tạo nên sự ấn tượng cho doanh nghiệp của bạn.

Sâu hơn thì logo cũng thể hiện chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp vì thường thiết kế logo dựa theo chiến lược thương hiệu. Vì vậy, bạn cần phải giữ thông điệp nhất quán nhằm gia tăng sự nhận biết thương hiệu từ khách hàng.

Nên nhớ, logo cần thể hiện được tính chất chuyên nghiệp cho dù công ty bạn nhỏ đến mức nào.

Nếu bạn phải thiết kế logo trong nội bộ công ty nhằm tiết giảm chi phí thì nên làm một nghiên cứu để lấy ý kiến phản hồi của khách hàng trước khi sử dụng chúng.

Thiết kế Logo Nike được coi là một trong những biểu tượng lớn nhất và nổi tiếng nhất trong lịch sử. Hình ảnh logo Nike Swoosh thể hiện chính là chiếc cánh của bức tượng thần vĩ đại ở Hy Lạp. Vị nữ thần chiến thắng, nguồn cảm hứng của rất nhiều những chiến binh vĩ đại và dũng cảm. Nó cũng là biểu tượng của chuyển động và tốc độ, sự uyển chuyển của chyển động và bay bổng – một phần quan trọng trong thể thao nên logo này rất thích hợp trong ngành kinh doanh giày thể thao. Bên cạnh đó, logo Nike nổi tiếng là bởi logo có thể ở trên giày, áo phông, hay ở góc trên cùng của bản báo cáo tài chính…

Dù bạn có đặt nó ở đâu, Nike logo cũng thành công trong việc truyền đạt rằng nó là biểu tượng đại diện cho Nike. Logo này cũng chỉ tạo nên một liên tưởng, kết nối duy nhất.

Có thể nói một logo có những yếu tố kể trên sẽ truyền đạt được: sự ổn định, tính linh hoạt, tầm nhìn và chân chính. Hầu hết khách hàng không cố tìm những tố chất này ở một logo nhưng chúng ta muốn tìm thấy chúng ở một công ty. Và Nike làm được điều đó thông qua logo của mình.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 3

Logo Nike

Thiết kế thương hiệu – Vai trò của bao bì

Thiết kế bao bì là phần vô cùng quan trọng góp phần giúp thương hiệu thành biểu tượng. Đây là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút về phía sản phẩm, từ đó kích thích khách hàng mua. Chi tiết hơn, bao bì giúp:

  • Giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu

Thiết kế bao bì sản phẩm sẽ dựa trên định hướng thiết kế của hệ thống nhận diện cũng như định vị của thương hiệu để tạo sự khác biệt về mặt hình ảnh với các sản phẩm đối thủ. Và cũng để tạo sự nhất quán của bao bì với các tài liệu tiếp thị khác của doanh nghiệp, do đó hình thức thiết kế bao bì phản ánh rất rõ và làm nổi bật doanh nghiệp.

  • Liên kết khách hàng và thương hiệu

Thiết kế bao bì sẽ tạo liên kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng, thể hiện sự tương tác của hình ảnh thương hiệu thông qua bao bì mỗi khi sản phẩm được sử dụng.

  • Là tài liệu truyền thông

Nếu bạn có thiết kế bao bì đẹp thì việc truyền tải thông tin của sản phẩm đến khách hàng sẽ dễ dàng hơn. Các thông tin về sự khác biệt, tính ưu việt, cách dùng giúp người tiêu dùng có niềm tin sản phẩm, việc trải nghiệm của khách hàng thông qua một thiết kế bao bì đẹp giúp gia tăng sự trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu.

  • Tăng cơ hội bán hàng

Thiết kế bao bì đẹp, nổi bật là nhân tố giúp tăng doanh số bán hàng thông qua việc tăng cao cơ hội tiếp xúc khách hàng, hấp dẫn khách hàng về trong lúc họ tìm kiếm sản phẩm trên các kệ hàng.

  • Bảo vệ sản phẩm

Một chiếc bao bì có thiết kế sáng tạo, giúp bảo vệ sản phẩm của bao bì cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu.

Tại các thị trường nói tiếng Hoa: Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Malaysia, thương hiệu Coca Cola tung ra bao bì với thông điệp xuyên suốt “Trao Coca Cola, trao lời chúc” nhưng vẫn thay đổi hình ảnh theo từng năm. 2015 là 8 kí tự tiếng Hoa thể hiện lời chúc. 2016 lại là 8 lời chúc cổ truyền cho tiền tài, tuổi trẻ, sự nghiệp, tình yêu, gia đình, học tập, kinh doanh và được quý nhân tương trợ.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 4

Và khi đó, Pepsi cũng không kém cạnh khi đưa hình ảnh Tề Thiên Đại Thánh cùng các hoạ tiết cổ truyền Trung Hoa lên bao bì Tết Bính Thân. Cùng với video về chuyện diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim Tây Du Kí đã chạm đến lòng tự tôn dân tộc và gợi nhớ kỉ niệm của gần 1.5 tỷ người dân Trung Hoa vào đúng dịp đoàn viên.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 5

Cùng nhà với Pepsi, khoai tây chiên Lay’s đã tạo nên cơn bão hashtag những ngày đầu năm mới trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc với bao bì in hình nửa dưới gương mặt một chú khỉ. Những bao bì tương tác với người tiêu dùng như vậy cũng đang là xu hướng của thế giới.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 6

Thiết kế thương hiệu – Vai trò của slogan

Thiết kế solgan trong xây dựng thương hiệu luôn cần nhiều thời gian nhưng hiệu quả và tầm ảnh hưởng kéo dài và vượt trội. Bởi:

  • Chiếm lĩnh niềm tin khách hàng

Slogan có vai trò chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp trong dài hạn. Vì khi có slogan tốt, bạn có khả năng chiếm lĩnh niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Là đòn bẩy của thương hiệu

Tạo ra được nhận diện thương hiệu nổi bật là điều mà mọi doanh nghiệp mong muốn. Bởi slogan luôn đi kèm với tên thương hiệu và là lời giải thích cụ thể nhất cho tên thương hiệu trên mọi phương tiện truyền thông.

  • Kêu gọi hành động, giúp cho thương hiệu được yêu mến hơn

Slogan cần thể hiện được sự cam kết mà thương hiệu muống mang đến cho khách hàng. Nhiệm vụ của slogan lúc này ngoài thu hút khách hàng, nó còn phải lôi cuốn được cả người quản lý và nhân viên hành động theo thông điệp mà slogan truyền tải.

  • Slogan hỗ trợ xây dựng quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng.

Slogan có vai trò như cầu nối hỗ trợ xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Từ việc mang đến ý nghĩa cho tên thương hiệu, slogan giúp kiến tạo cảm xúc cũng như thu hút mọi người đến với thương hiệu.

  • Khơi gợi cảm giác của người dùng về sản phẩm.
  • Slogan giúp làm rõ sự khác biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau.
  • Gây dựng ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Slogan thường có từ 2 – 5 từ, tối đa là 8 từ đơn giản, dễ nhớ. Những slogan dài ngoằng sẽ rất khó để ghi nhớ, bởi vậy các thương hiệu thường ưu tiên lựa chọn slogan ngắn gọn.

Hãy thử xem slogan “bất hủ” của hãng bia Heineken

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 7

Bia Heineken cùng slogan

Câu slogan đã quá quen thuộc với tất cả mọi người như khẳng định cá tính của dòng bia nổi tiếng bậc nhất thế giới.

Thông qua slogan, hãng bia này cho chúng ta thấy sự khẳng định thương hiệu một cách mạnh mẽ, chắc nịch đầy tự tin về sản phẩm bia của mình cùng thông điệp: “Lựa chọn của bạn chính là chúng tôi. Và chỉ có chúng tôi mới đáp ứng, thấu hiểu mong muốn của bạn.” Đây cũng như một điểm nhấn lưu lại tên thương hiệu với người dùng.

Cách sử dụng “chỉ có thể” giống như lời chia sẻ mà cánh đàn ông nói với nhau mỗi khi bên bàn tiệc hay bàn về các vấn đề trong cuộc sống, câu nói không mang tính ép buộc, mà đơn giản thể hiện sự giới thiệu, trải nghiệm thú vị mà mình đã có. Chính vì vậy mà khách hàng luôn cảm thấy sự gần gũi mỗi khi đọc.

Thiết kế thương hiệu – Thiết kế Website

Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ để kéo người dùng đến trang web của bạn, nhưng bản thân trang web lại không có khả năng gây dựng lòng tin và sự trung thành thì bạn sẽ thất bại. Việc điều tiết lưu lượng truy cập vào từng trang web có nội dung chuyên biệt theo mong muốn của bạn chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn và phản kết quả là có thể dự đoán trước.

Một trong những tiêu chí của phương pháp thiết kế trải nghiệm người dùng là giúp người sử dụng hoàn thành các mục đích và nghiệp vụ họ mong muốn trên trang web dễ dàng và nhanh nhất có thể.

Thiết kế trải nghiệm người dùng đối với website phản ánh tất cả các khía cạnh của tương tác giữa người sử dụng với trang web. Website của bạn phải thật đẹp để thu hút được khách hàng, gây được nhiều ấn tượng với họ, khiến họ chú ý tới nội dung, sản phẩm được trình bày trên website.

Với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì website bán hàng chính là bộ mặt, gian hàng của doanh nghiệp trên internet. Trên đó, khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin, sản phẩm, xem sản phẩm và đặt mua. Các quy trình đó diễn ra như một quy trình bán hàng truyền thống. Do vậy, mức độ chuyên nghiệp của website bán hàng như bố cục hợp lý, hữu ích cũng phần nào cho thấy được tác phong làm việc, mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi đưa ra quyết định mua sắm của mình.

Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn khi website bán hàng của doanh nghiệp nhận được nhiều đánh giá tích cực, sự tín nhiệm của người xem.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 8

Website thương mại điện tử Vật Giá

Đây là một trang thương mại điện tử lớn về bán hàng online của Công ty cổ phần Vật Giá. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên hàng nghìn gian hàng chỉ với vài cú click chuột. Mẫu mã sản phẩm của Vật giá vô cùng đa dạng với hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, trang web mua sắm này còn cung cấp cho người tiêu dùng công cụ bình chọn đánh giá chất lượng dịch vụ của người bán, không gian để khách hàng nêu ý kiến về thông tin sản phẩm, tìm được sản phẩm/dịch vụ có giá cả và chất lượng tốt nhất.

Thiết kế thương hiệu – Linh vật

Những hình ảnh linh vật nhiều màu sắc có thể thổi sức sống vào một bộ nhận diện giản đơn. Linh vật có thể được tạo nên từ động vật, con người hay đồ vật được nhân hóa. Mục đích hướng tới là xây dựng niềm tin và nhận diện thương hiệu thông qua một linh vật gắn liền với tất cả, từ commercial card đến business card.

Nhưng, nhân vật bạn chọn nhất định phải mang sức sống. Điều này khiến linh vật trở nên thật hơn đối với thương hiệu, và là lí do khiến mọi người cảm thấy có tính kết nối với phần nhìn đó. Nếu mọi người tin rằng nhân vật của bạn là thật, thì sau đó, trải nghiệm và kết nối tới thương hiệu cũng là sự thực.

Đôi khi, sẽ dễ dàng hơn khi làm nên linh vật cho sản phẩm đơn lẻ trong một doanh nghiệp. Các linh vật này giúp bán sản phẩm nhưng lại không luôn luôn kết nối với công ty mẹ. Đây sẽ là ý tưởng tuyệt vời nếu công ty sở hữu nhiều loại sản phẩm, hay sản xuất nhiều dòng sản phẩm mà mỗi dòng xứng đáng có được thương hiệu riêng. Hãy nhìn vào ví dụ công nghệ như Zurb – công ty sở hữu hai thương hiệu: Foundation For Sites với nhân vật Yeti thân thiện và Foundation For Email với nhân vật bạch tuộc Inky. Hai sản phẩm có tính tương đồng nhưng hai linh vật giúp phân biệt chúng. Zurb là một công ty không có logo mang hình linh vật. Song, những linh vật của sản phẩm lại vẫn có thể là niềm tự hào cho thương hiệu Zurb.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 9

Thương hiệu Zurb

Thiết kế thương hiệu – Thiết kế banner

Banner có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu cho công ty bạn. Chính vì vậy để có thể có những chiến lược marketing hiệu quả nhất, bạn cần tham khảo nhiều cách thiết kế banner sáng tạo, ấn tượng cho thương hiệu của riêng mình.

Banner giúp quảng bá thương hiệu: Ít nhiều khi hình ảnh hiện diện trước mắt 3 lần, độc giả đã ghi nhớ được một vài chi tiết trên thương hiệu rồi, cho dù banner xấu hay thông điệp quá thường. Đối với những doanh nghiệp mới tấn công vào thị trường thì họ chỉ cần như vậy. Ngoài ra các bạn sẽ có được lượng khách hàng tiềm năng.

Và nếu bạn đặt quảng cáo tại một website danh tiếng thì đây cũng là một cách để chứng tỏ đẳng cấp của bạn. Vì thế việc “chọn mặt gửi vàng” này rất quan trọng cho thương hiệu của bạn.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 10

Banner online của Sendo trên trang chủ kenh14.vn

Hãy xem xét nhu cầu của mình để lựa chọn website phù hợp với khách hàng mục tiêu cũng là để khẳng định thương hiệu của bạn.

Thiết kế poster quảng cáo

Một doanh nghiệp muốn truyền bá hình ảnh, nâng cao nhận diện thương hiệu, truyền tải các thông điệp đến người dùng không thể không sử dụng đến poster trong các chiến dịch của mình.

Poster nhằm mục đích quảng cáo, truyền tải các thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến khách hàng. Poster quảng cáo thường được đặt ở những địa điểm công cộng hoặc ở những nơi nhiều người lui tới để thu hút sự chú ý, dễ dàng truyền tải và lan tỏa thông điệp.

Hãy nhìn poster ấn tượng của Ford.

Một ý tưởng quảng cáo thông minh và ý nghĩa của Ford. Chỉ cần với chiếc chìa khóa xe trong tay, Ford sẽ cùng bạn đi muôn nơi. Poster chỉ đơn giản là hình ảnh chiếc chìa khóa và các tòa nhà được cách điệu nhưng lại dễ nhớ và đi sâu trong trí nhớ khách hàng.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 11

Poster xe Ford

Thiết kế văn phòng độc đáo

Xây dựng thương hiệu từ chính việc thiết kế văn phòng làm việc là điểm nhấn thú vị mà không phải doanh nghiệp nào cũng để ý tới. Bởi đây cũng là nơi mà khách hàng sẽ đặt chân tới nếu nó có một kiến trúc riêng biệt. Điều này, dĩ nhiên cần nhiều chi phí nên gần như chỉ có thể là các doanh nghiệp lớn nhưng các doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp cũng hay suy nghĩ về yếu tố này nhé.

Sau khi ngốn của Apple chi phí ước tính trên 5 tỷ USD, trong hơn 6 năm, Apple Park, tại Cupertino, California – trụ sở mơ ước mà Steve Jobs từng nhận định sẽ là kiến trúc đẹp nhất thế giới.

Bên cạnh diện tích khuôn viên rộng lớn với cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, tòa nhà bên trong khu kiến trúc này còn gây ấn tượng lớn khi từ sàn tới trần nhà đều được thiết kế bằng kính trong suốt. Điều này khiến trụ sở làm việc mới của họ như hòa mình với khung cảnh thiên nhiên.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 12

Trụ sở làm việc mới Apple Park – một công trình hoành tráng và ấn tượng

Chắc chắn với công trình này, thương hiệu của Apple có lẽ sẽ trở thành biểu tượng đặc biệt với người dùng bởi tinh thần độc đáo, khác biệt đầy tiên phong của họ được thể hiện ở mọi thứ.

Thiết kế showroom/ cửa hàng khác biệt

Thiết kế các showroom hay cửa hàng với cấu trúc thu hút sẽ tạo ấn tượng lớn với người tiêu dùng mà bạn không thể ngờ tới trong thời đại “phẳng” hiện nay.

Hãy ghi nhớ điều này nếu bạn có chuẩn bị xây dựng các showroom hoặc cửa hàng cho doanh nghiệp của mình nhé.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple trên khắp thế giới luôn thu hút khách hàng với thiết kế đẹp nổi bật và đầy sáng tạo.Theo tờ San Jose Mercury News, các cửa hàng của Apple có khả năng tạo ra doanh thu/m2 lớn hơn bất kỳ hãng bán lẻ nào khác tại Mỹ.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 13

Cửa hàng Apple ở Thượng Hải, Trung Quốc

Cửa hàng của Apple ở quận Phố Đông của Thượng Hải là một trong những cửa hàng có kiến trúc đẹp và lạ mắt nhất. Một cầu thang cuốn bằng kính dẫn đến khu chính của cửa hàng ở dưới lòng đất.

Truyền tải thông điệp hiệu quả với Infographic

Một Infographic thật sự hấp dẫn thường được người đọc chủ động chia sẻ rất nhiều, không chỉ trên phương tiện truyền thông xã hội, mà còn thông qua các tin bài liên quan đến chủ đề đó. Đây là một thế mạnh rất lớn mà các công ty, doanh nghiệp,… nên áp dụng. Các Infographic còn có thể tái sử dụng nhiều lần cho các chiến dịch liên quan sau này.

Bạn cần xác định thông tin đưa vào Infographic sẽ đem lại những giá trị gì cho chiến dịch quảng bá của bạn, mức độ đón nhận của người đọc,…Mức độ hữu ích ra sao?

Nên nhớ là tránh nói quá nhiều về công ty nếu đó là để thuần PR vì khó mang lại tính lan tỏa. Cũng bởi vì nếu chủ đề của Infographic có mức độ hữu ích thấp, chiến dịch của bạn sẽ khó đạt được kỳ vọng như mong muốn.

Bạn có thể xem thông tin tổng quan về công ty Coca Cola được thể hiện dưới dạng infographic trên website của họ.

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng 14

Infographic của Coca-Cola về công ty của họ

Qua các thông tin về 10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng, Sao Kim chắc chắn các bạn sẽ có cho mình cách thiết kế thương hiệu phù hợp để xây dựng và khác biệt hóa thương hiệu hiệu quả.

Nếu các bạn cần thêm tư vấn về chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy kết nối với các chuyên gia của Sao Kim tại 0907780812 hoặc [email protected] nhé.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

10 vai trò của thiết kế trong việc đưa thương hiệu thành biểu tượng







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Chiến lược thương hiệu dành cho Spa – Salon

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Chiến lược thương hiệu dành cho Spa – Salon 117

Xây dựng thương hiệu

Tất cả các doanh nghiệp đều cần một chiến lược thương hiệu nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh. Các salon và spa chăm sóc nhan sắc, sức khỏe cũng không phải ngoại lệ. Thậm chí, trong bối cảnh mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao và thị trường salon và spa có độ cạnh tranh cao với vô số thương hiệu tham gia hoạt động, các doanh nghiệp cần hơn lúc nào hết một chiến lược bài bản nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu.

Hiểu về chiến lược thương hiệu

Trái với nhiều lầm tưởng, thương hiệu không chỉ là logo, biểu tượng, màu sắc, hay dòng tagline. Đó là những thành phần cấu tạo nên thương hiệu, nhưng bản thân chúng chưa đủ tạo nên thương hiệu. Còn có rất nhiều yếu tố khác là thành phần tạo nên thương hiệu, ví dụ như cảm giác giao diện website đem lại, thái độ của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng, cách trả lời tin nhắn trên facebook, v.v…Để hiểu thêm về khái niệm thương hiệu và chiến lược thương hiệu.

Những lưu ý quan trọng khi xây dựng thương hiệu Salon và Spa

Mặc dù trên thực tế tồn tại nhiều điểm tương đồng trong xây dựng chiến lược thương hiệu cho các công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau, các thương hiệu Salon và Spa cần đặc biệt chú ý tới những điểm sau.

Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Nhiều salon và spa có thể có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hay cửa tiệm được đầu tư về thiết kế, nhưng để cải thiện vị thế cạnh tranh, thương hiệu cần phải hiểu được nhu cầu và mong muốn thực sự của khách hàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng có thể được tiến hành thông qua quan sát hành vi của khách đến spa, hay khảo sát thông qua phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi ngắn. Doanh nghiệp có thể sử dụng quà tặng hoặc khuyến mãi để tăng động lực tham gia khảo sát của khách hàng.

Chiến lược thương hiệu dành cho Spa – Salon 118

Xác định vị thế của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh

Xác định vị thế của đối thủ cạnh tranh bao gồm thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược cạnh tranh của các đối thủ, xác định vị trí của đối thủ trong suy nghĩ của khách hàng, cũng như theo dõi các hoạt động truyền thông Marketing gần đây của đối thủ. Điều này cho phép doanh nghiệp xác định được các xu hướng và nhu cầu chưa được đáp ứng trên thị trường, từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, khi các spa trên thị trường tập trung quảng cáo chăm sóc da một cách tốt nhất, bạn có thể tập trung vào chăm sóc sức khỏe toàn diện từ thể chất tới tinh thần.

Đảm bảo sự nhất quán trong nhận diện của thương hiệu

Tính nhất quán không chỉ cần được thể hiện ở các yếu tố hữu hình. Thương hiệu không chỉ là logo, biểu tượng, màu sắc, hay dòng tagline. Tính nhất quán cần được thể hiện ở tất cả các điểm tiếp xúc mà thương hiệu có với khách hàng, ví dụ như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ của nhân viên, thiết kế cửa hàng, giao diện trang web, ngôn ngữ sử dụng trong các ấn phẩm truyền thông và trên mạng xã hội…Tính nhất quán giúp tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng và tạo thuận lợi trong quá trình lựa chọn sản phẩm. Nó cũng giúp thương hiệu trung thành với hình ảnh đã lựa chọn.

thiet-ke-chien-luoc-thuong-hieu-cong-ty

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhân viên

Khách hàng và nhân viên là hai công cụ truyền thông hữu ích mà doanh nghiệp cần để ý. Những trải nghiệm tích cực, chia sẻ của khách hàng trung thành có thể được sử dụng làm công cụ truyền thông truyền miệng đắt giá trên mạng xã hội do khách hàng thường tin tưởng đánh giá thực tế của những người đã từng sử dùng dịch vụ. Trong khi đó, mỗi nhân viên có thể đóng vai trò như một đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng spa. Nhiệm vụ của các salon và spa là đào tạo cho nhân viên hiểu được không chỉ về dịch vụ cung cấp, mà còn về những giá trị niềm tin mà nhãn hàng của mình theo đuổi.

Hiện tại ở thị trường Việt Nam, đa số salon và spa vẫn chưa thực sự quan tâm tới vấn đề xây dựng thương hiệu. Sao Kim Branding coi thương hiệu là nền tảng cốt lõi, quy định tất cả các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, chúng tôi đã giúp nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược khác biệt, củng cố vị trí trên thị trường, và đạt được các mục tiêu kinh doanh khác nhau. Liên hệ với các chuyên gia thương hiệu tại Sao Kim ngay hôm nay để có được báo giá cạnh tranh nhất.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Chiến lược thương hiệu dành cho Spa – Salon







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




10 lời khuyên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

10 lời khuyên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME 221

Xây dựng thương hiệu

Bạn là chủ một doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đang muốn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào? Hãy tìm hiểu 10 lời khuyên dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn về việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME nhé.

1. Bắt đầu bằng việc xác định thương hiệu của bạn

Đánh giá lại các sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp của bạn cung cấp, xác định thị phần các sản phẩm hay dịch vụ đó nắm giữ trên thị trường và nghiên cứu nhu cầu cũng như các mối quan tâm của khách hàng. Từ đó xác định thông điệp bạn muốn thương hiệu truyền tải tới khách hàng.

2. Xác định khách hàng mục tiêu

80-20_chartCó lẽ bạn đã biết đến quy tắc “80/20”, hay 80% lợi nhuận của bạn đến từ 20% khách hàng. Điều đó cho thấy việc xác định đối tượng khách hàng muc tiêu là quan trọng sống còn đối với một doanh nghiệp. Khách hàng tiềm năng của bạn sẽ có cùng một sở thích, nhu cầu hay thói quen. Lúc này, nhiệm vụ của thương hiệu chính là kết nối họ lại với nhau.

3. Tạo niềm tin với khách hàng

Không nên thổi phồng khả năng của doanh nghiệp trước khách hàng để họ mong đợi ở bạn quá nhiều. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc tối kị trong kinh doanh là thất tín với khách hàng. Hãy tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách xây dựng thương hiệu một cách trung thực – luôn nói rõ bạn là ai và bạn có thể thực sự mang lại những gì cho họ.

4. Mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo

dich-vu-hoan-haoTheo một nghiên cứu về Marketing, 55% khách hàng giới thiệu một doanh nghiệp cho một người khác là do hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vì vậy, hãy cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc hoàn hảo và coi đó như một giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ có những đánh giá xứng đáng cho thương hiệu của bạn.

5. Tạo sự thu hút đối với khách hàng

Đừng cố gắng phô trương tất cả hình ảnh thương hiệu của bạn trước khách hàng một cách gượng ép. Thay vào đó, hãy khơi gợi sự tò mò của khách hàng để họ có thể tự mình khám phá thương hiệu của bạn. Một lúc nào đó, chính những khách hàng này sẽ vô tình trở thành đại sứ giới thiệu thương hiệu của bạn với những người xung quanh.

6. Tương tác với khách hàng

tuong-tacTrong thời đại công nghệ thông tin, việc tương tác với khác hàng không chỉ là những cuộc trò chuyện diễn ra trực tiếp hay qua điện thoại. Các website, Youtube, Facebook, Linkedin hay các mạng xã hội khác có thể giúp bạn tiếp cận gần hơn với khách hàng theo nhiều cách. Đó có thể là một đoạn video giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Youtube, là những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm hay sản phẩm doanh nghiệp bạn cung cấp.

7. Xây dựng tên và logo hợp lí

thinkViệc xây dựng tên và logo cần phải được làm bài bản ngay từ ban đầu. Tên và logo của doanh nghiệp phải dễ nhận biết, có thể phản ánh được tính chất kinh doanh, văn hóa của doanh nghiệp cũng như thu hút được khách hàng tiềm năng.

8. Không bắt chước hình ảnh của các thương hiệu lớn

Đừng bao giờ cố gắng nhái lại hình ảnh của các thương hiệu lớn, thay vào đó, bạn hãy tạo một hình ảnh riêng biệt cho doanh nghiệp của mình. Trên thực tế, khách hàng ngày càng trở nên tinh tế hơn. Một thương hiệu nguyên bản và độc đáo sẽ thu hút và tạo sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm cho khách hàng hơn là một thương hiệu “nhái” một thương hiệu lớn nào đó.

9. Đồng bộ hình ảnh thương hiệu

Mau chungViệc quảng bá thương hiệu cần phải được thực hiện một cách đồng bộ dưới nhiều hình thức. Từ mặt hình ảnh như logo, card visit, email quảng cáo cùng các ấn phẩm khác của doanh nghiệp cho đến văn hóa của doanh nghiệp, tất cả đều phải có những điểm chung của thương hiệu, để khách hàng có thể nhận ra ngay khi nhìn vào.

10. Mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu

dai-su-thuong-hieuChính nhân viên, chứ không phải là các lãnh đạo doanh nghiệp, sẽ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, mang hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khác hàng. Vì vậy, mỗi nhân viên đều phải được đào tạo đầy đủ về ý nghĩa của thương hiệu, cũng như học cách giới thiệu thương hiệu một cách chính xác và hiệu quả nhất đến với mọi đối tượng khách hàng.

10 lời khuyên trên đây chắc hẳn đã giúp bạn phần nào hình dung được những gì cơ bản cần làm cho việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME. Để có những tư vấn chuyên sâu hơn từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu hơn, hãy liên lạc với chúng tôi qua số máy 0907780812 hoặc email [email protected].

Nguồntham khảo:

1/ http://www.marketingdonut.co.uk/marketing/marketing-strategy/branding/ten-ways-to-build-a-brand-for-your-small-business
2/ https://www.sba.gov/blogs/10-tips-help-you-build-and-grow-stand-out-small-business-brand

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

10 lời khuyên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn