Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Những câu hỏi thường gặp khi xây dựng thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Những câu hỏi thường gặp khi xây dựng thương hiệu 2

Xây dựng thương hiệu

Trong giới kinh doanh vẫn tồn tại quan niệm: Thương hiệu là “đặc sản” của các doanh nghiệp lớn, còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bỏ qua bước xây dựng thương hiệu khi khởi nghiệp. Thực tế có phải như vậy chăng? Hãy cùng xem qua những câu hỏi thường gặp về vai trò của xây dựng thương hiệu để xem món “đặc sản” này ai cần hơn ai.

Brand-Strategy1

1. Thương hiệu là gì? Doanh nghiệp được lợi gì khi sở hữu một thương hiệu?

branding-strategy-building-strong-brands-8-638

Thương hiệu là con đường ngắn và trực diện nhất để tiếp cận người tiêu dùng. Trong thời đại mà mọi hoạt động mua bán, tìm kiếm, cập nhật thông tin đều được thực hiện trên internet, thì doanh nghiệp nào có tên gọi dễ nhớ, website chuyên nghiệp, hình ảnh bắt mắt, câu chuyện thú vị… chắc chắn sẽ chiếm được thiện cảm hơn trong việc “ở lại lâu hơn” trong tâm trí và có ưu thế hơn trong quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Sự chăm chút và đầu tư xứng đáng cho thương hiệu cũng là một cách thể hiện cho khách hàng thấy doanh nghiệp tự hào về chất lượng của mình cũng như mức độ tôn trọng khách hàng. Xây dựng thương hiệu chu đáo, bài bản ngay từ đầu giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh rất lớn với các đối thủ chỉ đẩy mạnh sale mà không quan tâm đến hình ảnh cũng như tính cách. Starbucks và KFC là những câu chuyện điển hình, từ một khởi đầu khiêm tốn nhưng biết cách tạo ra sự khác biệt trong xây dựng thương hiệu đã nhanh chóng trở thành những tên tuổi lớn.

2. Chúng tôi chẳng cần quảng cáo cũng được khách hàng biết đến, vậy còn cần đầu tư cho thương hiệu để làm gì?

brand-equity-pyramid_lg

Kinh doanh không phải câu chuyện một sớm một chiều. Mỗi ngày lại có thêm biết bao đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn cho những nhu cầu của mình. Rõ ràng, ngay cả trong giao tiếp đời thường, con người cũng có xu hướng thích tiếp cận và đánh giá cao những gương mặt sáng sủa, vui vẻ với những câu chuyện hóm hỉnh và thiện cảm hơn khi người đối diện biết lắng nghe và nhớ được những chi tiết nhỏ nhặt như thói quen uống cà phê sữa mỗi sáng, thích nuôi chó vv… vv của mình. Vậy tại sao bạn lại không biến doanh nghiệp của mình trở thành một thực thể có tính cách thú vị, chu đáo, ngoại hình ưa nhìn… thông qua việc xây dựng thương hiệu để duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng quen cũng như thu hút mạnh mẽ các khách hàng tiềm năng?

3. Vậy một doanh nghiệp mới xây dựng thương hiệu mất bao lâu?

Branding

Thông thường, các doanh nghiệp mới hoặc có quy mô vừa và nhỏ sẽ mất khoảng 6 tháng đến một năm để xây dựng thương hiệu đủ mạnh để gây ấn tượng cũng như độ tin cậy với bất cứ khách hàng nào. Tuy nhiên, những chất liệu đầu tiên để làm nền tảng cho quá trình đòi hỏi nhiều kiên nhẫn này lại không quá khó khăn hay tốn nhiều chi phí.

  • Chọn một cái tên thương mại thể hiện được ý nghĩa gắn với doanh nghiệp hoặc sản phẩm và dễ nhớ. Nhớ cẩn trọng trong việc bảo hộ tên thương mại để tránh những rắc rối có thể xảy đến khi bị nhầm lẫn tên với các đối thủ trong cùng lĩnh vực.
  • Thiết kế logo phù hợp. Đừng quên đây chính là hình ảnh đại diện lâu bền nhất đối với doanh nghiệp và cũng tác động rất nhiều đến ấn tượng, tình cảm của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
  • Đồng bộ hóa bộ nhận diện để khách hàng có được sự thống nhất khi tiếp cận doanh nghiệp từ mọi góc độ. Thử hình dung một doanh nghiệp mới cố gắng tạo cho mình sự chuyên nghiệp nhưng lại có business card quá sơ sài hay sử dụng phong bì thư của bưu điện để gửi tài liệu cho khách hàng sẽ nhận được đánh giá tiêu cực đến mức nào?
  • Xây dựng website thân thiện với người dùng và thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiện đại. Bên cạnh hotline và email thì website là kênh thông tin cực kỳ quan trọng để tiếp cận và chăm sóc khách hàng.

4. Logo có thực sự cần thiết với doanh nghiệp?sb-corp-members-gold-silver-500x400

Không chỉ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp về mặt hình ảnh cho thương hiệu, tạp nên bản sắc thương hiệu, logo còn tăng độ bảo vệ cho đăng ký thương mại nhãn hiệu. Một trong những yếu tố luôn được các chuyên gia xây dựng thương hiệu chú ý chính là hình ảnh. Về phát triển đường dài, logo và tên chính là sở hữu cố định của doanh nghiệp nên hãy tránh xa việc nay thay mai đổi. Để gây ấn tượng được với người tiêu dùng và câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp được bắt đầu theo cách tự nhiên nhất, hãy đảm bảo doanh nghiệp chọn được một cái tên hay và một logo được thiết kế kỹ lưỡng, thẩm mỹ.

Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng thương hiệu, Sao Kim luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm tạo dựng hình ảnh và ấn tượng tốt nhất đến khách hàng.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Những câu hỏi thường gặp khi xây dựng thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Mở rộng thương hiệu là gì? Cách quản lý chiến lược mở rộng thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Mở rộng thương hiệu là gì? Cách quản lý chiến lược mở rộng thương hiệu 105

Xây dựng thương hiệu

Một trong những chiến lược nhanh nhất để da dạng hoá sản phẩm dịch vụ chính là mở rộng thương hiệu. Làm thế nào để quản lý chiến lược mở rộng thương hiệu một cách hiệu quả luôn là trăn trở của doanh nghiệp. Bài tổng hợp của Sao Kim hy vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Mo-rong-thuong-hieu-la-gi

Mở rộng thương hiệu là gì?

Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng thế mạnh của thương hiệu sẵn có trong việc mở rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang ngành khác. Mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng chiến lược này là nhằm gia tăng và khai thác tài sản thương hiệu của mình.

So với việc phát triển thương hiệu mới, mở rộng thương hiệu có những lợi thế đặc thù. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích, nếu không có một chiến lược kỹ càng, mở rộng thương hiệu cũng phải đối mặt với những rủi ro không nhỏ.

Để có thể quản lý chiến lược mở rộng thương hiệu một cách hiệu quả, sau đây là 5gợi ý của Sao Kim:

Quản lý chiến lược mở rộng thương hiệu sao cho hiệu quả?

1. Nghiên cứu chiến lược mở rộng thương hiệu

Chìa khoá cho chiến lược mở rộng thương hiệu thành công là một sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Sự chuẩn bị này bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường mục tiêu và mục đích mở rộng thương hiệu của mình. Thực tế đã chứng minh việc thiếu am hiểu về khách hàng và thị trường hoàn toàn có thể dẫn tới những thất bại thê thảm: doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro, sản phẩm mới tung ra không được đón nhận thậm chí giá trị của thương hiệu chính bị ảnh hưởng tiêu cực.

Đừng vội vàng bắt tay ngay vào mở rộng thương hiệu mà quên đi bước nghiên cứu ban đầu, với những câu hỏi căn bản như thế mạnh của thương hiệu chính ở đâu? Nên phát triển thương hiệu mới cùng ngành hay khác ngành với thương hiệu cũ? Sự kết nối giữa thương hiệu mới và thương hiệu cũ ở đâu? Khách hàng sẽ phản ứng ra sao trước sự ra mắt thương hiệu mới… Khi các câu hỏi đã được trả lời chi tiết và rõ ràng, sẽ chưa muộn để bạn mở rộng thương hiệu mới – một cách chắc chắn và hiệu quả hơn nhiều.

2. Thương hiệu chính phải đủ mạnh

Bản chất của mở rộng thương hiệu là tận dụng sức mạnh của thương hiệu sẵn có để phát triển thương hiệu mới. Nhưng nếu thương hiệu chính chưa đủ mạnh? Lời khuyên là hãy tập trung nguồn lực (vốn hữu hạn của bạn) để phát triển thương hiệu chính cho đủ mạnh thay vì phân bổ nó để phát triển thêm một thương hiệu mới.

Khi khách hàng đã có được niềm tin vào thương hiệu cốt lõi, niềm tin này sẽ ảnh hưởng tích cực lên thương hiệu mở rộng và làm cho thương hiệu mới dễ được người tiêu dùng chấp nhận hơn. Thử tưởng tượng nếu Virgin- đế chế của Richard Branson không phải là một thương hiệu đủ uy tín trên thị trường, liệu từ một công ty bắt đầu từ những năm 70 với việc kinh doanh đĩa thu âm, các thương hiệu mở rộng như hàng không, áo cưới, quỹ hưu trí và hơn 30 thương hiệu nhánh khác có thể tiếp tục thành công hay không? Chính ông chủ của Virgin đã từng khẳng định: “Thương hiệu được xây dựng dựa trên uy tín và danh tiếng chứ không phải chỉ nằm ở (một loạt) sản phẩm”.

3. Thương hiệu mở rộng phải phù hợp

Để mở rộng thương hiệu thành công thì yếu tố quan trọng nhất là sự phù hợp của thương hiệu mở rộng với thương hiệu chính. Doanh nghiệp phải đưa ra các khái niệm của thương hiệu chính làm chuẩn để ra quyết định xem thương hiệu mới có phù hợp hay không? Đồng thời tiến hành nghiên cứu và đánh giá ý kiến của khách hàng mục tiêu về sự phù hợp của thương hiệu mở rộng đối với thương hiệu chính.

Xét cho cùng, những trường hợp mở rộng thương hiệu sang các lĩnh vực đa dạng thành công không phải chiếm đa số. Ngoại trừ Virgin – một công ty đa ngành, GE – công ty sản xuất từ đồ điện tử, đầu máy xe lửa đồng thời cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, đa phần các công ty thành công với một “hệ thống” thương hiệu mở rộng đều dựa trên nguyên tắc thương hiệu mở rộng có sự phù hợp nhất định với thương hiệu chính.

cac-thuong-hieu-noi-tieng

Hệ thống các thương hiệu nổi tiếng (xem ảnh full tại đây)

4. Đầu tư phát triển thương hiệu mở rộng

Sau khi đã xây dựng được thương hiệu chính đủ mạnh, định vị được thương hiệu mở rộng nhất quán với câu chuyện xuyên suốt của doanh nghiệp, hãy bắt tay ngay vào xây dựng thương hiệu mới. Những bài học về phát triển thương hiệu mới hay mở rộng thương hiệu dựa trên thương hiệu cũ về cơ bản là giống nhau.

Ở giai đoạn đầu, việc tập trung đầu tư cho thương hiệu non trẻ là cần thiết. Mặc dù đã có thương hiệu chính hỗ trợ, thương hiệu mở rộng vẫn cần thời gian để giới thiệu với khách hàng mới, thuyết phục họ và “đi” lại hành trình thu hút khách hàng từ đầu.

Việc chủ quan cho rằng với “đòn bẩy” từ thương hiệu cũ, chỉ cần xây dựng xong là thương hiệu mới có thể phát triển tốt hoàn toàn có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Harley Davidson nổi tiếng là loại xe mô tô của Mỹ. Hãng xe này đã khôn khéo phát triển thương hiệu sang các sản phẩm đi kèm như găng tay, bao da, thắt lưng, khăn buộc đầu cùng những vật dụng trang trí cho chiếc xe.

Nhưng khi các ông chủ Harley quyết định mở rộng sản phẩm sang nước hoa, kem cạo râu rồi thùng đựng rượu vang mà không có một sự định vị rõ ràng và đầu tư tương xứng thì thương hiệu mới lại trở nên vô cùng lạc lõng. Những sản phẩm này nhanh chóng bị dẹp bỏ để lại một câu chuyện hài cũng như bài học trong kinh doanh.

5. Kiểm soát sự mở rộng thương hiệu

Việc quản lý một hệ thống thương hiệu bao giờ cũng phức tạp hơn việc quản lý một thương hiệu duy nhất. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng thương hiệu được kiểm soát sau khi mở rộng. Điều quan trọng nên nhớ là phải cân đối sao cho thương hiệu cốt lõi vẫn giữ được thế mạnh của mình và các thương hiệu mở rộng tận dụng được lợi thế này để cùng phát triển hình ảnh chung của công ty thay vì các thương hiệu cạnh tranh hoặc trùng lặp lẫn nhau.

Hãy thử phân tích lại câu chuyện của Apple và xem họ đã kiểm soát sự mở rộng thương hiệu của mình thành công như thế nào? Từ Macbook, iPod, iPhone, iPad nói chung hay việc phát triển các phiên bản iPhone chẳng hạn, họ luôn khiến khách hàng tò mò, háo hức và càng ngày càng định vị mạnh mẽ câu chuyện thương hiệu của Apple- chuyện của một công ty nỗ lực tìm kiếm những trải nghiệm mới nhất cho khách hàng, qua những thiết bị công nghệ đỉnh cao đi kèm vỏ bọc hoàn hảo. Và họ cực kỳ kiểm soát sự mở rộng thương hiệu của mình, nói “không” trước hàng triệu ý tưởng về xây dựng các dòng sản phẩm mới. Đổi lại, vị trí của Apple là không thể thay thế trong phân khúc về máy tính cao cấp, điện thoại cao cấp!

KẾT

Tất nhiên, tất cả các nguyên tắc trong kinh doanh đều mang tính chất tương đối. Bạn hoàn toàn có thể thử những ý tưởng mới khác biệt để xây dựng thương hiệu cho mình. Nhưng trang bị cho mình những bài học từ những thương hiệu hàng đầu thế giới thiết nghĩ sẽ chẳng bao giờ là cũ hay thừa cho con đường kinh doanh của bạn.

Cần thêm những tư vấn về mở rộng thương hiệu chuyên sâu?Hãy gửi yêu cầu tới Sao Kim, chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn về thương hiệu.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Mở rộng thương hiệu là gì? Cách quản lý chiến lược mở rộng thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




6 mốc đáng chú ý trong quá trình xây dựng thương hiệu của Vinamilk

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

6 mốc đáng chú ý trong quá trình xây dựng thương hiệu của Vinamilk 208

Xây dựng thương hiệu

Cùng Sao Kim tìm hiểu những điểm nổi bật trong quá trình xây dựng thương hiệu của Vinamilk – doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam lọt vào TOP 50 công ty niêm yết hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương (FAB 50) do tạp chí Forbes Châu Á công bố.

vinamilk21. Sự ra đời của thương hiệu Vinamilk

Sau khi tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975: nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa bột Diealac (Nestle) tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn phức tạp: máy móc thiết bị hư hại nhiều, phụ tùng thiếu thốn, nguyên liệu trống không.

Trong điều kiện đó, công ty vẫn đảm bảo một lượng hàng nhất định để phục vụ người tiêu dùng, đối tượng chủ yếu là người già, người bệnh và trẻ em. Năm 1985 Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng Ba.

Thương hiệu Vinamilk chính thức ra đời trong hoàn cảnh này và dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.

2. Khánh thành nhà máy sữa đầu tiên

Năm 1991 với những đóng góp to lớn của mình Vinamilk nhận được Huân chương lao động hạng Nhì. Từ mốc thời gian này, nhận thức rõ tầm quan trọng chủ trương của Đảng về “Phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp gắn với Công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế – xã hội”, công ty đã tạo lập vùng nguyên liệu nội địa, đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa trong nông thôn, thực hiện cuộc cách mạng trắng.

Năm 1995 Vinamilk chính thức khánh thành nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội làm bước đệm cho việc phát triển, xây dựng các nhà máy sữa tại các tỉnh thành khác trên toàn quốc.

Từ đó thương hiệu Vinamilk đã phát triển gắn liền với nhiều dòng sản phẩm đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Năm 2013 Vinamilk khánh thành siêu nhà máy sữa Bình Dương – đây là một trong những nhà máy sữa hiện đại hàng đầu thế giới, tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hecta tại khu CN Mỹ Phước 2.

3. Chuyến xuất ngoại đầu tiên

300 tấn sản phẩm sữa bột và 2.000 tấn sữa béo nguyên kem vận chuyển sang Iraq năm 1998 là phát pháo mở đường cho các sản phẩm Vinamilk hiện diện tại 43 quốc gia suốt gần 20 năm qua.

Đầu năm 2016, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá 12,5 triệu USD sang thị trường Trung Đông ngay trong ngày đầu tiên Hội chợ Gulfood 2016.

Bà Vũ Thị Tâm Trinh, nguyên Giám đốc nhà máy Dielac – một trong những thành viên trong chuyến tác chia sẻ, thời điểm đó, phía bạn muốn ký hợp đồng trực tiếp với Vinamilk. Họ còn gợi ý công ty cung cấp thêm sữa béo nguyên kem với số lượng không hạn chế. Đặc biệt, mức giá phía Việt Nam đưa ra bao nhiêu đều được chấp nhận hết.

Song, do còn khó khăn về kỹ thuật, công nghệ cũng như nhân lực, nhà máy Dielac chưa có nhiều máy móc thiết bị, số lượng sản xuất còn hạn chế. Một số người trong đoàn công tác lo ngại sữa nguyên kem giá thành cao.

“Một sáng kiến đã được đưa ra là Vinamilk có thể nhập sữa béo về đóng gói – tiền lệ chưa có thời điểm đó. Không thể gọi điện xin phép ý kiến tổng giám đốc công ty vì đường truyền bị gián đoán, tôi và cộng sự tiếc cơ hội nên ngoài 300 tấn sữa bột chúng tôi quyết định ký thử thêm 2.000 tấn sữa béo nguyên kem”, bà Tâm Trinh hồi tưởng.

Hợp đồng xuất hàng thử nhanh chóng được ký kết với số lượng và mức giá do phía Vinamilk đề xuất. Ngoài ra, hãng còn cung cấp sữa cho Iraq theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam.

Thương vụ này đã được thành viên đoàn công tác đánh giá là thành công ngoài mong đợi của cả hai bên, mở đường cho các chuyến hàng xuất ngoại sau này của Vinamilk sang nhiều quốc gia khác trên thế giới.

4. Trang trại bò sữa đầu tiên của Đông Nam Á đạt tiêu chuẩn Global G.A.P

Sáng 18/7/2014, tại Nghệ An, Trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk đã chính thức được ông Richard De Boer, đại diện Tổ chức Chứng nhận Global G.A.P. ConTrolUnion trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu (Global G.A.P.). Đây là Trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ 3 tại châu Á đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P.

Bà Nguyễn Thị Như Hằng – Giám đốc điều hành, phát triển vùng nguyên liệu Vinamilk cho biết, Công ty đang tiếp tục triển khai đánh giá tiêu chuẩn Global G.A.P cho toàn bộ các trang trại còn lại của Vinamilk trên toàn quốc. Trước đó, hệ thống 5 trang trại của Vinamilk đều đã đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas (Pháp) cấp. “Việc trang trại Nghệ An của Vinamilk áp dụng và đạt chứng nhận quốc tế Global G.A.P sẽ giúp Vinamilk ngày càng tạo được niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ” – đại diện Vinamilk chia sẻ.

Cũng theo đại diện Vinamilk, để ngành công nghiệp chế biến sữa phát triển bền vững, Vinamilk luôn cố gắng chủ động được nguồn sữa nguyên liệu đạt về số lượng và chất lượng. Từ năm 2006, Vinamilk đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa một cách trực tiếp thông qua xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp với tổng vốn khởi điểm là hơn 500 tỷ đồng và hiện nay đã tăng đến 1.600 tỷ (năm 2013). Tính đến thời điểm này Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng.

5. Hiện thực hóa tham vọng chiến lược thương hiệu toàn cầu

Angkor Milk – nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia vừa đi vào hoạt động tiếp tục đưa Vinamilk mở rộng thị phần thế giới.

Thực tế, trước đó Vinamilk đã có những bước đi để hiện thực hóa tham vọng toàn cầu hóa thương hiệu của mình. Tháng 5 năm 2016, Vinamilk được chấp thuận tăng vốn đầu tư thêm 3 triệu USD vào Driftwoof nâng tổng vốn đầu tư vào công ty này lên 10 triệu USD. Tỷ lệ sở hữu của hãng sữa Việt tăng lên từ 70% lên 100%.

Ngoài Driftwood, Vinamilk đang góp vốn vào 3 công ty con, công ty liên kết và chi nhánh ở nước ngoài. Trong đó, hãng sở hữu 100% vốn một công ty tại Ba Lan và sở hữu 22,81% công ty Miraka Limited tại New Zealand.

Cuối tháng 5 năm 2016, những sản phẩm sữa đầu tiên của Vinamilk được giới thiệu tại Yangon, Myanmar và hội chợ Thaiflex – World Food of Asian diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, với chủ đề “Thế giới sữa chua” (World of Yogurt), gian hàng của Vinamilk thu hút đông đảo sự chú ý của người dân quốc gia này.

Sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hơn 40 nước trên thế giới như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Australia…

6. Các chương trình xã hội và cộng đồng

Để quảng bá thương hiệu Vinamilk đã tham gia rất nhiều chương trình PR và những hoạt động cộng đồng như chiến dịch “Vinamilk – niềm tin Việt Nam”, quỹ học bổng Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam, quỹ 6 triệu ly sữa, chiến dịch Việt Nam xanh, cuộc thi âm nhạc đồ rê mí, triệu cây xanh Việt Nam, góp đá xây dựng Hoàng Sa…

Từ năm 2002 đến năm 2012 quỹ học bổng “Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” đã trao tặng 34000 suất học bổng trị giá hơn 19 tỷ đồng.

Năm 2012, Vinamilk đã khởi xướng quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam để trồng thêm nhiều cây xanh tại các thành phố, khu đô thị, với mong muốn cải thiện môi trường sống của các cư dân đô thị Việt Nam. Đến nay, Vinamilk đã trồng được cây xanh tại 8 tỉnh/ thành phố.

Vinamilk cũng ủng hộ 500 triệu đồng cho chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”; hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ chương trình “góp đá xây Trường Sa”; Vinamilk và quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung cũng đã trực tiếp đến 7 tỉnh miền Trung trao tặng 70 thuyền cứu hộ, cứu nạn cho đội xung kích tại các địa phương với tổng giá trị gần 600 triệu đồng…

unnamed

Bạn đang băn khoăn về việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mình? Hãy để các chuyên gia của Sao Kim giúp bạn.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về Thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

6 mốc đáng chú ý trong quá trình xây dựng thương hiệu của Vinamilk







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn