Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Tận dụng 5 thời điểm “vàng” để quảng bá thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Tận dụng 5 thời điểm “vàng” để quảng bá thương hiệu 2

Xây dựng thương hiệu

Quảng bá thương hiệu là công việc doanh nghiệp nào cũng cần phải chú trọng và triển khai với những mục tiêu rõ ràng, song song với những mục tiêu phát triển chung. Ba vấn đề gồm: “quảng bá thương hiệu như thế nào”, “quảng bá thương hiệu tại thời điểm nào”, và “quảng bá thương hiệu như thế nào” luôn là bài toán khó đối với mỗi người chủ doanh nghiệp.

Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu 05 thời điểm quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất

Vì sao cần chọn đúng thời điểm quảng bá thương hiệu

Thời điểm triển khai một chiến dịch quảng bá là yếu tố hàng đầu quyết định đến việc chiến dịch đó có thành công hay không. Chọn lựa đúng thời điểm thích hợp nhất để khởi động chiến dịch sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và đạt được đúng mục tiêu. Vì trong những thời điểm thích hợp, khách hàng dễ tiếp nhận nhất hoặc những yếu tố tồn tại trên thị trường thuận lợi nhất.

chiến dịch sáng tạo

Thời điểm quảng bá thương hiệu cần phù hợp với tính cách, hình ảnh thương hiệu. Ví dụ: chiến dịch “Yêu thương thành lời” của Vinacafe 2015 được diễn ra vào thời điểm Tết nguyên đán – thời điểm mà khách hàng có xu hướng nghĩ tới gia đình nhiều hơn, nhu cầu về cafe cũng trở nên cao hơn so với bình thường.

5 thời điểm quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất

Dựa trên những kinh nghiệm tư vấn cho hàng ngàn khách hàng doanh nghiệp toàn quốc, Sao Kim xin đưa ra 5 thời điểm quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ thành công lên rất cao.

1. Theo mùa

Miền Bắc Việt Nam có 4 mùa (Xuân hạ thu đông), Miền Nam Việt Nam có 2 mùa (Khô và mưa). Mỗi mùa mỗi miền đều có những tác động rất lớn đến tâm sinh lý, cảm xúc của khách hàng.

1481937129-an-ngon-ngu-ngon-de-tan-huong-mot-mua-xuan-tron-ven-1

Thường mùa xuân tượng trưng cho sự đổi mới, làm mới lại bản thân. Thời điểm này rất thuận lợi cho các mặt hàng tiêu dùng, thời trang, nội thất, công nghệ… quảng bá thương hiệu. Điều này kích thích khách hàng dễ tính hơn với việc mua sắm và lựa chọn thương hiệu. Hay mùa hè đầy sôi động và náo nhiệt là thời điểm tốt nhất cho những mặt hàng hay thương hiệu mang tính mạnh mẽ, giải tỏa, bùng nổ như lĩnh vực giải khát, điện lạnh…

2. Theo ngày lễ, tết

Những ngày lễ tết ở đây được hiểu là những dịp đặc biệt trong năm của một quốc gia hay vùng nền văn hóa. Như Tết Nguyên Đán, Giáng Sinh, Trung Thu, Haloween, Quốc tế thiếu nhi, Quốc tế phụ nữ…

sale-hpny

Vào những dịp này chúng ta thường thấy nở rộ những chiến dịch của những thương hiệu. Ví dụ những hãng bánh kẹo như Kinh Đô, nước uống như Pepsi, Coca, Heineken, Halida, Nestle… , sản phẩm cho nữ giới như Dove, Enchanter, sản phẩm cho trẻ em như Vinamilk…sản phẩm nội trợ như Knorr, Omo, Neptune…

Những dịp lễ tết là lúc những ngày đặc biệt. Do vậy mà lúc này khách hàng hứng khởi và mở lòng hơn với mọi điều đến với họ. Những chiến dịch trong những thời điểm này thường mang lại những kết quả rất lớn. Điều đó khiến cho vào dịp lễ tết phong trào quảng bá thương hiệu rất mạnh mẽ.

3. Theo sự kiện

Quảng bá thương hiệu ăn theo các sự kiện lớn mang lại sự lan truyền rất lớn. Sức mạnh của quảng bá trong trường hợp này được thể hiện rõ nét. Những sự kiện thường được sử dụng như các giải đấu thể thao lớn như Olympic, FIFA World Cup, UEFA Champions League, Giải đua xe Công thức 1, Giải quần vợt Wimbledon, Euro,… lễ trao giải Oscar (Nơi tụ tập hàng loạt những KOL đình đám), buổi hòa nhạc của những ca sĩ lớn…

quảng bá theo sự kiện oscar

Điểm nổi trội của chọn lựa điểm thời điểm này là tận dụng ngay được sức ảnh hưởng lớn của những nhân vật nổi tiếng. Thương hiệu ngay lập tức tạo được những cú hích lớn trong truyền thông. Tuy nhiên, nó đòi hỏi chi phí lớn và kế hoạch tỉ mỉ để tránh những rủi ro truyền thông khó ngăn chặn như chuyện xảy ra với Samsung.

4. Theo chiến lược thương hiệu

Tùy theo sự phát triển của thương hiệu mà khởi động những chiến dịch quảng bá thương hiệu cho phù hợp. Ở những dấu mốc phát triển thương hiệu, quảng bá thương hiệu cần được thực hiện để đẩy nhanh sự lớn mạnh của thương hiệu vươn sang mức phát triển mới.

Thường sẽ có 5 mức phát triển thương hiệu tương ứng với 5 mục tiêu phát triển thương hiệu là tạo sự nhận biết, sự quan tâm, truyền bá thông tin, tạo hành động hay củng cố, nhắc nhở vị thế thương hiệu. Như Iphone, trong cuộc chiến thương hiệu với Iphone, nhằm củng cố vị thế, họ đã tung ra chiến dịch quảng bá mới nhất thu hút nhiều sự quan tâm.

apple-tung-ra-video-che-dieu-su-khac-nhau-giua-iphone-va-android

Chọn đúng thời điểm thương hiệu chuyển mình để quảng bá không chỉ giải quyết vấn đề của thương hiệu mà còn đưa thương hiệu vươn xa hơn trong tương lai.

5. Theo đối thủ

Doanh nghiệp thường ngóng theo những bước đi của đối thủ để có những chiến lược tác chiến phù hợp. Đối thủ đang có những chiến dịch quảng bá thương hiệu thì ngay lập tức doanh nghiệp cũng có những chiến dịch song hành nhằm tuyên chiến với nhau!

coke-vs-pepsi

Sự cạnh tranh khiến doanh nghiệp không ngừng nghỉ phải đưa ra những chiến dịch quảng bá thương hiệu mới. Những chiến dịch quảng bá tiêu biểu kiểu này có thể kể đến như pepsi với cocacola hay Mac Donald với Burger King. Những cặp đối thủ này luôn có những chiến dịch quảng bá song hành để kìm hãm nhau!

Theo mùa, theo dịp lễ, theo sự kiện, đối thủ hay chiến lược thương hiệu là những thời điểm những thời điểm nhạy cảm với tâm lý khách hàng mục tiêu. Tùy vào hoàn cảnh của từng thương hiệu hay mục tiêu hay sức mạnh hiện có của thương hiệu mà sẽ chọn những thời điểm quảng bá khác nhau.

Để chọn lựa được thời điểm quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất phù hợp với thương hiệu chính mình, hãy liên lạc ngay đến những chuyên gia thương hiệu của Sao Kim. Sao Kim luôn sẵn sàng kết nối với bạn qua số điện thoại 0907780812hoặc [email protected].

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Tận dụng 5 thời điểm “vàng” để quảng bá thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Ứng dụng 4p trong marketing để xây dựng thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Ứng dụng 4p trong marketing để xây dựng thương hiệu 105

Xây dựng thương hiệu

Công thức Marketing 4P (hay còn gọi là Mix)là công cụ rất quen thuộc với các marketer. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách áp dụng công cụ này để tạo hiệu ứng tốt nhất trong việc xây dựng thương hiệu.

4P được biết đến là 4 yếu tố của hoạt động Marketing gồm Product, Price, Place và Promotion

1. Product – Ứng dụng để thể hiện đặc tính của thương hiệu

Product là sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường, còn “thương hiệu” chính là tất cả cảm xúc của khách hàng về sản phẩm và doanh nghiệp. Thương hiệu có được khi khách hàng công nhận sự hiện diện của doanh nghiệp thông qua trải nghiệm/nhận biết sản phẩm.

thiết kế bao bì theo dòng thòi gian

Sản phẩm định hình đặc tính của thương hiệu. Những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm khác nhau sẽ có đặc tính thương hiệu khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm công nghệ sẽ có hình ảnh được cảm nhận khác với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp.

Sản phẩm là cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu đến mọi người thông qua quá trình trải nghiệm toàn bộ sản phẩm – cảm quan từ bao bì sản phẩm đến chất lượng bên trong sản phẩm. Thiết kế bao bì cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau giúp cho sản phẩm thể hiện được nét cá tính của thương hiệu.

– Thể hiện được tên thương hiệu, logo trên sản phẩm.

– Chứng tỏ được là giải pháp hữu hiệu cho những mong muốn của khách hàng.

– Sáng tạo, bắt mắt và đặc biệt khác biệt với đối thủ cạnh tranh

CocaCola

Xây dựng thương hiệu từ chính sản phẩm luôn là bước đi khôn ngoan.

Ví dụ với câu chuyện của Coca Cola, nhận diện thương hiệu được nhận biết được từ mùi vị, màu sắc, kiểu dáng thiết kế sản phẩm: kiểu dáng chai độc đáo của Coca; thiết kế bao bì sản phẩm với thông tin và thông điệp khác biệt về thương hiệu.

Những thiết kế nhận diện thương hiệu đậm nét cá tính riêng trên sản phẩm là dấu hiệu đầu tiên của một thương hiệu thành công như thương hiệu bánh Kinh Đô của Việt Nam vậy!

kinh đô

Xem thêm: 9 xu hướng thiết kế bao bì chuyên nghiệp – độc đáo mà doanh nghiệp nào cũng nên biết

2. Price – Chi phí xây dựng thương hiệu

Price ở đây được hiểu là giá để xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là một kế hoạch dựa trên một nguồn ngân sách ổn định và duy trì được trong lâu dài. Chi phí bỏ ra cần tương xứng với mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Ngay từ thời điểm mới bắt đầu bước chân vào ngành viễn thông, Viettel đã chi tới 45000 USD để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, và định vị trong tâm trí khách hàng tới mãi về sau.

Xem thêm: Câu chuyện xây dựng thương hiệu của Viettel

viettel-quy-hoach-tong-dai-cham-soc-khach-hang

Xây dựng thương hiệu là một quá trình đỏi hỏi một kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý nhằm trả lời các câu hỏi như

– Ngân sách bao nhiêu để đáp ứng được mục tiêu của xây dựng thương hiệu

– Lựa chọn dịch vụ thiết kế thương hiệu hiệu quả, uy tín phù hợp với ngân sách

– Đối thủ chi ra bao nhiêu để xây dựng thương hiệu

Dù thế nào nhiệm vụ vẫn là đạt được mục tiêu trong quá trình xây dựng thương hiệu.

3. Place Kênh quảng bá thương hiệu

Place ở đây được hiểu là kênh phân phối thương hiệu hay nói cách khác là kênh quảng bá thương hiệu. Quá trình này được hiểu là tìm cách tiếp cận đến khách hàng mục tiêu đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời điểm nhằm đạt được mục tiêu tăng sự nhận biết tối đa của thương hiệu với khách hàng.

Xây dựng nhận diện thương hiệu trên Internet

Mỗi thương hiệu cần chọn một kênh phân phối riêng nhằm phù hợp với hành vi, cách tiếp cận thông tin của khách hàng. Ví dụ khách hàng là người già thì kênh phân phối cần truyền thống như TV hay báo đài nhưng với người trẻ mạng xã hội là sự lựa chọn không thể hợp lý hơn.

Xu hướng sử dụng Internet là một là kênh vô cùng tiềm năng để quảng bá thương hiệu. Đó cũng là cách tiếp cận diện rộng giúp trả lời nhanh chóng cho các câu hỏi:

– Thương hiệu nên đến với khách hàng ở đâu?

– HÌnh thức tiếp cận trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị hay gián tiếp qua truyền thông điện tử.

– So với đối thủ, bạn có cách tiếp cận mới hơn không?

Place đặt ra thách thức trong xây dựng thương hiệu ở phân đoạn chọn phương thức thương hiệu được truyền đi và lan rộng.

4. Promotion quảng bá thương hiệu

Promotion là giai đoạn trực tiếp đưa thương hiệu đến với công chúng, là khâu quyết định đến cả quá trình xây dựng thương hiệu. Dú bạn có sản phẩm được thiết kế tốt, ngân sách dồi dào, chọn kênh phân phối ít người cạnh tranh mà không có chiến lược quảng bá thương hiệu phù hợp cũng sẽ thất bại.

google

Các hoạt động quảng bá thương hiệu có thể kể đến như quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết. Google và Facebook cũng là một công cụ hiệu quả tiềm năng để tiếp cận nhanh chóng lượng lớn khách hàng mục tiêu.

Promotion thương hiệu cần đi đến giải quyết các vấn đề như

  • Nhóm khách hàng mục tiêu là ai, ở đâu?
  • Thời điểm hoạt động quảng bá bắt đầu?
  • Biện pháp thu hút sự quan tâm, yêu thích
  • Nghiên cứu chiến lược quảng bá của đối thủ.

Marketing 4P được áp dụng sáng tạo trong xây dựng thương hiệu không nằm ngoài việc là giải pháp cho từng bước xây dựng thương hiệu từ product – thiết kế, price – chi ngân sách, place – cách quảng bá, promotion – quảng bá. 4P giúp xây dựng thương hiệu có hướng đi rõ ràng và đầy chắc chắn, mang lại hiệu quả lớn.

Để tư vấn rõ hơn về phương pháp 4P trong xây dựng thương hiệu bạn có thể liên hệ đến Sao Kim Branding. Chúng tôi sẵn sàng kết nối với bạn qua số điện thoại 0907780812hoặc[email protected]ngay từ hôm nay.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Ứng dụng 4p trong marketing để xây dựng thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 208

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là toàn bộ những trải nghiệm mà khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng cảm nhận từ doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh khi nó có khả năng thiết lập niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng thông qua việc truyền tải những gì doanh nghiệp đang làm và vận hành. Thương hiệu của bạn phải tương tác với khách hàng hàng ngày, từ những hình ảnh bạn chia sẻ, những thông điệp bạn đăng tải trên các kênh truyền thông đến nội dung của các ấn phẩm marketing.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất e dè trong việc chi ra những khoản ngân sách cho việc xây dựng thương hiệu, cũng bởi xây dựng thường hiệu thường bị cho là tốn kém và hiệu quả thì rất khó đo lường. Tuy nhiên nếu biết nhìn nhận vấn đề đúng, bạn vẫn có thể xây dựng thương hiệu đột phá chỉ với khoản ngân sách nhỏ. Hãy cùng Sao Kim khám phá 8 chỉ dẫn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đây.

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 2091. Hãy là duy nhất

Trở lại câu chuyện của một trong những thương hiệu mang tính biểu tượng nhất thời đại là Apple, năm 1997, Apple đã được tái sinh với chiến dịch kêu gọi mọi người “Hãy nghĩ khác biệt” (Think different). Và đó cũng là triết lý của Apple. Ngày nay các sản phẩm của Apple đều được nhìn nhận là thiết kế tốt hơn, thú vị hơn, đáng tin cậy hơn so với sản phẩm của đối thủ.

Vậy điều gì làm doanh nghiệp của bạn trở thành duy nhất? Điều gì bạn làm mà các đối thủ khác không làm? Hãy khai thai điều đó. Sẽ luôn có sự khác biệt duy nhất của bạn so với đối thủ, nó có thể không nằm ở sản phẩm mà ở dịch vụ khách hàng, văn hóa doanh nghiệp … Hãy tạo ra câu chuyện thú vị xung quang sự duy nhất và khác biệt của bạn.

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 210
Apple đã tái sinh sau chiến dịch “think different”

2. Phát triển cộng đồng

Nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới như Google, Amazon, Facebook, Virgin và Skype chi tiêu khá khiêm tốn vào quảng cáo và thay vào đó, các thương hiệu này tập trung vào việc xây dựng và cải thiện cộng đồng của họ. Các công ty hiểu rằng nếu mọi người tin tưởng vào cộng đồng thương hiệu, họ sẽ mở rộng lòng tin vào thương hiệu đó.

Các doanh nghiệp nhỏ có nhiều cơ hội để xây dựng các cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội. Hãy chọn một kênh mạng xã hội phù hợp nhất để tập trung xây dựng thương hiệu cộng đồng và đầu tư thời gian, tài nguyên của bạn ở đó.

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 211
Các doanh nghiệp nhỏ có nhiều cơ hội để xây dựng các cộng đồng

3. Không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ

Rất nhiều công ty đã dừng việc tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ khi thương hiệu của họ đã có vị trí nhất định trên thị trường. Và họ đã phải nhận những cái kết thảm hại như Nokia, Yahoo … Đây là bài học mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sớm đúc kết cho bản thân thương hiệu của mình. Cộng đồng của bạn sẽ quay lưng lại với thương hiệu bất cứ lúc nào nếu sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu không đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm ngày càng tăng cao của khách hàng.

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 212
Không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ

4. Có một cái tên và logo thương hiệu tốt

Một thương hiệu mạnh phải được nhận biết dễ dàng ngay từ tên và logo doanh nghiệp. Tên và logo sẽ xuất hiện ở gần như khắp mọi ấn phẩm và hình ảnh của công ty từ danh thiếp nhân viên, trang web, mạng xã hội, tài liệu quảng cáo, bao bì sản phẩm …

Tạo dựng tên và logo thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phô trương giá trị và thế mạnh, gây ấn tượng và lưu giữ lâu dài trong tâm trí của khách hàng. Hãy nghĩ về logo của những thương hiệu đáng ngưỡng mộ nhất thế giới như Apple, Google, FedEx … bạn có cảm xúc gì khi nhìn những logo đó?

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 2135. Xây dựng thương hiệu tiếng nói của thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu là ngôn ngữ và cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để truyển tải thông điệp thương hiệu và tiếp cận khách hàng. Các thương hiệu thành công đều có một tiếng nói riêng độc đáo.

Bạn có thể sử dụng tiếng nói thương hiệu để làm nổi bật mình giữa số đông và hãy có cái nhìn thiên về con người mà cụ thể hơn là khách hàng mục tiêu. Bạn cần phải thích nghi với ngôn ngữ của khách hàng tiềm năng và ngành kinh doanh đang hướng tới, chiến lược thương hiệu của bạn nên phản ánh được những khách hàng lý tưởng của bạn một cách rõ nét. Khi bạn nói bằng những thông điệp của mình bằng ngôn ngữ của khách hàng, ngay lập tức bạn sẽ kết nối thân mật hơn với khách hàng và nổi bật giữa tất cả.

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 214
Xây dựng tiếng nói của thương hiệu

6. Hãy nhất quán

Một doanh nghiệp có thể truyền tải rất nhiều nội dung, từ các chiến dịch quảng cáo, tài liệu tiếp thị cho đến nội dung trực tuyến hay cập nhật trên mạng xã hội. Điều đó có thể khiến thương hiệu bị “loãng nội dung” trong lúc cố gắng duy trì nhất quán nhận diện thương hiệu. Có những trường hợp, việc tạo ra quá nhiều thành tố gắn với nhận diện thương hiệu đã gây khó khăn cho việc giữ thương hiệu được nhất quán. Cả các tập đoàn lớn và doanh nghiệp nhỏ đều dễ dàng ra khỏi “đường ray”, có khi thậm chí không thể nhận ra điều này.

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 215
Hãy giữ sự nhất quán trong mọi hoạt động và thông điệp

Việc không giữ được bản sắc riêng hay không thể gắn với một nhận diện thương hiệu nhất quán cuối cùng sẽ dẫn đến tác động tiêu cực. Thương hiệu đó sẽ trở nên rời rạc, không đáng tin cậy và manh mún đến mức gây bối rối cho khách hàng, nhân viên và thậm chí là đội ngũ điều hành.

7. Giữ lời hứa

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên ai cũng biết nhưng trên thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm mất mối quan hệ với khách hàng vì đã không giữ lời hứa.Mỗi thương hiệu đều có bản sắc riêng, và lời hứa là một thành tố không thể thiếu trong bản sắc thương hiệu.

Volvo đảm bảo mỗi chiếc xe được bán ra đều đem lại sự an toàn cao nhất cho người dùng. Domino’s Pizza cam kết giao hàng trong 30 phút, nếu trễ sẽ tặng cho khách miễn phí một chiếc pizza. “Chuyển hàng đến ngay đêm hôm sau” (Your package will get there overnight) là lời hứa được FedEx duy trì suốt 40 năm qua. Và khi mua một sản phẩm của Apple, người mua luôn an tâm về việc được sở hữu một sản phẩm công nghệ thời trang, đơn giản và dễ sử dụng. Đó chính là những lời hứa từ những thương hiệu hàng đầu và nó đang góp phần giúp những thương hiệu đó không ngừng lớn mạnh mỗi ngày.

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá 216
FedEx cam kết chuyển hàng đến ngay đêm hôm sau

8. Trao quyền cho khách hàng

Bạn không thể kiểm soát được thương hiệu của bạn mà bạn chỉ có thể định hướng phát triển thương hiệu. Thương hiệu của bạn được nhận thức và định vị bởi công chúng mục tiêu. Hãy tạo điều kiện để họ trở thành đại sứ thương hiệu của bạn, để họ là người truyền bá ý tưởng và thương hiệu của bạn tới mạng lưới quan hệ của họ. Các thương hiệu thành công nhận ra rằng nếu họ giúp khách hàng thành công, khách hàng sẽ giúp thương hiệu thành công.

Chặng đường xây dựng thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp luôn đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và tình yêu thương hiệu sâu sắc đến từ bản thân chủ doanh nghiệp. Bạn muốn tạo nên một thương hiệu đột phá cho doanh nghiệp, hãy để Sao Kim tư vấn và đồng hành cùng bạn.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu của Việt Nam

Xem thêm những bài viết khác:

8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thượng hiệu đột phá







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn