Category Archives: Xây dựng thương hiệu

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp 2

Xây dựng thương hiệu

Không một doanh nghiệp nào có khả năng để bao phủ toàn bộ thị trường và làm hài lòng tất cả mọi khách hàng. Vì vậy,xây dựng thương hiệu thông minh và khôn khéo nhất chính là định vị thương hiệu tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất. Chiến lược này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí marketing – truyền thông, mà còn giúp bạn tập trung vào lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp để phát triển lâu dài trong ngành hàng. Nhưng, làm thế nào để xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu? Đừng lo, Sao Kim sẽ giúp bạn với quy trình 05 bước chi tiết được trình bày cụ thể trong bài viết này.

1. Phân tích sản phẩm

Liệt kê ra những đặc điểm, tính năng, công năng và lợi ích sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng. Đối với từng đặc điểm sẽ có những công năng khác nhau và những lợi ích khác nhau. Bạn cần liệt kê và phân tích chi tiết để xây được hình ảnh nhiều chiều về sản phẩm của mình.

Dựa trên bảng phân tích sản phẩm đó, bạn hãy liệt kê ra những vấn đề của khách hàng mà sản phẩm của bạn sẽ giải quyết cho họ. Đó là những yếu tố đảm bảo sản phẩm của bạn thực tế, có khả năng được thị trường chấp nhận.

2. Thu thập dữ liệu và Xây dựng thương hiệu

Bước 1: Lập mô hình chung để thu thập dữ liệu. Mô hình đó thường sẽ đi theo hình phễu từ giới tính đến độ tuổi đến khu vực sống đến thu thập và cuối cùng là hành vi, sở thích. Từ đó sẽ xây dựng được chân dung toàn diện của một khách hàng từ vấn đề của họ, sự thích hợp của họ với sản phẩm bạn cung cấp và khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ.

xay-dung-thuong-hieu-muc-tieu

Bước 2: Lựa chọn kênh thu thập dữ liệu. Kênh thu thập dữ liệu hiện nay khá đa dạng từ dữ liệu Online (Google, Facebook…) đến offline (Phiếu câu hỏi) đến dữ liệu cung cấp bởi đối tác hoặc dữ liệu mua từ bên thứ ba. Kênh Online hiện nay được nhiều doanh nghiệp tận dụng triệt để vì nó khá chính xác, nhanh gọn, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Bước 3: Vô cùng quan trọng là thu thập dữ liệu về đối thủ của bạn. Xác định những lợi thế sản phẩm của đối thủ và nhóm khách hàng mà đối thủ đang khai thác.

3. Phân tích dữ liệu

Bước 1: Phân chia các nhóm khách hàng

– Theo nhân khẩu: Đây là cách đơn giản nhất để phân chia khách hàng. Bạn chỉ cần phân chia tệp theo những yếu tố về độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập.

– Theo khu vực sống: Phân chia theo khu vực sống sẽ làm nổi bật được mật độ dân cư (thị trường lớn hay nhỏ), đô thị hay nông thôn, khí hậu và đặc biệt là phong tục ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành vi mua hàng.

– Theo hành vi mua hàng: Phân chia theo thói quen mua hàng. Sản phẩm họ quan tâm, tần suất mua hàng, lượng mua hàng và kênh mua hàng chủ yếu. Dựa trên thống kê này, ta có thể xác định được vòng đời giá trị của khách hàng. Yếu tố này rất quan trọng quyết định đến sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp.

– Theo niềm tin, tín ngưỡng: Phân chia theo tôn giáo, văn hóa vùng miền, phong tục tập quán. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua và thói quen mua hàng của khách hàng.

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp 3

Bước 2: Phân chia thành các nhóm phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn

Từ những phân tích, phân chia, chọn lọc từ bước 1 và so sánh với lợi ích sản phẩm, nguồn lực của bạn, bạn có thể chia thành 4 nhóm chính:

– Nhóm 1: Không tạo ra lợi nhuận, phàn nàn: Nhóm này tập hợp những người chắc chắn sẽ không mang đến giá trị cho doanh nghiệp, hơn nữa còn chỉ trích. Họ không tin vào sản phẩm của bạn.

– Nhóm 2: Không tạo ra lợi nhuận. Họ không có nhu cầu hoặc nhu cầu của họ không khớp với những lợi ích sản phẩm của bạn cung cấp.

– Nhóm 3: Tạo ra lợi nhuận thấp. Nhóm này sẽ giúp bạn tăng doanh thu mà không tăng lợi nhuận. Họ có thể có thu nhập thấp hoặc có sở thích săn khuyến mại…

– Nhóm 4: Tạo ra lợi nhuận cao. Nhóm sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu sản phẩm của bạn.

Bước 3: Phân tích điểm mạnh điểm yếu so với đối thủ. Tìm ra thị trường ngách và USP sản phẩm của mình.

4. Lựa chọn ra phân khúc khách hàng mục tiêu

Một trong những chiến lược xây dựng thương hiệu khôn ngoan nhất trong kinh doanh là chiến lược tập trung, đồng nghĩa bạn phải hy sinh nhiều lợi ích nhỏ nhặt khác để tập trung vào mục tiêu chính. Pepsi đã quyết định từ bỏ phần lớn thị trường để tập trung duy nhất vào nhóm khách hàng trẻ tuổi. Sự hy sinh đó cho Pepsi một mục tiêu rõ ràng nhằm phát huy lợi thế của sản phẩm. Nhờ quyết định đó, vị thế Pepsi sánh ngang với Coca trên thị trường nước ngọt Mỹ.

xay-dung-thuong-hieu-muc-tieu

Do vậy, từ kết quả phân tích dữ liệu, định giá mỗi phân khúc. Hãy ưu tiên vào nhóm sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất. Khi đã có tệp khách hàng mục tiêu rõ ràng, việc còn lại của bạn là tập trung nguồn lực để khai thác và tối ưu thị phần đó.

5. Tối ưu phân khúc khách hàng mục tiêu

Bước 1: Khai thác phân khúc khách hàng mục tiêu và tìm ra khiếm khuyết của sản phẩm.

Tiếp tục thu thập thông tin khách hàng hiện tại và phản hồi trải nghiệm của họ.

Bước 2: Cải thiện và tối ưu sản phẩm.

Dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu cũng có những khiếm khuyết. Lắng nghe và phát triển sản phẩm của bạn. Biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành

Bước 3: Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng

Phát triển sản phẩm, dòng sản phẩm để mở rộng thị trường mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là một trong những yếu tố phải có khi bạn cho ra đời một chiến dịch marketing thành công cũng như tăng ROI cao nhất. Sao Kim với những chuyên gia xây dựng thương hiệu hàng đầu sẽ cho bạn những giải pháp hiệu quả để xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình.Hãy liên hệ đến Sao Kim để nhận tư vấn miễn phí qua hotline 0907780812hoặc qua email [email protected]

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu? 106

Xây dựng thương hiệu

Định vị thương hiệu là cách mà doanh nghiệp tạo dựng vị trí thương hiệu trên thị trường, trong tâm trí khách hàng, từ đó định hướng sự phát triển của thương hiệu về lâu dài. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách định vị thương hiệu khác nhau, và thông thường định vị đó sẽ theo suốt cùng doanh nghiệp, in sâu trong tâm trí khách hàng. Định vị thương hiệu ngay từ những bước đầu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về lâu dài.

Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu? 107
Jack Trout (Trái) và Alries Ries (Phải)

Ra đời từ năm 1969 bởi Alries Ries & Jack Trout, định vị thương hiệu trở thành một trong những thuật ngữ thông dụng nhất trong những trận chiến thương hiệu, được sử dụng nhiều nhất bởi những chuyên gia thương hiệu, marketing nhằm tìm ra chiến lược thương hiệu hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí khách hàng” (P.Kotler).

Xem chi tiết: Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning?

5 lý do mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu

1. Nổi bật

Định vị là cuộc chiến để xác định mình là ai giữa đám đông và khẳng định một cách tinh tế định vị đó trong tâm trí khách hàng. Trước khi bạn được biết đến, được hiểu, được tin và được yêu, bạn cần nổi bật để gây được sự chú ý. Định vị thương hiệu cho bạn chất “khác” biệt để nổi bật.

Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu? 108

Giữa hàng chục tên tuổi điện thoại lớn từ Samsung, Apple… với những tín đồ trung thành bậc nhất, Bphone thật sự cần một cú hích lớn để thật sự nổi bật. Trong sự kiện ra mắt của Bphone 2, Bphone đã làm khác biệt với những tên tuổi như Oppo, HTC, Asus…

Trong khi những thương hiệu đó trung thành với chiến lược “Ăn theo thị trường” (Thị trường có mình cũng có – Định vị theo tính năng điển hình trong thị trường smartphone), BKAV chọn lối đi khác – “Thách thức thị trường” – Tấn công trực diện vào những tượng đài bất hủ như Apple, Samsung. “Chất” – chất từ chất lượng đến giá cả, hơn nữa chất hơn cả Iphone 6 đang giúp Bphone có tiếng nổ lớn trong đại chúng .

Dù hiệu quả thật sự cuối cùng như thế nào chưa rõ nhưng định vị “Chất” đã mang lại hiệu quả ban đầu – Tạo ra được sự chú ý rất lớn, giúp Bphone 2 nổi bật trong các kênh truyền thông, xã hội.

2. Sống sót

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khó lường. Một doanh nghiệp không chỉ đối mặt với rất nhiều vấn đề nội bộ mà còn phải chiến đấu với những đối thủ đáng gờm chiếm lĩnh thị trường từ mọi phía. Các đối thủ không chỉ chèn ép tạo nên cuộc chiến giá một mất một còn mà còn tranh nhau vị trí xếp hạng dẫn đầu trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Ngoài ra cũng không thiếu những đối thủ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức hoạt động mới, sẵn sàng bắt chước bất cứ điều gì doanh nghiệp bạn đang có. Chính vì thế, hôm nay bạn định vị thương hiệu sản phẩm là Bộ xử lý nhanh gấp 3 lần thì mai đối thủ của bạn đã có ngay định vị thương hiệu nhanh gấp 3 lần, thậm chí 4, 5 lần. Bạn gần như thất thế.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, thị trường, bạn phải không ngừng định vị lại mình (định vị thương hiệu sản phẩm) hoặc định vị khác biệt thực sự không ai có thể bắt chước bạn, hoặc định vị theo thị trường ngách, bạn mới có thể tồn tại và sống sót.

Sau khi Coca chiếm gần như chọn thị trường đồ uống có coke, Pepsi xâm nhập vào và cạnh tranh trực tiếp với Coca. Thị trường bỗng chốc xảy ra trận chiến thương hiệu giữa hai “ông lớn” coke này.

Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu? 109

Nếu 7Up cũng lao vào cuộc chiến mà không có sự định vị khác biệt thì thật sự khó lòng có thể giành được thị phần từ Coca. Do vậy, 7Up định vị “thức uống không coke” đầu tiên. Định vị khác biệt theo thị trường ngách đó đã giúp 7Up đứng Top 3 trong danh sách đồ uống ngọt tại Mỹ, tất nhiên sau Coca và Pepsi. Thị phần “không coke” không ai khai thác đã rơi vào tay 7Up và giúp 7Up tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến tận ngày nay.

3. Tăng mạnh doanh thu

Tăng doanh thu là mong muốn của rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập và ngay cả những doanh nghiệp lâu năm vì nó phản ánh độ phủ thị trường của doanh nghiệp đó.

Định vị thương hiệu định vị rõ giải pháp dành cho người dùng. Họ dễ dàng tìm ra được đâu là câu trả lời cho vấn đề của mình. Chỉ cần lướt qua, khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng – Lựa chọn những ‘lời rao hàng” – Định vị – Phù hợp với nhất với nhu cầu của mình.

Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu? 110

Có thể chỉ ra một ví dụ điển hình là Diet Coke của Coca (1982). Nhận thức được vấn đề béo phì đang tăng nhanh, khách hàng rất nhạy cảm với những đồ ăn thức uống nhiều năng lượng. Ngay lập tức Coca cho ra đời sản phẩm Diet Coke với định vị “Không đường” . Giá trị thương hiệu Coke vọt thêm 65%. Cùng đó, doanh số bán hàng của Coca tăng nhanh chóng mặt.

4. Tạo siêu lợi nhuận

Có lẽ đây là lợi ích quan trọng bậc nhất mà doanh nghiệp khao khát muốn có được khi định vị thương hiệu nói riêng, xây dựng thương hiệu nói chung. 72% khách hàng sẵn sàng chi thêm 20% số tiền cho một thương hiệu họ yêu thích.

Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu? 111

Louis Vuitton – Định vị thương hiệu chỉ cho khách hàng hạng sang. Khách hàng không bỏ ra cả chục ngàn đến triệu đô la chỉ để mua một chiếc túi về đựng đồ trong khi chi phí làm chiếc túi chưa đến 1/10 mức giá. Điều dễ nhận biết, họ không mua túi, họ mua chữ “Louis Vuitton”. Đeo trên mình chiếc túi chính hãng từ Vuition – Địa vị sang trọng, giàu có và duy nhất của họ được khẳng định. Vuitton không bao giờ giảm giá càng khắc sâu định vị “cao cấp” của chính mình và củng cố lòng tin của những tín đồ hàng hiệu.

5. Xây dựng thương hiệu mạnh

Khi thương hiệu định vị thành công một đặc điểm qua một từ, cụm từ nào đó vào tâm trí khách hàng, đối thủ sẽ rất khó khăn và dường như là không thể để chiếm được định vị, vị trí thương hiệu đó có. Vị trí thương hiệu tạo nên sức mạnh trường tồn của thương hiệu.

Volvo định vị gắn với “Sự an toàn”. Khi mà cả thị trường biết đến Volvo an toàn,Mercedes-Benz và General Motors liền nhảy vào chiếm lấy định vị đó qua những chiến dịch marketing quy mô lớn. Dù chi ngân sách rất hào phóng nhưng kết quả là không một hãng nào thành công.

Trung Nguyên tập trung truyền thông, quảng cáo nhấn mạnh định vị “Cà phê rang xay số 1 tại Việt Nam”. Thực sự với một định vị rõ nét và ấn tượng với những khách hàng yêu cà phê như vậy, Trung Nguyên trở thành một thương hiệu mạnh. Ngay cả những gã khổng lồ như Starbucks cũng đuối sức khi đấu với Trung Nguyên tại thị trường Việt Nam.

Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu? 112

Khi bạn đánh mất đi chính định vị thương hiệu của doanh nghiệp, sức mạnh bạn có sẽ tiêu tan. Năm 1982, Atari – hãng “video game” nổi tiếng muốn gắn mình với “máy tính” chứ không phải là hãng “trò chơi điện tử”. Chiến lược đó đã trở thành thảm họa. Atari thất bại. Năm 1986, Nitendo xuất hiện và lấy mất đi định vị “video game” của Atari.

Định vị thương hiệu, nói cách khác, chính là khẳng định vị thế đầu tiên, duy nhất của doanh nghiệp trên một lĩnh vực, khía cạnh, góc nhìn nào đó trong tâm trí khách hàng. Thứ hạng đầu tiên đó trao cho doanh nghiệp vô vàn lợi thế để đi lên.

Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là Neil Amstrong. Vậy người thứ hai là ai? Không ai biết và chẳng ai muốn biết. Nếu anh không đứng đầu thì chẳng có ý nghĩa gì cả

Nếu bạn đang cần chiến lược định vị thương hiệu mà chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa hiểu quy trình, hãy liên hệ ngay đến Sao Kim để gặp những chuyên gia thương hiệu hàng đầu. Điền thông tin vào form dưới đây để nhậnnhững lời tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia của Sao Kim.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 215

Xây dựng thương hiệu

Mỗi thương hiệu tồn tại trên thị trường hiện nay luôn phải cùng lúc tham gia hai cuộc chiến: cuộc chiến để giữ vững vị thế trong tâm trí khách hàng và cuộc chiến để giành vị trí nổi bật hơn các đối thủ trên thị trường. Bản chất của cả hai cuộc chiến này tựu chung lại đều quy về những nỗ lực để sở hữu một thương hiệu được khách hàng nhớ tới. Và đây cũng chính là bản chất của “Định vị thương hiệu”.

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên (1969) bởi Alries Ries và Jack Trout, sau đó nó dần trở thành mục tiêu thương hiệu của hầu hết những doanh nghiệp hiện nay. Định vị thương hiệu là “chiếm một vị trí (filling a slot) trong tâm trí khách hàng” (Tạp chí Industry Marketing).

Theo sau đó, cũng có một loạt những khái niệm khác về định vị thương hiệu.

“Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng” (P.Kotler – Cha đẻ của Marketing hiện đại)

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 216

“Định vị nhãn hiệu là một phần của nhận diện thương hiệu và các đề xuất giá trị là để chủ động kết nối với các đối tượng công chúng/khách hàng mục tiêu và thể hiện một lợi thế hơn các thương hiệu cạnh tranh.” (Giáo sư David Aaker, chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu)

Dù có nhiều định nghĩa nhưng mọi người đều công nhận rằng định vị thương hiệu chính là chiến lược nhằm giành lấy niềm tin, tình cảm của khách hàng mục tiêu, có được chỗ đứng thương hiệu vững chắc so với những đối thủ trong ngành. Đó là cuộc chiến thực sự khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược, phương pháp khôn ngoan để giành chiến thắng cuối cùng.

9 phương pháp Brand positioning nổi bật nhất

Những phương pháp định vị thương hiệu sau đây sẽ giúp bạn phần định hướng chiến lược thương hiệu của mình, vượt lên hàng ngàn đối thủ và giành được chỗ đứng vững chãi trong tâm trí khách hàng. Khách hàng ngày càng có xu hướng trở nên khó tính hơn, nhạy cảm hơn và thiếu tin tưởng hơn khi họ phải tiếp cận với ngày càng nhiều thông điệp quảng cáo mỗi ngày. Dưới đây là 9 phương pháp để gia tăng niềm tin của khách hàng để thực hiện định vị thương hiệu hiệu quả:

1. Định vị dựa vào chất lượng

Chất lượng tốt hay xấu, không có tốt tuyệt đối hay xấu tuyệt đối, tất cả phụ thuộc vào cảm nhận cá nhân của từng khách hàng. Một khách hàng có thể cho rằng xe máy Honda chất lượng tốt nhất nhưng một khách hàng khác hoàn toàn có quyền khẳng định Yamaha chất lượng hơn.

Trong trường hợp doanh nghiệp bạn giành được sự ưu ái từ khách hàng về chất lượng, đồng nghĩa với việc bạn đã gặt hái được thành công lớn khi xây dựng thương hiệu. Cũng như Honda thành công khi có được hình ảnh tốt trong tâm trí đại bộ phận khách hàng bình dân.

Cách tốt khẳng định chất lượng chính là thu hẹp định vị của sản phẩm hay thương hiệu (Theo Alries Ries và Laura Reis). Những hãng xe hơi đã vận dụng điều này rất chuẩn xác và thành công như Mercedes Benz, BMW, Audi…

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 217

Dù có nhiều phương pháp định vị hiệu quả khác nhưng chất lượng là yếu tố nền tảng, cơ bản hàng đầu. Thương hiệu mạnh luôn sở hữu những sản phẩm tốt. Nếu chất lượng thấp thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được thương hiệu mạnh trong tâm trí khách hàng.

2. Định vị dựa vào giá trị

Giá trị ở đây chính là khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn so với số tiền họ bỏ ra để có được sản phẩm hoặc dịch vụ (Value for money). Trong quá khứ, mọi người thường đánh đồng những thương hiệu hoạt động với cơ chế này là các thương hiệu “giá rẻ”. Giá rẻ cũng mang theo một hình ảnh về một định vị thương hiệu yếu.

Nhưng ngày nay, định vị dựa vào giá trị đã phát huy được sức mạnh của nó. Thương hiệu có được sức mạnh rất bền vững trong lòng khách hàng vì khách hàng bị thuyết phục hoàn toàn về giá cả và chất lượng. Hàng loạt các thương hiệu với định vị “giá rẻ” đã ra đời.

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 218

Southest Airlines là một thương hiệu hàng không giá rẻ. Dù cung cấp dịch vụ bay giá rẻ nhưng vẫn duy trì được vị thế của thương hiệu mạnh. Hàng loạt những hãng hàng không lớn khác cũng làm theo cách tương tự của Southeat Airlines.

3. Định vị dựa vào tính năng

Tính năng sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố được sử dụng khá triệt để làm định vị thương hiệu. Dựa trên tính năng, thông điệp định vị rất rõ ràng, dễ nhớ và cảm nhận được luôn trong lần trải nghiệm đầu tiên của khách hàng. Đó là những thông số rất thực tế nên chiến lược định vị này dễ dàng chiếm được niềm tin, cảm tình của khách hàng.

Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế là khó tạo ra được sự khác biệt mãi mãi. Nó sẽ mất tác dụng khi đối thủ có tính năng tương tự. Vì vậy, định vị dựa vào tính năng chỉ áp dụng cho một số sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt, khó bắt chước.

4. Định vị dựa vào mối quan hệ

Việc tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu với khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị thương hiệu. Một thương hiệu mạnh, tương tác tốt với khách hàng sẽ sở hữu định vị tốt sẽ chạm tới trái tim khách hàng.

Thông điệp định vị khi nhận được tương tác của khách hàng, sức mạnh được cộng hưởng rất mạnh. Như Apple với slogan “Think different” mong muốn mọi người suy nghĩ khác về máy tính, Nike là “Just do it” thúc giục mọi người làm những điều mình muốn, quần Jean Ck – Be good, be bad, be yourself (Xấu hay tốt, cứ là chính mình).

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 219

Nói cách khác, chiến lược này không đi từ sản phẩm, dịch vụ mà định vị dựa trên khách hàng của thương hiệu.

5. Định vị dựa vào mong muốn

Ai cũng có ước mong, vì thế, việc khơi gợi lên được ước mong của khách hàng sẽ tạo ra được những động lực, điều kỳ diệu lớn, tạo dấu ấn trong tâm trí họ. Định vị dựa vào mong muốn là tạo cho khách hàng niềm tin hay cảm giác họ trở thành người họ muốn, đến nơi họ thích hay có được niềm vui, hứng khởi trong cuộc sống.

Định vị trên cảm xúc của khách hàng mang lại những thành công vang dội cho những thương hiệu như Disney (Where dreams come true – Nơi giấc mơ thành hiện thực), “Bản lĩnh đàn ông thời nay” của Tiger beer.

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 220

6. Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp

Một phương pháp định vị thương hiệu hiệu quả giúp gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng chính là Định vị thương hiệu dựa trên vấn đề hoặc giải pháp. Cụ thể, đây là chiến lược định vị thương hiệu với mục tiêu để khách hàng thấy rõ được: Thương hiệu sẽ giúp khách hàng giải quyết ngay lập tức vấn đề đau đầu mà họ đang gặp phải. Chiến lược định vị thương hiệu này đặc biệt thích hợp cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh, hoặc các loại sản phẩm/dịch vụ khách hàng có thể thấy rõ được lợi ích của chúng cho vấn đề của họ.

Unilever đã rất thành công trong chiến lược định vị này với một loạt những nhãn hiệu nổi tiếng như Omo, Sunlight, Clear…

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 221

7. Định vị dựa trên đối thủ

Chiến lược định vị này dựa trên sự so sánh với đối thủ trực tiếp với mình (Thường là đối thủ đứng đầu hoặc ngang bằng). Chiến lược này đã đang được rất nhiều thương hiệu sử dụng. We try harder của Avis (Trước đối thủ Hertz), The real thing của Coca (Đối đầu với Pepsi).

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 222

Hay mới đây là định vị của Bphone 2 – Chất hơn cả Iphone và Samsung cũng là chiến lược dựa trên định vị này.

8. Định vị dựa vào cảm xúc

Cảm xúc là con đường tắt dẫn đến trái tim và từ từ xâm nhập vào tâm trí. Rất nhiều thương hiệu sử dụng cảm xúc để định vị cho mình. Cảm xúc đó đến từ mong muốn, nhu cầu, tình cảm và hơn hết nó đánh trúng sở thích, mối quan tâm, sự thân thuộc của khách hàng. Thực tế đã chứng minh, chiến lược định vị này mang lại hiệu quả rất cao.

Như “Nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s, “Cười lên Việt Nam ơi” của Colgate.

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 223

9. Định vị dựa trên công dụng

Nhiều thương hiệu đi theo một hướng khác là họ định vị dựa trên lợi ích mang lại cho khách hàng, hay chính là công dụng của sản phẩm. Đây là một định vị an toàn, chiếm được lòng tin và ưu ái của khách hàng. Tiêu biểu như “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của Prudential hay “Sơn đâu cũng đẹp” của Nippon.

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning 224

Trên đây là 9 phương pháp định vị thương hiệu phổ biến. Định vị thương hiệu thành công hay không suy cho cùng khách hàng có hiểu bạn đang truyền tải thông tin gì hay không và có nhớ nó hay không.Như chia sẻ của Bill Bernbach (người sáng lập agency quảng cáo DDB): “Sự thật không phải là sự thật cho đến khi mọi người tin bạn. Họ không tin bạn nếu họ không hiểu bạn đang nói gì”.Và trước khi nói cho khách hàng hiểu, bạn cần phải hiểu rõ về mình, hiểu khách hàng trước đã.

Nếu bạn đang cần chiến lược định vị thương hiệu mà chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa hiểu quy trình, hãy liên hệ ngay đến Sao Kim để gặp những chuyên gia thương hiệu hàng đầu. Điền thông tin vào form dưới đây để nhậnnhững lời tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia của Sao Kim.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua số điện thoại 0907780812hoặc [email protected].

Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn