Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Doanh nghiệp lớn có cần tới chiến lược thương hiệu?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Doanh nghiệp lớn có cần tới chiến lược thương hiệu? 2

Xây dựng thương hiệu

Với quy mô hoạt động lớn và thâm niên trên thị trường, những tưởng các doanh nghiệp lớn có trong tay tất cả và xây dựng thành công thương hiệu trong tâm trí công chúng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bị khách hàng quay lưng bất cứ lúc nào nếu hoạt động không nhất quán, thậm chí khi chỉ mắc một sai lầm. Trong bài viết sau đây, Sao Kim sẽ đề cập tới vấn đề này để trả lời câu hỏi liệu doanh nghiệp lớn có cần tới chiến lược thương hiệu hay không?

1. Tại sao doanh nghiệp lớn thường “lãng quên” chiến lược thương hiệu?

Để có thể phát triển lớn mạnh như thời điểm hiện tại, đa phần các doanh nghiệp đều chú trọng tới xây dựng thương hiệu thông qua những chiến lược cụ thể từ khi khởi nghiệp. Tuy vậy, vẫn có những doanh nghiệp lớn thờ ơ với bài toán thương hiệu. Có thể giải thích bằng 3 lý do chính như sau:

Doanh nghiệp cho rằng danh tiếng của mình được tạo nên từ chất lượng sản phẩm thay vì các hoạt động marketing, truyền thông

Tư tưởng “hữu xạ tự nhiên hương” này thường tồn tại ở những doanh nghiệp xuất phát từ các làng nghề, có nguồn gốc, kinh nghiệm lâu đời…, tuy nhiên chúng chỉ đúng khi số lượng các doanh nghiệp và phương tiện truyền thông chưa bùng nổ như hiện nay. Ở thời điểm hiện tại, khách hàng có vô vàn sự lựa chọn, và sản phẩm không hẳn là điều kiện đầu tiên họ đặt ra. Doanh nghiệp lớn hoàn toàn cũng có thể bị lãng quên nếu không đề ra xây dựng chiến lược thương hiệu đúng đắn.

Doanh nghiệp tin tưởng rằng khách hàng luôn trung thành với mình

Sự thật là khách hàng có thể quay lưng với doanh nghiệp bất cứ lúc nào nếu họ không hài lòng về một điều gì đó, hoặc khi doanh nghiệp khác mang tới lợi ích hấp dẫn hơn, cảm xúc chân thực hơn. Doanh nghiệp lớn chưa chắc đã đủ sức giữ chân khách hàng vì không có gì đảm bảo rằng bạn uy tín hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn… các đối thủ khác, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Trong khi đó, chiến lược thương hiệu mới là lời giải cho bài toán làm thế nào để bạn giữ chân khách hàng và bứt phá so với các thương hiệu khác.

Doanh nghiệp đã có ý thức xây dựng thương hiệu nhưng chưa ý thức được tầm quan trọng của chiến lược thương hiệu

Phát triển danh tiếng là điều mà doanh nghiệp nào cũng nỗ lực, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ kiến thức về quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Nguyên nhân có thể do nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản hoặc do quan niệm đơn giản của doanh nghiệp về thương hiệu. Những quyết định quan trọng để bán được nhiều sản phẩm và thu được danh tiếng trên thị trường có thể được tính toán kỹ lưỡng nhưng chưa chắc đảm bảo được sự nhất quán, khiến doanh nghiệp có thể đi theo nhiều định hướng khác nhau ở mỗi thời kỳ.

Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp có thể vẫn sống tốt với phương thức hoạt động không theo kế hoạch dài hạn, nhưng xét về quá trình lâu dài, hoạt động thiếu nhất quán đó khó có thể mang tới một định hình rõ ràng về doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Khi ấn tượng về doanh nghiệp trở nên mờ nhạt cũng đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại trong việc xây dựng thương hiệu.

Doanh nghiệp lớn có cần tới chiến lược thương hiệu? 3

2. Doanh nghiệp lớn được lợi gì khi xây dựng chiến lược thương hiệu?

Bằng kinh nghiệm hợp tác và tư vấn xây dựng thương hiệu cho gần 3000 doanh nghiệp trong và ngoài nước, Sao Kim nhận thấy có 5 lợi ích to lớn mà doanh nghiệp có thể thu được khi xây dựng chiến lược thương hiệu đúng đắn.

Định hướng đúng đường cho doanh nghiệp

Nếu như doanh nghiệp nhỏ cần chiếc lược thương hiệu để xác lập định hướng trong buổi sơ khai xây dựng thương hiệu thì doanh nghiệp lớn lại cần có chiến lược thương hiệu để đi đúng hướng theo con đường mình đã chọn và đạt được những mục tiêu lớn hơn.

Trong một thị trường nhiều đối thủ ngang tầm, chiến lược thương hiệu là chìa khóa để doanh nghiệp trở nên khác biệt và tận dụng được những lợi thế của mình, bất kể các yếu tố ngoại sinh thay đổi ra sao. Thời điểm thương hiệu đã nổi tiếng và được thị trường công nhận cũng là lúc doanh nghiệp cần tận dụng sức mạnh của thương hiệu để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Khi đó, chiến lược thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp biết mình phải phát triển theo hướng nào, tận dụng lợi thế gì và triển khai các hoạt động truyền thông ra sao cho phù hợp.

Tăng tính cạnh tranh trên thị trường

Chiến lược thương hiệu được coi là công thức chung, là cột sống của cơ thể để tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp chinh chiến trên thương trường. Trong số các đối thủ, doanh nghiệp nào có chiến lược thương hiệu rõ ràng và khác biệt chắc chắn sẽ thành công hơn doanh nghiệp loay hoay trong một mớ ý tưởng mà không tập trung được nguồn lực và không xác định được giá trị cốt lõi cũng như định vị của mình. Điều này còn đặc biệt quan trọng khi thương trường là nơi chứng kiến sự đối đầu khốc liệt giữa các doanh nghiệp lớn để tranh giành thị phần.

Doanh nghiệp lớn có cần tới chiến lược thương hiệu? 4

Chúng tôi xin lấy ví dụ về doanh nghiệp kem chống nắng Australian Gold của Mỹ. Thay vì nhấn mạnh những lợi ích về chức năng tác dụng chống tia cực tím hay chịu nước của sản phẩm như gần 100 đối thủ khác từng áp dụng, Australian Gold đã xây dựng chiến lược thương hiệu “lối sống” với phong cách “vui vẻ, hiện đại và đáng nhớ” và thông điệp “Live the gold life”.

Mọi hoạt động quảng bá thương hiệu đều nhấn mạnh hình ảnh bãi biển, ánh nắng mặt trời, niềm vui tận hưởng cuộc sống và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng. Nhờ chiến lược đúng đắn và tận dụng tốt lợi thế doanh nghiệp, Australian Gold trở nên khác biệt và tạo ra khoảng cách trên thương trường so với những thương hiệu khác.

Củng cố định vị trong tâm trí khách hàng

Định vị thương hiệu rõ ràng là cuộc chiến gay gắt của các doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Những doanh nghiệp lớn chiếm thị phần cần quan tâm tới việc làm thế nào để củng cố vị trí của mình trong suy nghĩ của người tiêu dùng, bởi những doanh nghiệp khác luôn cố gắng tìm cách vươn lên và giành giật thị phần, khiến cho bạn yếu đi và cuối cùng hạ gục để chiếm được vị trí đó.

Vì vậy, thiết lập chiến lược thương hiệu đúng đắn và rõ ràng sẽ giúp khách hàng tin rằng bạn ngày càng xứng đáng với vị trí đó. Một ví dụ bạn có thể nhìn vào chính là việc thương hiệu Canifa củng cố định vị Fashion For All với tiêu chí thiết kế và lựa chọn chất liệu có tính ứng dụng cao, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhiều đối tượng khác nhau bằng việc bước chân cả vào thị trường thời trang dành cho trẻ em từ 2 – 12 tuổi. Việc đa dạng hóa khách hàng nhưng vẫn giữ được phong cách “thời trang vừa đủ” không chỉ khiến Canifa trở thành thương hiệu thời trang hàng đầu tại Việt Nam và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nội địa.

=>> Tham khảo thêm6 Điểm tăng sức mạnh thương hiệu mà doanh nghiệp nội địa cần khai thác

Khẳng định sự nhất quán và chuyên nghiệp

Để đạt được mục tiêu chiếm giữ một vị trí chắc chắn trong tâm trí khách hàng, tất cả các hành động và kế hoạch của doanh nghiệp đều cần phải thống nhất với nhau và có khả năng tạo nên những cảm nhận chung, suy nghĩ chung về sản phẩm hay doanh nghiệp của bạn. Chiến lược thương hiệu chính là những quyết định về cách mà bạn thực hiện những điều đó một cách nhất quán và chuyên nghiệp.

Hãy cùng thử xem ví dụ về trường hợp của 2 thương hiệu VietjetAir và Trần Anh. Cùng áp dụng “sex appeal” nhưng hiệu quả mà chiến thuật này mang lại cho 2 thương hiệu lại hoàn toàn trái ngược. Hình ảnh những cô người mẫu mặc bikini đỏ – vàng xuất hiện trở nên nhất quán với nhận diện bắt mắt vui nhộn vốn có của VietjetAir và những hoạt động xuyên suốt nhắm tới định vị trẻ trung, vui tươi của thương hiệu này.

Trong khi đó, người ta nhìn thấy sự rời rạc và không ăn nhập với định vị khi một thương hiệu điện máy như Trần Anh tung ra hình ảnh bikini trong chiến dịch bán hàng của mình. Hơn thế nữa, những bộ bikini không hề mang bất cứ màu sắc hay hình ảnh nào khiến khách hàng nhận diện được Trần Anh. Trong mắt công chúng, Trần Anh trở nên vụng về và thiếu chuyên nghiệp bởi không bám sát vào chiến lược xây dựng thương hiệu với định vị lấy chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn Nhật Bản làm yếu tố khác biệt.

Hỗ trợ các thành viên thuyết phục khách hàng

Nếu không có chiến lược thương hiệu, sẽ rất khó để bạn có thể truyền đạt và thuyết phục nhóm khách hàng tiềm năng lựa chọn sản phẩm – dịch vụ của mình, bởi không có bất cứ ấn tượng hay cảm nhận nào đủ mạnh để khiến họ tin tưởng rằng sản phẩm của bạn tốt hơn của đối thủ. Thứ bạn sản xuất, kinh doanh và những điều bạn nói với khách hàng cũng sẽ trở nên mâu thuẫn và khiến họ nhầm lẫn. Khi đó, đối thủ nào có chiến lược mạnh mẽ và giao tiếp tốt hơn sẽ có cơ hội cướp đi khách hàng tiềm năng của bạn.

Ngược lại, có một định hướng rõ ràng để đạt được định vị cụ thể đã đề ra cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho các thành viên của bạn hiểu sâu sắc về giá trị cốt lõi, cách thức giao tiếp với khách hàng và truyền tải thông điệp của mình tới họ. Điều này càng trở nên quan trọng khi hệ thống nhân sự của một doanh nghiệp lớn lên tới hàng trăm người, và thật khó để nhất quán mọi hoạt động của các cá nhân, bộ phận.

3. Doanh nghiệp lớn xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào?

Hãy cùng xem cách mà các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam xây dựng chiến lược thương hiệu để dễ dàng rút ra bài học cho chính doanh nghiệp của mình qua 2 ví dụ sau đây:

Vietnam Airlines và chiến lược khai thác hàng không giá rẻ

Hầu hết ai cũng biết Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia đang “một mình một ngựa” tại phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây Vietnam Airlines bắt đầu áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ mọi đối tượng khách hàng, trong đó đẩy mạnh tham gia vào cả phân khúc hàng không giá rẻ. Đây là chiến lược được Vietnam Airlines xây dựng khi đã đạt được vị thế vững mạnh tại Việt Nam, nhằm phục vụ mục tiêu mới là chinh phục xu thế hàng không giá rẻ của thị trường, đảm bảo vị thế trước sức ép cạnh tranh nội địa và duy trì sự phát triển ổn định của hãng.

Bên cạnh việc tiếp tục phát triển như một hãng hàng không 4 sao có mạng bay kết hợp quốc tế – nội địa đa dạng, Vietnam Airlines còn phối với cùng Jetstar Pacific để triển khai chiến lược đồng thương hiệu nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong thị phần hàng không giá rẻ. Doanh nghiệp này cũng nhấn mạnh trọng tâm phát triển hàng không giá rẻ của hãng là tại các đường bay quốc tế.

Đây là chiến lược dài hạn giúp Vietnam Airlines giữ vững thị phần áp đảo trên thị trường. Nếu không xây dựng chiến lược này, Vietnam Airlines sẽ phải đối mặt với sự bám đuổi thị phần gắt gao của Vietjet Air, bởi tiềm năng về dân số và điều kiện thị trường giá rẻ chiếm tới 60% lượng khách đang tạo nên sự tăng trưởng nóng của kinh doanh hàng không giá rẻ tại Việt Nam.

Doanh nghiệp lớn có cần tới chiến lược thương hiệu? 5
Vietnam Airlines đang phải đối mặt với sự bám đuổi thị phần gay gắt của Vietjet Air

Highlands Coffee và chiến lược thương hiệu mới để cạnh tranh với Starbucks

Hơn một thập niên vừa qua, điểm mạnh của Highlands Coffee là định vị rất rõ về thương hiệu “cà phê dành cho doanh nhân” và “cà phê dành cho giới trí thức có thu nhập cao”. Tuy vậy, vị trí này lại bị đe dọa khi Starbucks ra mắt tại thị trường Việt Nam, bởi với tầm ảnh hưởng thương hiệu và quy mô chuỗi, không khó để Starbucks áp đặt luật chơi trên thị trường.

Thời điểm đó, mặc dù thị trường cà phê Việt Nam đã gần như bão hòa với rất nhiều thương hiệu khác như Trung Nguyên, The Coffee Bean, Passio Coffee… nhưng có thể thấy rõ đối thủ lớn nhất của Starbucks chính là Highlands Coffee và ngược lại.

Để có được định vị riêng biệt hơn và bứt phá so với đối thủ của mình, Highlands Coffee đã quyết định thay đổi chiến lược thương hiệu mới với mục tiêu đưa Highlands trở thành nơi lý tưởng để thư giãn dành cho khách hàng hiện đại với mức giá hợp lý và truyền tải tính cộng đồng gắn kết cùng sự thân thiện – những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Để triển khai chiến lược này, bên cạnh việc thiết kế lại các cửa hàng trong và ngoài nước, Highlands Coffee còn thay đổi thực đơn, tập trung vào những món ăn, thức uống đặc trưng của Việt Nam mà điển hình là các loại trà sen vàng, trà xanh đậu đỏ, trà thạch đào, thạch vải… và bánh mì với mức giá cạnh tranh hơn.

Doanh nghiệp lớn có cần tới chiến lược thương hiệu? 6
Thiết kế mới của các cửa hàng Highlans Coffee nhấn mạnh vào sự đơn giản, gần gũi với thiên nhiên, thể hiện ở không gian rộng mở nhìn ra đường phố và sử dụng các nguyên liệu như gỗ, đá

Rõ ràng, với sự thay đổi mang tính chiến lược này, Highlands Coffee đang hướng vào đối tượng khách hàng rộng rãi hơn và tách mình ra khỏi phong cách phương Tây đậm chất như Starbucks. Đây cũng là động thái giúp thương hiệu này thu hút nhiều hơn số lượng khách nước ngoài yêu thích cà phê và bánh mì đặc trưng của Việt Nam. Vừa giữ vững được thị phần, vừa khẳng định rõ vị thế của mình với định vị khác biệt và đủ sức bứt phá hơn nữa so với những đối thủ khác, xây dựng chiến lược thương hiệu mới là bước đi đúng đắn của Highlands Coffee.

Như vậy, có thể thấy chiến lược thương hiệu là yếu tố cần thiết đối với cả những doanh nghiệp lớn trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Tuy nhiên, xây dựng chiến lược ra sao cho đúng đắn và phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp lại là điều khó khăn. Với kinh nghiệm thực hiện trên 7000 dự án trong lĩnh vực thương hiệu, Sao Kim hiểu rõ quy trình và cách để tạo nên chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp định vị rõ ràng trong tâm trí khách hàng.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Doanh nghiệp lớn có cần tới chiến lược thương hiệu?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




11 Bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp thành công

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

11 Bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp thành công 109

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là chiến lược cạnh tranh dài hạn giúp tạo ra sự trung thành bền vững của khách hàng. Nó đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về sứ mệnh doanh nghiệp, suy nghĩ sáng tạo và một mong muốn mạnh mẽ kết nối các yếu tố về con người từ khách hàng đến nhân viên. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu, xác định điểm khác biệt của doanh nghiệp, điều gì khiến khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn. Tiếp đó phát triển logo, slogan, các chương trình quảng bá, truyền thông …

Xây dựng thương hiệu là việc làm dài hơi, bền bỉ và cần có sự đầu tư về chiến lược. Để tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng và có cái nhìn tổng quan về quy trình xây dựng thương hiệu bài bản, bạn hãy theo dõi 11 bước chỉ dẫn xây dựng thương hiệu thành công của Sao Kim.

1. Xác định công chúng mục tiêu

Nền tảng của việc xây dựng thương hiệu là xác định công chúng mục tiêu mà bạn cần tập trung nhắm đến vì dĩ nhiên bạn không thể chiều lòng tất cả mọi người. Trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu, bạn phải luôn nhớ rõ thương hiệu của bạn đang tiếp cận đến ai, từ đó định hướng sứ mệnh và thông điệp thương hiệu phù hợp để đánh trúng insights của họ.

Hãy xác định cụ thể đặc điểm của công chúng mục tiêu trên các khía cạnh nhân khẩu học; quan điểm, phong cách sống; hành vi và thói quen tiếp nhận truyền thông.

2. Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu

Để có thể xây dựng được một thương hiệu khiến khách hàng tin tưởng, trước hết bạn cần cho họ biết bạn mang lại giá trị gì cho họ. Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích tồn tại của thương hiệu, nó là cơ sở cho mọi hoạt động truyền thông thương hiệu khác. Mọi thứ từ logo, tagline, tiếng nói thương hiệu, thông điệp, cá nhận hóa thương hiệu đều phải phản ánh đúng sứ mệnh thương hiệu.

Tất cả chúng ta hầu như đều biết câu tagline nổi tiếng của thương hiệu Nike “Just do it” (Cứ làm đi). Vậy bạn có biết sứ mệnh của Nike là gì?

Sứ mệnh của Nike là “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trê thế giới”. Vì vậy các bạn có thể thấy Nike thường tập trung vào hình ảnh các vận động viên ở các bộ môn thể thao khác nhau sử dụng giày Nike để tập luyện tốt nhất.

11 Bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp thành công 110
Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trê thế giới_Nike

3. Nghiên cứu thị trường

Hãy tìm hiểu và phân tích các đối thủ chính trong ngành của bạn, cả về điểm mạnh lẫn điểm yếu của họ. Xem xét đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Thông điệp và hình ảnh của đối thủ có thống nhất trên tất cả các kênh truyền thông?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?
  • Khách hàng phản hồi, đánh giá về đối thủ trên các trang mạng xã hội như thế nào?

Khi đã hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có cơ sở để định hướng điểm khác biệt cho thương hiệu của bạn, từ đó thuyết phục khách hàng lựa chọn bạn thay vì đối thủ.

4. Tìm ra điểm khác biệt

Bạn phải đào sâu và phân tích những gì bạn đang cung cấp cho khách hàng. Tập trung khai thác vào những tính năng và lợi ích mà chỉ riêng công ty của bạn cung cấp để tạo ra điểm khác biệt cho thương hiệu. Nó có thể là dịch vụ khách hàng đáng tin cậy và chuyên nghiệp, giúp khách hàng tiết kiệm tiền với nhiều lựa chọn giá rẻ hơn,… Hãy đưa cho họ một lý do thuyết phục để chọn bạn thay vì các đối thủ khác.

Một trong những thương hiệu khai thác xuất sắc chiến lược khác biêt hóa là Apple. Không như các công ty máy tính khác, tính năng khác biệt của Apple là thiết kế tinh gọn và lợi ích khác biệt là dễ sử dụng. Từ việc đóng gói độc đáo đến những sự kiện ra mắt sản phẩm của họ, Apple luôn nhắc nhở khách hàng rằng sản phẩm của họ đang đợi được sử dụng ngay khi ra khỏi hộp đựng.

11 Bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp thành công 111
Apple luôn xây dựng sự khác biệt trong tâm trí khách hàng

5. Xây dựng logo và khẩu hiệu

Logo và khẩu hiệu sẽ xuất hiện ở gần như tất cả mọi nơi liên quan đến doanh nghiệp của bạn, vì vậy hãy đầu tư thời gian và tiền bạc để tạo ra một logo và khẩu hiệu ý nghĩa. Bạn nên xây dựng hệ thống nhận diện và hướng dẫn thương hiệu nhằm đảm bảo sự nhất quán cho các ấn phẩm nội dung về sau.

6. Xây dựng tiếng nói thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu phụ thuộc vào sứ mệnh, công chúng mục tiêu và ngành mà thương hiệu tham gia. Tiếng nói thương hiệu có thể mang tính chuyên nghiệp, thân thiện, trẻ trung hay giàu thông tin. Hãy chọn ra một tiếng nói thương hiệu phù hợp với công chúng mục tiêu và giá trị bạn mang lại.

Thương hiệu Virgin America được biết đến bởi dịch vụ khách hàng thân thiện và đáng tin cậy, và tiếng nói thương hiệu của họ luôn cố gắng để ghi sâu hình ảnh đó trong tâm trí khách hàng.

7. Xây dựng thông điệp

Thông điệp thương hiệu là cơ hội giao tiếp ở mức độ con người, tạo ra một mối liên hệ cảm xúc trực tiếp với người tiêu dùng của bạn. Sử dụng tiếng nói thương hiệu để tạo ra thông điệp đơn giản và rõ ràng được thể hiện trong 1-2 câu. Thông điệp thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc truyền tải đến khách hàng sản phẩm của bạn có thể làm được gì mà còn khẳng định lý do tại sao nó quan trọng với khách hàng.

Thương hiệu giày TOMS đã xây dựng được một cộng đồng lớn những người theo dõi họ trên mạng xã hội và TOMS đã phủ nhận thức thương hiệu tích cực của họ đến công chúng mục tiêu. Họ truyền tải một thông điệp rất rõ ràng trên website “Với mỗi đôi giày bán được, TOMS sẽ tặng một đôi cho trẻ em nghèo”.

11 Bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp thành công 112
Thông điệp “Improving lives” của TOMS

8. Cá nhân hóa thương hiệu

Khách hàng không tìm kiếm sản phẩm, họ tìm kiếm trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của họ và họ dễ dàng gắn kết với những tương tác mang tính cá nhân. Hãy cá nhân hóa thương hiệu một cách thống nhất tại tất cả các điểm tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.

Bạn có thể cá nhân hóa thương hiệu bằng cách:

  • Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thân thiện, đơn giản, xưng hô “tôi” và “bạn”
  • Chia sẻ câu chuyện đằng sau hậu trường
  • Kể những câu chuyện về trải nghiệm thực tế

9. Tích hợp thương hiệu trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp

Thương hiệu của bạn phải được phản chiếu trong mọi thứ mà khách hàng thấy. Nếu một khách hàng bước vào văn phòng làm việc của bạn, hãy để họ cảm nhận được thương hiệu trong môi trường làm việc và trong những tương tác cá nhân.

Trong tất cả các nội dung marketing của thương hiệu phải có sự kết hợp tiếng nói, thông điệp và sự cá nhân hóa thương hiệu.

10. Giữ tính thống nhất cho thương hiệu

Đừng liên tục thay đổi đinh hướng thương hiệu, sự không thống nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu sẽ làm khách hàng trở nên bối rối, và việc xây dựng thương hiệu trong dài hạn sẽ trở nên khó khăn hơn.

Starbucks là nhà bán lẻ café hàng đầu thế giới, thương hiệu của họ luôn cam kết sẽ mang mọi người lại gần nhau hơn. Sứ mệnh của Starbucks là “khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm”. Đó là lý do tại sao tại mọi cửa hàng Starbucks, bạn sẽ tìm thấy wifi miễn phí, những chiếc bàn lớn, âm nhạc nhẹ nhàng. Ngay cả khi Starbucks thay đổi logo vào năm 2011 (bỏ chữ Starbucks trên logo) thì sự nhận thức về thương hiệu vẫn rất mạnh mẽ. Khi bạn thấy biểu tượng nàng tiên cá màu xanh, chắc chắn bạn sẽ nhận thức mạnh mẽ về Starbucks.

11 Bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp thành công 113
Không gian cửa hàng Starbucks gắn liền với sứ mệnh

11. Hãy là người ủng hộ thương hiệu mạnh mẽ nhất

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, chính bạn và nhân viên, đồng nghiệp của bạn phải là những người ủng hộ lớn nhất để quảng bá thương hiệu.

Hãy đảm bảo rằng nhân sự của doanh nghiệp không phải là những người giỏi nhất nhưng họ là những người phù hợp nhất với văn hóa doanh nghiệp, với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của thương hiệu. Khuyến khích nhân viên xây dựng hình ảnh cá nhân của riêng họ phù hợp với hình ảnh công ty.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu sẽ có nhiều khó khăn và những lúc cần đưa ra quyết định khiến bạn bối rối. Việc có tư duy xây dưng thương hiệu ngay từ đầu là rất quan trọng, vì vậy hãy cùng Sao Kim vạch ra kế hoạch và chiến dịch xây thương hiệu thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

11 Bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp thành công







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




8 Vai trò quan trọng của thương hiệu bạn nhất thiết phải hiểu rõ

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 Vai trò quan trọng của thương hiệu bạn nhất thiết phải hiểu rõ 216

Xây dựng thương hiệu

“Thương hiệu là tài sản vô hình có vai trò vô cùng lớn với mỗi doanh nghiệp”. Bạn đã bao giờ tự hỏi “vai trò vô cùng lớn” ở đây cụ thể là gì?

Đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc không nắm rõ vai trò của thương hiệu gây ra sự nhầm lẫn trong định hướng phát triển chung, thiếu sót trong xây dựng thương hiệu lâu dài, và khó cạnh tranh với các đối thủ lớn. Trong bài viết này, Sao Kim sẽ mang đến cho bạn góc nhìn rõ ràng về vai trò của thương hiệu với doanh nghiệp vừa và nhỏ qua 8 khía cạnh dưới đây.

1. Xây dựng thương hiệu giúp mọi người nhận diện sản phẩm

Thương hiệu không chỉ là một cái tên, một thiết kế logo hay màu sắc đặc trưng; thương hiêu là tập hợp những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh lý tính và cảm tính.

Nếu xem xét thương hiệu như một con người. Mỗi người đều có một cá tính, một ngoại hình, một phong cách ăn mặc, cách giao tiếp riêng, họ mang đến những giá trị riêng, họ có những mối quan hệ và những câu chuyện của riêng họ. Chính những điều này đã xác lập chúng ta là ai và với thương hiệu doanh nghiệp cũng như vậy.

Lấy ví dụ về một thương hiệu toàn cầu rất nổi tiếng là coca cola, khoảng 94% dân số nhận biết được logo đỏ trắng của coca, bên cạnh đó mọi người còn được truyền cảm hứng lạc quan, tinh thần vui vẻ bới coca.

xay-dung-thuong-hieu-sao-kim
94% dân số nhận biết được logo đỏ trắng của coca

2. Khác biệt hóa doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh

Trở thành “Lovemark” – thương hiệu được yêu thích, là mục tiêu tối cao của mỗi thương hiệu.

Việc xây dựng thương hiệu giúp bạn khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp, đó lý do người tiêu dùng bước vào siêu thị nhặt sản phẩm của bạn thay vì của rất nhiều đối thủ khác bên cạnh.

xay-dung-thuong-hieu-sao-kim-1
Khách hàng trung thành và gắn bó với thương hiệu, chứ không phải sản phẩm

3. Thương hiệu giúp bạn kết nối với cảm xúc khách hàng

Xây dựng thương hiệu giúp ban tạo niềm tin với thị trường mục tiêu, từ đó tạo ra lòng trung thành với thương hiệu. Hãy gắn kết những giá trị cảm xúc vào thương hiệu của bạn và truyền tải cảm xúc đó để khách hàng cảm nhận.

Chẳng hạn như thương hiệu giày thể thao Nike, bạn mua giày Nike bởi vì nó làm bạn cảm thấy thời trang và có cảm xúc bạn có thể làm bất cứ điều gì. Nike đại diện cho những giá trị cụ thể và truyền đạt chúng đến khách hàng một cách hiệu quả.

xay-dung-thuong-hieu-sao-kim-2
Nike khiến bạn tin tưởng rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì

4. Khiến khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn

Thương hiệu tốt giúp khách tự đưa ra cho mình những lý do thuyết phục để chọn sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đó. Một công ty truyền tải thông điệp giá trị rõ ràng và thực sự hành động vì thông điệp đó sẽ thu hút lượng khách hàng trung thành thật sự.

Đây là lý do tại sao thương hiệu mạnh thường được coi là “các phím tắt” trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Một sản phẩm phù hợp cùng với trải nghiệm thương hiệu tích cực giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn, bởi vì họ biết chính xác những gì họ sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.

Khi mua giày dành cho mùa lạnh với tiêu chí mang lại cảm giác thoải mái, thương hiệu đầu tiên người tiêu dùng nghĩ đến là UGG. Thương hiệu này định vị là doanh nghiệp chuyên cung cấp giày dép mùa đông “xấu xí” về hình thức nhưng vẫn thoải mái và ấm áp – và các khách hàng của họ thích điều đó.

xay-dung-thuong-hieu-sao-kim-3
UGG định vị giày mùa đông tuy xấu hình thức nhưng ấm áp và thoải mái

5. Thu hút nhân tài cho doanh nghiệp

Một thương hiệu mạnh khiến cho những người trẻ tài năng phải khao khát gia nhập vào đội ngũ của họ. Google là một minh chứng tuyệt vời cho điều này, họ đăng tải công khai những gì họ cung cấp cho nhân viên từ những buffet 3 bữa 1 ngày, không gian làm việc và giải trí độc đáo cho đến những đồng nghiệp cực tài năng. Khẩu hiệu tuyển dụng của Google là “Làm những điều thú vị”.

xay-dung-thuong-hieu-sao-kim-4
Không gian làm việc độc đáo tại Google

6. Xây dựng lòng tin với các bên liên quan

Chiến lược xây dựng thương hiệu không chỉ góp phần tăng lượng khách hàng hay để thu hút nhân tài cho doanh nghiệp, nó còn giúp các công ty tăng mức độ uy tín, từ đó thu hút nhiều bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, chính phủ,… Các nhà cung cấp sẽ muốn làm việc với các công ty được biết đến vì tính chuyên nghiệp, các nhà đầu tư sẽ rót vốn vào các công ty có uy tín cao.

7. Thống nhất và đồng bộ chiến lược của doanh nghiệp

Để xây dựng thương hiệu thành công, cả tổ chức phải trên cùng một con thuyền. Tất cả mọi người từ CEO đến nhân viên phải chung môt tầm nhìn và mục tiêu. Đó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp đi đến thành công. Nếu mọi nhân viên đều thực sự hiểu và tin tưởng vào những gì họ đang làm thì điều đó sẽ truyền cảm hứng đến khách hàng của bạn. Vì vậy, việc có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, giá trị của chiến lược thương hiệu đó đến nhân viên là điều cực kỳ quan trọng.

xay-dung-thuong-hieu-sao-kim-58. Tạo thuận lợi trong việc mở rộng thị trường

Thương hiệu mạnh có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

Chiến lược xây dựng thương hiệu là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hãy chú trọng việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thường xuyên trong từng hoạt động hàng ngày. Nếu bạn cần tìm một cố vấn có chuyên môn cao trong chiến lược xây dựng thương hiệu, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia từ Sao Kim theo hotline 0907780812hoặc [email protected]

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

8 Vai trò quan trọng của thương hiệu bạn nhất thiết phải hiểu rõ







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn