Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Tất tần tật về mô hình tài sản thương hiệu của David Aaker và cách ứng dụng

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Tất tần tật về mô hình tài sản thương hiệu của David Aaker và cách ứng dụng 2

Xây dựng thương hiệu

Trước những năm 1990, trên thế giới chưa tồn tại thuật ngữ “Brand Equity” – Tài sản thương hiệu. Khái niệm “Brand Equity” chỉ thực sự được quan tâm tới khi các doanh nghiệp bắt đầu mua bán và sáp nhập với nhau. Khi đó, các chuyên gia đã nghiên cứu cách tính toán giá trị thương hiệu (Brand Equity) để định giá mua – bán và sáp nhập.

Năm 1988, lần đầu tiên trong lịch sử, Brand Equity – Tài sản thương hiệu chính thức được liệt kê trong danh mục kiểm toán của Ranks Hovis McDougall, một công ty tại Anh và chiếm tới 59% tổng giá trị tài sản hiện có. Đơn vị tư vấn cho Ranks Hovis McDougall chính là Interbrand – nhà tư vấn và xếp hạng thương hiệu hàng đầu thế giới.

Aaker là ai và mô hình Brand Equity của Aaker nói về điều gì?

Aaker là chuyên gia thương hiệu người Mỹ, nổi tiếng với mô hình BIPM (Mô hình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu) và mô hình tài sản thương hiệu – Brand Equity (phát minh năm 1991). Ông là một trong những tác giả uy tín hàng đầu của hàng loạt các cuốn sách Marketing – Thương hiệu nổi tiếng, là giáo sư danh dự của trường Đại học California.

Mô hình Brand Equity của Aaker được đề cập tới lần đầu tiên trong một bài báo xuất bản năm 1991, trong đó ông phân tích các thành phần cốt lõi để tạo thành Brand Equity – Tài sản thương hiệu. Đây được coi là mô hình chuẩn chỉnh nhất về tài sản thương hiệu.

Trong một số bài viết trên thế giới, mô hình Brand Equity được đề cập tới dưới tên gọi Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên góc nhìn người tiêu dùng (hay còn gọi là mô hình CBBE).

=>> Bạn có thể tham khảo thêm: Mô hình Brandkey ứng dụng để phát triển thương hiệu SME

Brand Equity – Tài sản thương hiệu là gì?

Theo Philip Kotler: “Tài sản thương hiệu là giá trị gia tăng thêm vào sản phẩm dịch vụ. Giá trị này thể hiện qua cách khách hàng suy nghĩ, cảm nhận, hành động có tính chất tích cực đối với thương hiệu và qua khả năng định giá cao, giành thị phần, và khả năng sinh lời mà thương hiệu có thể mang lại cho doanh nghiệp”.

Theo David Aaker: “Tài sản thương hiệu là một tập hợp các tài sản vô hình gắn liền với tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần làm tăng thêm hoặc giảm đi giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với công ty và khách hàng của công ty”.

Tài sản thương hiệu là khái niệm rất rộng và trừu tượng. Tài sản thương hiệu là những giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng và những đối tượng liên quan. Tuy tài sản thương hiệu là khái niệm ra đời sau so với khái niệm về các dạng tài sản khác, nhưng lại là loại tài sản có giá trị và ý nghĩa nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Tài sản thương hiệu của một công ty có thể lớn gấp nhiều lần so với các giá trị tài sản khác (máy móc, sản phẩm, phương tiện, cổ phiếu,…). Tài sản thương hiệu sẽ thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo InterBrand – Nhà tư vấn và xếp hạng thương hiệu hàng đầu thế giới, năm 2009, Coca Cola là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới khi được định giá lên tới 68,374 tỷ đô la.

Phân tích mô hình Brand Equity – Tài sản thương hiệu của Aaker

Đây là mô hình chuẩn chỉnh nhất phân tích về tài sản thương hiệu – Brand Equity. Theo đó, có 5 thành phần tạo ra tài sản thương hiệu gồm: Lòng trung thành (Brand loyalty), Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), Chất lượng cảm nhận (Perceived quality), Liên tưởng thương hiệu (Brand associations), và các giá trị tài sản khác (Other proprietary assets).

Mô hình Brand Equity - Tài sản thương hiệu

Mô hình Brand Equity của Aaker

Nếu ví “Tài sản thương hiệu” là một ngôi nhà, thì theo mô hình Brand Equity, ngôi nhà này được xây nên bởi 05 trụ cột chính, trong mỗi trụ cột lại có các nhánh nhỏ hơn. Cụ thể:

Lòng trung thành (Brand loyalty): gồm 04 nhánh nhỏ là

  • Giảm chi phí Marketing
  • Đòn bẩy thương mại
  • Thu hút thêm khách hàng mới
  • Thời gian để phản ứng lại các mối đe doạ cạnh tranh

Nhắc đến lòng trung thành, ta có thể liên tưởng tới một mô hình khác, đó là Brand Dynamics của Milward Brown (năm 1988) về sự trung thành với thương hiệu.

Mô hình tháp trung thành thương hiệu

Mô hình tháp trung thành thương hiệu

Trong mô hình này, lòng trung thành của khách hàng được chia là 5 dạng:

Khách mua qua đường (presence): Thờ ơ, không lưu ý đến bất kỳ thương hiệu nào, thương hiệu nào có sẵn thì mua

Người mua quen (relevance): Hài lòng với thương hiệu hoặc ít ra là không ghét bỏ; mua theo thói quen, tiếp tục mua nếu không có thương hiệu nào khác cạnh tranh

Người mua quan tâm đến chi phí chuyển đổi (performance): Hài lòng với thương hiệu, tiếp tục mua vì nhận thấy chi phí chuyển đổi sang thương hiệu khác cao

Người mua thân thiết (avantage): Ưa thích thương hiệu do có cảm xúc tích cực với thương hiệu

Người mua hết lòng (bonding): Tự hào vì đã sử dụng thương hiệu và tự giới thiệu với người khác một cách tích cực, vô tư.

Trụ cột thứ nhất: Lòng trung thành (Brand Loyalty) gợi ý cho doanh nghiệp về cách gia tăng tài sản thương hiệu dựa trên việc xây dựng lòng trung thành cho khách hàng. Điều này có nghĩa là, khi doanh nghiệp ngày càng có nhiều khách hàng có mức độ trung thành cao, thì tài sản doanh nghiệp sẽ tăng tỷ lệ thuận tương xứng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tạo ra hình ảnh quen thuộc, giữ lời hứa với khách hàng, tạo niềm tin thương hiệu và chăm sóc khách hàng thường xuyên.

Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) gồm 4 nhánh nhỏ là:

  • Điểm neo gắn kết với các liên tưởng khác
  • Sự quen thuộc
  • Tín hiệu hữu hình
  • Nhãn hiệu được cân nhắc

Nhận biết về thương hiệu được đo lường thông qua các cách thức mà khách hàng nhớ về một thương hiệu, nó bao gồm: Nhận biết có trợ giúp (bạn đã biết thương hiệu này chưa?); Nhớ đến một thương hiệu (Bạn có thể hình dung ra những thương hiệu nào trong chủng loại sản phẩm nảy?); Thương hiệu đầu tiên được nhớ đến (thương hiệu mà người tiêu dùng nhớ đến đầu tiên và nêu ra khi được hỏi).

Đối với những thương hiệu được khách hàng nhớ đến đầu tiên, hoặc nổi bật nhất khi khách hàng hồi tưởng về một chung loại sản phẩm nào đó thường sẽ xuất hiện trong danh mục mua sắm của khách hàng và được chọn mua nhiều.

Trụ cột thứ hai của Brand Equity (Tài sản thương hiệu): Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) gợi ý cho doanh nghiệp về cách gia tăng tài sản thương hiệu dựa trên việc xây dựng sự nhận biết thương hiệu với khách hàng. Điều này có nghĩa là, khi doanh nghiệp tạo dựng được ấn tượng quen thuộc với khách hàng qua hệ thống nhận diện, qua nhãn hiệu, qua những tín hiệu hữu hình thường ngày, đó chính là cách gia tăng tài sản thương hiệu.

Chất lượng cảm nhận (Perceived quality) gồm có 4 nhánh:

  • Lý do mua
  • Sự khác biệt/Định vị
  • Giá bán
  • Sự yêu thích
  • Mở rộng

Chất lượng cảm nhận về sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ vô hình được quyết định bởi cả khách hàng và nội bộ doanh nghiệp, được đo lường bằng thông tin nghiên cứu thị trường.

Đối với sản phẩm hữu hình, các nhóm chỉ tiêu để xem xét cảm nhận của khách hàng là: Chức năng công dụng của hàng hoá, tính thẩm mỹ, sự thuận tiện trong sử dụng, an toàn vệ sinh, độ bền chắc, tính hợp lý về giá cả của hàng hoá.

Đối với dịch vụ vô hình, 05 nhóm chỉ tiêu để xem xét cảm nhận của khách hàng là: Tin cậy (khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên), đáp ứng (sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng), năng lực phục vụ (trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng), đồng cảm (sự quan tâm chăm sóc đến cá nhân khách hàng) và phương tiện hữu hình (ngoại hình, trang phục nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ).

Trụ cột thứ ba: Chất lượng cảm nhận gợi ý cho doanh nghiệp về cách gia tăng tài sản thương hiệu dựa trên việc chú trọng tới sản phẩm và dịch vụ thực tế.

Liên tưởng thương hiệu (Brand associations) gồm 04 nhánh:

  • Quy trình trợ giúp và lấy thông tin
  • Sự khác biệt/Định vị
  • Lý do để mua
  • Rào cản đối với đối thủ cạnh tranh
  • Mở rộng

Liên tưởng thương hiệu là cảm nhận, niềm tin và kiến thức mà người tiêu dùng có được về thương hiệu. Liên tưởng thương hiệu có được từ truyền thông của công ty và chính trải nghiệm của người tiêu dùng.

Các giá trị tài sản khác (Other proprietary assets) gồm Bằng sáng chế (patent); Nhãn hiệu hàng hoá (trade mark); Quan hệ của kênh phân phối (channel relationship).

Ý nghĩa của mô hình Brand Equity – Tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu tạo nên giá trị cho người tiêu dùng và doanh nghiệp

05 trụ cột trong tài sản thương hiệu đem lại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp những giá trị riêng, gồm:

Góc độ người tiêu dùngGóc độ doanh nghiệp
Nhận biết thương hiệuDễ dàng tiện lợi trong mua sắm

Gợi nhớ, nhắc nhở trong tiêu dùng

Cơ hội được lựa chọn cao

Truyền thông, truyền miệng

Phân biệt với sản phẩm khác

Liên tưởng thương hiệuThể hiện một phong cách

Nhận dạng sự tương thích với nhu cầu

Đảm bảo độ tin cậy trong tiêu dùng

Hình thành động cơ tiêu dùng

Hình thành niềm tin, thái độ tích cực từ phía khách hàng

Cơ sở cho tình trung thành cao

Tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu

Chất lượng nhận thứcTạo sự thoả mãnDuy trì và nâng cao tính trung thành
Trung thành Đơn giản hoá tiến trình tạo ra quyết định tiêu dùng

An tâm trong tiêu dùng

Giảm chi phí Marketing

Bảo vệ thị phần

Thu hút khách hàng mới

Khả năng sinh lợi cao

Cách ứng dụng mô hình Brand Equity cho doanh nghiệp SME

Mô hình Brand Equity – Tài sản thương hiệu cho doanh nghiệp thấy tài sản thực sự của mình một cách đầy đủ và toàn diện. Với 05 trụ cột tạo dựng nên tài sản thương hiệu: Lòng trung thành (Brand loyalty), Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), Chất lượng cảm nhận (Perceived quality), Liên tưởng thương hiệu (Brand associations), và các giá trị tài sản khác (Other proprietary assets), doanh nghiệp SME nên định hướng chú trọng tới phát triển và tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng bằng những cách thức hợp lý, phù hợp và lâu dài.

Đặc trưng của doanh nghiệp SME là vốn nhỏ, nhân sự mỏng, nguồn lực hạn chế, chính vì vậy dưới đây là 05 lời khuyên giúp SME có thể tích luỹ tài sản thương hiệu một cách khôn ngoan và hiệu quả.

=>> SME nên tham khảo thêm: 4 mô hình thương hiệu giúp tiết kiệm nguồn lực cho SME

Lời khuyên 1: Hãy chú trọng tới sản phẩm/dịch vụ

Sản phẩm/dịch vụ thực tế của SME chính là chiếc chìa khoá trực tiếp để khắc sâu hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đối với sản phẩm, hãy đảm bảo bạn đang kinh doanh mặt hàng có ích, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, không ngừng gia tăng lợi ích cho sản phẩm. Đối với dịch vụ, hãy đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và chuyên nghiệp.

Lời khuyên 2: Hãy để ý tới hình ảnh nhất quán

Rất nhiều SME cho rằng, chờ tới khi thực sự lớn thì mới cần chú tâm tới hình ảnh thương hiệu. Đây là nhận định hoàn toàn sai lầm, bởi nhận diện thương hiệu chính là một trong những công cụ vô cùng hữu ích giúp nâng giá trị tài sản thương hiệu lên theo cấp số nhân. Nhận diện thương hiệu (gồm logo, slogan, bộ nhận diện tại tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng) sẽ tạo cho khách hàng một cảm nhận tốt, liên tưởng tốt, nhận biết tốt, nghĩa là, khách hàng sẽ thấy doanh nghiệp của bạn “lớn hơn rất nhiều” so với thực tế.

Lời khuyên 3: Hãy chú ý gia tăng “các giá trị tài sản khác”

Đó là Bằng sáng chế, Quan hệ kênh phân phối, Nhãn hiệu hàng hoá. Nếu có thể, hãy tạo ra những phát minh cho riêng doanh nghiệp của bạn, và trở thành thương hiệu độc quyền sở hữu chúng.

Lời khuyên 4: Xây dựng chiến lược bài bản để phát triển

Phát triển thương hiệu chưa bao giờ là một câu chuyện ngắn. Đó là sự phát triển dài hạn, liên tục và có tầm nhìn. Xây dựng tài sản thương hiệu theo mô hình của Aaker với 05 yếu tố và hoạch định chúng ngay từ khi còn là những doanh nghiệp SME sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý, đo lường và đầu tư sau này.

Lời khuyên 5: Luôn kiểm tra tài sản thương hiệu

Theo mô hình Brand Equity – Tài sản thương hiệu, thì tài sản thương hiệu sẽ liên tục thay đổi theo thời gian, và chính vì thế, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm toán sức khoẻ thương hiệu, đưa ra những campaign để thúc đấy gia tăng giá trị tài sản thương hiệu và duy trì những giá trị tài sản vốn có.

Trên đây là những phân tích đầy đủ và chuyên sâu nhất về mô hình Tài sản thương hiệu – Brand Equity của Aaker do Sao Kim tổng hợp, nghiên cứu và chia sẻ. Tài sản thương hiệu là tài sản vô hình, được xây dựng lâu dài với nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, doanh nghiệp cần hoạch định những mục tiêu rõ ràng và hướng triển khai cụ thể để ngày càng gia tăng giá trị tài sản thương hiệu.

=>> Xem thêm: Cách lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp: Ưu điểm và nhược điểm thực tế

Tại Sao Kim, chúng tôi luôn nỗ lực để giúp doanh nghiệp gia tăng khối tài sản thương hiệu đáng quý, và sẵn sàng trở thành người bạn chia sẻ, tư vấn và đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp trên con đường phát triển nhiều khó khăn phía trước. Hãy liên hệ tới Sao Kim qua hotline 0907780812 để được tư vấn và đo lường sức khoẻ thương hiệu, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Tất tần tật về mô hình tài sản thương hiệu của David Aaker và cách ứng dụng







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




TOP 10 chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

TOP 10 chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao 105

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng Chiến lược thương hiệu đúng đắn và chuyên nghiệp chính là yếu tố quyết định nên sự thành công và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược thương hiệu chuẩn xác ngay từ đầu giúp doanh nghiệp có những bước đi khoa học, cụ thể trong quá trình chinh phục thị trường. Vậy làm cách nào để có cho mình chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp nhất? Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu top 10 chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao dưới đây nhé.

Chiến lược thương hiệu – Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung là chiến lược xây dựng thương hiệu từ việc tập trung vào một đoạn thị trường nhất định phù hợp nhất với khả năng phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung thường phù hợp với những doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường, còn yếu về tiềm lực và kinh tế. Để tránh bị cạnh tranh bởi các đối thủ mạnh sẵn có, doanh nghiệp lựa chọn hướng đi riêng với phân khúc riêng và độc lập phát triển. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung được nguồn lực, khả năng sản xuất, nhân sự cho thị trường mục tiêu đó. Từ đó, doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là độ rủi ro lớn nếu có biến động về nhu cầu thị trường.

Hãng xe máy Minsk xâm nhập thị trường xe máy Việt Nam bằng loại xe “Minkhơ” dùng cho nông thôn, miền núi. Đây là chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. Tuy nhiên, trước đây tại quê hương Belaruss (Bạch Nga), Hãng Minsk lại dùng chiến lược khác hoàn toàn: cung cấp cho mọi khách hàng cùng một loại xe máy Minsk. Sở dĩ áp dụng chiến lược này là thị trường xe máy ở Belaruss tại thời điểm đó hầu như không có cạnh tranh.

Hãng Canon Nhật Bản xây dựng thương hiệu tại thị trường Australia với loại máy photocopy để bàn đơn giản, giá thấp nhằm vào thị trường mà các sản xuất lớn như Xerox bỏ qua (họ chỉ sản xuất máy phô tô to, giá cao, để trên sàn nhà.

Hoặc một số hãng máy tính đã sản xuất máy tính nhỏ xách tay cho các nhân viên bán hàng, các nhà kinh doanh đi lại nhiều.

Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung
Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung của xe máy Minsk

Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực thấp, muốn phát triển dựa vào thị trường nhất định, mới tham gia thị trường. Để xây dựng thương hiệu theo chiến lược tập trung, doanh nghiệp cần nghiên cứu rất kỹ thị trường mục tiêu mà họ nhắm tới, vì đó là điều kiện tiên quyết cho những thành công sau này: Quy mô và sự tăng trưởng (thị phần, mức tăng trưởng), Độ hấp dẫn của thị trường, cùng với các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp hiện có.

Chiến lược thương hiệu – Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng khác biệt hoá là chiến lược mà doanh nghiệp định vị sản phẩm hoặc dịch vụ theo hướng khác biệt so với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó khắc sâu trong tâm trí khách hàng đặc điểm nổi bật khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Chiến lược khác biệt hoá được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và thành công, một trong những case study nổi bật nhất của chiến lược xây dựng thương hiệu khác biệt hoá phải kể tới Zara. Vào những năm của thế kỷ 20, trong khi các hãng thời trang đình đám đều chỉ ra mỗi năm 1-2 Bộ sưu tập mới, thì Zara – kẻ xuất hiện sau và chưa nổi bật, lại tự tin “xuất xưởng” Bộ sưu tập mới nhanh đến chóng mặt. Điều này chính là sự “khác biệt hoá” mà Zara chọn cho thương hiệu của mình.

Trong cuốn tiểu sử của cuộc đời mình, nhà sáng lập Zara – Amancio Ortega đã chia sẻ chiến lược thương hiệu của mình đó là:

  • Tốc độ: Khi mới thành lập năm 1975, Zara đã làm đảo lộn giới bán lẻ với kế hoạch ra mẫu quần áo mới nhanh và liên tục hơn bất kỳ đối thủ nào trong giới thời trang. Được mệnh danh là “thời trang siêu tốc”, chiến lược của Ortega là đổi mới mẫu mã cho các cửa hàng Zara 2 lần/ tuần và chỉ nhận đặt hàng trong 48 giờ (theo CNBC). Chiến lược “tốc độ” này đã làm nên tên tuổi của Ortega.
  • Luôn nghĩ về nhu cầu thị trường: Nhu cầu của khách hàng quyết định các mẫu thiết kế và các bộ sưu tập thời trang của Zara. Zara luôn chú ý quan sát những gì người ta đang mặc, lắng nghe những nhu cầu về thời trang của đối tượng tiềm năng.
Chiến lược xây dựng thương hiệu khác biệt hoá
Zara theo đuổi xây dựng chiến lược thương hiệu khác biệt hoá

Tại Việt Nam, chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng khác biệt hoá được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Ví dụ: TH True Milk với dòng sản phẩm sữa “Thật sự thiên nhiên”, nước tương Chinsu “Sạch”, Giao hàng nhanh với khác biệt về tốc độ gửi hàng,…

Chiến lược thương hiệu – Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm/dịch vụ với chi phí thấp nhất nhằm thu hút khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp. Bạn nên áp dụng nếu doanh nghiệp của bạn tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí, không tập trung khác biệt hóa sản phẩm hay sản phẩm của bạn thuộc loại hàng hóa phổ biến, thị trường đã bão hòa và chỉ có thể nhận biết bằng giá.

Chiến lược này cũng được các doanh nghiệp lớn áp dụng bởi dễ “ tiêu diệt” những đối thủ cạnh tranh nhỏ yếu hơn.

Bạn có thể thấy chuỗi siêu thị bán lẻ BigC – Thương hiệu của tập đoàn Casino (Pháp), một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Vê-nê-zuê-la, Hà Lan, Pháp…

BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá. Tất cả đã tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn cũng như sự nhận diện thương hiệu rõ ràng với người tiêu dùng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu chi phí thấp
Chiến lược xây dựng thương hiệu chi phí thấp của Big C

Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp không có đủ tiềm lực kinh tế và khả năng thật sự để theo đuổi chiến lược chi phí thấp lâu dài, thì không nên sử dụng chiến lược xây dựng thương hiệu này.

Rebranding – Làm mới thương hiệu

Bên cạnh những chiến lược xây dựng thương hiệu theo suốt cùng doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu bước chân vào thị trường cho tới khi đã phát triển đến tầm cao nhất định, thì việc làm mới thương hiệu là chiến lược không thể không nhắc đến trong quá trình xây dựng thương hiệu vững mạnh. Làm mới thương hiệu chính là cách doanh nghiệp thay đổi phù hợp với thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thích nghi với những xu hướng mới. Làm mới thương hiệu có thể là thay đổi một logo, thay đổi toàn bộ Bộ nhận diện thương hiệu, hay thay đổi toàn bộ từ nhận diện thương hiệu cho tới chiến lược kinh doanh.

Việc thay đổi logo của các doanh nghiệp lớn thường xảy ra khi đạt bước tiến mới trong dịch vụ hay công nghệ. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi này có lẽ phù hợp với một cách tiếp cận hợp lý hơn về thiết kế cũng như một số đặc điểm điển hình của nền kinh tế hiện đại là các biểu tượng hoạt động tốt hơn các tên dài trên ứng dụng và màn hình máy tính; chúng cũng cho phép một sự linh hoạt tốt hơn nếu như công ty muốn gia nhập vào nhiều lĩnh vực cùng lúc.

MasterCard đã công bố mẫu logo mới cùng với một hệ thống thanh toán kỹ thuật số an toàn mới nhất – Masterpass, thể hiện sự hoàn thiện và phát triển của lĩnh vực thanh toán vào năm 2016.

Thương hiệu này đã cải tiến bộ nhận diện thương hiệu với hệ thống thiết kế và dấu hiệu (Brand Mark – biểu tượng, mẫu vẽ) mới để tăng sự nhận diện và nâng tầm thương hiệu. Bởi theo họ khẳng định đây là thời điểm thương hiệu cần thay đổi để minh chứng cho sự phát triển không ngừng của MasterCard.

Chiến lược xây dựng thương hiệu thay đổi
MasterCard thay đổi nhận diện thương hiệu

Chiến lược thương hiệu – Tạo cảm xúc thương hiệu

Tạo cảm xúc cho người dùng rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi một thương hiệu tạo được cảm xúc tốt tới khách hàng sẽ có khả năng được ghi nhớ lâu dài. Tạo ra USP và điểm bùng phát (The Tipping Point) để nhóm khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng ngách, thích ứng với xu thế doanh nghiệp tạo ra. Hãy áp dụng phương thức này nếu doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới, có tầm kiểm soát hệ thống phân phối.

Chạm tới cảm xúc của khách hàng là điểm cốt lõi của phương thức xây dựng thương hiệu đã được Swatch, Apple, Louis Vuitton áp dụng thành công “Thương hiệu là phù hiệu, thể hiện cái tôi, sự khác biệt của mỗi cá nhân” . “Think Different – Nghĩ khác biệt” là một trong những chiến dịch quảng cáo lịch sử có vai trò quan trọng trong việc vực dậy Apple. Với ý tưởng lựa chọn những thiên tài, những người bị coi là kiêu ngạo lên đoạn quảng cáo 1 phút, Apple muốn khẳng định chỉ những người đủ khác biệt mới nghĩ bản thân có thể thay đổi thế giới và Apple cũng chính là sản phẩm sẽ giúp bạn làm điều đó. Và sau đoạn quảng cáo, doanh số của Apple ngay lập tức tăng vọt, khiến trong vòng 12 tháng, cổ phiếu của Apple tăng giá gấp 3.

Xây dựng chiến lược thương hiệu – Tiếp cận khách hàng tại mọi điểm chạm

Với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho thị trường và sử dụng các kênh social media: facebook, instargram,…thì khi thêm một ảnh mới vào các trang mạng xã hội của doanh nghiệp mình, bạn hãy tự hỏi, có phù hợp với thông điệp thương hiệu đang theo đuổi hay chỉ là theo xu hướng? Có nâng tầm thương hiệu không?

Xây dựng thương hiệu với chiến lược tiếp cận khách hàng tại mọi điểm chạm, là cách doanh nghiệp đồng bộ tất cả thông điệp thương hiệu và gửi chúng cho khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc với thương hiệu. Đây là cách áp dụng cho các doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính, nguồn lực và nhân sự

Trong nỗ lực để tạo dựng nền móng cho thương hiệu, bạn cần chắc chắn các thông điệp mình đang truyền tải đều có tính gắn kết. Sau đó, sự nhất quán sẽ góp phần nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.

Hãy cùng nhìn Coca Cola. Khi đã có sự cam kết về tính nhất quán, mọi yếu tố trong hoạt động tiếp thị của họ đều hoạt động rất hài hoà và ăn ý với nhau. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp họ trở thành một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới.

Chiến lược xây dựng thương hiệu

Để tránh trường hợp các khách hàng tiềm năng phân vân hay lo lắng khi kết nối với thương hiệu tại từng “điểm chạm”, hãy cân nhắc tới những lợi thế bạn có được từ việc tạo một hướng dẫn, quy chuẩn riêng về phong cách. Nó có thể bao gồm mọi thứ, từ tông giọng bạn sẽ sử dụng cho tới sơ đồ màu để định vị một số sản phẩm hoặc dịch vụ,… Bằng cách dành thời gian để chi tiết hóa những điểm này, thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ khác biệt trên một khía cạnh tổng thể.

Chiến lược sáp nhập để mở rộng thị phần

Mặc dù tính nhất quán nhằm thiết lập tiêu chuẩn cho thương hiệu nhưng tính linh hoạt chính là điều kiện đủ, cho phép bạn thực hiện các điều chỉnh để tạo sức hút cũng như khác biệt trong cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn đưa ra những dòng sản phẩm hay dịch vụ mới, hướng đến những nhóm đối tượng mới và cần đảm bảo tính nhất quán thì hãy nằm lòng tính “linh hoạt” này.

Sáp nhập (Merge) chính là một cách để doanh nghiệp không tốn quá nhiều công sức mà vẫn có thể dễ dàng mở rộng thị phần, xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng. Tại Việt Nam, đây là một trong những cách thương xuyên được áp dụng và đem lại kết quả thành công cho rất nhiều thương hiệu.

Một ví dụ điển hình về chiến lược này chính là Old Spice khi hợp tác với Wieden + Kennedy để định vị thương hiệu cho một phân khúc khách hàng mới. Để giữ vững vị trí, Old Spice đã cải tiến chiến lược thương hiệu đang phát triển mạnh mẽ của mình nhắm tới nhóm đối tượng trẻ hơn, thông qua các chiến dịch truyền thông, xây dựng website, bao bì cũng như tên gọi mới cho dòng sản phẩm đặc biệt này.

Vì thế hãy tìm kiếm những cách sáng tạo hơn để kết nối với khách hàng mới cũng như nhắc nhở khách hàng cũ lý do tại sao họ lại trung thành với sản phẩm dịch vụ.

Chiến lược xây dựng thương hiệu - sáp nhập

Chiến lược kết nối cảm xúc

Có lẽ đây là chiến lược xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp dù mới khởi nghiệp hay đã lớn mạnh đều cần áp dụng.

Khơi dậy cảm xúc như là lợi ích sản phẩm. Bởi khách hàng thường hành động để tìm kiếm các sản phẩm đem lại những lợi ích và cảm xúc tích cực. Và cũng bởi khách hàng không phải lúc nào cũng lý trí. Liệu bạn có thể thay đổi quan điểm của những người sẵn sàng trả hàng ngàn đô la cho Harley để mua một chiếc xe motor khác rẻ hơn nhưng chất lượng cũng tương xứng trong khi họ luôn nghĩ tới việc: “Hãy mua một chiếc Harley”.

Điều đó cho thấy, Harley Davidson tận dụng yếu tố cảm xúc để làm thương hiệu khi xây dựng một cộng đồng đẳng cấp HOG – Harley Owners Group nhằm mục tiêu kết nối khách hàng với thương hiệu và với nhau.

Bằng cách cung cấp cho khách hàng cơ hội cảm thấy mình trở thành một phần của một cộng đồng đẳng cấp có sự kết nối chặt chẽ thay vì chỉ hội tụ những người đi motor như cách thông thường. Và cũng bởi, con người có khuynh hướng kết nối và xây dựng các mối quan hệ. Vì vậy, hãy tìm cách để kết nối với khách hàng theo cách cảm xúc hơn. Vậy bạn có đang mang lại cho họ điều này?

Chiến lược thương hiệu - Kết nối cảm xúc

Chiến lược thương hiệu – chiến lược dựa vào Market Leader

Hãy coi cạnh tranh như là một thách thức cần có để cải thiện chiến lược cụ thể cũng như tạo ra những giá trị khác biệt, đột phá trong chiến lược thương hiệu tổng thể.

Đây là chiến lược của doanh nghiệp thách thức vị trí dẫn đầu với mục tiêu quan trọng nhất là đánh đổ hay ít nhất tiến sát đến vị trí của doanh nghiệp dẫn đầu.

Coca Cola được coi là nhãn hiệu có lịch sử lâu đời (117 năm). Đó là nhãn hiệu được các thế hệ trước sử dụng từ lâu. Do đó Pepsi trở thành thứ cho giới trẻ với khẩu hiệu “thế hệ Pepsi”. Chiến lược này đang rất thành công.

Thêm vào đó, với sản phẩm không có gì nổi trội về hương vị hơn Coca Cola, Pepsi đã “né điểm yếu” của mình và dựa vào storytelling để nâng tầm thương hiệu qua nhiều hình thức sáng tạo khác nhau một cách thông suốt, thống nhất: logo, thông điệp, tận dụng influencer theo hướng chia sẻ khoảnh khắc, tuổi trẻ, tương lai.

Việc quan sát điểm mạnh của đối phương, thay đổi hướng đi, phát triển điểm mạnh của bản thân là rất quan trọng nếu bạn muốn nâng tầm thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu – Đề cao chất lượng dịch vụ

Dịch vụ khách hàng là một trong năm chiến lược “NHẤT” trong ngành bán lẻ. Các doanh nghiệp dành nhiều chính sách ưu đãi, hấp dẫn cho khách hàng, giải tỏa những băn khoăn lo lắng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Trong đó, việc nhân sự có thể hiểu sâu sắc về cách thức giao tiếp với khách hàng và đại diện cho thương hiệu rất quan trọng.

Một trong những hình mẫu điển hình đó là Zappos – công ty bán giày trực tuyến lớn nhất trên thế giới với phương châm phục vụ mang lại niềm vui cho khách hàng.

Theo đó, trung tâm dịch vụ của khách hàng Zappos hoạt động liên tục 24/24 và mỗi nhân viên mới sẽ được đào tạo trong 4 tuần.

Trên website các hình ảnh của sản phẩm được chụp tới 8 góc độ khác nhau, rất chi tiết. Bằng cách này khách hàng có thể không cần chạm vào sản phẩm mà vẫn đánh giá được chất lượng sản phẩm.
Zappos cam kết tất cả các thương hiệu đều có sự nhất quán trong từng tương tác của khách hàng trên các kênh trực tuyến cũng như người với người khi đã dành thời gian, tâm huyết và nguồn lực phát triển riêng một bộ phận gọi là Zappos Insights.

Bằng cách đó, Zappos đã xây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng hữu ích và đầy nhân văn.

Chiến lược xây dựng thương hiệu

Qua các thông tin về top 10 chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao trên, Sao Kim tin chắc rằng các bạn đã có được cho mình cái nhìn cũng như bài học riêng cho quá trình phát triển thương hiệu thật mạnh mẽ và hiệu quả. Nếu các bạn cần thêm tư vấn về chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy kết nối với các chuyên gia của Sao Kim tại 0907780812 hoặc [email protected] nhé.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

TOP 10 chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Quản lý danh mục thương hiệu – phương pháp cho ngành hàng tiêu dùng

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Quản lý danh mục thương hiệu – phương pháp cho ngành hàng tiêu dùng 208

Xây dựng thương hiệu

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng nhanh luôn sở hữu rất nhiều các thương hiệu lớn nhỏ trong danh mục của mình vì những đặc trưng riêng. Đó vừa là lợi thế, vừa là khó khăn để doanh nghiệp có thể quản lý chúng. Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới phương pháp quản lý danh mục thương hiệu hiệu quả dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Quản lý danh mục thương hiệu – phương pháp cho ngành hàng tiêu dùng 209

1. Phân vai minh bạch giữa các thương hiệu

Ngành hàng tiêu dùng nhanh bao gồm rất nhiều các nhóm sản phẩm như đồ uống, thực phẩm, sữa, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình… Một thương hiệu không thể cùng lúc đại diện cho nhiều nhóm sản phẩm khác biệt về đặc điểm và tính chất, và đó là lý do để các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh mở rộng với danh mục thương hiệu lớn, thậm chí là cồng kềnh.

Để có thể chiến đấu một cách thuận lợi, người chiến sĩ phải biết quản lý vũ khí của mình, nắm rõ khả năng tấn công của từng loại và biết mình sẽ an toàn với vũ khí nào trong tình huống nào. Tương tự, doanh nghiệp muốn cạnh tranh và ghi dấu trên thị trường cũng cần biết ấn định vai trò cụ thể cho từng thương hiệu trong danh mục và xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa chúng.

Mỗi thương hiệu trong danh mục cần có định vị rõ ràng để tránh tạo ra ấn tượng lộn xộn trong tâm trí khách hàng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dầu gội, công ty P&G phải phân định rõ ràng thị trường cho các loại dầu gội của mình: Head & Shoulders tập trung chống gàu, Pantene là dầu gội mỹ phẩm giúp tóc óng mượt…

2. Tập trung phát triển các thương hiệu mạnh và chiến lược

Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu một ưu thế cạnh tranh khác biệt so với đối thủ. Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, ưu thế này có thể đến từ công nghệ sản xuất, sáng tạo công thức mới, đột phá của tính năng hay đơn giản chỉ là phù hợp với khách hàng mang tính địa phương. Hãy tập trung phát triển các thương hiệu đã, đang được định vị rõ ràng trong tâm trí khách hàng và được xây dựng dựa trên những ưu thế cạnh tranh nổi trội có khả năng đánh bại đối thủ

Đơn cử, từ đầu những năm 2000, Masan đã tận dụng cơ hội khi các sản phẩm gia vị tại Việt Nam chưa được các doanh nghiệp trong nước tập trung xây dựng thương hiệu để phát triển các thương hiệu trong lĩnh vực này. Khởi đầu với nước tương Chin-su cùng slogan “thơm ngon đến giọt cuối cùng” ấn tượng, Masan tiếp tục ra mắt các thương hiệu nước tương Tam Thái Tử và nước mắm Nam Ngư. Cho tới nay, khi đã sở hữu danh mục thương hiệu ấn tượng, Masan vẫn tập trung phát triển và không ngừng đổi mới để định vị vững chắc hơn trong tâm trí khách hàng.

=>> Tham khảo thêm6 cách để xây dựng thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola

3. Cắt giảm các thương hiệu yếu kém

Với những doanh nghiệp sở hữu danh mục thương hiệu khổng lồ, không thể tránh khỏi việc tồn tại đồng thời của các thương hiệu phát triển mạnh, nhiều tiềm năng và các thương hiệu yếu kém, không còn phù hợp với thị trường. Để tiết kiệm nguồn nhân lực vận hành và chi phí tiêu tốn cho việc duy trì sự sống sót của các thương hiệu không còn khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, việc tốt nhất mà bạn nên làm là cắt bỏ chúng.

Trước khi cắt giảm, doanh nghiệp nên cân nhắc về các tiêu chí như liệu sự biến mất của thương hiệu có ảnh hưởng sống còn tới kế hoạch chiến lược toàn doanh nghiệp hay không, thương hiệu có sở hữu các lợi thế cạnh tranh còn khai thác được hay không, doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tiếp tục xây dựng thương hiệu hay không…

Trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2005, Unilever – ông lớn của ngành hàng tiêu dùng nhanh đã bắt đầu chương trình cắt giảm thương hiệu trong danh mục. Họ quyết định chỉ giữ lại các thương hiệu đáp ứng 3 tiêu chuẩn là sức mạnh thương hiệu, tiềm lực tăng trưởng và quy mô thương hiệu. Sau những nghiên cứu và tranh cãi căng thẳng, Unilever đã quyết định giữ lại 400 thương hiệu đem lại 92% lợi nhuận cho công ty và loại bỏ được 1200 thương hiệu không còn phù hợp chỉ trong vòng 1 năm. Đó là ví dụ cho những động thái mạnh tay mà doanh nghiệp cần chấp nhận để tối ưu hóa thương hiệu của mình.

Quản lý danh mục thương hiệu – phương pháp cho ngành hàng tiêu dùng 210

4. Phân bổ nguồn lực hợp lý để xây dựng các thương hiệu khác nhau

Nguồn lực ở đây bao gồm cả nhân sự và chi phí để xây dựng các thương hiệu trong danh mục. Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, phân vai minh bạch cho các thương hiệu và xác định đâu là thương hiệu chiến lược, đâu là thương hiệu mũi nhọn, đâu là thương hiệu phụ trợ… doanh nghiệp cần phân bổ hợp lý để tránh lãng phí nguồn lực vốn đã hạn hẹp cho các thương hiệu yếu kém và đẩy mạnh hoạt động của các thương hiệu tiềm năng.

Chúng có thể được thể hiện qua cách mà doanh nghiệp chi tiền cho các chiến dịch marketing, quảng bá rầm rộ cho những thương hiệu trọng tâm, liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng chiến lược tái thiết kế nhận diện thương hiệu để tác động hiệu quả hơn tới nhận thức và tâm lý khách hàng… Tập trung đạt được những mục tiêu cụ thể bao giờ cũng hiệu quả hơn việc đầu tư dàn trải và chung chung.

5. Ưu tiên phát triển nhân sự

Một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc quản lý danh mục thương hiệu chính là nguồn nhân lực nghèo nàn cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu nhân sự sai lầm hoặc bố trí nhân sự phụ trách không phù hợp cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng trầm trọng đến sự sống còn của các thương hiệu trong danh mục.

Do đó, coi phát triển lộ trình nhân sự là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Bạn cần cân nhắc chiến lược phát triển nhân sự thông qua rà soát năng lực của các nhân sự hiện tại trước khi phân công nhiệm vụ mới, nhận diện những kiểu nhân tài mới cần thiết để tăng tốc phát triển thương hiệu mạnh, đồng chỉnh hiệu quả hoạt động của các cá nhân với chiến lược danh mục thương hiệu mới…

Từ góc độ của một chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu, Sao Kim cho rằng doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược danh mục thương hiệu cụ thể nhằm tối đa hóa phạm vi bao phủ thị trường và giảm thiểu tình trạng chồng chéo giữa các thương hiệu.

Đây sẽ là công cụ định hướng giúp doanh nghiệp đảm bảo được các thương hiệu của mình đang đạt mục tiêu hiệu quả cho tất cả các phân khúc trên thị trường và kết hợp với nhau thay vì cạnh tranh để thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua hotline 0907780812để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng chiến lược danh mục thương hiệu hiệu quả.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Quản lý danh mục thương hiệu – phương pháp cho ngành hàng tiêu dùng







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn