Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Mô hình nhận diện thương hiệu của Aaker (BIPM) – 20 case study điển hình

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Mô hình nhận diện thương hiệu của Aaker (BIPM) – 20 case study điển hình 2

Xây dựng thương hiệu

Rất nhiều người nhầm tưởng: Nhận diện thương hiệu là một logo, một slogan, một biển quảng cáo, hoặc một banner chạy trên website. Thực tế, thương hiệu và nhận diện thương hiệu là hai thuật ngữ có phạm trù rất rộng, được nghiên cứu qua rất nhiều mô hình chuyên sâu. Thương hiệu là tài sản đáng quý nhất của một doanh nghiệp, nó không ngừng tăng lên theo thời gian hoạt động, chính vì thế, hiểu rõ về thương hiệu và nhận diện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn trong quá trình phát triển lâu dài.

Tại bài viết này, Sao Kim sẽ chia sẻ toàn bộ các kiến thức về thương hiệu, nhận diện thương hiệu, mô hình nhận diện thương hiệu của Aaker – chuyên gia thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ. Sau cùng, là những chia sẻ thực tế và 20 case study tiêu biểu tại 20 ngành hàng khác nhau mà Sao Kim đã thực hiện cho các thương hiệu tại Việt Nam. Bài viết đặc biệt dành cho SME và các chủ doanh nghiệp muốn hiểu rõ, hiểu sâu về thương hiệu.

Thương hiệu là gì? Nhận diện thương hiệu là gì? Phân biệt giữa thương hiệu và nhận diện thương hiệu?

Khái niệm thương hiệu

Hiệp Hội Marketing Mỹ (American Marketing Association) đưa ra định nghĩa về thương hiệu như sau:

“Thương hiệu là một tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.

Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại đưa ra định nghĩa về thương hiệu như sau:

“Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.”

Đây là hai khái niệm về thương hiệu được biết đến nhiều nhất, tuy nhiên, thật khó để hiểu tường tận và ghi nhớ hai định nghĩa đó. Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu Hiểu theo cách đơn giản, thương hiệu là sự liên tưởng khác biệt (có tính chất) lý tính hoặc cảm tính trong tâm trí khách hàng về một công ty hoặc một sản phẩm cụ thể. Thương hiệu thể hiện sự tự tin, đam mê, sở hữu, hành động, tin tưởng và chứa các giá trị khác biệt.

Với khái niệm khá trừu tượng như vậy, thương hiệu được coi là giá trị cốt lõi và là mục tiêu hướng đến của mọi hoạt động kinh doanh. Một thương hiệu tốt là thương hiệu gây được những dấu ấn tích cực tới khách hàng, đem tới cảm xúc khác biệt, ấn tượng so với các thương hiệu khác trên thị trường.

Ví dụ, “thương hiệu Coca Cola” là tập hợp toàn bộ các giá trị khác biệt mà Coca Cola tạo ra trong tâm trí khách hàng, đó gồm biểu tượng logo quen thuộc, là niềm hạnh phúc khi khách hàng mở chai Coca Cola, là ấn tượng về màu đỏ nhiệt huyết, là mùi vị đặc biệt của sản phẩm…

Để hiểu rõ về thương hiệu, mời các bạn tham khảo video “Thương hiệu là gì” do Sao Kim biên tập (Cre: NorwichBSchool)

Khái niệm nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác.

Như vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu gồm có: Logo, Hình ảnh, Chữ viết, Màu sắc,… để tạo cho thương hiệu đó sự khác biệt và nổi bật so với các thương hiệu khác.

Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm có:

1. Những yếu tố nhận biết cơ bản

· Biểu tượng (Logo)

· Màu sắc trong các tài liệu truyền thông

· Kiểu chữ trong các tài liệu giao dịch và truyền thông

2. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các tài liệu văn phòng

· Danh thiếp

· Giấy viết thư

· Bì thư (A5 và A4) và nhãn thư tín (Bì thư A5, bì thư A4, nhãn thư tín)

· Fascimile

· Hóa đơn

· Bản tin nội bộ

· Thẻ nhân viên

Tài liệu thuyết trình

Đồng phục

3. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm và bao gói

· Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm (Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên tem nhãn dán lên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết thương hiệu in trực tiếp lên sản phẩm)

· Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩm (Bố cục trình bày dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩm và một số minh họa ứng dụng)

4. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các biển hiệu

· Các dạng biển hiệu

· Biển hiệu Tổng công ty

· Biển hiệu phòng ban

· Biển hiệu tại quầy lễ tân và phòng họp

· Biển quảng cáo

· Biển hiệu đại lý

5. Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trong truyền thông marketing

· Ấn phẩm quảng cáo

· Thiết kế gian hàng hội chợ triển lãm

· Quảng cáo trên truyền hình (tư vấn)

· Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển

· Hàng khuyến mại

· Website và vỏ đĩa CD

Phân biệt thương hiệu và nhận diện thương hiệu

Nếu coi thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, thì bộ nhận diện thương hiệu là giá trị hữu hình để nâng cao giá trị tài sản vô hình đó. Thương hiệu là trừu tượng, nhận diện thương hiệu lại có thể kiểm đếm, hiện hữu được.

Hệ thống nhận diện thương hiệu phản ánh giá trị, mục tiêu, định vị và tính cách của thương hiệu. Hệ thống nhận diện thương hiệu quyết định tới giá trị tài sản thương hiệu, và sự hiện diện của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Thông thường, các doanh nghiệp thường nhầm tưởng: Thương hiệu là một logo, một slogan hay bao bì, nhãn mác. Thực tế, logo, nhãn mác, hay namecard chỉ là 1 phần trong hệ thống nhận diện thương hiệu.

Ví dụ, khi liên tưởng tới thương hiệu bột giặt Omo, khách hàng nhớ tới một thương hiệu bột giặt với chất lượng sản phẩm tốt, gần gũi với trẻ em, mang tính nhân văn sâu sắc và quen thuộc với màu đỏ đặc trưng.

Thương hiệu Omo hiện diện trong tâm trí khách hàng với vị trí rõ ràng như vậy là nhờ một phần rất lớn từ hệ thống nhận diện thương hiệu của Omo: Sự chuyên nghiệp và nhất quán về màu sắc sử dụng, hệ thống biển bảng, TVC quảng cáo với concept đồng bộ, bảng màu, phông chữ, bố cục tại các POSM, trên phương tiện vận tải,…

Phân tích mô hình nhận diện thương hiệu của Aaker (Brand Identity Planning Model)

Đây là mô hình nổi tiếng nhất về nhận diện thương hiệu. Aaker là chuyên gia thương hiệu tại Mỹ, giáo sư nổi tiếng tại nhiều trường đại học lớn với rất nhiều mô hình nghiên cứu chuyên sâu về thương hiệu.

=>> Xem thêm: Mô hình tài sản thương hiệu của David Aaker và áp dụng cho SME

Mô hình nhận diện thương hiệu của David Aaker

Ảnh: Mô hình nhận diện thương hiệu của David Aaker

Năm 1996, David Aaker đã công bố nghiên cứu về mô hình Nhận diện thương hiệu (hoặc theo một cách dịch khác, là Bản sắc thương hiệu). Mục tiêu của mô hình được Aaker cho rằng: Nhằm mục đích giúp các chuyên gia thương hiệu, và các chủ doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố khác nhau của thương hiệu, từ đó tạo nên sự khác biệt về nhận diện thương hiệu giữa các thương hiệu khác nhau”. Như trong hình vẽ về mô hình được đề cập ở trên, mô hình được chia làm ba phần tương ứng với ba giai đoạn, lần lượt là: Phân tích chiến lược thương hiệu (1) ; Hệ thống nhận diện thương hiệu (2); Hệ thống thực thi nhận diện thương hiệu (3).

Ba giai đoạn được vận hành nối tiếp nhau, liên tục và kết nối với nhau rõ ràng.

Giai đoạn 1: Phân tích chiến lược thương hiệu

Trong giai đoạn này, chuyên gia thương hiệu hoặc chủ doanh nghiệp sẽ thực hiện phân tích về Khách hàng, Đối thủ cạnh tranh, và Chính bản thân thương hiệu. Sau khi phân tích đầy đủ ba thành phần này, doanh nghiệp sẽ thu được bức tranh đầy đủ và rõ ràng về chính doanh nghiệp và bối cảnh thị trường, những khó khăn và thuận lợi trước mắt mà doanh nghiệp phải đối mặt

Trong phần Phân tích khách hàng, chủ doanh nghiệp tìm hiểu về 4 yếu tố: Xu hướng thị trường (Trends), Động lực mua của khách hàng (Motivation), Phân khúc khách hàng không hài lòng (Unmet Segments) và Phân khúc khách hàng mục tiêu (Segmentation).

Trong phần Phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu về 4 yếu tố của đối thủ cạnh tranh: Hình ảnh/nhận diện thương hiệu (Brand image/identity), Điểm mạnh và Chiến lược (Strengths, strategy), Nhược điểm (Vulnerabilities) và Định vị thương hiệu (Positioning).

Trong phần tự Phân tích chính doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tìm hiểu về 4 yếu tố của chính doanh nghiệp mình đang có gồm: Hình ảnh/nhận diện thương hiệu hiện tại (Existing Brand Image/Identity); Cảm xúc thương hiệu (Brand Heritage); Chiến lược phân khúc khách hàng (Segment Strategy) và Những giá trị doanh nghiệp (Organization values).

Kết thúc giai đoạn 1, mô hình nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ về những gì đã đạt được, đối thủ khác biệt ra sao, và khách hàng có nhu cầu như thế nào. Đó chính là phân tích chiến lược thương hiệu.

Phân tích chiến lược thương hiệu

Giai đoạn 2: Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi kết thúc giai đoạn 1, doanh nghiệp sẽ tìm được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Mở rộng giá trị đó trong giai đoạn 2 với 12 khía cạnh trong nhận diện thương hiệu.

Theo mô hình nhận diện thương hiệu, David Aaker nhìn nhận một hệ thống nhận diện thương hiệu đầy đủ sẽ gồm có 4 khía cạnh: Sản phẩm, Tổ chức, Cá nhân và Biểu tượng.

Sản phẩm: Loại hình sản phẩm, Thuộc tính sản phẩm (Product scope), Chất lượng/giá trị sản phẩm (Product Attributes), Cách dùng (Uses), Người dùng (Users), Xuất xứ/Nguồn gốc sản phẩm (Country of origin).

Tổ chức: Thuộc tính tổ chức (Ví dụ: Sự đổi mới, cải tiến, Lòng tin) và Tính địa phương/toàn cầu

Cá nhân: Tính cá nhân trong hệ thống nhận diện thương hiệu là cách nhìn nhận thương hiệu dưới khía cạnh tính cách thương hiệu: độc đáo, dẫn dắt hay nhiệt tình, nhân văn,… cùng với mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu như thế nào.

Biểu tượng: Là hệ thống các hình ảnh tượng trưng nhìn thấy được bằng mắt, cảm xúc thương hiệu, dấu ấn và di sản thương hiệu.

Trong 4 khía cạnh kể trên, thì hai khía cạnh đầu tiên (sản phẩm và tổ chức) là những giá trị được cam kết với khách hàng, là những kỳ vọng và lời hứa về giá trị đem tới cho khách hàng. Còn hai khía cạnh còn lại (cá nhân và biểu tượng), là những giá trị đem về lòng tin, sự hâm mộ của khách hàng.

Trong mô hình nhận diện thương hiệu, David Aaker cũng tin rằng: Một doanh nghiệp luôn có giá trị cốt lõi thương hiệu, và giá trị mở rộng. Khi thương hiệu hoàn thiện được những giá trị mở rộng, khi đó, hệ thống nhận diện thương hiệu mới thực sự hoàn chỉnh và ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

Giai đoạn 3: Thực thi hệ thống nhận diện thương hiệu

Giai đoạn thứ 3, và cũng là giai đoạn cuối cùng trong mô hình bộ nhận diện thương hiệu của David Aaker, là thực thi hệ thống nhận diện thương hiệu. Trong giai đoạn này gồm 03 bước: Tạo dựng nhận diện thương hiệu; Định vị thương hiệu; Xây dựng thương hiệu.

Tại giai đoạn thứ 3 này, doanh nghiệp sẽ tận dụng tất cả các yếu tố vi mô và vĩ mô để tạo dựng bản sắc thương hiệu đặc biệt độc đáo, tạo dựng các chương trình xây dựng thương hiệu lan toả tới đối tượng phân khúc khách hàng mục tiêu. Ngày nay, khi Digital ngày càng phát triển, thực thi hệ thống nhận diện thương hiệu ngày càng có chiều sâu và rộng hơn rất nhiều so với truyền thống. Các doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ tại không gian thực tế, mà còn qua công nghệ số (Internet).

Mô hình nhận diện thương hiệu của Aaker (BIPM) – 20 case study điển hình 3

Chia sẻ 20 case study thực tế bộ nhận diện thương hiệu Sao Kim thực hiện cho SME

Mô hình nhận diện thương hiệu của David Aaker cho thấy: Nhận diện thương hiệu không chỉ là một logo, một biểu tượng hay một màu sắc nào đó đại diện cho thương hiệu, mà nó là một hệ sinh thái rất nhiều yếu tố tạo thành, đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu, am hiểu sâu sắc về chiến lược, về nhu cầu và mục tiêu dài hạn của thương hiệu. Với vai trò là chuyên gia thương hiệu, Sao Kim đã thực hiện hơn 7000+ case study khác nhau cho hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dưới đây là 20 case study tiêu biểu:

  1. Nông nghiệp:Thiết kế logo và hệ thống nhận diện thương hiệu Nông Dược HAI
  2. Dầu khí: Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu Công ty Dầu khí Petimex
  3. Phòng khám – Bệnh viện: Thiết kế bộ logo và bộ nhận diện thương hiệu phòng khám bệnh viện REDIMED
  4. Khách sạn: Dự án Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu khách sạn Majestic
  5. Nhà hàng: Thiết kế nhận diện thương hiệu cho nhà hàng chay Aummee – Nhà hàng chay lớn nhất miền Bắc
  6. Xuất nhập khẩu: Thiết kế logo và quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu CHOLIMEX
  7. Giải khát – Ẩm thực: Thiết kế logo và hệ thống nhận diện thương hiệu cửa hàng trà sữa TEA PRESSO
  8. Thời trang: Thiết kế logo nhận diện thương hiệu chuỗi cửa hàng trẻ em Kid & Kiddy
  9. Vận tải: Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu hãng taxi Sao Thế Kỷ
  10. Gia dụng: Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu hãng chăn ga gối đệm Springo
  11. Nội thất: Thiết kế nhận diện thương hiệu cho chuổi siêu thị nội thất MOLUX
  12. Nhà hàng cao cấp: Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu cho nhà hàng cao cấp SENTOSA
  13. Vật liệu xây dựng: Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu cho Công ty sơn Việt Nhật
  14. Thời trang: Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu cho hãng thời trang Sapodilla
  15. Studio: Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu cho Studio Jambiz
  16. Thiết bị xây dựng: Thiết kế logo nhận diện thương hiệu cơ điện, xây dựng Grand
  17. Túi xách – Phụ kiện thời trang: Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu túi xách balo thời trang AROMEDA
  18. Trung tâm giáo dục: Đặt tên thương hiệu, thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu trung tâm anh ngữ Unipo
  19. Công ty tư nhân: Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu công ty Gỗ Việt
  20. Spa – Mỹ phẩm: Đặt tên thương hiệu, thiết kế logo và nhận diện thương hiệu mỹ phẩm Sao Á Việt

Sao Kim đã có kinh nghiệm tư vấn, thực thi bộ nhận diện thương hiệu cho tất cả các ngành nghề (hơn 150+ ngành nghề), chúng tôi sẵn sàng đem số kinh nghiệm 10 năm tích luỹ được đó để giúp doanh nghiệp bạn phát triển và định hướng thương hiệu chuẩn xác.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Mô hình nhận diện thương hiệu của Aaker (BIPM) – 20 case study điển hình







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME 106

Xây dựng thương hiệu

Nhiều người nhầm tưởng rằng để xây dựng một chiến lược thương hiệu thì bạn chỉ cần có một cái tên chuyên nghiệp hay một logo thương hiệu chẳng giống ai. Đừng bao giờ giữ mãi suy nghĩ giản đơn đó! Tìm hiểu ngay 7 bước xây dựng quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dưới đây!

Tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm này nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản: Chiến lược thương hiệu là định hướng và cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đã vạch ra nhằm định vị thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng, gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu của mình.

=>> Xem thêm: Thế nào là chiến lược thương hiệu? Tiêu chí của chiến lược thương hiệu mạnh

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME 107

Ảnh 1: Xây dựng chiến lược thương hiệu có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp

Vì sao bạn phải xây dựng chiến lược thương hiệu?

Hiện nay, có không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, nếu cách thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì có một cảnh báo tới doanh nghiệp của bạn – doanh nghiệp của bạn đang hoạt động không nhất quán, hình ảnh mờ nhạt, rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên.

Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để:

  • Định hướng đúng đắn trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp;
  • Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu;
  • Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME 108

Ảnh 2: Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để gây ấn tượng với khách hàng

Vì vậy, muốn phát triển tốt, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng một quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Nhưng quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu có thực sự đơn giản? Tìm hiểu và thực hành ngay 5 bước dưới đây để xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp.

7 bước xây dựng quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới – nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

=>> Xem thêm: 5 bước xác định khách hàng mục tiêu cho thương hiệu thành công

Làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:

Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…

What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?

Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…

When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Ông cha từ xưa có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Quan niệm này vẫn hoàn toàn đúng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:

  • Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  • Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
  • Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Từ việc nghiên cứu các các đối thủ của mình, đừng dại gì “sao chép nguyên si” cách giúp đối thủ của bạn thành công thành công, bạn nên sáng tạo, đổi mới, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể thuyết phục khách hàng hãy chọn bạn thay vì lựa chọn đối thủ của bạn. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo mãi một hướng đi lỗi thời thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị thị trường đẩy lại ở phía sau.

Từ việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu, bạn cũng cần xác định cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường. Việc xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường, từ đó, dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình. Những cơ hội là hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu bền vững thì bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn? Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Bước 5: Xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thươnghiệulà bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME 109

Ảnh 3: Định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu

Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên 9 chiến lược sau:

  • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào mong ước
  • Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

=>> Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? 9 phương pháp định vị thương hiệu thành công

Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME 110

Ảnh 4: Ý nghĩa các màu sắc trong nhận diện thương hiệu

Khi thiết kế thương hiệu, bạn nên cân nhắc tới 5 yếu tố vô cùng quan trọng sau:

  • Dễ nhớ
  • Có ý nghĩa
  • Dễ chuyển đổi
  • Dễ thích nghi
  • Dễ bảo hộ

Xem thêm: 7 ý tưởng độc đáo cho doanh nghiệp để xây dựng nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp ấn tượng

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

Lưu ý trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

Bên cạnh việc thực hiện quy trình 5 bước trên đây, doanh nghiệp của bạn nếu muốn xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn doanhh nghiệp:

Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà doanh nghiệp của bạn muốn tồn tại, là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông. Một ví dụ điển hình trong việc xây dựng sứ mệnh thương hiệu hoàn hảo là Nike. “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trên thế giới” là sứ mệnh mà thương hiệu này muốn đạt tới, tagline nổi tiếng thế giới của Nike đã phần nào khẳng định điều này – “Just do it”.

Tầm nhìn thương hiệu là khát vọng, là định hướng cho thương hiệu trong tương lai, có thể là tương lai dài hạn 10 – 20 năm. Tầm nhìn thương hiệu giúp khách hàng của bạn mường tượng ra hình ảnh của doanh nghiệp và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn mang lại cho họ.

Sở dĩ xây dựng tầm nhìn thương hiệu là một trong 5 bước của quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu bởi lẽ nó có vai trò như một thấu kính hội tụ những điểm tiêu biểu, nổi bật nhất trong doanh nghiệp của bạn. Tầm nhìn thương hiệu định hướng những công việc nên làm và không nên làm để có thể phát triển doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai. Tầm nhìn thương hiệu của bạn phải đáp ứng 3 yêu cầu: Tính nhất quán của thương hiệu, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển; Nhất quán trong việc lãnh đạọ; Động viên, khích lệ tinh thần của toàn thể nhân viên và quản lý doanh nghiệp.

  • Tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp

Thương hiệu của bạn phải được thể hiện, phản chiếu trong bất cứ thứ gì khách hàng thấy. Hình ảnh, tính cách thương hiệu của bạn không chỉ thể hiện bằng hình vẽ, logo, biểu tượng,… mà nó còn được thể hiện qua những thứ vô cùng đơn giản như: trang phục nhân viên, môi trường doanh nghiệp, cách bạn giao tiếp với khách hàng của mình,…

  • Luôn giữ tính thống nhất cho thương hiệu

Sẽ chẳng ai đánh giá thương hiệu của bạn là chuyên nghiệp nếu bạn cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn luôn thống nhất từ đầu đến cuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được.

Một điều lưu ý: Tính thống nhất trong thương hiệu không phải bắt buộc thương hiệu của bạn phải giữ nguyên hình ảnh như khi mới ra đời. Bạn hoàn toàn có thể tái thiết kế thương hiệu nhưng tính nhận diện của nó trong mắt khách hàng không hề mất đi.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Thế nào là chiến lược thương hiệu? Tiêu chí của thương hiệu mạnh

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Thế nào là chiến lược thương hiệu? Tiêu chí của thương hiệu mạnh 213

Xây dựng thương hiệu

Để có thể hiểu được về chiến lược thương hiệu, khái niệm thương hiệu cần được hiểu một cách trọn vẹn nhất. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng, màu sắc, hay câu khẩu hiệu. Đó là những thành phần cấu tạo nên thương hiệu, nhưng bản thân chúng chưa đủ tạo nên thương hiệu. Vậy thực chất thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về Thương hiệu. David Ogilvy – Cha đẻ của ngành quảng cáo đã định nghĩa Thương hiệu là “tập hợp của những yếu tố định tính của sản phẩm.” Theo khía cạnh kiểm toán, thương hiệu là “nhãn hiệu và tất cả các giá trị liên quan”; trong khi đó, nhiều nhà quản trị định nghĩa thương hiệu chính là “nhận thức về nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng.”

Thương hiệu có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng về bản chất thương hiệu có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng; thương hiệu là khái niệm được hình thành trong suy nghĩ của khách hàng.

Thế nào là chiến lược thương hiệu? Tiêu chí của thương hiệu mạnh 214

Chiến lược thương hiệu là gì?

Về bản chất, chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những khái niệm và suy nghĩ của khách hàng nhằm tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho nhãn hiệu. Chiến lược thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu khác với chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng.

Các tiêu chí tạo nên một chiến lược thương hiệu mạnh

Có mục đích rõ ràng

Xác định mục đích mà thương hiệu được ra đời là một trong những bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu. Hiểu rõ mục đích (hay còn được hiểu là động lực giúp bạn thức dậy mỗi sáng đi làm) giúp thương hiệu tập trung hơn trong việc tạo ra các giá trị khác biệt cho khách hàng, trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, và định hướng cho tất cả các hoạt động của thương hiệu. Mục đích, hay còn gọi là sứ mệnh của thương hiệu, cần có tính cao cả, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, và có khả năng giải quyết một hay nhiều vấn đề cụ thể của khách hàng. Ví dụ, sứ mệnh của IKEA không chỉ là sản xuất đồ nội thất chất lượng, mà còn để “làm cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.”

Thế nào là chiến lược thương hiệu? Tiêu chí của thương hiệu mạnh 215

Tính nhất quán

Sự nhất quán đối với các giá trị cốt lõi của thương hiệu trong thông điệp truyền tải tới khách hàng, các yếu tố nhận diện thương hiệu trên website, mạng xã hội, tại cửa hàng, cách nhân viên tư vấn và trả lời khách hàng, phản ứng của thương hiệu trước các vấn đề xã hội…giúp thiết lập một tiêu chuẩn chung dễ nhận biết cho thương hiệu và tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng. Sự nhất quán giúp làm tăng độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Coca-Cola là một ví dụ tiêu biểu cho một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới, nhờ các yếu tố trong hoạt động Marketing luôn phối hợp với nhau một cách hài hòa. Sao Kim giúp thương hiệu doanh nghiệp có được tính nhất quán cao bằng cách xây dựng bản hướng dẫn sử dụng thương hiệu (brand guidelines). Xem sản phẩm chúng tôi đã làm tại đây.

Cảm xúc

Theo nhiều nghiên cứu định tính, khách hàng dựa nhiều vào cảm xúc khi đưa ra các quyết định mua hàng. Tâm lý học cũng chứng minh con người có xu hướng thân thiết với những người có cùng giá trị và niềm tin, hoặc gia nhập những hội nhóm có chung một sở thích. Kim tự tháp Maslow về các nhu cầu cơ bản của con người cũng chỉ ra rằng nhu cầu giao lưu tình cảm, giao lưu hội nhóm nằm ở vị trí giữa tháp. Điều này có nghĩa rằng thương hiệu cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ về mặt cảm xúc với khách hàng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng quan hệ và tăng độ trung thành của khách hàng. Ví dụ, những người chuộng các sản phẩm của Apple không mua Iphone về các tính năng của nó. Họ mua vì sự yêu thích thương hiệu hình thành từ các trải nghiệm tích cực có được với Apple.

Sự phù hợp

Doanh nghiệp không nên sử dụng quá nhiều giá trị cốt lõi và điểm khác biệt hoặc chạy theo đối thủ cạnh tranh. Các giá trị cốt lõi phải thực sự phù hợp với quy mô, phạm vi kinh doanh, thế mạnh cạnh tranh, và văn hóa của doanh nghiệp. Năng lực xây dựng chiến lược thương hiệu cùng khả năng xác định cơ hội và xu hướng trên thị trường giúp Sao Kim xây dựng thành công chiến lược phù hợp cho nhiều thương hiệu.

Tính linh hoạt

Trong một thời đại mà môi trường kinh doanh biến đổi từng ngày, chiến lược thương hiệu cần có khả năng thích nghi để duy trì sự phù hợp. Tính linh hoạt cho phép thương hiệu tối đa hóa khả năng sáng tạo trong các chiến dịch truyền thông, và giúp việc mở rộng danh mục sản phẩm hoặc tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu mới một cách dễ dàng hơn. Để duy trì tính nhất quán và gia tăng tính linh hoạt cho thương hiệu của bạn, hãy liên hệ với Sao Kim ngay hôm nay. Chúng tôi sở hữu tư duy chiến lược cùng năng lực sáng tạo giúp thương hiệu cải thiện vị thế cạnh tranh qua các hoạt động truyền thông Marketing.

Nhân viên

Nhân viên là một kênh truyền thông tuyệt vời nhưng ít khi được chú trọng đến. Mỗi nhân viên của bạn có thể được coi là một đại sứ thương hiệu. Mạng internet giúp sự truyền tải thông tin dễ dàng hơn và ngày càng có nhiều khách hàng dựa vào các đánh giá về hiểu biết, phong cách, thái độ của nhân viên để đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng thương hiệu. Việc đào tạo nội bộ về các giá trị cốt lõi sẽ giúp nhân viên có được giọng điệu, hành xử giống như tính cách mong muốn của thương hiệu, qua đó giúp truyền tải tới khách hàng thông điệp đúng đắn nhất.

Kết luận

Trái với suy nghĩ truyền thống rằng Thương hiệu là một chức năng của Marketing, tại Sao Kim, nơi có triết lý coi thương hiệu là nền tảng cốt lõi, quy định tất cả các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, chúng tôi đã giúp nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược thương hiệu khác biệt, củng cố vị trí trên thị trường, và đạt được các mục tiêu kinh doanh khác nhau. Liên hệ với các chuyên gia thương hiệu tại Sao Kim ngay hôm nay để nhận dịch vụ tư vấn bài bản nhất.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Thế nào là chiến lược thương hiệu? Tiêu chí của thương hiệu mạnh







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn