Category Archives: Xây dựng thương hiệu

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu sáng suốt?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu sáng suốt? 2

Xây dựng thương hiệu

Làm thế nào để tái thiết kế thương hiệu một cách sáng suốt và hiệu quả là câu hỏi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt ra trước khi bắt tay vào thực hiện. Cũng giống như việc xây dựng thương hiệu, tái thiết kế thương hiệu cũng cần tới một chiến lược cụ thể, rõ ràng để định hướng chính xác con đường mà doanh nghiệp nên đi theo. Bài viết dưới đây sẽ góp phần giúp bạn xác lập chiến lược tái thiết kế thương hiệu của mình.

1. Vai trò của chiến lược tái thiết kế thương hiệu

Chiến lược là khái niệm bắt nguồn từ chiến tranh và dần dần được sử dụng phổ biến trong quản trị. Nếu như chiến lược thương hiệu là một loạt những quyết sách, kế hoạch, hoạt động thể hiện sự lựa chọn và định hướng cụ thể, nhất quán nhằm đạt được mục tiêu xây dựng thành công những cảm nhận tích cực, rõ nét, khác biệt về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng thì chiến lược tái thiết kế thương hiệu cũng mang những nét nghĩa tương tự.

Chiến lược tái thiết kế thương hiệu được đề ra khi doanh nghiệp quyết định thiết kế lại, thay đổi lại hệ thống nhận diện thương hiệu – những hình ảnh đại diện của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Chúng là tư duy, định hướng, cách thức cụ thể giúp doanh nghiệp lựa chọn con đường sáng suốt để tái thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu hay tham vọng nhất định, chẳng hạn truyền tải thông điệp mới, nhấn mạnh ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần mới…

Chiến lược tái thiết kế thương hiệu giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi như vì sao cần tái thiết kế, tái thiết kế vào thời điểm nào, mục đích của tái thiết kế là gì, tái thiết kế cần được triển khai từ đâu, tập trung vào giá trị nào… Chúng đóng vai trò như bản đồ dẫn đường, kim chỉ nam cho mọi hoạt động thay đổi nhận diện của thương hiệu và giúp doanh nghiệp tập trung đúng hướng.

2. Các bước xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu

1. Nghiên cứu và phân tích

Trước khi bắt tay vào thực hiện bất cứ điều gì, việc đầu tiên mà bạn phải làm chính là nghiên cứu và phân tích để hiểu rõ tình hình thực tế và tính sáng suốt của quyết định mà mình đã đưa ra. Đây là quá trình để bạn xác nhận lại những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu và rút ra nguyên nhân giải thích cho việc làm này để từ đó đặt ra mục tiêu mới dễ dàng hơn.

Nghiên cứu và phân tích sẽ được bắt đầu từ nội tại để thấy rõ hiện trạng thương hiệu đang ở mức độ nào, liệu đã vượt qua được mục tiêu ban đầu, dậm chân tại chỗ hay sụt giảm uy tín. Tiếp theo, khách hàng mục tiêu là đối tượng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của họ có thể thay đổi theo thời gian, cho tới việc xem xét sự xuất hiện của các đối thủ trong cùng lĩnh vực trên thị trường để đánh giá mức độ cạnh tranh trong nhận diện thương hiệu.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu sáng suốt? 3

2. Đặt ra mục tiêu tái thiết kế

Sau khi đã nắm được các vấn đề cốt lõi, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu khi tái thiết kế thương hiệu của mình. Đây là điểm mấu chốt quan trọng để doanh nghiệp tái thiết kế nhận diện theo đúng định hướng, đúng trọng tâm. Tùy vào tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp, mục tiêu của tái thiết kế thương hiệu có thể là truyền tải thông điệp mới, mang tới một hình ảnh mới mẻ, tích cực hơn, thể hiện tham vọng lấn sân sang lĩnh vực mới hay cho thấy động thái mở rộng thị trường của doanh nghiệp…

Vào năm 2000, sau hơn 70 năm trung thành với nhận diện cũ, British Petroleum – Dầu khí Anh quốc đã quyết định chọn cái tên khác ngắn gọn là BP với ý nghĩa mới Beyond Petroleum – Hơn cả dầu khí, đồng thời thay đổi thiết kế logo của mình. Cách điệu hình ảnh Mặt Trời của thần Helios trở thành biểu tượng mang màu xanh lá đậm ấn tượng trên logo, BP đã cho thấy trách nhiệm doanh nghiệp đối với môi trường cũng như nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh bền vững của mình. Họ đã thể hiện được mục tiêu lớn nhất là trở thành doanh nghiệp dầu khí thân thiện với môi trường nhất trên thế giới vào thời điểm tái thiết kế thương hiệu.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu sáng suốt? 4

3. Xác định thông điệp cần truyền tải

Nhận diện thương hiệu luôn đóng vai trò truyền đi những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm nhằm thuyết phục và có được niềm tin từ phía khách hàng. Những thông điệp này góp phần khẳng định giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường. Vì vậy, để tái thiết kế thương hiệu thành công, bạn cần xác định được thông điệp mình muốn truyền tải từ sự đổi mới này, liệu chúng có khác gì so với nhận diện cũ hay mang một sắc thái mới mẻ hơn.

Chuỗi nhà hàng IHOP cung cấp đồ ăn sáng của Mỹ đã phải xem xét việc thay đổi nhận diện vì liên tục bị khách hàng góp ý về logo trông giống như cái cau màu của mình. Họ quyết định tái thiết kế logo và nhận diện để phát đi thông điệp mới mẻ về sự hài lòng và vui tươi khi khách hàng đến với IHOP. Từ ý tưởng đó, dòng chữ “Restaurant” đã được loại bỏ và thay thế bởi hình ảnh miệng cười, khung logo cũng được tháo bỏ để tạo sự thoải mái hơn.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu sáng suốt? 5

4. Định hướng tái thiết kế

Từ mục tiêu và thông điệp xác định, bạn đã có nền tảng vững chắc để suy nghĩ về ý tưởng của mình. Hãy tự đặt ra cho mình các câu hỏi như nên bắt đầu tái thiết kế từ đâu; tái thiết kế như thế nào để truyền tải được thông điệp; nhận diện mới phải mang lại cảm giác gì cho khách hàng, thể hiện được cá tính nào của thương hiệu; cần giữ lại những gì và thay thế những gì… Khi đã trả lời được chúng, bạn gần như đã hoàn thiện được ý tưởng tái thiết kế của mình.

Bạn có thể bắt bắt đầu từ việc xem xét logo của mình – bởi đây là dấu hiệu đầu tiên và đơn giản nhất giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ bạn – và tiếp tục với những ứng dụng nhận diện khác.

5. Tái thiết kế thương hiệu

Bước quan trọng này không chỉ nên được thực hiện bởi các nhà thiết kế. Sáng tạo là hoạt động của não phải, trong khi chiến lược và những tính toán lại là hoạt động xuất phát từ não trái. Những nhà thiết kế đương nhiên có cá tính, con mắt thẩm mỹ tuyệt vời và tay nghề điêu luyện, song những sản phẩm mà họ tạo ra chưa chắc đã phù hợp với chiến lược mà bạn đề ra. Bạn có thể đối mặt với tình trạng phải trả lời hàng loạt các câu hỏi của đồng nghiệp hay khách hàng về việc tại sao lại tạo hình biểu tượng như thế này, hình ảnh này mang ý nghĩa gì, chúng thể hiện lĩnh vực và thông điệp của doanh nghiệp ra sao…

Đẹp không đồng nghĩa với khả thi, và tái thiết kế thương hiệu cũng vậy. Do đó, để quá trình này diễn ra thuận lợi, bạn có thể tìm đến những đơn vị tư vấn thiết kế và xây dựng thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp để được hỗ trợ toàn diện.

Có nhiều cách để bạn tái thiết kế thương hiệu mà tiêu biểu là bắt đầu từ tái thiết kế logo bằng cách thay đổi biểu tượng, điều chỉnh đường nét, thay đổi màu sắc, font chữ hay kết cấu… Quan trọng hơn, mọi thay đổi sau khi chốt phương án đều phải được quy chuẩn bằng các quy định cụ thể về màu sắc, font chữ khoảng cách, vị trí, tỷ lệ… đồng loạt trên tất cả các ứng dụng nhận diện của thương hiệu để khẳng định sự chuyên nghiệp.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu sáng suốt? 6

6. Lên phương án truyền thông

Tính đến các phương án và kế hoạch truyền thông cũng là bước quan trọng trong xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu. Bộ nhận diện mới với thiết kế hoàn hảo đã ra đời, song nếu không được truyền tải tới công chúng một cách phù hợp, chúng cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, truyền thông sẽ là hoạt động giúp bạn công bố nhận diện mới ra thị trường, thu hút sự chú ý và tò mò của công chúng về sự thay đổi và hình ảnh mới mẻ của thương hiệu, từ đó tác động dần tới nhận thức, thái độ và hành vi của khách hàng mục tiêu theo đúng hướng mà doanh nghiệp mong muốn.

Như vậy, xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Đây là một quá trình tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của cả một hệ thống, vì vậy bạn có thể tìm đến đơn vị thiết kế thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp để chia sẻ những khó khăn và vướng mắc của mình. Bằng kinh nghiệm thực hiện trên 7000 dự án với hơn 3000 thương hiệu đối tác, Sao Kim có đủ năng lực để tháo gỡ lo lắng và đồng hành cùng bạn trong hoạt động tái thiết kế thương hiệu. Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0907780812hoặc [email protected] bất cứ khi nào bạn cần.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược tái thiết kế thương hiệu sáng suốt?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Xây dựng thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng như thế nào?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Xây dựng thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng như thế nào? 109

Xây dựng thương hiệu

Ảnh hưởng của thương hiệu tới người tiêu dùng là rất lớn. Điều này, các bạn có thể thấy rõ trong thực tế hàng ngày. Nhưng không phải nhà quản trị nào cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của nó. Vậy thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng như thế nào? Hãy cùng Sao Kim đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược thương hiệu – Tăng mức ảnh hưởng của thương hiệu tới người tiêu dùng

Chiến lược thương hiệu là phần rất quan trọng với các doanh nghiệp nếu muốn có sự phát triển lâu bền và thực sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược thương hiệu đúng đắn đã giúpUniqlo (nhãn hàng Nhật) thành công trên đất Mỹ.

Khi mà hầu hết các thương hiệu đều chạy theo xu hướng thời trang thì Uniqlo lại không như vậy. Quan điểm của ông chủ Uniqlo là sản xuất loại quần áo phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và có thể mặc ở bất kỳ đâu. Với lợi thế đó, Uniqlo có thể sản xuất hàng loạt, đáp ứng các đơn đặt hàng lớn mà các đối thủ không làm được. Càng nhiều sản phẩm được làm ra và được đặt hàng thì giá bán trở nên rẻ hơn và nhờ thế, sức tiêu thụ cũng tốt hơn.

Uniqlo tin tưởng rằng khách hàng họ nhắm tới là những người quan tâm đến chất lượng và giá trị hơn là những thiết kế hợp thời. Để khai thác thị trường theo chiến lược thương hiệu này, Uniqlo dành thời gian để kiểm tra nguyên liệu từ những nhà cung cấp và thiết kế theo một phong cách dài hạn chứ không dựa vào xu hướng.

Và kết quả, Uniqlo đã thành công vang dội khi vượt qua cả GAP và H&M taị Mỹ.

Xây dựng thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng như thế nào? 110

Văn hóa doanh nghiệp – Sức ảnh hưởng của thương hiệu tới người tiêu dùng

Các nhà quản lý Starbucks tin rằng xây dựng văn hóa công ty đề cao mối quan hệ giữa nhân viên và nơi làm việc của họ sẽ gắn kết nhân viên vào môi trường làm việc của mình hơn.

Thêm vào đó, Starbucks thường gọi các nhân viên của mình là những “đối tác” và khuyến khích họ nêu lên ý kiến và ảnh hưởng nhiều hơn tới công ty. Tất cả các đóng góp của nhân viên sẽ được thu nhận để cải thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh của Starbucks.

Điều này dẫn tới việc xây dựng một môi trường làm việc thoải mái và thân thiện ở tất cả cửa hàng Starbucks trên thế giới, biến Starbucks trở thành một nơi “thứ ba” giữa nhà và nơi làm việc của khách hàng, nơi mà họ có thể tận hưởng “trải nghiệm” một cách tự nhiên nhất.

Rõ ràng, là một khách hàng, bạn bước vào một không gian hiện đại, nhân viên vui vẻ thân thiện, dễ mến vậy chắc chắn đã là một trải nghiệm đầy hài lòng và nó sẽ khiến bạn muốn quay lại lần nữa rồi.

Ngày nay, Starbucks đã trở thành chuỗi cà phê lớn nhất thế giới với gần 27.000 cửa hàng, 238.000 nhân viên và doanh thu lên đến 22,39 tỷ USD mỗi năm. Phần lớn đến từ Văn hóa Starbucks có một không hai.

Xây dựng thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng như thế nào? 111

Xem thêm: 8 cách xây dựng thương hiệu hiệu quả từ văn hóa doanh nghiệp

Bao bì đẹp – Yếu tố gây ấn tượng, chiếm sự chú ý của khách hàng

Ảnh hưởng của thương hiệu tới người tiêu dùng thông qua thiết kế bao bì là rất lớn. Bởi thương hiệu của bạn và lời cam kết cung cấp một trải nghiệm chất lượng tới khách hàng được đại diện bởi bao bì sản phẩm.

Trên kệ hàng siêu thị, bao bì gần như mang tính quyết định việc liệu khách hàng có bị thu hút và muốn tới gần tìm hiểu sản phẩm của bạn hay không. Bởi vậy, điều bạn cần làm chính là đầu tư để thiết kế một bao bì sản phẩm thật bắt mắt, sáng tạo, độc đáo, đủ sức khiến khách hàng thấy thích thú từ cái nhìn đầu tiên.

Khi đã có ấn tượng ban đầu tốt đẹp với mẫu mã bao bì, khách hàng sẽ tới thử tìm hiểu xem liệu sản phẩm có gì thú vị và đáng sử dụng hay không? Lúc này, những thiết kế càng độc đáo, hấp dẫn sẽ càng khơi gợi nhu cầu mua sắm sản phẩm của họ.

Khi nhu cầu mua sắm tiềm ẩn đang dần trỗi dậy, khách hàng sẽ đặt ra các câu hỏi về đặc tính sản phẩm và lợi ích mà họ nhận được khi sử dụng sản phẩm để tự thuyết phục mình có nên mua hay không. Trong trường hợp này, bao bì của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đặc trưng sản phẩm, đưa ra những lợi ích thú vị nổi bật và thực hiện thông tin quảng cáo, hướng dẫn sử dụng. Bạn cũng cần lưu ý, hãy thiết kế bao bì rõ ràng, dễ hiểu để người tiêu dùng tiếp cận thông tin một cách thuận lợi.

Có tới 64% người tiêu dùng quyết định mua hàng tại điểm bán mà không hề có sự nghiên cứu từ trước và bao bì trực tiếp ảnh hưởng tới quyết định đó. Vì vậy có thể thấy, việc làm sao khiến người tiêu dùng có thể yêu thích sản phẩm từ ấn tượng đầu tiên trở thành yếu tố then chốt quyết định sức mua của họ với sản phẩm.

Bạn có thấy bao bì siêu dễ thương dưới đây của Phoenix Lava

Xây dựng thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng như thế nào? 112

Ngay từ những ngày đầu ra mắt, những chiếc bánh bao của Phoenix Lava đã hấp dẫn các bạn trẻ với ‘ngoại hình’ vô cùng xinh xắn, đáng yêu. Thương hiệu đến từ Thái Lan này được đánh giá cao bởi sự chăm chút và đầu tư cho sản phẩm của mình.

Ngay từ khi xuất hiện, Phoenix Lava đã gây thiện cảm với thực khách bằng bao bì của sản phẩm. Mỗi một chiếc bánh đều được đặt cẩn thận trong bao giấy nhỏ xinh. Và nếu bạn mua set 5 bánh thì sẽ có một chiếc hộp hình chú chim kèm theo như là một món quà nhỏ xinh để bạn có thể đem tặng.

Hộp bánh có tông màu vàng, trắng nhã nhặn cùng hình chú chim hoạt hình dễ thương. Hầu hết, các bạn trẻ tìm đến Phoenix Lava không phải vì hương vị của món ăn mà chính bao bì là yếu tố thu hút họ nhất đấy.

Đại diện thương hiệu – Yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng

Mẫu sneaker Biti’s Hunter thực sự tạo nên một cơn sốt chưa từng có! Nhờ Sơn Tùng mà Biti’s Hunter trở thành hàng siêu hot khiến mọi bạn trẻ muốn sở hữu. Sản phẩm này đã “cháy hàng” trên cả kênh online lẫn cửa hàng, danh sách khách chờ mua kín đặc. Chưa hết, đại diện của Biti’s chia sẻ kể từ khi xuất hiện trong MV của Sơn Tùng, số lượng đơn đặt hàng của mẫu giày này đã tăng gấp 3 lần so với bình thường. Và còn nhiều hơn thế.
Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của đại diện thương hiệu là Sơn Tùng tới hành vi của người tiêu dùng lớn đến mức nào. Sơn Tùng là nhân vật luôn có sức hút vô cùng lớn với giới trẻ, họ hát nhạc Sơn Tùng, họ nói về Sơn Tùng, họ thần tượng Sơn Tùng và tất nhiên khi hâm mộ thì họ sẽ làm theo hay “bắt chước” người ấy trong việc mặc cái áo giống người ấy, tìm cái quần giống người ấy và săn cho được đôi giầy trong MV đình đám ấy. Và quần ấy, áo ấy, đôi giầy ấy bỗng trở thành mặt hàng hot khủng khiếp, càng hot thì mức độ nổi tiếng của đôi giầy ấy lại càng được nhắc đến nhiều hơn. Nhắc đến nhiều hơn thì đôi giầy lại càng nổi tiếng hơn và lại nhận được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu rồi khiến họ mua cho kỳ được.

Hãy cân nhắc cho mình một đại diện thương hiệu thích hợp với khách hàng mục tiêu để gia tăng ảnh hưởng của thương hiệu tới người tiêu dùng.

Qua các thông tin về ảnh hưởng của thương hiệu tới người tiêu dùng trên, Sao Kim tin chắc rằng các bạn đã có được cho mình cái nhìn cũng như bài học riêng cho quá trình phát triển thương hiệu thật chỉn chủ và hiệu quả. Nếu các bạn cần thêm tư vấn về chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy kết nối với các chuyên gia của Sao Kim tại 0907780812 hoặc [email protected] nhé.

Xây dựng thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng như thế nào?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Thay đổi thương hiệu – 5 thời điểm lý tưởng để xây dựng thương hiệu tốt hơn

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Thay đổi thương hiệu – 5 thời điểm lý tưởng để xây dựng thương hiệu tốt hơn 215

Xây dựng thương hiệu

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, khi những thiết lập về nhận diện không còn phù hợp, doanh nghiệp cần phải thay đổi thương hiệu để tìm ra hướng đi mới trong việc tiếp cận thị trường. Khi nào nên tiến hành tái thiết kế cũng là mấu chốt quan trọng quyết định rất lớn tới sự thành bại của doanh nghiệp. Sao Kim sẽ đề cập tới 5 thời điểm thay đổi thương hiệu lý tưởng giúp xây dựng thương hiệu tốt hơn trong bài viết dưới đây.

1. Khi nhận diện có những điểm không phù hợp với công chúng hiện đại

Thị hiếu và tâm lý của con người luôn không ngừng thay đổi theo thời gian. Ở thời điểm cách đây 20 năm, họ có thể yêu thích sự sặc sỡ của màu sắc trong nhận diện các thương hiệu, nhưng ở thời điểm hiện tại, họ sẵn sàng quay lưng với chính nhận diện từng yêu thích vì cho rằng những màu sắc đó thực sự lòe loẹt và lỗi thời. Đó chỉ là một dẫn chứng cho thấy thương hiệu của bạn có thể cũng sẽ bị đánh giá tương tự bất kể có từng thành công tới đâu.

Để dấn thân sâu hơn vào tâm trí khách hàng hiện đại – những người luôn bận rộn và đòi hỏi yêu cầu rất cao đối với đủ loại thương hiệu, tất cả những yếu tố tiếp cận trực tiếp với khách hàng trong đời sống hàng ngày từ tên gọi, slogan, logo tới các ứng dụng nhận diện đều cần đáp ứng được các tiêu chí dễ nhìn, dễ hiểu và dễ nhớ. Dễ nhìn để họ dù chỉ lướt qua cũng vẫn ấn tượng với bạn, dễ hiểu để họ không phải mất thời gian thắc mắc về ý đồ xây dựng thương hiệu của bạn, và dễ nhớ để họ có thể nghĩ tới bạn ngay lập tức khi cần mua sắm.

Nếu thương hiệu của bạn đang gặp phải rắc rối với các tiêu chí này, hay thay đổi chúng. Tên gọi khó đọc, logo phức tạp, thừa chi tiết, nhận diện thiếu nhất quán…, tất cả đều cần phải thay đổi nhằm mang tới cho thương hiệu một hình ảnh mới mẻ, chuyên nghiệp và ấn tượng hơn.

Thay đổi thương hiệu – 5 thời điểm lý tưởng để xây dựng thương hiệu tốt hơn 216
Logo của Bach Viet Shipping bên trái đã không còn phù hợp với font chữ lỗi thời, khó nhìn và kết cấu thiếu đặc sắc, vì vậy Sao Kim đã thiết kế logo mới cho thương hiệu với màu sắc tươi sáng, font chữ hiện đại và kết cấu hài hòa hơn

2. Khi đã đạt được mục tiêu ban đầu của chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp nào cũng đều đề ra chiến lược xây dựng thương hiệu với mục tiêu rõ ràng ngay từ khi bắt đầu. Một khi đã đạt được và vượt qua mục tiêu đó, thương hiệu đã chứng tỏ được sức mạnh và tính thuyết phục của mình. Đó đồng thời cũng là thời điểm để doanh nghiệp xem xét đặt ra một mục tiêu chiến lược mới để vươn mình ra xa hơn trên thị trường. Lớp áo cũ đã chật cần được cơi nới hoặc thay mới để rộng đường hơn cho sự phát triển, và thương hiệu cũng cần được thay đổi tương tự.

Điều này đúng với tham vọng của Uber khi thương hiệu này quyết định vẫn giữ nguyên tên gọi nhưng thay đổi hoàn toàn nhận diện thương hiệu vào đầu năm 2016. Sau khi đã đạt được mục tiêu phủ sóng một phạm vi rộng lớn trên thế giới và được hàng trăm triệu người sử dụng với dịch vụ đặt xe đưa đón qua ứng dụng điện thoại, Uber quyết tâm tiến sâu hơn với ý đồ chiếm lĩnh thêm nhiều thị phần khác, và việc thay đổi diện mạo chính là bước chuẩn bị cho tham vọng đó.

Thay đổi thương hiệu – 5 thời điểm lý tưởng để xây dựng thương hiệu tốt hơn 217

3. Khi dễ bị nhầm lẫn với thương hiệu khác

Là hậu bối trong thị trường ngân hàng khốc liệt, TP Bank đứng trước áp lực phải xây dựng một thương hiệu khác biệt, mang nét cá tính riêng để dễ dàng được khách hàng ghi nhớ và vươn lên cạnh tranh với những ngân hàng khác. Sau một thời gian xuất hiện trước công chúng với hình ảnh mờ nhạt và bộ nhận diện mang quá nhiều dấu ấn của FPT, cuối cùng TP Bank đã quyết định lột xác và thay đổi thương hiệu vào năm 2013. Với biểu tượng hình tam giác xoắn, nhận diện thương hiệu khẳng định sự phát triển bền vững, sự vận động không ngừng và sẵn sàng thích ứng với thị trường tài chính nhiều biến động của TP Bank.

Đây là một trong số những ví dụ cho thấy sự thay đổi kịp thời và khôn ngoan của doanh nghiệp trước tình thế dễ bị nhầm lẫn hay mang tiếng bắt chước một thương hiệu khác. Khách hàng có xu hướng nhanh nhạy với những điều thực sự nổi bật, ấn tượng, khác biệt, bởi họ mong muốn được hưởng lợi từ những giá trị đặc biệt thay vì đại trà. Do đó, thay đổi thương hiệu là cần thiết để bạn vươn lên bứt phá so với chính mình và khẳng định dược dấu ấn riêng như cách mà TP Bank đã làm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thay đổi thương hiệu cần gắn liền với giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp để việc xây dựng thương hiệu theo đúng định hướng và hiệu quả hơn.

Thay đổi thương hiệu – 5 thời điểm lý tưởng để xây dựng thương hiệu tốt hơn 218

4. Khi mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh

Nếu như ví lĩnh vực kinh doanh là một cơ thể thì thương hiệu chính là lớp áo bao bọc bên ngoài cơ thể đó. Việc mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh giống như cách mà cơ thể phát triển hay suy giảm, bởi vậy lớp áo bọc ngoài không thể giữ mãi cùng một kích thước. Điều đó đồng nghĩa với việc thay đổi thương hiệu là kết quả tất yếu của sự thay đổi lĩnh vực kinh doanh từ doanh nghiệp, có thể được áp dụng đối với toàn bộ hệ thống nhận diện như tên gọi, logo, slogan cho tới các ứng dụng nhận diện khác… tùy vào mức độ và lĩnh vực hoạt động.

Không phải doanh nghiệp nào cũng lường trước được sự thay đổi trong tương lai của thương hiệu, vì vậy hình ảnh thương hiệu ban đầu sẽ chỉ mãi lưu dấu ấn trong tâm trí công chúng với sản phẩm thuộc lĩnh vực đầu tiên mà thương hiệu cung cấp. Starbucks sẽ thất bại khi muốn chiếm lĩnh thị phần các sản phẩm đồ uống khác ngoài cà phê ngay từ khi có ý định nếu không loại bỏ phần chữ “Starbucks Coffee” chạy quanh biểu tượng người cá trên nhận diện của mình. Và bạn cũng hãy thực hiện điều tương tự khi có tham vọng thay đổi lĩnh vực hoạt động của thương hiệu.

Thay đổi thương hiệu – 5 thời điểm lý tưởng để xây dựng thương hiệu tốt hơn 219

5. Khi muốn cải thiện ấn tượng thương hiệu trong mắt công chúng

Thương hiệu càng được nhiều người biết tới càng có nguy cơ đối mặt với những rủi ro cao nếu vô tình tạo ra ấn tượng tiêu cực trong mắt khách hàng. Nguyên nhân có thể là do chất lượng sản phẩm – dịch vụ chưa tốt khiến uy tín sụt giảm, xuất hiện nhiều tin đồn xấu về doanh nghiệp như kém thân thiện, thiếu trách nhiệm hay gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống… Lúc này, thay đổi thương hiệu có thể là gợi ý tốt để bạn phát đi tín hiệu về những nỗ lực sửa sai và làm mới hình ảnh của mình trong suy nghĩ của công chúng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, một khi chất lượng sản phẩm hay các yếu tố liên quan không thể đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng và khiến họ mất hoàn toàn niềm tin vào thương hiệu, doanh nghiệp đã thực sự đứng trên bờ vực không thể cứu vãn được, việc thay đổi thương hiệu chỉ là động tác giả đánh lừa cảm giác của khách hàng trong thời gian ngắn và nhanh chóng đẩy thương hiệu đi vào chỗ chết ngay sau đó.

Bởi vậy, thay đổi thương hiệu cũng cần gắn liền với một chiến lược cụ thể và được quyết định khi đã suy xét, tính toán kỹ lưỡng. Đứng từ góc độ chuyên gia hoạt động lâu năm với trên 7000 dự án thiết kế thương hiệu, Sao Kim hiểu rõ những thách thức, rủi ro mà bạn phải đối mặt và biết cách làm thế nào để doanh nghiệp vượt qua chúng một cách xuất sắc. Bạn có thể tin tưởng chúng tôi và để Sao Kim đồng hành cùng doanh nghiệp trong bước đường thay đổi thương hiệu.

Tham khảo thêmThay đổi thương hiệu: 10 lời khuyên nên và không nên từ chuyên gia

Thay đổi thương hiệu – 5 thời điểm lý tưởng để xây dựng thương hiệu tốt hơn







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn