Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ – nên và không nên
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ nên và không nên làm gì? Là điều được rất nhiều nhà khởi nghiệp hay các chủ doanh nghiệp thắc mắc. Bởi các doanh nghiệp nhỏ thường không có nhiều điều kiện cũng như khả năng cạnh tranh lớn để quá trình này thành công nhanh chóng. Vậy hãy cùng Sao Kim đi tìm hiểu những điều nên và không nên khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ.
Xây dựng thương hiệu: Tìm hiểu khái niệm và chức năng thương hiệu
Tìm hiểu kỹ khái niệm cũng như các phương pháp xây dựng thương hiệu sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cực lớn cho doanh nghiệp nhỏ của bạn trên con đường từng bước vươn mình trở thành gã khổng lồ trên thị trường.
Thương hiệu cũng giống như lời hẹn ước của doanh nghiệp đối với khách hàng của họ, nó vừa đảm bảo điều người dùng sẽ được nhận khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ, vừa giúp tạo ấn tượng trong tâm trí họ, giúp phân biệt bạn với đối thủ. Thương hiệu sẽ là đáp án cho câu hỏi: bạn khởi đầu từ đâu, bạn là ai, bạn muốn trở thành như thế nào?
Xây dựng thương hiệu: Nên lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu
Mọi thành công của những thương hiệu khổng lồ đều bắt đầu từ con số 0. Lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu đúng và phù hợp:
– Mô hình đa thương hiệu: đây là mô hình kết hợp của cả kiểu gia đình và cá biệt
Đây có lẽ là loại hình phù hợp nhất với những doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực có hạn. Tuy vậy, không hề có một mô hình nào được sinh ra để dành riêng cho doanh nghiệp, tùy vào điều kiện, và tình huống cụ thể để áp dụng. Trước khi áp dụng bất cứ điều gì cũng cần phải tính đến khả năng, hiệu quả về lâu dài của nó.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ bạn: Hiểu về mình một cách cặn kẽ, chính xác
Định nghĩa thương hiệu: Bạn muốn biết khách hàng của mình muốn gì thì hãy tự hiểu về doanh nghiệp của mình đã. Điều này sẽ tốn một chút thời gian và tương đối khó khăn, nhưng sau khi trả lời được những câu hỏi dưới đây, bạn sẽ biết mình phải làm gì tiếp theo:
– Sứ mệnh của doanh nghiệp bạn là gì?
– Tính năng đặc biệt/thế mạnh/sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp là gì?
– Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn? Họ đã biết bao nhiêu về bạn?
– Vị trí bạn muốn đạt trên thị trường?
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ nên: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng và hãy cam kết đến khách hàng thân thiết với doanh nghiệp rằng bạn có khả năng đáp ứng những mong muốn của họ. Nếu bạn là đơn vị nha khoa hay spa, thẩm mỹ viện hãy thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu đẹp bằng những hình ảnh mặt người rạng rỡ, hạnh phúc; như vậy khách hàng sẽ không chỉ muốn sử dụng dịch vụ của bạn mà còn gửi gắm cả ước mơ của họ vào đó. Thương hiệu của bạn đang tiếp bước ước mơ và giúp khách hàng vươn tới hạnh phúc thì chắc chắn họ sẽ là những khách hàng trung thành tạo thêm nhiều giá trị cho công ty bạn.
Hãy nghiên cứu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại cũng như tương lai. Bạn đừng dựa vào những gì họ nghĩ, hãy hướng họ theo cách bạn làm.
Chú trọng vào sản phẩm/dịch vụ – Điểm cốt lõi quan trọng
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp, khách hàng có xu hướng “trung thành” với 1 dòng sản phẩm nhất định: tín đồ thời trang yêu thích Gucci, Hermès, Dior, Channel,… giới trẻ yêu thích các phiên bản, mẫu mã mới của Iphone. Chắc chắn một điều rằng, xu hướng lựa chọn đó phải có xuất phát điểm từ chính chất lượng sản phẩm mà họ trải nghiệm. Và tất nhiên rồi, sản phẩm của bạn tốt, đảm bảo, thì khách hàng không chỉ là khách hàng, mà lại trở thành những kênh truyền thông, tương tác hiệu quả ngược lại.
Chính vì vậy, hãy chắc chắn rằng những thứ mà doanh nghiệp bạn đang “bán” đi phải đáp ứng được: chất lượng, mẫu mã hình thức, giá thành, tính năng sử dụng, thông điệp gửi gắm… Các sự thay đổi, điều chỉnh sản phẩm ưu việt hơn, hoàn thiện hơn đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên tình hình thị trường và mối quan tâm của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ: Lưu ý về hệ thống nhận diện thương hiệu
– Tăng nhận diện bằng biểu tượng: Đặt biểu tượng đặc trưng của công ty ở mọi nơi kèm theo slogan, logo, nhằm truyền đạt đến đúng khách hàng những thông điệp của doanh nghiệp. Một lưu ý cực nhỏ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng: Tất cả nhân viên của công ty cần phải nắm rõ toàn bộ thuộc tính của doanh nghiệp, công ty bạn.
Thời trang 92wear – Nice to wear được đặt tên và thiết kế logo bởi Sao Kim
– Tích hợp thương hiệu: Thương hiệu hiện hoạt trong mọi ngóc ngách của doanh nghiệp. Từ những điều bé nhất như cung cách phục vụ, trả lời điện thoại, e-mail, thậm chí cả chữ kí. Hãy biến tất cả thành một chuẩn mực chung cho mọi nhân viên của bạn.
– Phát triển khẩu hiệu: Như việc tóm tắt thông điệp bằng một câu slogan ngắn gọn, biến chúng thành bản tuyên bố đáng nhớ, ý nghĩa, súc tích để có thể in sâu vào tâm thức khách hàng. Ví như “ Think Different “ của Apple vậy.
Xem thêm: 6 quy luật mới để viết một slogan hay
– Nhất quán màu sắc cho thương hiệu: giống như việc các sản phẩm như bao bì, fanpage, website,.. của Coca Cola luôn áp dụng đưa màu trắng, đỏ.
– Trung thực với khách hàng: Luôn giới thiệu theo cách trung thực nhất và đảm bảo cam kết của bạn với người tiêu dùng luôn thực hiện.
– Nhất quán: Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình dài, các nhà tiếp thị, marketing cần tạo mối liên kết khi xây dựng bất cứ một chiến dịch nào cho doanh nghiệp của mình. Nếu không làm được điều này, những nỗ lực trong thiết lập thương hiệu mạnh là điều không thể.
Nên lưu ý thêm là hãy lắng nghe phản hồi của khách hàng về sự kỳ vọng của họ đối với công ty của bạn, về sản phẩm họ đã sử dụng cần cải tiến gì, trước khi tìm kiếm sản phẩm để mua họ thường chú ý những gì?… Những khảo sát đó sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin để bắt đầu thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp.
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Như đề cập ở trên, người tiêu dùng sẽ trở thành một phương thức marketing hiệu quả nếu doanh nghiệp khai thác được tiềm năng của khách hàng. Hãy luôn đảm bảo rằng khách hàng là ưu tiên của bạn, phải cung cấp đúng các giá trị cần thiết dựa theo nhu cầu khách hàng, có kế hoạch chăm sóc, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Từ đó, khách hàng và sản phẩm quan hệ mật thiết với nhau, tồn tại song hành và tương tác, giúp ích cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Hãy chú ý đến những lợi ích đi kèm cùng sản phẩm/ dịch vụ mà công ty bạn cung cấp, khách hàng có thực sự bị kích thích bởi những quà tặng đó hay không, từ đó có cách thay đổi để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và chắc chắn hơn.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ: Đừng chỉ dừng lại ở logo
Nhiều doanh nghiệp mới dành ra rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để yêu cầu có được một logo hoàn hảo. Trong khi điều đó lại không phải là là thứ quan trọng duy nhất tạo nên hình ảnh thương hiệu. Khi xem xét các yếu tố tạo nên hình ảnh thương hiệu, bạn nên cân nhắc thêm các yếu tố khác ngoài việc chỉ nghĩ về logo.
Ngoài logo, bạn hãy cân nhắc đến hình ảnh của nhân viên, hình ảnh của sản phẩm, hình ảnh quảng cáo và cả các hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội đại diện cho thương hiệu của bạn. Tất cả các phần tử này cùng nhau tạo nên một hình ảnh ấn tượng và truyền đạt thương hiệu của công ty tới các khách hàng.
Đừng đặt hình ảnh lên trước thương hiệu
Cần có thời gian để phát triển một hình ảnh thương hiệu giúp quảng bá cho doanh nghiệp của bạn. Và nếu bạn chịu cố gắng thử nghiệm và khám phá xem khách hàng sẽ phản hồi những gì, thì bạn sẽ có được công thức đáng giá.
Sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là cố để tạo dựng những yếu tố mang tính hình ảnh hơn là thấu hiểu về những điều họ cần để kết nối. Thay vì bắt đầu với những bức ảnh hoặc những bản thiết kế mà bạn thích, hãy dành thời gian để thấu hiểu về thương hiệu của bạn và cả về các khách hàng. Điều này sẽ liên quan tới các yếu tố hình ảnh mà bạn chọn và định hướng nỗ lực của bạn để tiếp cận các khách hàng mong muốn.
Miễn là bạn hiểu được thương hiệu của mình, các cố gắng thay đổi hình ảnh hay các thiết kế khác cuối cùng sẽ tạo ra các kết nối với khách hàng.
Đừng tham lam, lấy 1 điểm khác biệt duy nhất
Người tiêu dùng rất khó để nhớ nhiều điểm khác biệt, và thực sự SMEs cũng khó để tạo ra nhiều điểm khác biệt. Do vậy hãy chỉ chọn một điểm khác biệt tốt nhất, có ý nghĩa nhất với khách hàng mục tiêu, khác biệt này khó bị bắt chước và phải đảm bảo giữ được điểm khác biệt này một cách dài hạn.
Hạn chế nghĩ đến việc giá rẻ là một khác biệt. Vì nếu giá rẻ do nhập được nguồn hàng rẻ hơn,…thì đều dễ bị đối thủ bắt chước. Hơn nữa giá không còn là điều mà khách hàng quá quan tâm nữa, nếu sản phẩm tốt khách hàng có thể mua với giá cao hơn 10~20% (theo kết quả nghiên cứu của Nelson).
Có thể chọn một điểm khác biệt về lý tính: về nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ, độ bền…nhưng việc này ngày càng trở nên khó khăn do việc sản xuất hàng hóa hay việc nhập hàng hóa có cùng chất lượng và mức giá tương đương là không khó nữa. Do vậy có thể khác biệt bằng cảm tính, ví dụ như : chính sách đổi trả hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ bảo hành.
Qua các thông tin về xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ trên, Sao Kim tin chắc rằng các bạn đã có được cho mình cái nhìn cũng như bài học riêng cho quá trình phát triển thương hiệu thật phù hợp và hiệu quả. Nếu các bạn cần thêm tư vấn về chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy kết nối với các chuyên gia của Sao Kim tại 0907780812hoặc [email protected] nhé.
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ – nên và không nên