Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu?
Xây dựng thương hiệu
Khi nói đến xây dựng thương hiệu, người ta thường nhắc đến các yếu tố hữu hình như logo, slogan, màu sắc, và các nhận diện hình ảnh khác. Tuy nhiên, thương hiệu còn được thể hiện qua cách tương tác với khách hàng trên mạng xã hội, hay cách nhân viên trả lời điện thoại. Các yếu tố vô hình này, có thể gọi là tính cách thương hiệu, hình thành nên từ mối quan hệ mà thương hiệu có với khách hàng. Đây chính là yếu tố giúp khách hàng dễ dàng ra quyết định chọn thương hiệu này thay vì thương hiệu khác.
Thương hiệu thành công khi có được các mối liên tưởng tích cực, hay chiếm được tình cảm của khách hàng. Đây chính là nhiệm vụ của việc xây dựng thương hiệu. Như đã đề cập ở bài viết trước, thương hiệu là tập hợp của những suy nghĩ và nhận thức trong tâm trí của khách hàng, hình thành từ ấn tượng và trải nghiệm mà khách hàng có được với thương hiệu. Chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những nhận thức, hay nói cách khác là điều khiển khách hàng suy nghĩ theo cách mà thương hiệu mong muốn.
Vì sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng?
Tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh
Mỗi ngày trung bình một người tiếp nhận hàng ngàn thông điệp khác nhau. Do đó, chỉ có những thông điệp thực sự khác biệt mới được lưu lại trong tâm trí của khách hàng và được nhớ tới. Các thương hiệu tranh nhau giành sự chú ý của khách hàng bằng sự khác biệt. Tuy nhiên, chỉ có chiến lược khác biệt hóa được xây dựng từ các giá trị cốt lõi của thương hiệu mới chiếm được vị trí đặc biệt trong tâm trí của khách hàng. Ví dụ, khi nhắc đến Volvo thì người ta nghĩ ngay đến sự an toàn; hay khi nghĩ đến Lego thì người ta nghĩ ngay đến sự sáng tạo.
Tăng độ nhận biết thương hiệu
Chiến lược thương hiệu tạo ra sự nhất quán về tính cách thương hiệu ở biểu tượng, câu slogan, màu sắc, nhận diện trên mạng xã hội, nhận diện tại điểm bán, các ấn phầm truyền thông. Nhờ đó, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra và hình thành nhận thức về thương hiệu. Tại Sao Kim, chúng tôi kết hợp tư duy chiến lược và năng lực thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp tăng độ nhận biết thương hiệu. Xem sản phẩm của chúng tôi tại đây.
Tăng độ trung thành của khách hàng hiện tại, dễ dàng tiếp cận khách hàng mới
Chiến lược thương hiệu xây dựng những liên tưởng tích cực về thương hiệu. Điều này giúp cho việc cân nhắc và lựa chọn sản phẩm của khách hàng dễ dàng hơn. Thay vì phải cân nhắc các đặc điểm lý tính thông thường, khách hàng có thể dựa vào các lợi ích cảm tính mà sản phẩm đem lại, hoặc những giá trị và niềm tin mà thương hiệu có cùng với mình. Ví dụ, khách hàng có lối sống quan tâm tới sức khỏe lựa chọn TH true MILK vì định vị của hãng này là “Hoàn toàn từ thiên nhiên.” Ngoài ra, một thương hiệu mạnh sẽ có độ tin cậy cao, điều này khiến cho các đối tác cam kết lâu dài bởi người ta thường muốn làm việc với những người mà họ hiểu rõ.
Cho phép việc ra mắt sản phẩm mới hoặc mở rộng thương hiệu
Một chiến lược thương hiệu rõ ràng đem lại cơ hội ra mắt sản phẩm mới hoặc mở rộng sang ngành hàng mới do khách hàng đã có độ tin cậy nhất định với thương hiệu. Sự uy tín và những liên tưởng tích cực của khách hàng đối với sản phẩm hiện tại được chuyển sang sản phẩm mới. Ngoài ra, một công ty có nhiều thương hiệu cần xây dựng một kiến trúc thương hiệu nhằm xác định mức độ độc lập của mỗi thương hiệu, cũng như mối tương quan giữa thương hiệu mẹ và các thương hiệu con. Tại Sao Kim, chúng tôi áp dụng những mô hình kiến trúc thương hiệu được các công ty hàng đầu thế giới tin tưởng vào việc quản trị thương hiệu.
Giúp làm tăng giá trị thương hiệu
Cùng với các giá trị về mặt vật chất sẵn có của thương hiệu, giá trị vô hình của thương hiệu được tích lũy qua thời gian dựa vào mối quan hệ mà thương hiệu xây dựng được với khách hàng. Bằng cách xây dựng chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp có thể làm tăng giá trị thương hiệu của mình vượt xa giá trị thực tế của sản phẩm. Giá trị của Coca-Cola nằm ở biểu tượng thương hiệu đã có hơn 100 năm, chứ không đơn thuần là giá trị từ doanh thu, công thức, nhà xưởng, và nhân công.
Tăng hiệu suất công việc của nhân viên
Sau khi chiến lược thương hiệu được xây dựng, các mục tiêu dài hạn được chia nhỏ thành các mục tiêu ngắn hạn và các công việc cụ thể cần hoàn thành để đạt được những mục tiêu đó. Lúc này nhân viên của bạn sẽ hiểu rõ nhiệm vụ của mình, tập trung hơn vào công việc, giúp hợp tác giữa các bộ phận tốt hơn. Tất cả các điểm chạm của thương hiệu sẽ trở nên thống nhất, truyền tải cho khách hàng một cái nhìn nhất quán về thương hiệu. Hơn nữa, hiểu về mục tiêu và triết lý của thương hiệu sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên cố gắng tiến gần hơn tới mục tiêu mỗi ngày.
Doanh nghiệp nào cần chiến lược thương hiệu?
Trừ phi bạn là công ty độc quyền tại một thị trường hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế, khi người tiêu dùng không còn lựa chòn nào khác ngoại trừ bạn, khả năng cao là bạn sẽ cần 1 chiến lược thương hiệu. Trái ngược với suy nghĩ rằng doanh nghiệp nhỏ và start-up không cần chiến lược thương hiệu, việc xây dựng thương hiệu ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp xác định rõ thế mạnh cạnh tranh, khác biệt hóa so với đối thủ, và giúp hình thành niềm tin từ khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và thị phần. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn cũng cần có chiến lược thương hiệu vì môi trường kinh doanh và đối thủ luôn thay đổi, không có gì đảm bảo khách hàng sẽ luôn yêu quý bạn.
Sao Kim có kinh nghiệm giúp nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược khác biệt, củng cố năng lực cạnh tranh, và đạt được các mục tiêu kinh doanh khác nhau. Chúng tôi làm điều này nhờ triết lý coi thương hiệu là nền tảng cốt lõi, quy định tất cả các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, thay vì chỉ là một chức năng của Marketing. Hãy liên hệ với các chuyên gia thương hiệu tại Sao Kim qua hotline 0907780812 ngay hôm nay để nhận được tư vấn chiến lược thương hiệu bài bản nhất.
Nguồn: Memilus Agency
Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- 5 Bước để triển khai xây dựng thương hiệu mạnh hiệu quả
- 4 bước đánh giá nhanh hiện trang thương hiệu doanh nghiệp
Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu?