Vai trò và ảnh hưởng của slogan đến xây dựng thương hiệu
Copywriting,Sáng tác slogan
Mặc dù việc xây dựng thương hiệu thông qua slogan cần nhiều thời gian hơn các hình thức khác nhưng hiệu quả và tầm ảnh hưởng của nó lại lớn, kéo dài và vượt trội hơn hẳn.
Dưới đây là tổng hợp của Sao Kim về vai trò của slogan và tầm ảnh hưởng của nó đến thương hiệu.
1. Slogan là một phần không thể thiếu của thương hiệu.
Slogan không chỉ là một tagline tạo ra cho quảng cáo; slogan đóng vai trò chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp trong dài hạn. Một slogan tốt có khả năng chiếm lĩnh niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi vậy các doanh nghiệp thường thử rất nhiều slogan trước khi tìm được một slogan tốt nhất.
McDonald’s là một ví dụ điển hình: họ thay đổi slogan liên tục đến năm 2003 khi tagline “I’m lovin’ it” ra đời và trở thành cụm từ lý tưởng đại diện cho thương hiệu và cảm xúc mà hãng này muốn người tiêu dùng sở hữu khi sử dụng sản phẩm của mình. Hơn nữa, cụm từ này đã giúp cho doanh thu bán hàng của McDonald tăng vượt trội, từ đó trở thành câu nói gợi nhắc hiệu quả cho dịch vụ của hãng.
Câu slogan này của McDonald tạo cảm giác tươi vui, hạnh phúc cho khách hàng khi đến các cửa hàng của họ với gia đình, bạn bè. Mặc dù nó không cải thiện vị trí của thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm nhưng nó lại nhấn mạnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đó chẳng phải là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp hay sao? Tổng kết lại slogan khiến thương hiệu của bạn trở nên dễ dàng gợi nhắc, ghi nhớ và đáng tin cậy hơn.
Pro tip cho slogan:
- Slogan cần có khả năng kết nối cảm xúc khách hàng
- Tính tin cậy cao
- Có ý nghĩa rõ ràng
2. Là đòn bẩy của thương hiệu
Tạo ra được nhận diện thương hiệu nổi bật là điều mà mọi doanh nghiệp ao ước. Bởi slogan luôn đi kèm với tên thương hiệu và là lời giải thích cụ thể nhất cho tên thương hiệu trên mọi phương tiện truyền thông, bởi vậy slogan đương nhiên trở thành đòn bẩy cho thương hiệu.
Một mình tên thương hiệu không thể tồn tại đơn lẻ trong bộ nhận diện để truyền thông cho thương hiệu. Do đó slogan có vai trò chủ chốt trong việc truyền tải tinh thần cốt lõi của thương hiệu và tăng động lực thúc đẩy cũng như giá trị cho tên thương hiệu. Dù sao thì một cụm từ với ý nghĩa đơn giản cũng dễ dàng liên tưởng cho mọi người hơn, và nhờ đó tên thương hiệu cũng đi dần vào tâm trí của khách hàng.
Pro tip cho slogan:
- Slogan cần đưa ra tiếng nói của thương hiệu
3. Kêu gọi hành động, giúp cho thương hiệu được yêu mến hơn
Slogan hoạt động như một phần đặc trưng duy nhất của thương hiệu. Chính vì vậy, một slogan thành công không chỉ là slogan mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cần thể hiện được sự cam kết mà thương hiệu muống mang đến cho khách hàng. Nhiệm vụ của slogan lúc này ngoài thu hút khách hàng, nó còn phải lôi cuốn được cả người quản lý và nhân viên hành động theo thông điệp mà slogan truyền tải.
Rất nhiều slogan được cấp quản lý tạo ra để trở thành tiêu chuẩn làm việc của nhân viên doanh nghiệp. Bởi nó nhắc nhở về ý nghĩa thực sự mà doanh nghiệp muốn thương hiệu mang đến cho khách hàng.
Pro tip cho slogan:
- Slogan nên truyền tải thông điệp chính của thương hiệu
4. Slogan hỗ trợ xây dựng quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng
Slogan có vai trò như cầu nối hỗ trợ xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Từ việc mang đến ý nghĩa cho tên thương hiệu, slogan giúp kiến tạo cảm xúc cũng như thu hút mọi người đến với thương hiệu.
Pro tip cho slogan:
- Slogan cần gần gũi với đời sống hàng ngày theo một cách nào đó.
- Slogan tốt sẽ chạm đến cảm xúc người dùng
5. Gây dựng ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng
Slogan thường có từ 2 – 5 từ, tối đa là 8 từ đơn giản, dễ nhớ. Những slogan dài ngoằng sẽ gây khó khăn để ghi nhớ, bởi vậy các thương hiệu thường ưu tiên lựa chọn slogan ngắn gọn. Về cơ bản, một mình tên thương hiệu không thể diễn đạt được hết sứ mệnh hay nhiệm vụ mà thương hiệu hứa hẹn mang đến cho khách hàng. Nên thông điệp mà slogan truyền tải cùng hình ảnh logo khắc ghi trong tâm trí khách hàng khi họ tình cờ nhìn thấy bộ nhận diện thương hiệu ở bất kỳ đâu rất quan trọng.
Do đó, việc để ý đến âm điệu, tính chất slogan tạo ra khi len lỏi vào tâm trí khách hàng.
Ví dụ như slogan “vị ngon trên từng ngón tay”. Cấu tạo đơn giản, ngắn gọn, bắt tai, dễ nhớ, tạo được cảm giác thèm muốn cho người sử dụng sản phẩm. Đây là một câu slogan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khẳng định vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng.
Pro tip cho slogan:
- Đơn giản
- Bắt tai
- Ngắn gọn, dễ nhớ
6. Khơi gợi cảm giác của người dùng về sản phẩm
Ngay khi nghe đến “thơm ngon đến giọt cuối cùng” ta hoàn toàn có thể đoán được đó là sản phẩm dạng lỏng, có thể ăn, uống được. Những slogan càng cụ thể, dễ đoán càng giúp tăng khả năng nhận diện cho thương hiệu cao hơn.
Pro tip cho slogan:
- Có liên hệ đến sản phẩm dịch vụ giúp khách hàng dễ nhận biết
7. Slogan giúp làm rõ sự khác biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau
Một slogan tốt giúp đưa ra những điểm mà doanh nghiệp thực hiện tốt hoặc có ưu điểm vượt trội. Ngoài ra, slogan cũng giúp tạo ra sự khác biệt giữa các ngành nghề, sản phẩm dịch vụ khác nhau.
Ví dụ về slogan của bitis “nâng niu bàn chân Việt”. Câu slogan này không những làm rõ được mục tiêu của sản phẩm mà còn gợi lên cảm xúc nơi người đọc.
Pro tip cho slogan:
Có thể sử dụng mục đích hướng tới của sản phẩm, dịch vụ để sáng tạo slogan.
Người Viết Thanh Phương.
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác:
Vai trò và ảnh hưởng của slogan đến xây dựng thương hiệu