Category Archives: Truyền thông thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Làm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Làm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam 2

Truyền thông thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Khi mà ngành công nghiệp sáng tạo đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam thì xu hướng xây dựng quảng bá thương hiệu qua các ngành văn hóa sáng tạo cũng ngày một rõ hơn. Trong đó, âm nhạc là một công cụ hữu hiệu để kết nối thương hiệu với cảm xúc của khách hàng một cách nhanh chóng và khả năng áp dụng rộng rãi hơn các ngành thể thao hay văn hóa nghệ thuật khác, bởi dù là nhóm khách hàng nào thì họ cũng đều có một sở thích âm nhạc nào đó.

Định vị cao cấp

Với những thương hiệu hướng tới khách hàng trung niên và ở phân khúc cao, việc lựa chọn âm nhạc và nghệ sĩ đại diện cũng phải thể hiện được định vị của thương hiệu. Cách lựa chọn kênh quảng bá cũng thường là kênh below-the-line như là sự kiện, PR. Ví dụ điển hình tại Việt Nam những năm qua là Toyota và gần đây là VP Bank.

Toyota Vietnam

Là nhà sản xuất ô tô có số lượng tiêu thụ đứng đầu thị trường Việt Nam và khách hàng của Toyota là những doanh nhân, công chức, nhân viên văn phòng có thu nhập cao nên chương trình Toyota chọn lựa cũng rất “cao cấp”. Toyota đã tổ chứcchương trình hòa nhạc Toyota Classic với 50 đêm biểudiễn ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM… và đã thu hút khá đông khán giả.Mỗi năm, chương trình lại có thêm những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới mang đến những “bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn” cho những người yêu dòng nhạc cổ điển. Và toàn bộ số tiền bán vé từ chương trình được Toyota Việt Nam sử dụng làm học bổng cho sinh viên ngành âm nhạc.

hero_banner

VPBank

Hưởng ứng xu hướng này, Ngân hàng VPBank cũng dùng âm nhạc làm phương tiện để truyền thông chothương hiệu. Vìđịnh vị thương hiệu ở tầm cao nên VPBank chọn người nổi tiếng trên thế giới để quảng bá cho hoạt động của mình. Năm 2013, VPBank đã mời nghệ sĩ DJ Steve Aoki sang Việt Nam biểu diễn, năm 2014 thì mời nghệ sĩ piano nổi tiếng thế giới Richard Clayderman. Và trong năm 2015 vừa qua thì ngân hàngnày đã mời nghệ sĩ saxophone Kenny G biểu diễn một đêm duy nhất tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện đã bước đầu có được thành công nhưng sự hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu VPBank qua các chương trình này sẽ còn cần thời gian kiểm chứng mức độ cam kết lâu dài của thương hiệu với vai trò nhà tài trợ và tổ chức.

RichardClayderman-ID5087

Định vị hướng tới giớitrẻ và đông đảo công chúng

Đối với những thương hiệu mang tính quảng đại công chúng hơn, hoặc hướng tới khách hàng trẻ (vốn chiếm phần đông dân số Việt Nam), thì việc lựa chọn một hình ảnh định vị trẻ trung, đối mới là điều cần thiết. Rất nhiều các thương hiệu công nghệ và hàng tiêu dùng nhanh đã đi theo hướng này khi muốn truyền tải thòng điệp qua âm nhạc. Cách lựa chọn kênh quảng bá cũng đa dạng hơn, từ sự kiện, PR, TVC cho tới kênh digital marketing.

MobiFone

Từ năm 2007, MobiFone đã tổ chức Tour rock xuyên Việt vào dịp cuối năm.Nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ nên chương trình ca nhạc thường niên RockStorm được doanh nghiệpnày thực hiện ở hầu hết các thành phố lớn, và chương trình nào cũng thu hút hàng chục ngàn khán giả trẻ hào hứng tham gia. Một trong những thành công vượt bậc là RockStorm 2013 chiến thắng tại giải “Âm nhạc Cống hiến lần thứ 9” – giải thưởng được ví như Grammy của nhạc Việt.

hop-bao-rock-storm-2012

Clear

Năm 2013, nhãn hàng Clear của Unilever Việt Nam đã thực hiện chương trình rất thành công là Clear My Kool Vietnam hợp tác với ca sĩ Thanh Bùi, là một chương trình truyền thông tích hợp nhiều công cụ marketing khác nhau. Ý tưởng chính của chương trình là khơi gợi tình yêu quê hương đất nước của các bạn trẻ qua ca khúc My Kool Vietnam do Thanh Bùi sáng tác. Bên cạnh giai điệu trẻ trung, ca từ bắt tai, cùng những hình ảnh tuyệt đẹp về các địa danh, Thanh Bùi còn khiến giới trẻ“phát sốt” vì những khung hình về một Việt Nam thật tươi mới, sinh động. Các bạn trẻ còn có thể cùng chung tay vẽ lên bản đồ điện tử về Vietnam siêu “kool” của chính người Việt bằng cách check in trong app Kool Vietnam ở mỗi địa điểmmìnhđặt chân tới.

Nestle

Việc ứng dụng âm nhạc vào các TVC quảng cáo cũng đang rất phổ biến. Không chỉ dừng lại ở việc chèn nhạc điệu vui nhộn vào quảng cáo, các TVC ngày nay giống như một MV (music video) thực sự và nội dung quảng cáo sản phẩm chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nestle Tết năm nay đã phát hành một clip nhạc Tết rất hay và rộng ràng không khí lễ hộithể hiện bởiUyên Linh, Đông Nhi, Trọng Hiếu là những ca sĩ trẻ đang được mến mộ.

Product Placement

Một cách quảng cáo tinh vi hơn của các thương hiệu là kết hợp với các ca sĩ khi họ cho sản xuất các music video của mình. Khi đó các video này được phát hành không phải bởi các nhãn hàng mà bởi chính các ca sĩ trên kênh của chính họ. Như vậy các nhãn hàng đóng vai trò như nhà tài trợ kinh phí cho các ca sĩ và nhà sản xuất nhạc để thương hiệu của mình được hiện diện một cách “vô tình” trong các clip âm nhạc này. Hiện cách thức Product Placement này được rất nhiều nhãn hàng áp dụng bởi khả năng lan truyền của nó rất cao. Bạn có thể xem một ví dụ sau đây của ca sĩ trẻ Tiên Tiên để xem có bao nhiêu thương hiệu đã xuất hiện trong đó.

Như vậy, âm nhạc có sức truyền thông hiệu quả hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần bám sát những định vị và đặc tính thương hiệu của mình để có những cách thức áp dụng hiệu quả. Cách làm của một nhãn hàng tiêu dùng chắc chắn sẽ phải khác với một thương hiệu dịch vụ hoặc xa xỉ phẩm. Một thương hiệu dành cho giới trẻchắc chắn phải khác với một thương hiệu hướng tới người trung niên. Qua bài viết này, Sao Kim hi vọng mang lại cho doanh nghiệp một vài gợi ý và ví dụ về cách làm thương hiệu đang phổ biến hiện nay. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu cho ngành hàng của mình, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tư vấn thương hiệu của chúng tôi.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Làm thương hiệu qua âm nhạc tại Việt Nam







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Nhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Nhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 105

Truyền thông thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Bảng xếp hạng sau đâyvề10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 do Brand Finance công bố (được đăng tải trên Forbes), khác với bảng xếp hạng của Interbrand ở chỗ rằngdanh sách này chỉ đánh giá tập trung vào sức mạnh marketing của các thương hiệu (mức độ đầu tư vào marketing và tác động của marketing tới công việc kinh doanh). Hãy cùng Sao Kim nhìn lại những chiến dịch truyền thông nổi bật gần đây nhất của các thương hiệu đình đám này.

1. LEGO

Trong tháng 4 năm 2015, hãng đồ chơi Lego đã phối hợp cùng Facebook để sáng tạo chiến dịch truyền thông mang tên Kronkiwongi, nhằm tới đối tượng những ông bố bà mẹ hay post ảnh và video chia sẻ về con cái. Trong clip của chiến dịch đưa ra một thử thách cho khách hàng là hãy lắp “một thứ gì đó chưa từng tồn tại” (hay còn gọi là Kronkiwongi) và sau đó chia sẻ thành quả của mình qua mạng xã hội.Lars Silberbauer Andersen, giám đốc truyền thông xã hội của Lego cho biết từ Kronkiwongi được lấy cảm hứng từkí ức thời thơ ấu của ông. Chiến dịch này nằm trong chiến lược marketing của Lego chú trọng tới việc hợp tác đồng sáng tạo và sử dụng nội dung từ người dùng. Đồng thời, Jill Gray, quản lý chiến lược sáng tạo của Facebook cũng cho hay là qua việc hợp tác thực hiệnnhững chiến dịch như thế này thì Facebook cũng đang và sẽ tiếp tục tập trung chuyển hướng sang chức năng truyền thông giao tiếp qua hình ảnh (visual communication) nhiều hơn.

2. PwC

Cũng trong tháng 4 năm vừa qua, chiến dịch The world is in beta của hãng tư vấn kiểm toán và tài chính hàng đầu thế giới PwC đã được đề cử là một trong những chiến dịch Digital tốt nhất trong giải thưởng của Viện Marketing Anh quốc. Giải thưởng được trao hàng năm để công nhận những chiến dịch marketing thành công nhất. Trong chiến dịch marketing nội dung này, PwC muốn định vị mình là một hãng tư vấn có chuyên môn hàng đầu, linh hoạt và luôn đổi mới trong thời đại kĩ thuật số. PwC đã xây dựng một microsite và 5 phim ngắn nói về những thách thức tương lai, hướng tới đối tượng doanh nghiệp và đã đạt 30 triệu reach qua mạng xã hội.

3. Red Bull

Tiếp nối ý tưởng về một thương hiệu đầy sức mạnh và cảm hứng, nước tăng lực Red Bull vẫn tiếp tục duy trì thông điệp Red Bull gives you wings – Red Bull chắp cánh cho bạn,khai thác những hình ảnh sảng khoái và gợi cảm hứng căng tràn của cuộc sống. Red Bull đã khởi động một dự án có tên là Stratos Jump cùng với vận động viên nhảy dù người Úc Felix Baumgartner, trong đó anh thực hiện một cú nhảy ngoạn mục với độ cao 39 km từ trên không trung xuống Trái đất. 8 triệu người đã theo dõi sự kiện này. Hàng loạt những video và bài báo đã đề cập đến nó, khiến cho câu chuyện về tinh thần đầy thách thức và cảm hứng chinh phục lan rộng khắp nơi, tất nhiên là cùng với cái tên thương hiệu Red Bull. Red Bull Stratos thậm chí đã có hẳn một trang riêng trên Wikipedia.

4. McKinsey & Company

McKinsey chuyên tư vấn chiến lược cho 90 trên 100 công ty lớn nhất thế giới, 80 trên 100 công ty lớn nhất tại Mỹ, hơn 30 chính phủ thuộc OECD và 45 chính phủ của các nước đang phát triển. Với định vị là nhà chiến lược hàng đầu, McKinsey luôn nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình như một “nhà máy tri thức”, thông qua rất nhiều kênh quảng bá khác nhau. Ví dụ như làMcKinsey Quarterlymột tạp chí kinh doanh của riêng McKinseychuyên đăng tải các báo cáo và nghiên cứu của hãng, vàVoices on Society-một blog chuyên đăng tải các bài viết về các vấn đề toàn cầu của những chuyên gia nổi tiếng cũng như những tư vấn viên của McKinsey. Hãng cũng đã phân phối các ấn phẩm của mình qua kênh app của iStore và Android.

Không chỉ vậy, hãng còn tạo ra một mạng lưới trao đổi tri thức giữa các chuyên gia chiến lược lớn nhất trong số các đối thủ cạnh tranh. Hãng thành lập viện nghiên cứu McKinsey toàn cầu nhằm thực hiện các nghiên cứu mang quy mô lớn, thúc đẩy trao đổi giữa các nhân viên của hãng ở nhiều quốc gia khác nhau để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, tạo nên sức mạnh chung và uy tín của hãng trên khắp thế giới.

mckinsey-quarterly

5. Unilever

Là một công ty sở hữu số lượng danh mục sản phẩmthuộc loại nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Unilever đều tung ra hàng triệu mẫu quảng cáo cho từng thương hiệu con của mình. Đối với truyền thông thương hiệu tập đoàn thì Unilever tập trung vào mảngtrách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhiều hơn. Từ năm 2013 đến nay, Unilever đã bắt đầu chiến dịch Bright Future với thông điệp về một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệsau.

Tiếp tục duy trì chiến dịch này, năm vừa qua tập đoàn này đã tham gia Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào tháng 12 với một bộ phim để truyền thông về tác hại của việc phá rừng tới việc nóng lên của Trái đất. Đoạn phim mang tựa đề Lời vĩnh biệt rừng cây, kể về một cây xanh bước đi buồn bã giữa thành phố với thông điệp cuối cùng là “Một cây xanh còn an toàn khi ở giữa thành phố hơn là khi ở trong rừng nhiệt đới” (nơi nó thuộc về). Đoạn phim gây ấn tượng mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ vào hình ảnh về trách nhiệm cộng đồng của Unilever.

6. L’Oreal

Với các hãng mỹ phẩm như L’Oreal thì một quyết định quan trọng trong công tác truyền thông là lựa chọn đại sứ thương hiệu. Năm qua, hãng đã tập trung vào quảng bá dòng phấn nền True Match của mình với 33 tông màu, phù hợp cho mọi loại da của phụ nữ. Hãng đã chọn các người mẫu làNatasha Poly, Bianca Balti and Liya Kebede trongchiến dịch quảng cáo cho True Match. Trong nỗ lực lan rộng sức ảnh hưởng của thương hiệu tại châu Á, L’Oreal cũng đã công bố chọn Soo Joo Park là đại diện thương hiệu người Mỹ lai châu Á đầu tiên của mình. Thông điệp của True Match cũng đã phần nào truyền tải được hình ảnh của L’Oreal như là một chuyên gia về sắc đẹp chăm sóc tới từng chi tiếtriêngbiệt nhất của mỗi mộtngười phụ nữ.

Nhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 106
Quảng cáo phấn nền True Match

7. Burberry

Giáng sinh năm 2015, Burberry đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo mới lạ với bộ phim kỉ niệm 15 năm vởnhạc kịch nổi tiếng Billy Elliot của nước Anh và cả thế giới, với việc mời dàn diễn viên tham gia đóng bộ phim quảng cáo này. Bộ phim được dựng với không khí lễ hội tưng bừng, đồng thời cũng thể hiện được hình ảnh hiện đại, đầy sáng tạo mà Burberry đã xây dựng bao năm qua với những họa tiết sọc đã trở thành đặc trưng của thương hiệu này, khác biệt với đa số các thương hiệu thời trang cổ điển xuất xứ từ châu Âu.

8. Rolex

Hãng đồng hồ Thụy Sỹ năm nay đã tài trợ cho cuộc đua thuyền tổ chức bởi Câu lạc bộ đua thuyền Hoàng Gia, mang tên Rolex Fasnest Race, thu hút các đội đua tới từ 25 quốc gia. Cuộc thi có riêng một website, blog, kênh radio, và các kênh mạng xã hội riêng và là chủ đề thảo luận của vô số các diễn đàn về thuyền buồm hoặc đua thuyền khắp nơi trên thế giới. Rolex đã tạo nên một liên kết thương hiệu rất hiệu quả để hướng tới đối tượng nam giới thuộc phân khúc cao cấp.

9. Ferrari

Ferrari từ lâu đã trở thành một thương hiệusiêu xe thể thao sang trọng vào loại bậc nhất thế giới. Để duy trì hình ảnh này, sự độc quyền luôn là một bí quyết, do vậy sẽ là thảm họa nếu họ bán được quá nhiều chiếc xe. Ferrari có cung cấp dịch vụ cá nhân hóa xe cho khách hàng, nhưng không giống các hãng xe khác đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, Ferrari đôi khi không ngại từ chối những yêu cầu quá khác thường của khách có ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.“Chúng tôi không bán ô tô, chúng tôi bán những giấc mơ” – cựu giám đốc điều hành Ferrari Luca di Montezemolo từng tuyên bố như thế. Còn tại lễ ra mắt chiếc xe thể thao mới nhất Ferrari 488 GTB diễn ra ở Geneva Motor Show, Enrico Galliera cho biết: “Trọng trách to lớn của tôi là luôn phải duy trì giấc mơ mang tên Ferrari cho giới mộ điệu ô tô thể thao”.

1 (1)
Ra mắt chiếc xe thể thao mới nhất Ferrari 488 GTB

10. Nike

Trong năm vừa qua, hãng thể thao Nike đã thực hiện chiến dịch quảng cáo dành cho đối tượng phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay mang tên Better for it. Chiến dịch được đánh giá là hiệu quả và có khác với định hướng truyền thông của Nike từ trước tới nay. Bộ phim quảng cáo gợi cảm hứng cho những nữ vận động trong quá trình tập luyện của mình, nhưng mang tính nhẹ nhàng vui vẻ hơn những quảng cáo truyền cảm hứng nghiêm túc trước đây. Câu tagline Better for it cũng không mạnh mẽ quyết liệt như Just do it, và được cho là phù hợp với đối tượng rộng hơn là các vận động viên bán chuyên nghiệp.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Nhìn lại chiến lược truyền thông của top 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả? 209

Truyền thông thương hiệu,Xây dựng thương hiệu

Hiện nay, các thương hiệu không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin mà họ còn muốn truyền tải và nắm bắt cảm xúc của khách hàng. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cảm xúc đã trở thành cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Emotional brand (Thương hiệu cảm xúc) là quá trình hình thành mối quan hệ giữa người dùng với một sản phẩm hay thương hiệu bằng cách khơi gợi cảm xúc của họ. Các marketer đạt được điều này bằng cách tạo ra nội dung thu hút trạng thái cảm xúc, cái tôi, nhu cầu và khát vọng của người tiêu dùng.

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả? 210

Thương hiệu cảm xúc là quá trình hình thành mối quan hệ giữa người dùng với sản phẩm/ thương hiệu bằng cảm xúc của họ.

1. Thương hiệu cảm xúc và Quảng cáo cảm xúc

Cảm xúc có thể được áp dụng trực tiếp hơn trong quảng cáo, ví dụ như trong quảng cáo hay chiến dịch cụ thể. Mỗi quảng cáo cảm xúc góp phần tạo nên chiến lược thương hiệu cảm xúc. Vì vậy, có thể nói, quảng cáo cảm xúc giống như các hình khối riêng lẻ tạo ra tính toàn vẹn cấu trúc của thương hiệu.

Nhiều công ty tạo ra quảng cáo cảm xúc để tạo hiệu ứng trong các sự kiện lớn, đồng thời quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ví dụ, sau lệnh cấm du lịch của Hoa Kỳ vào năm 2018, Airbnb đã phát động một chiến dịch thúc đẩy ý tưởng về một cộng đồng toàn cầu qua quảng cáo “Let’s Keep Traveling Forward”. Đây là một chiến lược định vị thương hiệu táo bạo và hiệu quả.

2. Cảm xúc và tháp nhu cầu

Tháp nhu cầu của Maslow tạo ra cơ sở sự dịch chuyển tâm lý thông qua nhu cầu sinh lý và xã hội. Con người cần thỏa mãn những nhu cầu sinh lý của mình như ăn, uống, hít thở, cư trú trước khi họ có thể đi lên tháp để đáp ứng nhu cầu tình cảm của họ: lòng tự trọng (sự tôn trọng, địa vị, sức mạnh) và tự thỏa mãn.

Liệu tháp nhu cầu của Maslow có thể áp dụng được cho quá trình xây dựng thương hiệu? Làm thế nào mà các thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới thành công trong việc thu hút số đông dân số và áp dụng các nguyên tắc bản chất con người?

Dưới đây, chúng tôi đã chuyển chiến lược xây dựng thương hiệu cảm xúc của Apple trong những năm qua sang tháp nhu cầu của Maslow:

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả? 211

Tháp thương hiệu cảm xúc của Apple

Việc tìm kiếm những sản phẩm hay dịch vụ bạn cần và nơi định vị giá trị của bạn phù hợp với có thể giúp bạn thu hẹp cảm xúc để nhắm đúng mục tiêu.

3. Thương hiệu cảm xúc thu hút Ethos, Pathos và logos

Bạn có nhớ Aristotle? Ông là người mà chúng ta có thể cảm ơn vì ba nền tảng của các kỹ thuật tiếp thị thuyết phục: ethos, pathos và logo. Khi bạn có thể cân bằng cả ba trong số chúng, bạn sẽ có một thương hiệu mạnh mẽ về mặt cảm xúc.

Các kỹ thuật này được phân loại thành ba nhóm dựa trên những lập luận trong các cuộc tranh luận. Ba nhóm này là:

3.1. Ethos: Sự hấp dẫn về Uy tín và Đạo đức

“Ba trong số bốn bác sĩ giới thiệu X vượt trội hơn các đối thủ.”

Khi bác sĩ hoặc người có ảnh hưởng khác tán dương sản phẩm hoặc dịch vụ, nhà quảng cáo sẽ thu hút ethos. Ethos trong xây dựng thương hiệu có thể có nhiều hình thức như trích dẫn của các chuyên gia trong một lĩnh vực, trích dẫn nguồn, lời chứng thực từ khách hàng và nghiên cứu trường hợp, ví dụ.

Sức hấp dẫn với ethos giúp xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm trong ngành của bạn, đồng thời thiết lập thương hiệu là một thương hiệu chính hãng.

3.2. Pathos: hấp dẫn về sự đồng cảm

“X: Sống, Cười, Giữ chân lâu dài.”

Pathos thúc đẩy người tiêu dùng hành động bằng cách tạo ra cảm giác cấp bách, sợ bỏ lỡ, cảm giác thân thuộc và hơn thế nữa. Miễn là nó được thực hiện cẩn thận và không làm cho người tiêu dùng cảm thấy như cảm xúc của họ bị điều khiển. Các tổ chức phi lợi nhuận luôn sử dụng Pathos để thiết lập sự đồng cảm và củng cố chiến lược thương hiệu của mình.

3.3. Logos: Hấp dẫn Logic và Lý do

“X có hiệu quả với 99,9% khách hàng”.

Logos là giá trị thuyết phục nhất trong 3 phạm trù của Aristotle, cũng là yếu tố phụ thuộc nhiều nhất vào các phạm trù khác. Chỉ dựa trên sự thật, số liệu thống kê hay tính năng thường không đủ để thuyết phục người tiêu dùng hành động. Cho người dùng thấy được sản phẩm của bạn có thể làm gì cho họ và cố gắng tạo mối liên hệ giữa cảm xúc của họ và logic của bạn.

Tất cả ba nguyên tắc của Aristotle không cần thiết phải áp dụng cho mọi tình huống, nhưng hãy ghi nhớ chúng khi bạn xây dựng một chiến lược cảm xúc. Điều này có thể làm tăng khả năng thuyết phục cho thương hiệu của bạn.

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả? 212

Những dạng thức của thương hiệu cảm xúc

4. Cơ sở khoa học của thương hiệu cảm xúc

Trong khi nhiều công ty bắt đầu xây dựng thương hiệu của họ hoa mỹ hơn và giảm bớt tính khoa học thì một số công ty lại điều chỉnh các chiến lược nhận thức thương hiệu để tác động đến khách hàng ở mức độ tâm lý với chiến thuật gọi là tiếp thị tác động đến thần kinh.

Khoa học thần kinh là một lĩnh vực nghiên cứu các phản ứng nhận thức và tình cảm của con người. Nó được chuyển thành tiếp thị thần kinh khi chúng ta bắt đầu áp dụng những ý tưởng này theo cách chúng có thể tác động đến phản ứng não bộ của khách hàng đối với các kích thích.

Khi tiếp cận thương hiệu từ góc độ khoa học thay vì theo quan điểm thiết kế bằng thị giác, mã hóa khuôn mặt và EEG (điện não đồ), chúng ta có thể phân tích tốt hơn phản ứng của một người và hiểu chính xác cách người đó sẽ phản ứng với quảng cáo hay thương hiệu như thế nào.

Nghiên cứu kỹ hơn về cách làm thế nào để tiếp thị hiệu quả tới người tiêu dùng đã tiết lộ rất nhiều số liệu thống kê thuyết phục để giúp các Marketer tiếp cận đối tượng của họ:

  • 90% quyết định mua được thực hiện trong tiềm thức.
  • Con người xử lý hình ảnh nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản.
  • 50% trải nghiệm thương hiệu dựa trên cảm xúc.

5. Những lợi ích của thương hiệu cảm xúc

Sử dụng các kỹ thuật khoa học thần kinh kết hợp với các chiến lược thương hiệu và tiếp thị đã mang lại một số kết quả khá hấp dẫn. Việc xác định người dùng mục tiêu với quảng cáo hiệu quả hơn có nghĩa là bạn sẽ có thể thu hút khách hàng của mình tốt hơn.

Khi bạn thu hút khách hàng, bạn sẽ xây dựng mối quan hệ với họ. Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể giá trị trọn đời cho khách hàng. Ngân sách của bạn cũng sẽ được hưởng lợi. Bởi vì bạn sẽ chi tiêu ít hơn trong khi đồng thời khơi dậy lòng trung thành của khách hàng, tạo nên ROI hiệu quả hơn.

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả? 213

Lợi ích của thương hiệu cảm xúc: Tạo sự khác biệt so với đối thủ, kết nối con người và định vị thương hiệu, tạo ra tệp khách hàng trung thành, tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tại sao điều quan trọng là tận dụng chiến lược này? Bởi vì 90% quyết định mua hàng được đưa ra trong tiềm thức, nhưng 89% người tiêu dùng không cảm nhận được mối liên hệ cá nhân với các thương hiệu mà họ mua. Điều này có nghĩa là có một cơ hội lớn để phân biệt doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh bằng việc thiết lập kết nối cảm xúc.

Xem thêm: Bản sắc doanh nghiệp và xuhướng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 2020

6. Một số ví dụ về thương hiệu cảm xúc

1. Always: #LikeAGirl

Always tìm cách lật ngược tình thế “..like a girl” (như một cô gái) trong chiến dịch này. Chiến dịch thu hút cảm xúc bằng cách khiến phụ nữ cảm thấy được trao quyền và tự tin hơn. Bất chấp những tranh cãi xảy ra sau đó, quảng cáo này vẫn tiếp tục giành được giải Emmy, giải thưởng Grand Prix của Cannes và giải thưởng Grand Clio.

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả? 214

2. Google: Year In Search

Chiến dịch Year in Search của Google tổng hợp các cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất mỗi năm và nhằm mục đích tạo cảm giác về một cộng đồng dựa trên công cụ tìm kiếm. Mặc dù các cụm từ này thường bao gồm các chủ đề và sự kiện tìm kiếm khác nhau, Google luôn chắc chắn làm nổi bật những khoảnh khắc quan trọng đã mang cả thế giới lại gần nhau, xây dựng kết nối cảm xúc của người dùng với thương hiệu.

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả? 215

3. Petcube: Pet parents

Máy ảnh tương tác Petcube mang đến cho người dùng niềm vui bằng cách có thể tương tác với thú cưng mọi lúc mọi nơi. Thương hiệu này cho phép người dùng chơi đùa cùng thú cưng của mình thông qua các ứng dụng trên smartphone.

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả? 216

Tóm lại, thương hiệu cảm xúc đóng vai trò lớn trong sự thành công của một doanh nghiệp, nhất là khi họ muốn làm nên lịch sử. Đây là chiếc chìa khóa giúp mở ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn cho doanh nghiệp mà các Marketer cần lưu ý. Hãy dành thời gian để đầu tư cho công cụ này một cách cẩn thận từ việc tạo ra các ý tưởng để thiết kế các sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vận dụng nó một cách khéo léo bởi cảm xúc là con dao hai lưỡi có thể khiến doanh nghiệp bị tổn thương.

Nguồn tham khảo:Sao Kim Branding

Xem thêm các bài viết liên quan:

Emotional branding là gì? Làm thế nào để vận dụng hiệu quả?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn