Category Archives: Truyền thông thương hiệu

5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất 2

Truyền thông thương hiệu

Xác định đúng mục tiêu quảng bá thương hiệu không phải là điều dễ dàng. Tùy theo từng thời điểm hoạt động của doanh nghiệp, tùy đối tượng được nhắm đến mà mục tiêu quảng bá sẽ khác nhau ít nhiều. Sao Kim sẽ giúp bạn hiểu tường tận về 5 loại mục tiêu quảng bá thương hiệu và cách đặt mục tiêu quảng bá thương hiệu thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của thương hiệu.

1. Tạo sự nhận biết

Sự nhận biết là khả năng thương hiệu của bạn được ghi nhớ và nhận ra dễ dàng bởi khách hàng. Sự nhận biết này có thể đạt được hiệu quả lớn nếu có được thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tốt, sáng tạo và khác biệt.

thiết kế bao bì chuỗi

Doanh nghiệp nên đặt mục tiêu nhận biết khi vừa launching sản phẩm mới, nhãn hiệu mới hoặc đang vừa mới thâm nhập thị trường. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tạo sự ấn tượng, nổi bật để khách hàng chú ý tới sản phẩm/dịch vụ. Đây cũng là mục tiêu cho giai đoạn đầu tiên của quảng bá thương hiệu.

Để đạt được mục tiêu trên, bạn nên tìm câu trả lời cho các câu hỏi:

(1) Doanh nghiệp có vị trí như thế nào? Doanh nghiệp được mô tả như thế nào? Doanh nghiêp đem đến lợi ích gì? Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt ra sao?

(2) Ai nhận sẽ tiếp nhận thương hiệu của bạn? Họ sẽ tiếp nhận qua đâu?

Với mọi thương hiệu, khi bạn xác định rõ được những vấn đề trên, mục tiêu nhận biết thương hiệu sẽ đạt được những kết quả hết sức bất ngờ.

2. Tạo sự quan tâm

Tạo sự quan tâm ở đây được hiểu là tác động vào thái độ của khách hàng. Mục tiêu này được thực hiện khi khách hàng đã nhận biết về sản phẩm, mục đích để khách hàng quan tâm và tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ.

Cơ cấu tổ chức công ty truyền thông, thương hiệu

So với mục tiêu nhận biết, mục tiêu này khó thực hiện hơn, vì nó cần tác động tới tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp cần khơi gợi được nhu cầu của khách hàng, tìm điểm tương đồng giữa thương hiệu với nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng.

Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần đặt ra và trả lời lần lượt các câu hỏi sau.

(1) Khách hàng được mô tả như thế nào? (Hành vi, sở thích, thu nhập…)

(2) Thông điệp của thương hiệu gắn với khách hàng là gì?

(3) Cách tiếp cận sáng tạo, tự nhiên nhất để liên kết thương hiệu với khách hàng.

Xem thêm: 5 điểm tiếp xúc thương hiệu để gia tăng nhận biết thương hiệu nhanh chóng

3. Cung cấp thông tin

Cung cấp thông tin là đưa ra những thông tin thuyết phục khiến khách hàng tin tưởng và yêu mến thương hiệu. Nói cách khác, đây là giai đoạn doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng gần hơn, giúp xóa tan rào cản, nghi ngại trong quá trình khách hàng tìm hiểu về thương hiệu nhờ việc đưa ra những lợi ích mà thương hiệu mang tới cho họ.

Sao Kim chat lieu bao bi 6

Mục tiêu quảng bá thương hiệu này cần đạt được sau khi khách hàng nhận biết được sản phẩm và có quan tâm muốn biết thêm về thương hiệu trong trường hợp thương hiệu là mới. Trong trường hợp thương hiệu đã tồn tại trên thị trường nhưng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, mục tiêu ở đây là định vị thương hiệu khác biệt để tạo chỗ đứng rõ ràng trên thị trường.

Để nắm rõ được hướng đi đạt mục tiêu, bạn cần trả lời các câu hỏi như sau:

(1) Lợi ích bạn cung cấp ra thị trường?

(2) Thông tin chi tiết về doanh nghiệp, sản phẩm?

(3) Sự khác biệt của sản phẩm so với các đối thủ trên thị trường?

Các thông tin về sản phẩm/dịch vụ này nên đầy đủ, phù hợp với sự quan tâm của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.

Xem thêm: 8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để xây dựng thương hiệu đột phá

4. Chuyển đổi hành động

Chuyển đổi hành động là mục tiêu tiếp theo trong việc quảng bá thương hiệu. Hành động ở đây chính là sự yêu mến, cổ vũ, khen ngợi, truyền miệng hoặc tương tác với thương hiệu.

chiến dịch sáng tạo

Trong mục tiêu này doanh nghiệp có thể tạo các sự kiện lớn, hướng tới mass media, xu hướng mới nhằm tạo cho khách hàng những hứng khởi giúp họ có những hành động cổ động thương hiệu và giới thiệu thương hiệu đến những người khác. Khi đó mối quan hệ của khách hàng và thương hiệu hình thành và bồi đắp.

5. Củng cố thương hiệu

Củng cố thương hiệu được hiểu là xây dựng thương hiệu ngày càng vững chắc, sâu đậm. Đó là việc chuyển mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu lên một tầm mới – Sự trung thành.

it is a real thing coke

Mục tiêu ở đây chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nó sẽ được triển khai khi mà mối quan hệ thương hiệu và khách hàng đã từng diễn ra. Nay mối quan hệ đó sẽ được củng cố.

Quảng bá thương hiệu lúc này mang tính chất gợi nhớ và lưu giữ những cảm xúc, ấn tượng sâu đậm về thương hiệu. Có thể thấy Coca và Pepsi làm khá tốt công việc này. Hoạt động quảng bá lúc này cần đi sâu vào tính sáng tạo và trải nghiệm trong cảm xúc người dùng.

Cả quá trình dài quảng bá thương hiệu, 5 mục tiêu tương ứng với 5 giai đoạn lớn và quan trọng quyết định thành công của thương hiệu. Sự hiệu quả có được khi chú ý đến từng chi tiết nhỏ.

Chặng đường xây dựng thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp luôn đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và tình yêu thương hiệu sâu sắc đến từ bản thân chủ doanh nghiệp. Bạn muốn tạo nên một thương hiệu đột phá cho doanh nghiệp, hãy để Sao Kim tư vấn và đồng hành cùng bạn.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Sự khác nhau giữa Profile, Catalogue và Brochure

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Sự khác nhau giữa Profile, Catalogue và Brochure 105

Truyền thông thương hiệu

Profile, Catalogue và Brochure là 3 ấn phẩm quan trọng trong hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Mỗi loại ấn phẩm có những ứng dụng khác nhau mà doanh nghiệp cần nắm được để thực hiện làm thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Sau đây là những điểm khác biệt chính mà Sao Kim muốn giới thiệu cùngdoanh nghiệp.

cong-ty-tnhh-dich-vu-bao-ve-hoang-gia0_1363075401

KHÁC NHAU VỀ MỤC TIÊU SỬ DỤNG

Profile nhằm chứng minh năng lực thực hiện công việccủa doanh nghiệp.

Catalogue làmột nguồn tài liệu cung cấp thông tin tổng quát cho khách hàng về tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Brochure cũng cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ nhưng ở mức độ chi tiết hơn, kêu gọi khách hàng tiêu dùng tức thì.

KHÁC NHAU VỀ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI ĐỌC

Profile dành cho mọi đối tượng: khách hàng, đối tác, chủ đầu tư,…

Catalogue thường được sử dụng cho tất cả khách hàng.

Brochure sử dụng chuyên biệt cho một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định.

dd-500x333
Profile công ty dịch vụ Hàng Hải Đại Dương

KHÁC NHAU VỀ NỘI DUNG TRỌNG ĐIỂM

Profile giới thiệu về công ty, những thành tựu nổi bật, năng lực cốt lõi.

Catalogue giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ với những đầy đủ thông số, thường thiết kế theo dạng danh sách được phân loại.

Brochure có thể giới thiệu về công ty, sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ cho một chương trình marketing riêng. Brochure hướng tới ngôn từ khơi gợi khả năng tiêu dùng của khách hàng.

KHÁC NHAU VỀ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG

Profile thường sử dụng những hình ảnh sát thực hơn về doanh nghiệp, những sản phẩm, dự án đã thực hiện,…

Catalogue giới thiệu nhiều hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà không chịu ảnh hưởng nhiều của tính xácthực.

Brochure sử dụng đa dạng hình ảnh hơn, có thể dùng cả ảnh thật hoặc ảnh vẽ,…

Mau chung
Catalogue Gốm sứ Tân Toàn Phát

KHÁC NHAU VỀ TRƯỜNG HỢPSỬ DỤNG

Profile thường dùng trong trường hợp gặp trực tiếp khách hàng để trao đổi hoặc gửi đi trong hồ sơ dự thầu.

Catalog có thể gửi qua đường bưu điện, phát tại điểm bán,…

Brochure có thể phát tại những nơi công cộng,…

KHÁC NHAU VỀ KIỂU DÁNG, KÍCH THƯỚC

Profile có kiểu dáng chuẩn là A4, tuỳ thuộc nhiều trường hợp kích thước này cũng có thể thay đổi.

Catalogue cũng có thể thay đổi kích thước tuỳ ý, ngoài ra về hình dạng cũng không bị hạn chế bởi tính “nghiêm túc” của Profile.

Brochure có thể là bất cứ kích thước, hình dạng nào phù hợp với đối tượng khách hàng, chiến dịch marketing,… của thương hiệu.

hud3-ct3-linh-dam3_1396548196
Brochure dự án chung cư Linh Đàm

Để nhận được những tư vấn chuyên sâu hơn, doanh nghiệp có thể liên hệ với những chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.

Nguồn: Sao kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Sự khác nhau giữa Profile, Catalogue và Brochure







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




5 bước đánh giá hiện trạng thương hiệu năm vừa qua

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 bước đánh giá hiện trạng thương hiệu năm vừa qua 208

Truyền thông thương hiệu

Cuối năm là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tiến hành đánh giá, rà soát hiện trạng thương hiệu (brand audit). Liệu các kế hoạch chiến lược doanh nghiệp triển khai trong năm vừa qua có thực sự hữu ích cho sự phát triển của thương hiệu? Liệu chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp bạn có đang đi đúng hướng? Nếu không trả lời được các câu hỏi trên doanh nghiệp bạn sẽ không thể có được hướng đi đúng đắn cho thương hiệu trong năm 2017 tới.

Audit-Checklist-500x375

=>> Bài dưới đây Sao Kim sẽ đưa ra 5 bước cơ bản mà doanh nghiệp cần rà soát lại để có định hướng chung đúng đắn cho thương hiệu trong năm tới.

1. Xác nhận giá trị thương hiệu và cam kết của thương hiệu đối với khách hàng

Điều đầu tiên cần xem xét là giá trị mà bạn muốn thương hiệu mình hiện diện trong tâm trí khách hàng. Điều này được thể hiện qua những cam kết đã được thực hiện. Vậy tiến độ hay phương hướng thực hiện của các cam kết này có đúng như bạn mong muốn? Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong tương lai gần.

2. Nhận diện khách hàng mục tiêu

Bạn đã phân nhóm đối tượng khách hàng theo cách hiệu quả nhất chưa? Điều này có thể xác định bằng việc thương hiệu đã đáp ứng những giá trị phù hợp với nhu cầu của khách hàng của từng nhóm hay chưa? Nếu chưa thì bạn cần phải tìm hiểu cái mà khách hàng mong đợi ở một thương hiệu như doanh nghiệp bạn là gì? Những mong đợi đó đã được thỏa mãn chưa? Và cuối cùng, qua trả lời những câu hỏi trên bạn sẽ hiểu được thông điệp mà khách hàng nhận được có đúng với thông điệp mà thương hiệu bạn mong muốn truyền tải.

3. Phân tích thương hiệu trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh

tiffany-co-brand-audit-8-728

Để làm được điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi như hiện tại vị trí của thương hiệu bạn sở hữu đang nằm ở đâu trong thị trường? Vị trí này có phản ánh đúng năng lực doanh nghiệp bạn không? Vị trí đó có được truyền thông hiệu quả đến các đối tượng khách hàng mục tiêu không? Từ các câu hỏi trên bạn sẽ nhận định điểm khác biệt, thế mạnh và tồn tại của thương hiệu để đảm bảo nó sẽ phát triển đúng hướng mà bạn đã xác định từ đầu.

4. Xem xét về thương hiệu trong truyền thông nội bộ

Sẽ không có ai ủng hộ thương hiệu của bạn mạnh mẽ hơn nhân viên của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần nghiêm túc thu nhận quan điểm cũng như ý kiến của từng nhân viên ở các bộ phận khác nhau về thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng. Mục đích của việc này là để xem xét liệu tất cả các nhân viên đã thực sự hiểu, tin tưởng và ủng hộ tuyệt đối thương hiệu tại doanh nghiệp mà họ làm việc hay chưa? Nếu có bất cứ điều nhầm lẫn hay thiếu sót nào bạn cần phải điều chỉnh lại ngay để đảm bảo hoàn thành tốt công tác truyền thông nội bộ.

5. Nhận định về chiến lược thương hiệu của các bên liên quan

Để có được kết quả xác thực, tổng quát, qúa trình đánh giá lại thương hiệu không nên chỉ dừng lại ở khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhân viên. Quá trình này cần mở rộng sang cả nhận thức của nhà đầu tư, phóng viên báo chí, các đối tác. Bạn cần thu thập ý kiến cùng nhận xét của họ về thương hiệu để đảm bảo nhìn nhận đúng đắn nhất về thương hiệu.

brand audit

Phương pháp thu thập thông tin cho việc rà soát, đánh giá thương hiệu

Thông qua các tài liệu marketing và nhận diện thương hiệu

Các kênh truyền thông xã hội

Thông qua nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nếu cảm thấy chưa rõ về bất cứ vấn đề nào trong quá trình đánh giá hiện trạng thương hiệu. Hãy liên hệ ngay đến cá c chuyên gia của Sao Kim để nhận được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả, tận tình.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Người viết Thanh Phương

Xem thêm những bài viết khác:

5 bước đánh giá hiện trạng thương hiệu năm vừa qua







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn