5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất
Xác định đúng mục tiêu quảng bá thương hiệu không phải là điều dễ dàng. Tùy theo từng thời điểm hoạt động của doanh nghiệp, tùy đối tượng được nhắm đến mà mục tiêu quảng bá sẽ khác nhau ít nhiều. Sao Kim sẽ giúp bạn hiểu tường tận về 5 loại mục tiêu quảng bá thương hiệu và cách đặt mục tiêu quảng bá thương hiệu thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của thương hiệu.
1. Tạo sự nhận biết
Sự nhận biết là khả năng thương hiệu của bạn được ghi nhớ và nhận ra dễ dàng bởi khách hàng. Sự nhận biết này có thể đạt được hiệu quả lớn nếu có được thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tốt, sáng tạo và khác biệt.
Doanh nghiệp nên đặt mục tiêu nhận biết khi vừa launching sản phẩm mới, nhãn hiệu mới hoặc đang vừa mới thâm nhập thị trường. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tạo sự ấn tượng, nổi bật để khách hàng chú ý tới sản phẩm/dịch vụ. Đây cũng là mục tiêu cho giai đoạn đầu tiên của quảng bá thương hiệu.
Để đạt được mục tiêu trên, bạn nên tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
(1) Doanh nghiệp có vị trí như thế nào? Doanh nghiệp được mô tả như thế nào? Doanh nghiêp đem đến lợi ích gì? Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt ra sao?
(2) Ai nhận sẽ tiếp nhận thương hiệu của bạn? Họ sẽ tiếp nhận qua đâu?
Với mọi thương hiệu, khi bạn xác định rõ được những vấn đề trên, mục tiêu nhận biết thương hiệu sẽ đạt được những kết quả hết sức bất ngờ.
2. Tạo sự quan tâm
Tạo sự quan tâm ở đây được hiểu là tác động vào thái độ của khách hàng. Mục tiêu này được thực hiện khi khách hàng đã nhận biết về sản phẩm, mục đích để khách hàng quan tâm và tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ.
So với mục tiêu nhận biết, mục tiêu này khó thực hiện hơn, vì nó cần tác động tới tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp cần khơi gợi được nhu cầu của khách hàng, tìm điểm tương đồng giữa thương hiệu với nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng.
Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần đặt ra và trả lời lần lượt các câu hỏi sau.
(1) Khách hàng được mô tả như thế nào? (Hành vi, sở thích, thu nhập…)
(2) Thông điệp của thương hiệu gắn với khách hàng là gì?
(3) Cách tiếp cận sáng tạo, tự nhiên nhất để liên kết thương hiệu với khách hàng.
Xem thêm: 5 điểm tiếp xúc thương hiệu để gia tăng nhận biết thương hiệu nhanh chóng
3. Cung cấp thông tin
Cung cấp thông tin là đưa ra những thông tin thuyết phục khiến khách hàng tin tưởng và yêu mến thương hiệu. Nói cách khác, đây là giai đoạn doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng gần hơn, giúp xóa tan rào cản, nghi ngại trong quá trình khách hàng tìm hiểu về thương hiệu nhờ việc đưa ra những lợi ích mà thương hiệu mang tới cho họ.
Mục tiêu quảng bá thương hiệu này cần đạt được sau khi khách hàng nhận biết được sản phẩm và có quan tâm muốn biết thêm về thương hiệu trong trường hợp thương hiệu là mới. Trong trường hợp thương hiệu đã tồn tại trên thị trường nhưng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, mục tiêu ở đây là định vị thương hiệu khác biệt để tạo chỗ đứng rõ ràng trên thị trường.
Để nắm rõ được hướng đi đạt mục tiêu, bạn cần trả lời các câu hỏi như sau:
(1) Lợi ích bạn cung cấp ra thị trường?
(2) Thông tin chi tiết về doanh nghiệp, sản phẩm?
(3) Sự khác biệt của sản phẩm so với các đối thủ trên thị trường?
Các thông tin về sản phẩm/dịch vụ này nên đầy đủ, phù hợp với sự quan tâm của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.
Xem thêm: 8 lời khuyên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để xây dựng thương hiệu đột phá
4. Chuyển đổi hành động
Chuyển đổi hành động là mục tiêu tiếp theo trong việc quảng bá thương hiệu. Hành động ở đây chính là sự yêu mến, cổ vũ, khen ngợi, truyền miệng hoặc tương tác với thương hiệu.
Trong mục tiêu này doanh nghiệp có thể tạo các sự kiện lớn, hướng tới mass media, xu hướng mới nhằm tạo cho khách hàng những hứng khởi giúp họ có những hành động cổ động thương hiệu và giới thiệu thương hiệu đến những người khác. Khi đó mối quan hệ của khách hàng và thương hiệu hình thành và bồi đắp.
5. Củng cố thương hiệu
Củng cố thương hiệu được hiểu là xây dựng thương hiệu ngày càng vững chắc, sâu đậm. Đó là việc chuyển mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu lên một tầm mới – Sự trung thành.
Mục tiêu ở đây chính là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nó sẽ được triển khai khi mà mối quan hệ thương hiệu và khách hàng đã từng diễn ra. Nay mối quan hệ đó sẽ được củng cố.
Quảng bá thương hiệu lúc này mang tính chất gợi nhớ và lưu giữ những cảm xúc, ấn tượng sâu đậm về thương hiệu. Có thể thấy Coca và Pepsi làm khá tốt công việc này. Hoạt động quảng bá lúc này cần đi sâu vào tính sáng tạo và trải nghiệm trong cảm xúc người dùng.
Cả quá trình dài quảng bá thương hiệu, 5 mục tiêu tương ứng với 5 giai đoạn lớn và quan trọng quyết định thành công của thương hiệu. Sự hiệu quả có được khi chú ý đến từng chi tiết nhỏ.
Chặng đường xây dựng thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp luôn đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và tình yêu thương hiệu sâu sắc đến từ bản thân chủ doanh nghiệp. Bạn muốn tạo nên một thương hiệu đột phá cho doanh nghiệp, hãy để Sao Kim tư vấn và đồng hành cùng bạn.
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
5 mục tiêu quảng bá thương hiệu phổ biến nhất