Việc xây dựng nhận diện thương hiệu sẽ tốn thời gian suy nghĩ để tạo ra và truyền tải về bạn là ai và thông điệp bạn muốn chia sẻ cho mọi người là gì. Một cách tuyệt vời để tạo ra nhận diện thành công là tìm cảm hứng từ những thương hiệu lớn.
Khi bạn xác định phát triển nhận diện thương hiệu từ chính giá trị thương hiệu của mình, bạn có thể tìm cảm hứng từ những thương hiệu thành công, học cách sử dụng bộ nhận diện thương hiệu để khẳng định mình là ai và điều gì làm nên sự khác biệt của những thương hiệu này.
1. Nhận diện thương hiệu là gì ?
Nhận diện thương hiệu là tập hợp những yếu tố tạo nên “cá tính” thương hiệu của bạn. Xây dựng thương hiệu là cách mà công ty thể hiện cái “cá tính” đó, như những hình ảnh trên website hay màu sắc của logo. Nhận diện thương hiệu của công ty chính là tập hợp những cách mà bạn thể hiện về thương hiệu của công ty.
Trước khi xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần một cái nhìn rõ ràng về thương hiệu của bạn. Tự hỏi bản thân rằng “Tôi muốn khách hàng miêu tả công ty tôi cho bạn bè họ như thế nào?”. Rồi nhìn những công ty khác và xem họ thể hiện thương hiệu qua các lựa chọn thiết kế (ví dụ như màu sắc, logo) như thế nào, và nền tảng mạng xã hội mà họ chọn là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu McDonald’s
Lấy ví dụ như là McDonald’s. Thương hiệu của họ khá trẻ trung, vui tươi và vui vẻ. McDonald’s là một lựa chọn an toàn, có thể làm hài lòng tất cả mọi người khi bạn cần mua bữa trưa cho cả văn phòng hay cho bạn bè. Màu đỏ và vàng đặc trưng, hình ảnh cổng vòm, khẩu hiệu “I’m lovin’ it” và giai điệu vui tươi là những yếu tố quảng cáo thương hiệu của McDonald’s. Nhìn vào logo của McDonald’s bạn có thể nghĩ ngay đến hình ảnh về cốc kem McFlurry hay những món ăn giá rẻ đặc trưng của thương hiệu.
Công ty cần có nhận diện thương hiệu vì nó là cách để thể hiện doanh nghiệp của bạn với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Việc này sẽ do đội ngũ thiết kế của doanh nghiệp phụ trách. Đừng bắt khách hàng phải đoán xem bạn là ai và bạn làm được gì. Hãy cho họ thấy một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán.
Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì? Chắc chắn trước giờ bạn đã hiểu sai
2. Điều gì tạo nên một nhận diện thương hiệu?
Những yếu tố thiết kế mà chúng ta vừa nói là những cách để thể hiện nhận diện thương hiệu. Chúng bao gồm: Màu sắc, hình dạng, font chữ, lựa chọn hình ảnh, tông giọng (Cách sử dụng câu từ)
Những yếu tố này là nền tảng của bộ nhận diện thương hiệu, cách mà mỗi thương hiệu sử dụng chúng là nòng cốt để kết nối mọi thứ với nhau. Những thứ quan trọng cần chú ý như từ ngữ, tông giọng sử dụng trong bài viết, nền tảng mạng xã hội thương hiệu sử dụng… nói chung là tất cả những cách mà thương hiệu bạn thể hiện bản thân với khách hàng. Không chỉ là màu sắc và font chữ, nó còn là cách kết hợp cả 2 yếu tố này trên bao bì hoặc là loại vật liệu cho bao bì.
Bộ nhận diện thương hiệu AirBnB
Bạn có thể thấy cách những yếu tố này hoạt động cùng nhau rõ ràng bằng cách nhìn vào AirBnB và tài khoản Instagram của họ. Nhận diện thương hiệu của AirBnB là một ứng dụng đặt phòng nhanh và đơn giản, phù hợp với lối sống của những người thích phiêu lưu. Thông qua AirBnB, bạn có thể đặt phòng mọi loại chỗ ở, từ một nhà nghỉ bình thường, đến một cái hang, một toà lâu đài, hay thậm chí cả một quả bong bóng khổng lồ. Nhận diện thương hiệu của AirBnB được trình chiếu toàn bộ trên tài khoản Instagram của họ, với rất nhiều hình ảnh rực rỡ của những người đi khám phá thế giới, với những màu sắc đậm và tương phản. Logo hình tam giác đầu tròn với màu hồng đậm của họ đã thể hiện là họ hiện đại, vui vẻ và luôn săn tìm những chuyến phiêu lưu.
3. Một số nhận diện thương hiệu nổi bật để bạn tham khảo
3.1. Nhận diện thương hiệu nhiều màu sắc
Màu sắc là một phần rất quan trọng trong nhận diện thương hiệu. Vậy tại sao những thương hiệu này lại đặc biệt? Bởi thay vì sử dụng màu sắc là nền móng cho bộ nhận diện, thì màu sắc chính là nhận diện chính của họ, còn các yếu tố như font chữ hay hình dáng chỉ là phụ.
Bộ nhận diện thương hiệu Ohnoyumo
Có một vài cách để tạo nên một nhận diện thương hiệu nhiều màu sắc. Ohnoyumo là một thương hiệu vui tươi và vui vẻ, và Sava Stoic thể hiện nhận diện của họ qua thiết kế với 4 màu sắc tương phản trong những vòng tròn, những chữ C bị kéo giãn và chiếc logo hình vuông góc tròn. Những hình dáng kia chỉ là phụ, còn màu sắc mới là điểm đặc sắc và quan trọng nhất trong đó.
Một vài công ty thì chỉ sử dụng 1 hoặc 2 màu cho nhận diện của họ. Sử dụng một số lượng màu nhỏ khiến thương hiệu của họ dễ dàng được nhận ra, đặc biệt là những màu sắc ít được thấy trong ngành của thương hiệu đó.
Bộ nhận diện thương hiệu Restaurant Marketer
Bộ nhận diện thương hiệu ZAP
Bộ nhận diện thương hiệu Transition Way
Bộ nhận diện thương hiệu Liv Keto
Bộ nhận diện thương hiệu Sockwork
Bộ nhận diện thương hiệu Maggic Marie
3.2. Những nhận diện thương hiệu tinh tế
Với những nhãn hàng hướng đến những khách hàng am hiểu về thương hiệu, thì mục tiêu chính của họ là thể hiện cho khách hàng thấy rằng họ là một lựa chọn tinh xảo nhất. Nhưng với những công ty mà không cẩn thận thì có thể dễ dàng trở nên quá “tinh vi” và trở nên “bảo thủ”. Chìa khoá để giữ cho thương hiệu thông minh, tinh vi và có thể là gợi cảm, là kết hợp những yếu tố thương hiệu mà thể hiện sự sang trọng, ví dụ như màu đen bóng và những hình dáng mỏng, với những yếu tố năng động, vui vẻ như màu đậm hoặc font chữ lạ.
Tối giản hoá cũng là một cách để thể hiện một nhận diện tinh xảo. Đơn giản là càng ít thì càng nhiều.
Bộ nhận diện thương hiệu Hotel Majectic
Ví dụ trong thiết kế cho khách sạn Majestic Hotel, các chuyên gia thiết kế của Sao Kim đã sử dụng bảng màu với màu đen là chủ đạo, nhưng vẫn có màu vàng gold để khiến cho thương hiệu trang trọng hơn mà không bị quá phô trương.
Bộ nhận diện thương hiệu Sunrise Sapa
Bộ nhận diện thương hiệu Lush Studio
Bộ nhận diện thương hiệu Flairmont
Bộ nhận diện thương hiệu Ketsourine
Bộ nhận diện thương hiệu Acheeva Consulting
Bộ nhận diện thương hiệu Fraiche
Bộ nhận diện thương hiệu Skill
Bộ nhận diện thương hiệu Flora Grace
3.3. Nhận diện thương hiệu khác biệt
Nhiều khi, cách tốt nhất để kết nối với khách hàng mục tiêu của bạn là trở nên khác biệt hơn người khác. Điều đặc biệt ở những thương hiệu đã có cá tính của riêng mình là chỉ có thể xây dựng một mối quan hệ bền chắc với những người có thể tôn trọng cá tính độc nhất của thương hiệu đó.
Hãy quay lại với ví dụ về McDonald’s, nhận diện thương hiệu của họ rất thân thiện với mọi người. Nào, hãy so sánh với nhận diện của Burger King. Những lựa chọn marketing gần đây như “Không phải Big Macs” tại Thuỵ Điển, bánh Whooper Detour và các quảng cáo với sự xuất hiện của nhân vật King im lặng, lén lút, và hơi ghê, nói rằng họ không phải McDonald’s và họ không sợ phải trở nên táo tợn về điều đó.
Bộ nhận diện thương hiệu Rellion Donuts
Việc thể hiện một thương hiệu edgy không nhất thiết phải là chế nhạo đối thủ hay tạo ra một nhân vật khiến mọi người khó chịu. Nó có thể là sử dụng font chữ mạnh mẽ, hung hăng, như chữ W nhìn giống cái răng nanh mà eBilal sử dụng trong thiết kế cho DARK WOLF, hay cách ám chỉ những hành động nổi loạn như cách Austinminded vẽ hình lựu đạn và chữ sơn xịt trong thiết kế cho Rellion Donuts.
Bộ nhận diện thương hiệu The Bar Wit
Bộ nhận diện thương hiệu Wolf
Bộ nhận diện thương hiệu Hotel Black
Bộ nhận diện thương hiệu Overside
Bộ nhận diện thương hiệu Stitch
3.4. Nhận diện thương hiệu vui tươi
Xây dựng thương hiệu là một việc nghiêm túc, nhưng không có nghĩa là thương hiệu mất đi tính chất vui tươi. Một bộ nhận diện vui tươi rõ ràng là lựa chọn ưu tiên của các công ty game hoặc đồ chơi. Bất kỳ công ty nào kết nối với khách hàng bằng cách cho họ cơ hội để vui vẻ và cười đều có thể sử dụng màu sắc sáng sủa, những vòng tròn, đường cong và các nhân vật hoạt hình.
Bộ nhận diện thương hiệu Nutra
Lấy ví dụ như thức ăn sinh học cho chó Nutra. Khi mọi người nghĩ đến “vui vẻ”, họ không nghĩ tới thức ăn sinh học cho chó. Nhưng những người chủ thường muốn thú cưng của họ sống lâu và khoẻ mạnh. Và bằng cách khiến cho việc cho chó của họ ăn thức ăn sinh học trở nên vui vẻ, thì thiết kế của Martis Lupus đã thúc đẩy các người chủ quan tâm đến sức khoẻ của chó hơn. Những hình dáng hơi méo màu hồng bên cạnh hình chú chó đã khiến hình ảnh của Nutra nổi bật hơn, và khiến nó trở nên vui vẻ.
Bộ nhận diện thương hiệu Tea Piesso
Bộ nhận diện thương hiệu Kiss & Kiddy
Bộ nhận diện thương hiệu Rebel
Bộ nhận diện thương hiệu The Trim Tart
Bộ nhận diện thương hiệu Toast and things
Bộ nhận diện thương hiệu Giraffe
Bộ nhận diện thương hiệu Page Dark Chocolate
Bộ nhận diện thương hiệu T Athene
3.5. Nhận diện thương hiệu hình học
Với một số thương hiệu, logo dạng hình học không chỉ là nền móng của bộ nhận diện, mà còn là bộ nhận diện chính của họ. Những công ty này thường đặt logo hình học của họ lên trước và ở trung tâm. Với một nhận diện thương hiệu hình học khác, những yếu tố thương hiệu khác như màu sắc thì có mức độ quan trọng không cao. Nó chỉ cần mang màu trắng đen hoặc một bảng màu cơ bản với 1-2 màu đã tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu thành công.
Bộ nhận diện thương hiệu Gốm Đất Việt
Một nhận diện hình học thể hiện sự chính xác. Nó là một lựa chọn tuyệt vời cho những công ty sản xuất đồng hồ hay phát triển phần mềm. Dựa vào sự phức tạp của hình dạng, một nhận diện hình học có thể thể hiện sự tinh vi và sang trọng hay đơn giản và thẳng thắn.
Bộ nhận diện thương hiệu Quang Minh Thuần
Bộ nhận diện thương hiệu Fit Cuisine
Bộ nhận diện thương hiệu AAROZA
Bộ nhận diện thương hiệu AP Wealth
Bộ nhận diện thương hiệu Emote
3.6. Nhận diện thương hiệu tập trung vào giá trị
Tập trung vào giá trị không có nghĩa là rẻ. Khi một công ty tạo nên nhận diện thương hiệu thông qua việc so sánh giá cả của họ với đối thủ, thì họ tập trung vào giá trị họ đem lại cho người mua. Mặc dù nó có thể có nghĩa là giá rẻ hơn đối thủ, nó cũng có thể có nghĩa là giá ngang bằng nhưng mang lại nhiều giá trị hơn.
Thay vì những hình dạng phức tạp hay những hình vẽ bắt mắt, xây dựng thương hiệu tập trung vào giá trị cần đi thẳng vào vấn đề, và sử dụng font serif. Thiết kế của Pepper Pack cho nhận diện của Clean Cut Handy man có thể được dùng để thể hiện với khách hàng rằng họ là lựa chọn phù hợp: một logo hình học đơn giản, thể hiện chính xác công ty làm gì, với một màu bắt mắt và một dòng miêu tả công ty ở dưới.
Bộ nhận diện thương hiệu Clean Cut
Thay vì những hình dạng phức tạp hay những hình vẽ bắt mắt, xây dựng thương hiệu tập trung vào giá trị cần đi thẳng vào vấn đề, và sử dụng font serif. Thiết kế của Pepper Pack cho nhận diện của Clean Cut Handy man có thể được dùng để thể hiện với khách hàng rằng họ là lựa chọn phù hợp: một logo hình học đơn giản, thể hiện chính xác công ty làm gì, với một màu bắt mắt và một dòng miêu tả công ty ở dưới.
Bộ nhận diện thương hiệu An Phú
Bộ nhận diện thương hiệu Connect Beer
Bộ nhận diện thương hiệu Truck Zone
Bộ nhận diện thương hiệu Terra
Trên đây là 6 phong cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu độc và lạ năm 2020. Hy vọng bạn đã tìm được cảm hứng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn chưa thể tự lên ý tưởng và thiết kế cho chính doanh nghiệp của bạn một bộ nhận diện thương hiệu thì đừng lo, các chuyên gia thiết kế của Sao Kim luôn sẵn sàng giúp bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giúp bạn thiết kế bộ nhận diện chuyên nghiệp nhất nhé!
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding
Xem thêm các bài viết liên quan:
Nhận diện thương hiệu của 10 Ngân hàng tại Việt Nam và ý nghĩa bí mật đằng sau đó
Bạn đã chiêm ngưỡng 50 mẫu logo đẹp nhất trong năm 2019 chưa?