Trong lịch sử hình thành các loại rượu – bia nổi tiếng trên thế giới, không thể không nhắc đến những tên tuổi đã làm lên thương hiệu còn tồn tại theo thời gian, một trong số đó là thương hiệu Cognac. Cognac là rượu ghép, tức rượu có niên hạn khác nhau được pha trộn và nổi tiếng thế giới với nhiều thương hiệu khác nhau như Henessy, Remy Martin, Lainé, Larsen, Bonaparte, Tanier, Berville, Bertrand, Gourmont, Maxime Trijol, St-Rémy…và trên mỗi chai bia hay rượu của các thương hiệu nổi tiếng thường có các biểu tượng chứa đựng nhiều thông điệp khác nhau, nó thể hiện sự khác biệt, cũng thể hiện đẳng cấp của mỗi thương hiệu.
Johnnie Walker đi lên cùng ‘người đàn ông sải bước’
Hình ảnh biểu tượng của Johnnie Walker – Striding Man (người đàn ông sải bước) được họa sĩ biếm họa Tom Browne vẽ vào năm 1909 trở thành một hình ảnh tuyệt vời được toàn thế giới công nhận và là hiện thân của loại rượu mạnh dành cho cả thế giới.
Biểu tượng này ra đời một cách hết sức tình cờ. Trong một lần, Alexander Walker (hậu duệ của John Walker) mời họa sĩ trẻ và tài giỏi nhất thời đó Tom Browne dùng bữa trưa, uống rượu, sau đó yêu cầu Tom vẽ cho một bức tranh biểu tượng cho thương hiệu ở mặt sau của tờ thực đơn. Và kết quả là Striding Man ra đời ngay trên chiếc khăn ăn.
Từ câu chuyện thú vị trên, câu slogan “không ngừng bước tới” cũng ra đời. Những dòng sản phẩm sau này xuất hiện gắn liền với “tuyên ngôn” trên cùng biểu tượng “người đàn ông sải bước”, tự tin bước vào những sự kiện văn hóa toàn cầu, từ tầng lớp quý tộc thời xưa đến giới thượng lưu và sành điệu của thời hiện đại.
Johnnie Walker giờ đây không chỉ là thương hiệu lớn nhất thế giới mà còn trở thành một biểu tượng toàn cầu của tinh thần vươn tới. “Không ngừng bước tới” đi vào đời sống, trở thành khẩu ngữ đầy cảm hứng của bao thế hệ. Sau 200 năm, “người đàn ông sải bước” vẫn lịch lãm tiến về phía trước.
St. Pauli Girl và ‘cô bồi bàn gợi cảm’
Với hình ảnh một cô gái tóc vàng, vòng 1 đầy đặn mang trên tay những vại bia tràn trề sủi bọt, có thể nói, hãng bia St. Pauli Girl sở hữu một logo gợi cảm bậc nhất trong các thương hiệu nổi tiếng.
Vào năm 1977, hãng bia St. Pauli Girl bắt đầu tìm kiếm người mẫu đại diện cho hãng. Với cái tên thương hiệu gắn liền với khu đèn đỏ St. Pauli nổi tiếng tại Hamburg, Đức thời đó, giới quản lý của hãng bia nghĩ ngay đến những cô nàng nóng bỏng cho cuộc tìm kiếm này.
Đến năm 1999, họ bắt đầu sử dụng hình ảnh những cô đào gợi cảm trên tạp chí Playboy. Cô gái St. Pauli đại diện phát ngôn cho hãng năm 2008 là siêu mẫu Nga Irina Voronina.
Hình nhân mã đầy ý nghĩa của Rémy Martin
Năm 1870, Paul-Emile, con trai Rémy Martin III chọn hình con nhân mã làm biểu tượng cho hãng rượu của mình.
Nhân Mã, ban đầu là quái vật đầu người mình ngựa hung dữ, đến từ truyền thuyết Sumeria. Tuy nhiên, trong truyền thuyết thành Rome, nó lại trở thành một Chiron dịu dàng và đáng yêu.
Theo giới thiệu của Rémy Martin, biểu tượng như muốn “khơi dậy tất cả hương vị cao quý, tuyệt hảo của rượu Rémy Martin mà bạn có thể tìm được khi bạn thưởng thức nó”. Hình nhân mã này cũng tượng trưng cho truyền thống và sự nhìn xa trông rộng, sự sáng suốt và mạo hiểm của Rémy Martin trên khắp thế giới.
Chữ ‘e biết cười’ của Heineken
Heineken ra mắt thị trường lần đầu vào năm 1873 tại Amsterdam, Hà Lan với biểu tượng đơn giản một ngôi sao đỏ 5 cánh và dòng chữ Heineken màu xanh lá cây.
Tuy nhiên, Alfred Heineken, cháu nội của nhà sáng lập, gia nhập vào năm 1942 và biến Heineken từ một cơ sở sản xuất đơn thuần thành một doanh nghiệp gần gũi với khách hàng.
Cũng chính vì tiêu chí gần gũi này, ông yêu cầu bộ phận quảng cáo “biến tấu” chữ e trong dòng chữ Heineken. Ông gợi ý rằng, chữ “e” trên logo của hãng cần phải trông “thân thiện hơn”.
Vì vậy, tất cả các chữ “e” trong thiết kế logo của Heineken được in nghiêng ra sau và trông như thể chúng đang cười ngặt nghẽo.
Nhờ chiến lược gần gũi với khách hàng này, ông Alfred đưa ra chủ trương xuất khẩu bia ra toàn thế giới. Trong nhiều năm qua, Heineken được xem là thương hiệu bia thành công nhất và trở thành loại bia nhập khẩu số 1 tại Mỹ.
Đặc biệt, số lượng bia lon được Heineken sản xuất trong năm 2002 có thể xếp thành vòng xung quanh trái đất 35 lần.
Số 33 bí ẩn của Rolling Rock
Công ty sản xuất bia Latrobe cho in số 33 trên nhãn chai bia Rolling Rock từ năm 1939. Có rất nhiều giả thuyết xung quanh ý nghĩa của con số này. Có người cho rằng, số 33 có nguồn gốc từ năm 1933. Đây là thời điểm đạo luật cấm nấu và bán bia rượu được bãi bỏ. Trong khi đó, nhiều ý kiến lại cho rằng, 33 chính là số bước chân đi từ trụ sở giao dịch đến khu sản xuất bia.
Tuy nhiên, ông James Tito, CEO tiền nhiệm của nhà máy bia Latrobe, số 33 có thể chỉ là một tai nạn hy hữu.
Khi những người sáng lập ra công ty đưa ra ý tưởng slogan, một người viết con số 33 ở cuối biểu thị số chữ trong slogan đó: “Rolling Rock – tiếp nối sản phẩm truyền thống của Old Latrobe, chúng tôi hân hạnh mang tới thứ bia thượng hạng này như một sự tỏ lòng kính trọng khẩu vị tuyệt vời của quý khách hàng. Tuy nhiên, người in nhãn chai nhầm lẫn in luôn con số 33 lên thiết kế.
Từ đó, dù slogan được thay thế nhiều lần trong lịch sử của bia Rolling Rock nhưng tổng số chữ trong slogan vẫn là 33.
(ST)
Nguồn: LogoArt.vn – Chuyên gia thiết kế logo
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác: