7 loại logo kinh điển mọi doanh nghiệp cần biết
Có lẽ hầu hết mọi người đều biết đến thiết kế logo, nhưng bạn có biết logo có đến 7 loại khác biệt? Mặc dù chúng đều là sự kết hợp của các loại chữ thiết kế và hình ảnh, nhưng mỗi loại logo sẽ mang đến cho thương hiệu của bạn những cảm giác rất riêng. Vì logo là điều đầu tiên mà khách hàng mới sẽ nhìn thấy ở thương hiệu, hãy cố gắng làm đúng đắn nhất có thể. Nếu bạn chưa biết làm sao để lựa chọn loại logo phù hợp nhất với thương hiệu mình? Kéo xuống dưới và đọc tiếp nhé.
1. Logo dạng chữ – lettermark (hay logo biểu tượng đơn)
Có thể thấy một điểm chung ở những thương hiệu như IBM, CNN, HP, HBO… Đó là họ đều sử dụng tên viết tắt bằng các chữ cái đứng đầu của tên tổ chức xuất hiện trên logo tại các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ với 2 đến 3 từ cần nhớ, họ sử dụng tên viết tắt để tạo sự tiện lợi, dễ dàng cho việc nhận diện thương hiệu.
Một lettermark là kiểu logo xây dựng dựa trên các font chữ thiết kế logo. Nó bao gồm một vài chữ cái viết tắt của tên doanh nghiệp/ tổ chức. lettermark được thiết kế khá đơn giản nhưng lại có tác dụng hiệu quả đối với các đơn vị có tên dài, khó nhớ. Ví dụ: NASA sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn rất nhiều so với National Aeronautics and Space Administration. Tương tự đối với IBM: International Business Machine hay HBO: Home Box Office…
Bởi vì sự tập trung rơi chủ yếu vào những chữ cái viết tắt nên khi lựa chọn font thiết kế cần đảm bảo logo của bạn đồng nhất với các hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hay tổ chức của bạn không phải là người đi đầu hay kiến tạo ra một ngành nghề mới, hãy cẩn thận bổ sung thêm tên đầy đủ ở phía dưới để mọi người có thể bắt đầu hiểu đúng cách về doanh nghiệp bạn, tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
2. Logo dạng từ – wordmark
Gần giống với lettermark, một logo wordmark cũng dựa trên các font chữ thiết kế và chỉ tập trung vào tên doanh nghiệp như Coca-Cola hay Visa. Một logo dạng wordmark sẽ thực sự làm tốt nhiệm vụ của mình nếu doanh nghiệp sở hữu một cái tên ngắn gọn và khác biệt. Google là một ví dụ tuyệt vời cho vấn đề này. Cái tên bắt tai, dễ nhớ, khá đặc biệt. Và khi nó được kết hợp với các font chữ khỏe mạnh tạo nên một logo có khả năng nhận diện cao.
Giống như lettermark logo, typography áp dụng cho chữ viết sẽ đóng vai trò quan trọng. Bởi vì trọng tâm của logo là tên doanh nghiệp nên bạn cần tìm kiếm loại font hoặc tự thiết kế cho mình font có thể nói lên được tính cách thương hiệu bạn. Ví dụ: nếu làm logo cho một thương hiệu thời trang thì font chữ cần thoáng, thanh lịch, gọn gang giúp tạo cảm giác sang chảnh. Trong khi logo dạng này của các tổ chức chính phủ luôn cần có nét truyền thống, và các nét dày để tạo cảm giác an toàn.
3. Logo dạng hình ảnh
Một logo dạng hình ảnh thường là một biểu tượng hoặc hình ảnh đồ họa. Một số ví dụ điển hình cho dạng logo này là Apple, Twitter. Có thể thấy rằng, logo của những doanh nghiệp này mang tính biểu trưng khá cao, các thương hiệu này đều là những người khổng lồ trong lĩnh vực của họ. Lúc này, mỗi biểu tượng này chỉ cần đứng một mình cũng đủ nổi bật và có khả năng nhận biết cao. Một thiết kế logo thương hiệu chỉ bằng một hình ảnh sẽ là một thử thách đối với các doanh nghiệp non trẻ còn chưa có thương hiệu mạnh.
Điều lớn nhất cần xem xét khi quyết định sử dụng logo hình ảnh là việc lựa chọn hình ảnh nào mà có thể gắn liền với toàn bộ sự tồn tại của doanh nghiệp. Bạn cần nghĩ đến hàm ý rộng hơn và sâu hơn về hình ảnh mà bạn có chủ định lựa chọn. Một vài gợi ý từ các thương hiệu lớn trên thế giới như: John Deer sử dụng hình ảnh con nai từ việc chơi chữ bằng tên thương hiệu, hoặc có thể tạo ra một logo hình ảnh có ý nghĩa sâu hơn như tạo hình bóng ma trên logo snapchat giúp ta liên tưởng đến những dịch vụ mà app này cung cấp, hay như tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới sử dụng hình ảnh con gấu panda – một loài vật đáng yêu đang có nguy cơ tuyệt chủng giúp gợi lên cảm xúc cho mọi người.
4. Logo hình ảnh trừu tượng
Logo bằng hình ảnh trừu tượng là một loại đặc biệt của logo hình ảnh. Thay vì thiết kế logo hình ảnh cụ thể như một quả táo hay con chim, thì đây là kiểu hình ảnh trừu tượng được thiết kế riêng để trở thành biểu tượng của doanh nghiệp bạn. Một vài ví dụ cụ thể cho loại logo này đó là hình tròn có phân chia của Pepsi, một bông hoa gạch ngang đen trắng nổi tiếng của Adidas. Giống như các loại logo biểu tượng khác, logo trừu tượng thể hiện rất tốt nhiệm vụ đại diện bởi nó là hội tụ tinh hoa thương hiệu của bạn dưới dạng một hình ảnh đơn giản. Khác với các loại logo hình ảnh khác, logo trừu tượng không bị giới hạn bởi hình ảnh của một sự vật cụ thể, nó cho phép bạn sáng tạo ra một hình ảnh thực sự độc đáo để đại diện cho thương hiệu của bạn.
Lợi ích của một logo trừu tượng là khả năng truyền tải công việc mà doanh nghiệp bạn làm theo kiểu cách điệu, hình tượng hóa không dựa trên những hiểu biết rộng rãi về ý nghĩa của hình ảnh cụ thể. Thông qua màu sắc và hình dáng, bạn có thể tự gán cho nó một ý nghĩa, khai thác cảm xúc có thể khơi gợi xung quanh thương hiệu của bạn.
5. Logo dạng linh vật
Thường có màu sắc sặc sỡ, đôi lúc còn có cả hoạt hình và đa phần khá thú vị – đó là những đặc điểm chính của logo dạng linh vật. Đây cũng là một loại thiết kế logo có khả năng làm nhân vật đưa tiếng nói thương hiệu đến với những người quan tâm.
Một logo dạng linh vật đơn giản minh họa hình ảnh nhân vật đại diện cho doanh nghiệp (có thể coi họ là đại sứ thương hiệu). Một số nhân vật nổi tiếng ở dạng logo này đó là bác Kool-Aid miếng gián hạ sốt, lão tướng của KFC, Mr.Peanut. Logo linh vật khá phù hợp với doanh nghiệp muốn tạo không khí vui vẻ, lành mạnh để thu hút gia đình và trẻ em. Hãy nhớ đến tất cả các linh vật trong các sự kiện thể thao và sự bùng nổ mà các linh vật đó tạo ra để thu hút khán giả.
6. Logo kết hợp
Một thiết kế logo kết hợp là logo có sự đóng của các loại logo khác như wordmark, lettermark, logo hình ảnh, logo trừu tượng, linh vật. Trong đó, hình ảnh và text có thể đặt cạnh nhau, ở phía trên nhau hoặc phối kết hợp trong nhau để tạo hình ảnh thú vị. Một vài logo kết hợp có thể kể ra ở đây là: Doritos, Burger King và Lacoste.
Tên thương hiệu phối hợp với hình ảnh khiến dạng logo kết hợp trở nên linh hoạt hơn. Vừa nói lên được tên, vừa thể hiện tích cách thương hiệu qua hình ảnh lựa chọn (có thể là linh vật, hình ảnh hoặc trừu tượng) để củng cố thương hiệu. Những logo kiểu này thường được bảo hộ dễ dàng hơn so với logo chỉ có riêng hình ảnh.
7. Logo dạng biểu tượng
Một loại thiết kế logo cuối cùng đó là logo dạng huy hiệu, biểu tượng. Logo dạng này thường có tên thương hiệu nằm phía trong hình ảnh giống với dạng phù hiệu, dấu hay huy hiệu. Những logo dạng này sẽ gây ấn tượng bằng nét truyền thống, cổ điển. Nên nó thường là lựa chọn làm logo của các trường học, tổ chức hay doanh nghiệp của chính phủ. Ngành công nghiệp tự động hóa cũng khá ưa thích loại logo này. Mặc dù chúng có phong cách cổ điển nhưng một vài doanh nghiệp đã hiện đại hóa chúng và tạo thành logo cho thương hiệu của họ. Đồng thời biến logo đó thành một biểu tượng thời thượng của thế kỷ 21, hãy nhớ đến logo Starbucks với hình biểu tượng người cá.
Tuy nhiên, loại logo này cũng có một số nhược điểm. Bởi chúng có xu hướng chi tiết hóa, tên thương hiệu và biểu tượng lại có xu hướng gắn bó chặt chẽ với nhau nên loại logo này có thể thiếu đi tính linh hoạt so với các loại logo đã đề cập. Một biểu tượng phức tạp có thể gây khó khăn cho việc sao chép, in ấn trên các vật liệu marketing. Trên danh thiếp, một logo rối rắm có thể gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin. Hơn nữa nếu bạn có ý định thêu logo của mình lên áo đồng phục bạn sẽ cần thiết kế lại theo hướng đơn giản, hoặc bỏ ý định đó đi.
Muốn biết loại thiết kế logo nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn, đọc tiếp bài viết Cách lựa chọn loại logo phù hợp cho doanh nghiệp.
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác:
- 5 Bước đơn giản giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu
- Thiết kế nhận diện thương hiệu trang sức thế nào
7 loại logo kinh điển mọi doanh nghiệp cần biết