Category Archives: thiết kế website

Lựa chọn màu sắc thiết kế logo theo phong thủy

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Lựa chọn màu sắc thiết kế logo theo phong thủy 2

Thiết kế logo

Màu sắc có tác động rất lớn đến tâm lý con người. Đây là một thực tế khoa học đã được kiểm chứng từ xa xưa. Trước đây, cha ông chúng ta cũng đã vận dụng rất thành công màu sắc để tạo ra những hiệu quả tâm lý và nhận thức như mong muốn. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát điều này trong các công trình kiến trúc hay hội họa cổ điển.

Một trong những bộ môn được phát triển mạnh ở Phương Đông là bộ môn Phong Thủy. Mặc dù bộ môn này thuộc về khoa học huyền bí, song có rất nhiều những nguyên lý có thể áp dụng thực tế trong cuộc sống và đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế ứng dụng.

Bài viết này tôi chỉ giới hạn trong việc giới thiệu những nguyên tắc cơ bản vận dụng phong thủy để lựa chọn màu sắc thiết kế logo.

1. Màu sắc theo phong thủy

Lựa chọn màu sắc phù hợp với phong thủy nhằm tạo ra sự hài hòa về âm dương. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi.

Lựa chọn màu sắc để thiết kế logo theo ngũ hành

Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Mộc có màu xanh, màu lục; Thủy gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; Hỏa có màu đỏ, màu tím; Thổ gồm màu nâu, vàng, cam…

2. Tương sinh và tương khắc trong ngũ hành

Tính Tương sinh và tương khắc trong ngũ hành

Tính tương sinh của ngũ hành gồm Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của ngũ hành là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Tương sinh, tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.

Thiết kế logo cho người mệnh Kim
Người mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho người. Tuy nhiên người phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa khắc Kim).

Thiết kế logo cho người mệnh Thủy
Cũng tương tự như vậy, người mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Trắng bạch kim sinh Thủy). Người nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thủy).

Thiết kế logo cho người mệnh Thổ
Người mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hỏa sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà người nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).

Thiết kế logo cho người mệnh Hỏa
Người mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hỏa). Người nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hỏa).

Thiết kế logo cho người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh, ngoài ra kết hợp với tông màu đen, xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Người nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Trắng bạch kim khắc Mộc).

4. Cách tính mệnh theo năm sinh

Như đã nói ở phần trên, chọn màu theo phong thủy căn cứ vào bản mệnh của mỗi người. Thông thường, bản mệnh của mỗi người được tính theo năm sinh của người đó. Dưới đây là bản tính bản mệnh tham khảo.

– 1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
– 1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách)
– 1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Giòng nước lớn)
– 1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát)
– 1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
– 1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng)
– 1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách)
– 1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim)
– 1964, 1965, 2024, 2025: Hú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn)
– 1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời)
– 1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
– 1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức)
– 1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu)
– 1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn)
– 1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát)
– 1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
– 1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu)
– 1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương)
– 1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển)
– 1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò)
– 1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn)
– 1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường)
– 1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm)
– 1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
– 1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
– 1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành)
– 2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn)
– 2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu)
– 2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối)
– 2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà )

Lựa chọn màu sắc theo phong thủy để thiết kế logo
Lựa chọn màu sắc theo phong thủy để thiết kế logo
Màu sắc theo phong thủy

5. Những lưu ý khi thiết kế logo theo phong thủy

Những nguyên lý phong thủy khi vận dụng để thiết kế logo cần có sự linh hoạt. Chúng tôi có một số lưu ý cho bạn như sau:

  • Khi lựa chọn màu sắc, bạn chỉ có thể chọn màu logo phù hợp với người chủ của doanh nghiệp hoặc phù hợp với người đại diện pháp luật. Không thể chọn màu phù hợp với tất cả thành viên của doanh nghiệp.
  • Mặc dù màu sắc phù hợp với phong thủy là quan trọng nhưng bạn đừng quên rằng logo phải đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản như: có không quá 03 màu, màu sắc dễ in ấn, gia công, hạn chế sử dụng những mầu đuổi…
  • Bạn luôn có thể sử dụng các màu có sắc độ khác nếu màu sắc phong thủy không thể ứng dụng vào logo của bạn vì một lý do khách quan nào đó. Ví dụ, nếu bạn không muốn sử dụng màu đỏ của mệnh hỏa để thiết kế logo, bạn có thể thay thế bằng những màu có sắc độ nhạt hơn như màu hồng, màu huyết dụ …
  • Và cuối cùng, logo được thiết kế để tạo ra sự nhận biết cho khách hàng mục tiêu nên khi chọn màu sắc hãy chọn màu nào phù hợp và tạo được cảm tình đối với các khách hàng của bạn.

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm chia sẻ cùng bạn để có một logo phù hợp với phong thủy. Nếu biết kết hợp một cách hài hòa, những nguyên lý lựa chọn màu sắc theo phong thủy này sẽ giúp bạn vừa có mẫu logo hiệu quả vừa tạo được tâm lý an tâm khi kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải bổ sung thêm những tiêu chí khác để đảm bảo có một mẫu logo hoàn hảo. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác trong blog này để hiểu rõ nhé.

Tác giả:

Nguyễn Tuấn Hùng , Brand Strategy Consultant
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim

Nguồn:https://www.saokim.com.vn/

Chuyên gia số 1 về thiết kế logo:

Xem thêm những bài viết hấp dẫn khác:

Lựa chọn màu sắc thiết kế logo theo phong thủy







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 105

Thiết kế logo

Nội thất là một ngành nghề mang tính nghệ thuật và đòi hỏi sự sáng tạo, tinh tế trong từng sản phẩm. Logo của các thương hiệu ngành nội thất cũng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn thẩm mỹ đặc biệt. Hãy cùng Sao Kim khám phá những kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất trong bài viết sau đây để bạn triển khai hiệu quả hơn dự án của mình.

1. Đặc trưng các doanh nghiệp ngành nội thất

Nội thất là yếu tố không thể thiếu đối với các công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, nhà hàng, cửa hiệu, quán cafe… Chúng đóng vai trò tô điểm, tạo ra sự hài hòa về mặt thẩm mỹ và thiết lập các không gian tiện dụng cho các công trình. Nếu kiến trúc được coi là phần thân xác của công trình thì nội thất chính là linh hồn mang lại vẻ đẹp.

Các doanh nghiệp nội thất được xây dựng dựa trên nền tảng hướng tới cái đẹp, sự thân thiện và tạo cảm giác tiện lợi, thoải mái. Họ sở hữu những nhà thiết kế tài ba có thể cân đối giữa tính thẩm mỹ, tính ứng dụng và chất liệu của các sản phẩm nội thất. Việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp nội thất là vô cùng quan trọng để tạo nên sự tin tưởng nơi khách hàng.

2. Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất

Đơn giản và dễ ghi nhớ

Một logo phức tạp với quá nhiều chi tiết có thể khiến khách hàng của bạn cảm thấy khó hiểu và không muốn lưu lại trong tâm trí. Điều đó còn thể hiện thương hiệu nội thất của bạn chẳng có một tư duy rõ ràng và nổi bật nào trong việc thiết kế, đồng nghĩa với chất lượng của các dự án cũng nên được xem xét. Chính vì vậy, hãy đơn giản hóa logo bằng những đường nét ấn tượng và bố cục hài hòa để khách hàng dễ nhận biết và ghi nhớ hơn.

Nhất quán với nhận diện thương hiệu

Tính quy chuẩn và thống nhất trong toàn bộ hệ thống nhận diện sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp nội thất tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và dễ dàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng như đối tác. Logo là dấu hiệu nhận biết đầu tiên và đơn giản nhất của bộ nhận diện đó, vì vậy chúng cần được chú trọng thiết kế đồng nhất để ghi dấu trong tâm trí khách hàng và truyền tải những những thông điệp rõ ràng.

Sáng tạo và mang tính thẩm mỹ cao

Bạn cần thể hiện trình độ chuyên môn của mình ngay từ việc thiết kế ra những dấu hiệu nhận diện thương hiệu như logo. Với đặc trưng hướng tới cái đẹp và tính thẩm mỹ cao, logo của thương hiệu nội thất cũng cần đảm bảo được yếu tố sáng tạo, cuốn hút và thỏa mãn thị giác của khách hàng. Một thương hiệu nội thất chất lượng và đáng tin cậy sẽ thuyết phục được khách hàng chọn lựa sản phẩm của mình ngay từ ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy logo đại diện.

Mang tính định hướng sản phẩm

Nội thất bao gồm rất nhiều yếu tố phong phú, từ loại hình sản phẩm cho tới chất liệu sản xuất và phong cách thiết kế. Nếu bạn chỉ chuyên vào một lĩnh vực nhất định như nội thất gỗ, nội thất nhựa hay nội thất trẻ trung hiện đại, nội thất mang đường nét cổ điển sang trọng…, hãy để khách hàng nhận biết điều đó thông qua những dấu hiệu rõ ràng. Điều đó giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.

3. Tham khảo các mẫu logo ngành nội thất

Dưới đây là các mẫu thiết kế logo ngành nội thất mà Sao Kim đã từng thực hiện:

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 106
Logo thương hiệu Fancom
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 107
Logo thương hiệu Trường An
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 108
Logo thương hiệu Vinmo
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 109
Logo thương hiệu Homelux
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 110
Logo thương hiệu Trần Ngọc
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 111
Logo thương hiệu Phú Thắng
Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất 112
Logo thương hiệu Thaduco

Bằng những kinh nghiệm đã được đúc kết từ hàng nghìn dự án thiết kế, Sao Kim hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết kế logo ngành nội thất. Chúng tôi cũng luôn sẵn sàng đồng hành với bạn cũng như tư vấn, giải đáp thắc mắc để việc sáng tao logo trở nên hiệu quả. Đừng ngại liên hệ với Sao Kim ngay từ bây giờ!

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Kinh nghiệm thiết kế logo ngành nội thất







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Để chọn được một đối tác dich vu thiet ke web  tốt nhất và đáng tin cậy có thể cộng tác lâu dài là cả một vấn đề lớn.Ở bài viết trước Thiết kế web: Bạn cần chuẩn bị như thế nào? – Phần 1, chúng tôi đã đưa ra 3 bước chuẩn bị cho một kế hoạch thiết kế website cho bạn. Sau đây sẽ là các bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện.

Sau những bước mà bạn đã thực hiện trước, bây giờ bạn đã định hình và xác định được các tiêu chí cho website của mình

Thiết kế web: Bạn cần chuẩn bị như thế nào? - Phần 2

  1. Đánh giá

Công ty mà bạn đang tham khảo có nhiều công ty thiết kế website đánh giá tốt hay không? Một trong những việc bạn cần làm là gõ tên công ty của họ trên Google để tham khảo các thông tin liên quan về họ. Thông thường, một doanh nghiệp sẽ có hai hình thức đánh giá. Những đánh giá rải rác đâu đó trên các trang mạng xã hội, cộng đồng, diễn đàn hay các báo đài và những đánh giá được đăng trên website của họ.

  1. Website của công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web

Website của các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web mà bạn đang tham khảo cũng là một trong những tiêu chí mà bạn cần quan tâm.Bạn cần xem xét các chức năng và giao diện của các website này có được thực hiện tốt hay không. Chức năng và giao diện website của các công ty này sẽ phần nào giúp bạn  có thể mường tượng ra được kỹ thuật và phong cách thiết kế web của họ.

  1. Hồ sơ năng lực

Hồ sơ năng lực của công ty tất nhiên cũng là những điều mà bạn cần quan tâm, hãy dành chút thời gian để xem qua phần này. Điều quan trọng nhất trong phần này bạn cần tham khảo có lẽ là xem qua các website mà công ty đó đã thiết kế. Thông thường trên các website của các công ty này sẽ có đường dẫn đến các website mà họ đã thiết kế. Bạn cần xem xét các website khách hàng cũ của họ  được thực hiện như thế nào. Đó có phải là những website tốt và chất lượng hay không?

  1. Giá thiết kế web

Giá cả là một điều cũng khá quan trọng mà bạn cần cân nhắc trong qua trình chọn lựa đối tác thiết kế web cho mình. Một số công ty niêm yết giá ngay trên website của mình, nhưng cũng có nhiều công ty bạn cần phải liên hệ với họ để có được báo giá.

Từ những tiêu chí mà bạn đã tham khảo ở trên với nhiều công ty thiết kế web khác nhau, giờ đây bạn đã có thể tổng hợp lại và thiết kế website so sánh để chọn lựa đối tác cho mình. Hãy liên hệ với các nhiều công ty càng tốt trong khả năng của bạn và trao đổi với họ về những điều mà bạn cần. Đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi cho họ và cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt. Việc giao tiếp giữa khách hàng và công ty thiết kế web là một phần khá quan trọng để tạo ra một website thành công.