Category Archives: thiết kế thương hiệu

Brands Vietnam
BPhone và chiến lược số hai để trở thành số một

2 years ago

Facebook

Prev Article Next Article







Đánh giá bài viết



Bản sắc thương hiệu thường bị ảnh hưởng bởi tính cách của người đứng đầu. Virgin phá cách như Richard Branson. Starbucks nhân văn như Howard Schultz. Apple sáng tạo như Steve Jobs. Và chẳng có gì ngạc nhiên khi Bphone nổ như CEO Nguyễn Tử Quảng.

Tuy nhiên Bphone vẫn có thể có cách làm ngược lại. Không cần nói số một để trở thành số một. Không cần nổ những quả bom tấn thương hiệu của anh vẫn kêu. Chúng ta đang nói về chiến lược thương hiệu theo phong cách của thương hiệu Runner-up (thương hiệu số 2). Lựa chọn này không ton xoẹt ton với cá tính của CEO Bkav. Nhưng có nhiều lý do để Bphone có thể theo đuổi chiến lược thương hiệu này.
 
Bởi vì Bphone không thể số một
Không ai đánh thuế ước mơ. Khi phấn khích lên cao ai cũng có cảm giác mình có thể dời non lấp bể. Nhưng thực tế thể hiện bằng việc bán được bao nhiêu chiếc điện thoại mỗi ngày. Để trở thành số một tại thị trường Việt Nam Bphone phải hội đủ cùng lúc hai yếu tố: sản phẩm đỉnh nhất về công nghệ và thương hiệu được khao khát nhất. Để mô tả sản phẩm đỉnh nhất Bphone đã nạo vét hết những từ đắt nhất có thể rồi. Như thế nào là thương hiệu được khao khát? Có nhiều yếu tố lắm. Bạn sẵn sàng dành cả tháng lương nhịn ăn nhịn mặc để sở hữu nó. Bạn sẽ mua nó không chút đắn đo về giá, miễn là có tiền. Bạn sẽ mua nó như một phương tiện để thể hiện cái tôi cá nhân (self-expression) thay vì chỉ để nghe gọi và lướt web.

Nokia vật vã. Blackberry vật vã. Samsung với bước tiến nhảy vọt về giá trị thương hiệu không đến nỗi vật vã nhưng cũng rất vất vả. Steve Jobs nói “Stay hungry. Stay foolish”. Ông ấy có một trí tuệ siêu phàm và 5000 sáng chế của đội ngũ cộng sự để chuyển từ sự “đói khát” và “rồ dại” thành thương hiệu iPhone số một như hiện nay. Bphone không thể số một như iPhone cho dù họ tự gọi mình là “siêu phẩm thế giới”. Đó là điều chắc chắn. Tôi xin khẳng định như vậy với tất cả sự kính trọng dành cho họ.
 
Bphone cũng không thể trở thành số hai
Khi không thể số một. Trở thành số hai là một đặc ân. Chiến lược định vị thành số hai là một cách đi nhiều thương hiệu trên thế giới đã làm. Tôi cho rằng Bphone phù hợp để áp dụng chiến lược này. Áp dụng chiến lược của kẻ số hai. Nhưng không phải để trở thành số hai. Vì theo thiển ý cá nhân, Bphone cũng không đủ nguồn lực để đứng dưới một người và nhìn xuống nhiều người. Với chiến lược định vị thương hiệu dành cho số hai, họ nên dựa vào số một (trên tổng thể) là iPhone (thực tế họ đang làm) để trở thành số một trên một phân khúc khác: smartphone tầm trung. Lườm số hai lớn trên tổng thể thị trường smartphone. Nhưng nhắm số một phân khúc tầm trung của nhóm điện thoại smartphone tấm trung. Ở đó có Oppo, HTC và một số thương hiệu châu Á khác. Vượt trên được những Oppo hay HTC cũng là thách thức quá khó nhằn rồi. Không ai đánh thuế ước mơ. Nhưng để ước mơ trở thành hiện thực thì nên tỉnh dậy một chút và nằm xuống mơ tiếp.

 
Theo đuổi số hai giúp Bphone dễ được cảm tình hơn
Khi thương hiệu cho thuê xe của Mỹ Avis áp dụng chiến lược định vị trở thành thương hiệu số hai (với câu slogan rất nổi tiếng we try harder) họ đã rất thành công. Tinh thần của họ là sự khiêm nhường. Họ nói với người Mỹ rằng họ chỉ là số 2 (trên thực tế họ chưa phải) nên họ sẽ nỗ lực hơn, sẽ cố gắng hơn, phấn đấu hơn. Người Mỹ, vốn luôn cổ vũ cho sự khác biệt và cạnh tranh, thích điều này. Sau chiến dịch, Avis đã trở thành số hai như họ muốn.
Không hổ danh với biệt danh nổ của người sáng lập, Bphone đã nổ rất to rất kêu với các tính từ động từ rất kêu. Bên cạnh hiệu ứng gây tranh cãi tốt không thể phủ nhận rất nhiều người sẽ thấy phản cảm. Kể cả những người không thích và dị ứng với quan niệm dùng hàng Việt là yêu nước, trong thâm tâm họ rất muốn cổ vũ cho thương hiệu Việt thực sự xứng đáng. Xứng đáng về nội lực, ý chí vươn lên và có cách làm thông minh đúng mực. Nếu Bphone áp dụng chiến lược số hai với tinh thần cầu thị “chúng tôi nỗ lực” tôi cho rằng số lượng ủng hộ họ sẽ tăng lên rất nhiều. Trên thực tế Bkav đã và đang làm rất đúng đúng tinh thần này. Họ đang cực kỳ nỗ lực rất đáng trân trọng. Nhưng cách họ nói về Bphone lại với giọng điệu “không thể tin được”. Ai cũng thấy trước buổi ra mắt phát biểu của anh Quảng đã đun nóng dự luận như thế nào. Khi sự tò mò chờ đợi đã lên đến đỉnh điểm, lẽ ra tại buổi ra mắt Bphone tỉnh táo rút nút thắt với một câu nào đó (kiểu như của Avis ở trên) của kẻ số hai. Quan trọng là ý tưởng chiến lược thôi, sau đó thiếu gì câu hay ho để chuyển tải ý tưởng này. Nếu CEO của họ nói “Bkav chỉ là thương hiệu số hai. Chúng tôi sẽ luôn nỗ lực hơn” có thể Bphone sẽ đạt được cả hai: cả hiệu ứng truyền thông lần cảm tình của nhiều người Việt hơn. Số hai sau iphone? Số hai sau Samsung? Số hay sau Sony? Thiên hạ cứ tha hồ suy đoán và tranh cãi. Có khi tranh cãi không kém về ngôn từ nổ Bphone đã dùng cũng nên. Thực tế nói “chỉ là số 2″ nghe thì khiêm tốn nhưng đã rất tham vọng rồi.
 
Và để dễ bán hàng hơn
Tuyệt phẩm đỉnh cao thế giới. Bphone đang nói về họ như vậy. Nếu họ ở trên đỉnh thế giới, hãy định giá gấp đôi iPhone. Kể cả những người phấn khích cổ vũ cho Bkav, họ cũng đủ thông minh biết đâu là sự thật. Smartphone là nhóm sản phẩm công nghệ. Khách hàng trước khi bỏ tiền thường soi xét các thông số công nghệ rất kỹ. Không nhiều người đủ giàu để bỏ ra 10 triệu không chút cân nhắc tính toán. Chỉ qua một buổi ra mắt, anh Quảng đã tạo ra câu cửa miệng “không thể tin nổi” cho “cư dân mạng” bắt chước. Nhưng để khách hàng thực sự không thể tin nổi vì sung sướng có lẽ Bphone cần nhiều hơn là một lời cảm thán. Số một trên đỉnh thể giới rất khó để tin. Họ sẽ nói: không thể tin nổi, Bphone làm sao số một thế giới được. Từ sự nghi kỵ kèm theo cái giá quá cao cho một thương hiệu Việt, sẽ rất khó để nhiều người móc hầu bao.
Bphone đang thi triển những chiêu trò kích thích quá mức. Người theo thuyết âm mưu còn cho rằng đội ngũ của Bkav giương đông kích tây. Thổi Bphone để ngắm mục tiêu khác lớn hơn là bán những chiếc điện thoại. Cho dù vì mục tiêu gì chăng nữa cái Bkav cần vẫn là bán hàng. Nếu bán Bphone, họ có có một cách lựa chọn không tồi: định vị theo giọng điệu của thương hiệu số hai kèm theo một mức giá để số đông có thể mua được. Nói theo giọng của anh số hai nhưng không phải trở thành kẻ số hai (trên tổng thế). Nói theo giọng điệu của anh số hai sau số một iphone để trở thành số một trên phân khúc tầm trung thôi. Xin nhắc lại là số một trên một sân chơi thấp hơn nhưng sức mua chắc chắn không thấp tẹo nào. Vừa sức và khả thi nhất. Bkav đã làm ngược lại với giọng điệu của ông bá vương trên đỉnh thế giới. Và nhất là với mức giá chắc chắn làm số đông chùn tay.
Tôi mong tất cả những phân tích của tôi trên đây đều sai để có thể sung sướng thốt lên: Không thể tin nổi! Thật tuyệt vời.
Theo Đức Sơn – Richard Moore Associates
Share this:Click to share on Twitter (Opens in new window)Click to share on Facebook (Opens in new window)Click to share on Google+ (Opens in new window)Click to share on Pinterest (Opens in new window)Click to share on LinkedIn (Opens in new window)Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Related

Prev Article Next Article

Brands Vietnam
Thương hiệu Việt ngày càng lu mờ ngay trên đất Việt

2 years ago

Facebook

Prev Article Next Article







Đánh giá bài viết



Xem và chứng kiến nhiều mẫu quảng cáo, chiến dịch truyền thông đại chúng của những “gã khổng lồ” quốc tế ngay trên đất Việt, tôi cảm thấy chạnh lòng khi nhìn lại những “cậu bé” doanh nghiệp Việt Nam.
Vừa qua, tôi đọc được một mẩu chuyện vui của Hàn Quốc, câu chuyện mà người dân thường truyền tai nhau khi nói về những gã khổng lồ kinh tế của quốc gia. Qua câu chuyện này, hẳn chúng ta sẽ rút ra bài học lớn cho nền kinh tế và cuộc chiến thương hiệu của Việt Nam hiện nay.
Chuyện vui xứ kim chi
Người ta nói rằng, nếu một nhóm người Hàn Quốc đi vào rừng, vô tình chạm mặt với một con gấu to lớn, hung tợn và vô cùng đói, họ sẽ có những phản ứng khác nhau và rất đặc biệt.
Đầu tiên, nếu một người là nhân viên của Hyundai sẽ chiến đấu cho đến chết mà không chút do dự. Cũng giống như phương châm “bắn trước, nghĩ sau” của doanh nghiệp, anh ta sẽ tiến thẳng về phía con gấu như một chiếc xe Hyundai mạnh mẽ, gan lỳ mà không kém phần tinh tế.
Nếu một người làm việc cho Samsung, anh/cô ta sẽ ngay lập tức tổ chức một cuộc họp với đồng nghiệp hoặc tham luận ý kiến của các bộ phận khác, sàng lọc để tìm ra phương án tối ưu đối phó với con gấu dữ. Điều này phản ánh đúng phương châm nổi tiếng của Samsung: “Luôn xem xét kỹ lưỡng mọi lựa chọn trước khi triển khai”.
Và nếu một người làm việc cho LG, họ sẽ án binh bất động, chậm rãi quan sát mọi hành động của phía Samsung, sau đó làm theo. Chúng ta hẳn không còn lạ gì vụ kiện đình đám của hai gã khổng lồ này về việc vi phạm bản quyền công nghệ kỹ thuật giữa LG – Samsung.
Nếu một ai đó làm việc cho tập đoàn Lotte, anh ta sẽ nhử con gấu bằng một miếng gà rán từ chuỗi cửa hàng Lotteria và ru ngủ nó bằng một bộ phim từ hệ thống rạp Lotte Cinema.
Một câu chuyện vui từ xứ sở kim chi nhưng tôi và bạn đều thấy được cái chất và cái hồn của những doanh nghiệp đang là rường cột của nền kinh tế Hàn Quốc. Cái chất ở đây là vì nó phản ánh đúng, đủ và có phần trào phúng những nét đặc trưng của mỗi tập đoàn đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người dân Hàn Quốc.
Tại quốc gia này, ban ngày cũng như ban đêm, từ giải trí đến công việc, trong nhà đến ngoài phố… không nơi nào mà bạn không có cơ hội tiếp xúc với những thương hiệu tầm cỡ ấy.
Thậm chí, vào thời kỳ huy hoàng nhất của kinh tế và xã hội, người ta chỉ mô tả cuộc sống của người Hàn Quốc bằng một câu nói: “Người Hàn Quốc di chuyển trên một chiếc xe Hyundai, liên lạc với nhau bằng chiếc điện thoại Samsung. Họ hẹn hò gặp mặt trong những cửa hàng gà rán Lotteria và đến cuối ngày, họ giặt giũ quần áo với một cái máy giặt LG”.
Sự lớn mạnh và tầm ảnh hưởng khủng khiếp của “họ” luôn là một nỗi ám ảnh với những doanh nghiệp khác có quy mô nhỏ hơn. Họ kiểm soát và tác động vào kinh tế quốc gia, thậm chí tại Hàn Quốc, người ta đồn rằng có đến hai nền chính trị: Chính phủ và Chaebol (một thuật ngữ ám chỉ các tập đoàn khổng lồ Hàn Quốc).
Còn phần hồn của câu chuyện thì sao? Đó là những cảm nhận, cảm xúc và sự thấu hiểu của người dân Hàn Quốc đối với các doanh nghiệp này. Nó liên quan đến một thuật ngữ chuyên môn Marketing – Định vị thương hiệu (Brand Positioning).
Nói một cách chính xác, định vị thương hiệu là những liên tưởng, cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu nhằm hình thành nên một hình ảnh cụ thể và riêng biệt về thương hiệu đó, ở khía cạnh này, có lẽ ít doanh nghiệp nào thành công như các “Chaebol” Hàn Quốc.
Chậm rãi đọc lại câu chuyện trên, từ một Hyundai hừng hực khí thế, một Samsung kỹ tính và chuyên nghiệp hay một Lotte đa sắc màu với đủ loại ngành nghề… dường như người Hàn Quốc am hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ về những thương hiệu của họ, cảm nhận những tinh túy từ cốt lõi sản phẩm, từ những thông điệp đến chương trình truyền thông mà các thương hiệu đã và đang vận hành. Họ hiểu, họ cảm nhận một cách trọn vẹn.
Công cuộc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá gian nan (ảnh Khều)
Doanh nghiệp Việt Nam thì sao?
Dừng lại một phút để suy ngẫm, người Việt có bao nhiêu câu chuyện như thế? Có bao nhiêu người cảm nhận được “chất men Việt” trong từng chai bia Sài Gòn?
Bao nhiêu tín đồ cà phê có thời gian ngẫm nghĩ câu chuyện xứ xở Buôn Ma Thuột, trong vị đậm đà của tách cà phê không biết có ai còn nhớ đến những ly sữa ngọt ngào, đầy tâm huyết của Vinamilk vì thế hệ mai sau? Và còn bao nhiêu câu chuyện đã làm nên tên tuổi các thương hiệu Việt bị lãng quên?
Trong khi niềm tự hào chưa thể nói thành lời thì nỗi đau lại kéo đến, người Việt sẽ mãi không bao giờ quên “cái vật kỳ lạ” trong chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát, sẽ luôn tự hỏi cậu bé bị ung thư trong chương trình gây quỹ của mì gói Gấu Đỏ là ai?
Người nghe thì nhiều nhưng quan trọng người kể sẽ nói điều gì? Họ sẽ nói về những giá trị trường tồn, những bản sắc đã làm nên tên tuổi thương hiệu, những câu chuyện mang đậm nét quê hương, nói về giá trị vô hình đã làm nên cái chất riêng cho thương hiệu – niềm tự hào của kinh tế Việt Nam… hay là họ lại đi nghêu ngao về những cái nhất, những cái nổi bật và độc đáo trong mỗi sản phẩm, lại đi tung hô hệ thống kỹ thuật tiên tiến họ đang sỡ hữu và huyên thuyên với những lập luận giả tạo nhằm che đậy sai sót trước công chúng.

Cũng chính vì lẽ đó tôi chợt nhận ra rằng, người dân mình có mấy ai cảm nhận được giá trị thương hiệu Việt một cách trọn vẹn, liên tưởng một cách hoàn hảo mỗi khi nghe đến bất kỳ tên doanh nghiệp nào.
Xem và chứng kiến nhiều mẫu quảng cáo, chiến dịch truyền thông đại chúng của những “gã khổng lồ” quốc tế ngay trên đất Việt, tôi cảm thấy chạnh lòng hụt hẫng khi nhìn lại những “cậu bé” doanh nghiệp Việt Nam – về khoản này, có một Davids khó mà thắng được Goliath.
Tôi không nói về mức độ quy mô, cũng không phải về tiềm lực tài chính gần như vô tận, cái cách mà những “gã khổng lồ” này đang làm dường như cho thấy họ hiểu người dân Việt hơn và truyền đạt thông điệp một cách đầy thiện chí.
Người dân mình có thể có tính “sính ngoại” nhưng đừng quên “niềm tự hào dân tộc” luôn sôi sục trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, liệu có doanh nghiệp Việt nào biết khai thác nó và sẽ có bao nhiêu thương hiệu Việt đủ khả năng “bám rễ” vào trái tim, khối óc, tình yêu, tinh thần của đồng bào Việt Nam.
Theo Hồ Thế Lực / VnExpress
Share this:Click to share on Twitter (Opens in new window)Click to share on Facebook (Opens in new window)Click to share on Google+ (Opens in new window)Click to share on Pinterest (Opens in new window)Click to share on LinkedIn (Opens in new window)Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Related

Prev Article Next Article

Brands Vietnam
Các thương hiệu Việt tự đào mồ chôn mình thế nào?

2 years ago

Facebook

Prev Article Next Article







Đánh giá bài viết



Đang đà phát triền nhưng chợt mất dần tên tuổi trên thị trường, các thương hiệu Việt đã tự đào mồ chôn mình như thế nào?
Sập bẫy chuyển giao công nghệ
Một điều rất dễ nhận thấy là các thương hiệu Việt sau khi đồng ý liên doanh cùng các thương hiệu nước ngoài thì hầu hết đều xảy ra hiện tượng đuối sức trong vai trò đối tác kinh doanh. Điều đầu tiên chính là không đủ khả năng để đáp ứng công nghệ của phía đối tác.
Chiêu thức này đã từng được Unilever áp dụng khi liên doanh với công ty P/S. Unilever là một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng của Anh và Hà Lan. Khi Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam năm 1995, hãng đã xúc tiến đàm phán để được chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P/S.
Thương hiệu P/S nay đã là của Unilever.
Với chiêu thức liên doanh cùng hợp tác khai thác nhãn hiệu P/S, Unilever đã từ từ mang công nghệ của mình vào hoạt động sản xuất của P/S. Thời điểm đó, nhìn vào sự hợp tác “đôi bên cùng có lợi” này, giới kinh doanh đều cho rằng P/S sẽ có lợi lớn vì vừa có được nguồn thu từ việc bán nhãn hiệu để xúc tiến các mục tiêu đầu tư khác, vừa tiếp tục được chia lợi nhuận qua doanh nghiệp liên doanh.
Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn ván bài hợp tác đã hoàn toàn lộ rõ bản chất thực của mình. Công ty Hóa phẩm P/S ngày càng đuối sức trong cuộc chạy đua theo công nghệ sản xuất mới.
Lý do là do liên doanh thay đổi công nghệ để phát triển sản xuất. Nếu như trước đây, vỏ kem đánh răng của P/S là nguyên liệu nhôm thì lúc đó, nhựa đã được dùng để thay thế. Công ty Hóa phẩm P/S đã không đủ sức đầu tư dây chuyền sản xuất mới để tiếp tục gia công cho liên doanh nên số cổ phần còn lại của P/S đã rơi vào tay Unilever.
Chạy theo nguồn vốn
Trên thực tế, không chỉ các thương hiệu Việt có lịch sử tồn tại từ trước chiến tranh mà ngay cả những thương hiệu mạnh của chúng ta góp mặt từ những năm trở lại đây cũng bị các thương hiệu ngoại thâu tóm. Trong đó, không ít thương hiệu do bị đuối sức trong việc chạy theo nguồn vốn đã trở thành con mồi ngon cho các công ty, tập đoàn nước ngoài.
Câu chuyện này gắn liền với trường hợp của thương hiệu nước giải khát Tribeco. Năm 2005, Tribeco nhận ra rằng, nếu không hợp tác để đẩy mạnh sự phát triển thì sẽ bị các đối thủ nước ngoài triệt hạ. Vì vậy, Tribeco đã bắt tay hợp tác với cổ đông lớn là Công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô (KDC) thông qua việc bán lại 35% cổ phần cho KDC. Hai năm sau, Tribeco tiếp tục hợp tác với đối tác chiến lược Uni – Presiden.

Thương hiệu nước giải khát Tribeco nay thuộc về Uni – President.
Được hậu thuẫn bởi hai “ông lớn” giàu vốn, tuy nhiên, ngược lại với những dự tính ban đầu, kết thúc năm tài chính 2008 Tribeco gây ra cú “sốc” lớn với thị trường khi công bố lỗ 145 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5,32 tỷ đồng dù 3 quý đầu năm báo lãi.
Sau cú “sốc” đó, Tribeco bắt đầu “mất lái”, liên tiếp 12/13 quý sau đó toàn thua lỗ. Quý duy nhất có lãi là từ thu nhập bất thường của hoạt động chuyển nhượng cổ phần. Tính đến cuối năm 2011, Tribeco lỗ lũy kế tới 300 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu. Theo thông báo của Tribeco tại đại hội cổ đông (tháng 7/2012), công ty lỗ khoảng 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 126 tỷ đồng.
Trong tình thế lỗ, đi vay vốn để cầm cự, Tribeco còn phải gánh vác nợ và các khoản chi cho Tribeco Bình Dương và Tribeco miền Bắc. Không những thế, khi vẫn đang còng lưng trả lãi cho các khoản vốn vay đầu tư các nhà máy, Tribeco lại vung tay đầu tư mua cổ phiếu KDC, Kidos và Sabeco. Đầu tư tài chính, chi phí lãi vay khi đầu tư dự án, việc trích lập dự phòng nợ khó đòi kết hợp với chi phí lập kênh phân phối, chi phí khi tung sản phẩm mới ra thị trường… khiến công ty thua lỗ lớn.
Và khi Tribeco Bình Dương thua lỗ nặng vào cuối năm 2008, Tribeco Sài Gòn sau đó đã dần dần bán hết phần vốn còn lại trong Tribeco Bình Dương cho chính Uni – President Việt Nam. Năm 2010, Tribeco Sài Gòn bán hết cổ phần ở Tribeco miền Bắc.
Ngoài ra, sau khi Tribeco Bình Dương đi vào hoạt động, Tribeco Sài Gòn đã quyết định đóng cửa hai nhà máy cũ tại TP. HCM. Như vậy, với việc giảm tỉ lệ nắm giữ và sau đó là bán hết vốn trong Tribeco Bình Dương, Tribeco Sài Gòn chỉ giữ vai trò là nhà bán hàng, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng do Tribeco Bình Dương cung cấp, mà thực chất là của Uni – President Việt Nam.
Một công ty đang ăn nên làm ra như Tribeco lẽ ra khi kết hợp với 2 đối tác lớn thì phải mạnh lên, thế nhưng, thực tế lại thua lỗ liên tục và dẫn đến giải thể, những công ty liên kết dần thuộc về tập đoàn nước ngoài từng là đối tác của mình, đây là điều thật khó hiểu. Từ đó, dư luận trong giới đầu tư cho rằng Uni-President đã có chủ đích thâu tóm và phải chăng chính một số cổ đông lớn đã tiếp tay?
Trong đại hội cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 6/2012 của Tribeco, toàn bộ người của Kinh Đô đã đồng loạt từ nhiệm, nhường chỗ cho người của Uni-President. Thành viên HĐQT người Việt Nam sau đó cũng đã từ nhiệm. Kinh Đô thoái vốn hoàn toàn khỏi Tribeco.
Như vậy, Tập đoàn Đài Loan nay đang kiểm soát toàn bộ thương hiệu nước giải khát Việt Nam. Uni – President Việt Nam nắm quyền chi phối và sở hữu 100% Tribeco Bình Dương
Với việc đẩy Tribeco rơi vào cảnh buộc phải giải thể, nhà đầu tư nước ngoài này được độc chiếm thương hiệu Tribeco gắn với “đuôi” Bình Dương, chưa kể còn được hưởng một thị phần đáng kể của sản phẩm này mà không phải tốn một đồng để xây dựng thương hiệu.
Theo Petrotime
Share this:Click to share on Twitter (Opens in new window)Click to share on Facebook (Opens in new window)Click to share on Google+ (Opens in new window)Click to share on Pinterest (Opens in new window)Click to share on LinkedIn (Opens in new window)Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Related

Prev Article Next Article