Category Archives: Thiết kế quảng cáo

Quy trình thiết kế profile giới thiệu công ty

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Quy trình thiết kế profile giới thiệu công ty 1

Thiết kế quảng cáo

Để có được một cuốn hồ sơ năng lực giới thiệu công ty hoàn hảo bạn cần một quy trình thiết kế tốt. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình thiết kế – in ấn profile của Sao Kim như một tham khảo.
Mẫu thiết kế profile Sao Kim thực hiện cho công ty Habour Logistics

(Minh họa: Mẫu thiết kế profile Sao Kim thực hiện cho công ty Habour Logistics)

1. Lên kế hoạch thiết kế profile

Profile là công cụ marketing, bán hàng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có kinh nghiệm thiết kế profile cho mình. Để quá trình này đơn giản, trước khi bắt tay vào thiết kế profile, doanh nghiệp nên tạo một kế hoạch mà các nội dung cơ bản có thể bao gồm:

– Mục đích của việc thiết kế

– Các tiêu chí cần thể hiện

– Nhóm chịu trách nhiệm thực hiện công việc

– Dự trù thời gian và ngân sách

– Các công việc cần chuẩn bị

2. Biên tập nội dung profile

Là phần cốt lõi của profile, nội dung profile giúp cung cấp thông tin cho đọc giả, tạo sự quan tâm hứng thú và dẫn dắt độc giả hành động.

Để thực hiện việc biên tập nội dung tốt, phương pháp thực hiện dưới đây được Sao Kim sử dụng trong các dự án của mình:

– Định hướng nội dung: Ở bước này, người biên tập (Copywiter) sẽ xác lập các tiêu chí viết nội dung cho cuốn profile dựa trên các dữ liệu đầu vào: mục đích thiết kế profile, đối tượng độc giả, ngành hàng, thị trường, giọng điệu, phong cách, các thông điệp chính ….

– Phác thảo cấu trúc nội dung profile: Copywriter sẽ đưa ra mục danh mục gồm các mục, tiểu mục cần có trong profile.

– Hoàn tất nội dung: Sau khi cấu trúc khung sườn của profile đã hoàn tất, việc tiếp theo là hoàn thiện toàn bộ nội dung profile đến từng chi tiết. Tại bước này các chuyên viên Copywriter sẽ biến những mục tiêu cụ thể nhất của cuốn profile thành những thông điệp marketing hấp dẫn, hiệu quả nhất để thuyết phục khách hàng, đối tác của bạn.

– Dịch thuật: trong trường hợp profile của bạn cần thể hiện nhiều hơn 1 ngôn ngữ, công việc tiếp theo sẽ là dịch thuật. Bước này có thể do Copywriter trực tiếp chuyển ngữ hoặc qua một đơn vị dịch thuật chuyên nghiệp thực hiện.

3. Chuẩn bị hình ảnh để thiết kế profile

Với mỗi dự án thiết kế profile, khâu chuẩn bị hình ảnh cần được đầu tư kỹ lưỡng. Vì “trăm nghe không bằng một thấy” hình ảnh sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng và diễn tả ngay điều chúng ta muốn truyền đạt. Thông tin tới sau chỉ nhằm làm rõ ràng những cảm nhận mà khách hàng nắm bắt thông qua hình ảnh trước đó mà thôi.
Các khâu xử lý hình ảnh (retouch) sau đó cũng được thực hiện kỹ lưỡng. Hình ảnh của bạn không những dùng tốt cho cuốn profile mà còn cho website, ấn phẩm quảng cáo khác mà bạn có.

4. Lên ý tưởng thiết kế profile và dàn trang

Khi đã có toàn bộ các nguyên liệu là hình ảnh, nội dung và thông điệp, việc tiếp theo là phối hợp tất cả những nguyên liệu này lại dưới một phong cách thiết kế độc đáo, ấn tượng và hiệu quả.

Một vài điểm cần lưu ý trong quá trình thiết kế dàn trang profile

– Thiết kế cần ấn tượng, bắt mắt.

– Hình ảnh phải thể hiện được thông điệp cần truyền tải và phù hợp với bối cảnh.

– Các trang cần phải đảm bảo tính nhất quán.

– Không dùng quá nhiều font chữ rối mắt.

– Thông tin luôn phải đặt trên nền dễ đọc, dễ thấy.

– Font chữ cần đủ lớn và dễ đọc.

– Sử dụng hình ảnh thực tế thay thế cho các hình minh họa.

5. In ấn và gia công thành phẩm profile

In ấn là một bước quan trọng tạo lên thành công của một cuốn profile công ty. Chất lượng in sẽ phản ánh chất lượng sản phẩm cuối cùng mà bạn nhận được.

Chất liệu và quy cách của profile công ty

Quy cách: Profile công ty thường sử dụng các form mẫu tương đối “chuẩn mực”. Có nghĩa là bạn có thể sử dụng kích thước A4 hoặc A5, nằm ngang hay nằm dọc. Cách đóng gáy phụ thuộc nhiều vào dung lượng của cuốn profile. Nếu bạn có một cuốn profile mỏng (từ 30 trang trở xuống) thì thường ta sẽ chọn cách đóng gáy dập ghim. Còn nếu là một cuốn profile nhiều trang, cách dán gáy sẽ làm profile sang trọng và đẹp hơn.

Chất liệu: Ngày nay có nhiều lại giấy khác nhau để bạn lựa chọn. Loại giấy phổ thông nhất là Couches. Nếu bạn có một cuốn profile 20 – 30 trang bạn có thể sử dụng giấy Couches 200 gram/m2 (hay còn gọi là giấy C200) để làm ruột, còn bìa thì dầy hơn (C300). Bạn có thể cán mờ mặt bìa hoặc cán bóng để giữ cho bìa profile bền hơn và sang trọng hơn.

Ngoài giấy Couches có thể sử dụng nhiều loại giấy khác cao cấp hơn và đắt tiền hơn Conquerer, giấy mỹ thuật ngoại nhập …

Công nghệ in ấn profile

In profile giới thiệu công ty hay các ấn phẩm khác như brochure, profileue, tờ rơi, poster … thường sử dụng cách in Offset.

In Offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

Ưu điểm của việc in offset là chất lượng hình ảnh rất cao và dễ gia công hơn so với các loại hình in khác. Tuy nhiên vì là in công nghiệp nên số lượng in cần đủ lớn (thông thường từ 1000 bản) để tối ưu hóa về chi phí.

Trên đây là quy trình để thiết kế và sản xuất profile cho công ty, quy trình này có thể thay đổi ít nhiều tùy theo từng trường hợp cụ thể. Khi thực hiện theo quy trình này, sản phẩm đầu ra sẽ được đảm bảo là cuốn profile ấn tượng, chuyên nghiệp và hiệu quả. Nó biến một công việc tưởng như rất khó khăn (đôi khi doanh nghiệp mất nhiều năm trời để tự xoay sở với profile công ty mình) trở nên khả thi và đảm bảo kết quả.

Vậy thì còn chờ gì nữa, hãy khởi động dự án thiết kế profile của bạn ngay hôm nay để giành lấy lợi thế cạnh tranh và tham gia vào sân chơi của các công ty lớn. Nếu bạn cần sự trợ giúp của một đơn vị tư vấn, thiết kế chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Sao Kim qua thông tin dưới đây.

Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về nhận diện thương hiệu

Xem thêm những bài viết hấp dẫn khác:

Quy trình thiết kế profile giới thiệu công ty







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Top 4 phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Top 4 phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay 104

Thiết kế quảng cáo

Không thể phủ nhận sự thành công của các chiến dịch marketing, quảng bá thương hiệu và sản phẩm của các doanh nghiệp một phần lớn là nhờ các tài liệu thiết kế marketing, trong đó có brochure.

Nếu bạn đang có ý định thiết kế hoặc muốn tìm hiểu về các phần mềm thiết kế brochure, dưới đây là thông tin về top 4 phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.

1. Adobe Illustrator (AI)

Adobe Illustrator (AI) được đánh giá là phần mềm đồ họa thiết kế tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn là một thành viên trong giới thiết kế, chắc hẳn bạn đã biết đến sự thần thánh của các phần mềm thuộc nhà Adobe rồi đúng không nào?

Và Illustrator cũng không ngoại lệ, sự chuyên nghiệp và các tính năng thiết kế thông minh đã giúp phần mềm này được công nhận là tốt nhất trong ngành thiết kế đồ họa. Phần mềm thiết kế AI cho phép người dùng đa nhiệm các yêu cầu thiết kế đồ họa 2D với các nét vẽ vector mượt mà, dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi kích thước, phối màu, tạo nét,…

Bên cạnh đó, Illustrator có khả năng tương thích với các phần mềm khác thuộc nhà Adobe và chuyển đổi file thiết kế thành các định dạng khác nhau (PNG, JPG, PDF, Gif, eps,…

Trong thiết kế nhận diện thương hiệu và thiết kế marketing, Adobe Illustrator cũng là phần mềm được các designer yêu thích nhất, thích hợp ứng dụng thiết kế logo, catalogue, phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp, thiết kế tờ rơi, card visit,… Các file thiết kế được bảo bởi AI cho màu sắc chân thực, hình ảnh sắc nét, chất lượng in ấn tốt, dễ dàng thay đổi nội dung,…

phan-mem-thiet-ke-brochure
Ảnh 1: Phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp – Adobe Illustrator

2. Adobe Photoshop (PS)

Photoshop (PS) là một trong những phần mềm biểu tượng đặc trưng cho nhà Adobe. Nó được đánh giá là phù thủy trong giới chỉnh sửa đồ họa, dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap.

Giao diện sử dụng Adobe Photoshop khá tương tự như Illustrator, tuy nhiên các lệnh điều khiển và cách thức sử dụng là khác biệt. Ngoài ứng dụng để thiết kế ảnh chuyên nghiệp, PS còn được ứng dụng rộng rãi để thiết kế các ấn phẩm marketing như: Thiết kế logo, thiết kế brochure, thiết kế bao bì sản phẩm, banner quảng cáo,…

phan-mem-thiet-ke-brochure
Ảnh 2: Phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp – Adobe Photoshop

Xem thêm: Top 5 phần mềm thiết kế logo online tốt nhất hiện nay

3. CorelDraw

CorelDraw là bộ công cụ đồ họa dạng vector chuyên nghiệp và lâu đời được tích hợp nhiều tính năng thiết kế thông minh. Với kho hình vẽ thiết kế được dựng sẵn dưới dạng vector và bộ sưu tập font chữ khổng lồ, hiệu năng thiết kế linh hoạt, CorelDraw được nhiều designer ứng dụng trong việc thiết kế logo, thiết kế catalogue, phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Corel là phần mềm được dùng phổ biến cho các máy khắc laser hiện nay.

Phần mềm thiết kế Corel khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng cần có kỹ năng và kinh nghiệm khá tốt mới có thể sử dụng thành thạo và nhanh chóng.

phan-mem-thiet-ke-brochure
Ảnh 3: Phần mềm thiết kế brochure CorelDraw

4. InDesign (ID)

Khá khác biệt với 3 phần mềm thiết kế kể trên, InDesign hỗ trợ tốt nhất cho các ấn phẩm thiết kế cần sự dàn trang và sửa đổi nhanh chóng. Phần mềm thường được ứng dụng để dàn sách, thiết kế catalogue, thiết kế brochure,…

phan-mem-thiet-ke-brochure
Ảnh 4: Phần mềm thiết kế InDesign

Ngoài 4 phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp kể trên, một số phần mềm thiết kế brochure khác dành cho những người không chuyên về thiết kế có thể tìm hiểu sử dụng như: Microsoft Word, Microsoft Publisher, Magnetic Lasso,… Những công cụ, phần mềm này cho phép người dùng tạo ra những mẫu thiết kế brochure đơn giản dựa trên các mẫu có sẵn.

Ngoài 4 phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp kể trên, một số phần mềm thiết kế brochure khác dành cho những người không chuyên về thiết kế có thể tìm hiểu sử dụng như: Microsoft Word, Microsoft Publisher, Magnetic Lasso,… Những công cụ, phần mềm này cho phép người dùng tạo ra những mẫu thiết kế brochure đơn giản dựa trên các mẫu có sẵn.

5. Thuê chuyên gia thiết kế

Bạn là một người không rành về thiết kế nhưng đang có nhu cầu thiết kế brochure chuyên nghiệp, hãy nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia thiết kế của các công ty uy tín. Họ sẽ đưa ra cho bạn những gợi ý tuyệt vời về phong cách thiết kế và nội dung cần thiết trong một tờ brochure, cũng như đảm bảo về mặt chất lượng thiết kế thu hút sáng tạo, chất lượng in ấn và đảo bảo tiến độ thiết kế theo đúng mong muốn của bạn.

Trên đây là gợi ý về các phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thiết kế brochure thành công.

Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn và báo giá thiết kế brochure, đừng ngần ngại liên hệ cho Sao Kim ngay hôm nay nhé. Các chuyên gia thiết kế của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và mong muốn đem đến cho khách hàng những giá trị thiết thực nhất.

Nguồn tham khảo:Sao Kim Branding

Xem thêm:

Top 4 phần mềm thiết kế brochure chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn