Category Archives: Thiết kế logo,Đặt tên thương hiệu

Quy luật cần xem xét khi đặt tên thương hiệu theo phong thủy

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Quy luật cần xem xét khi đặt tên thương hiệu theo phong thủy 2

Thiết kế logo,Đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu không chỉ là mang đến cho thương hiệu một cái tên vừa hay, ý nghĩa mà còn hợp vận mạng đối với người chủ cho công cuộc làm ăn thuận lợi, phát tài. Trong quan niệm văn hóa Á Đông, phong thủy luôn chiếm một vị trí quan trọng làm yếu tố dẫn đường trước mọi quyết định, hành động của nhiều người. Và sự thật là từ bao đời nay, hầu hết mọi việc đều thuận lợi và thành công khi làm theo những chỉ dẫn đó.

ngu-hanh-tuong-sinh-tuong-khac

  • Quy luật về ngữ nghĩa của tên thương hiệu

Hầu hết chủ doanh nghiệp khi chọn đặt tên thương hiệu đều quan tâm đầu tiên đến yếu tố ý nghĩa. Tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề và sản phẩm kinh doanh mà tên thương hiệu có những ý nghĩa khác nhau. Phương án thường được sử dụng nhiều nhất là đặt tên thương hiệu theo các tính từ mô tả gợi lên các ý nghĩa tốt đẹp như sự may mắn: tài lộc, lộc phát, tài phát, hưng thịnh, phúc thịnh, thành đạt…; uy tín, tin cậy: bảo tín, trung tín, đại tín…; gợi lên khát vọng: tiên phong, tiến bộ,…

  • Quy luật đặt tên thương hiệu theo phong thủy ngũ hành

Tùy thuộc vào mệnh của người chủ doanh nghiệp mà các yếu tố của tên thương hiệu cần đảm bảo hợp mệnh của chủ sở hữu. Và các thành phần của tên khi ghép với nhau cũng cần tạo vận khí tốt, nếu không việc làm ăn buôn bán sẽ không thể thành công, phát tài.

Người chủ cần tìm hành phù hợp với hành của bản thân rồi từ đó lựa chọn các thành tố của tên. Ví dụ bạn mệnh mộc thì nên chọn từ thuộc mệnh thủy để đặt tên thương hiệu.

Cách tính mệnh của chủ sở hữu theo ngũ hành thì lấy năm sinh âm lịch: Mệnh = can + chi. Nếu kết quả lớn hơn 5 thì trừ đi 5 để ra mệnh. Trong đó quy ước:

– Số của Thiên can: Giáp, Ất quy ước 1; Bính, Đinh quy ước 2; Mậu, Kỷ quy ước 3; Canh, Tân quy ước 4 và Nhâm, Quý quy ước 5;

– Số Địa chi: Tuổi Tý, Sửu, Ngọ, Mùi quy ước 0; tuổi Dần, Mão, Thân, Dậu quy ước 1; tuổi Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi quy ước 2.

– Giá trị mệnh Ngũ hành: Kim quy ước 1, Thủy quy ước 2, Hỏa quy ước 3, Thổ quy ước 4, Mộc quy ước 5.

Bảng dưới đây đưa ra một số từ thuộc các mệnh có thể giúp bạn tham khảo:

Thủy: phú, phượng, hồng, phúc, bích

Hỏa: Độ, Đường, Lạc, Kim, Điểm

Mộc: quý, quan, quảng, cung, khổng

Kim: thương, sinh, ty, hạ, quảng

Các thành phần trong tên theo quy luật âm dương khi phối hợp với nhau cần tạo nên nghĩa tốt thep quan hệ tương sinh:

Thủy & Mộc (Thủy nuôi dưỡng cho mộc lớn lên)

Mộc & Hỏa (Mộc làm cho hỏa càng thêm vượng)

Hỏa & Thổ (Hỏa làm cho thổ thuần khiết hơn)

Kim &Thủy (Kim khiến cho Thủy càng thêm dồi dào)

Nhưng tổ hợp tên gọi sau đây không có lợi theo quan hệ tương khắc:

Thủy & Hỏa

Hỏa & Kim

Kim & Mộc

Mộc & Thổ

Thổ & Thủy

  • Quy luật về tính chất ngũ hành của từ

Trong phong thủy, các chữ cái cũng có ngũ hành riêng của chúng mà ít người để ý. Đặt tên thương hiệu cũng vì thế mà cần điều chỉnh cho hợp với ngũ hành của chủ sở hữu. Các chữ cái bắt đầu của mỗi từ kiểm soát hành của từ đó, tên thương hiệu có từ 2 đến 3 từ thì hành của các từ cần có quan hệ tương sinh (tham khảo ở trên) để đảm bảo vận may, tốt lành cho hoạt động thương mại của thương hiệu.

Thông tin tham khảo về chữ cái bắt đầu và phân loại hành của từ bắt đầu bằng chữ cái đó:

Hành kim có các từ bắt đầu bằng: C,Q,R,S,X

Hành mộc: G,K

Hành thủy: Đ,B,P,H,M

Hành hỏa: D,L,T,V,N,J

Hành thổ: A,Y,E,U,O,I

Như vậy, đặt tên thương hiệu theo tính chất ngũ hành của các chữ cái bắt đầu một từ sẽ dễ dàng, đơn giản và đa dạng hóa hơn cho chủ sở hữu trong việc lựa chọn và đặt tên thương hiệu.

Nên nhớ về việc kết hợp tương sinh tránh tương khắc cho các từ trong cùng một tên theo quy luật :

Tương sinh: Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy.

Tương khắc: thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy

  • Quy luật âm dương trong đặt tên

Quy luật âm dương được thành lập khá phức tạp, nó được dựa trên các chữ Hán Việt và số nét của chúng. Tuy nhiên, có một cách hiểu đơn giản hơn quy hoàn toàn về tiếng Việt đó là dựa trên dấu của những từ xuất hiện trong tên để xác định âm dương.

Đó là những từ thuộc tính dương là có vần trắc bao gồm các từ có dấu: sắc, ngã, hỏi, nặng.

Những từ thuộc tính âm là có vần bằng bao gồm từ có dấu: huyền, hoặc thanh ngang (không dấu)

Những tổ hợp tên tốt là: dương – âm; âm – âm – dương; âm – dương – dương;

Tránh sắp xếp kiểu tổ hợp tên sau: âm – dương – âm; dương – âm – dương;

  • Quy luật về số nét của từ trong tên thương hiệu

Ta biết trong phong thủy những con số cũng đóng một vai trò quan trọng. Do vậy số nét trong một từ và tổng số nét của tên thương hiệu cũng phản ánh sự thành bại trong công việc kinh doanh, sự phổ biến của thương hiệu đó.

Khi các yếu tố âm dương và ngũ hành đã hài hòa rồi, bạn cần kiểm tra lại về tổng số nét, những tên có tổng số nét như sau sẽ đem lại điềm lành, đại cát: 3, 5, 6, 6, 8, 11, 13, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 29, 31, 32, 35, 37, 38, 48, 52, 63, 65, 67, 68, 73, 75, 77, 78, 80, 81, 83, 84, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 97, 98, 99, 100.

Dưới đây là số nét của từng chữ theo quy ước:

Chữ A: 3

Chữ B: 3

Chữ C: 1

Chữ D: 2

Chữ H: 3

Chữ I: 2

Chữ K: 3

Chữ L: 2

Chữ P: 2

Chữ Q: 2

Chữ R: 3

Chữ S: 1

Chữ Đ : 3

Chữ E: 4

Chữ G: 3

Chữ Y: 2

Chữ Ă: 5

Chữ Â: 5

Chữ Ê : 6

Chữ Ơ : 2

Chữ Ư : 3

Chữ M: 4

Chữ N: 3

Chữ O: 1

Chữ X: 2

Chữ T: 2

Chữ U: 2

Chữ V: 2

Mỗi dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng): 1

Nếu bạn đang cảm thấy quá rắc rối, đừng lo! Các chuyên gia ngôn ngữ của Sao Kim sẽ giúp đỡ bạn đặt tên thương hiệu vừa mang ý nghĩa hay vừa phù hợp phong thủy mà không cần suy nghĩ, cân nhắc quá nhiều.

Nguồn: Memilus Agency

Chuyên gia số 1 về Thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Quy luật cần xem xét khi đặt tên thương hiệu theo phong thủy







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn