Thiết kế làm nên thương hiệu: Bài học từ 5 thương hiệu lớn
Sáng tạo thương hiệu,Thiết kế logo,Truyền thông thương hiệu,Xây dựng thương hiệu
Thiết kế thương hiệu có vai trò như thế nào đối với sự sống còn của doanh nghiệp? Hãy cùng Sao Kim khám phá quá trình phát triển ngoạn mục của hình ảnh thương hiệu từ 5 doanh nghiệp lớn trên thế giới nhé !
1. Apple
Logo của Apple vốn được thiết kế bởi người đồng sáng lập là Ronald Wayne. Tuy nhiên mẫu logo sơ khai này không tồn tại nổi 1 năm bởi theo Steve Jobs thì hình ảnh Newton ngồi dưới cây táo quá phức tạp không thể in ấn rõ ràng trên các sản phẩm máy tính được. Hơn nữa, hình tượng này quá khó hiểu để khách hàng nhận ra đây chính là một hãng máy tính công nghệ. Chính vì thế, Ronald Wayne đã quyết định tháo bỏ hoàn toàn những hình ảnh rắc rối trên logo, thay vào đó chỉ giữ lại duy nhất quả táo cắn dở mang 7 sắc cầu vồng từ năm 1976 và đến giờ thì biểu tượng táo cắn dở chỉ còn màu bạc sang trọng và tinh tế.
2. Starbucks
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Starbucks ra đời vào thập niên 90 tại Seatle nhưng thực chất chuỗi café khổng lồ này lại ra đời từ thập niên 70. Trong những ngày đầu, logo của Starbucks được thiết kế màu nâu với hình nàng tiên cá bán khỏa thân trong thần thoại Hy Lạp. Tuy nhiên, mẫu thiết kế này dường như không đem lại sức hút nào cho hãng café này cho tới “cuộc cách mạng” năm 1987, khi mẫu logo được thiết kế lại với hình nàng tiên cá kín đáo và hiện đại hơn.
Và rồi sau cuộc cách tân tiếp theo năm 1992 thì đến năm 2011, logo Starbucks thực sự đã “lột xác” hoàn toàn, đơn giản và tinh tế. Có lẽ nếu Starbucksgiữ nguyên bản logo đời đầu thì ngày nay chúng ta chưa chắc đã biết đến thương hiệu cà phê danh tiếng này.
3. Microsoft
Microsoft được ra đời từ năm 1975 nhưng để thành công được như hôm nay, Microsoft đã trải qua rất nhiều lần cách tân trong thiết kế thương hiệu của mình. Điển hình đó là mẫu logo với phiên bản trắng đen tối giản trong những thập niên 80. Và qua ba lần thay đổi nữa thì đến lần thứ tư, Microsoft mới có một “diện mạo” hoàn hảo với sự kết hợp của 4 khối màu vuông sắc màu, còn gọi là “Sagoe”.
Chắc hẳn bạn đã quen với biểu tượng này, kể cả khi không nhìn thấy tên thương hiệu hiện diện?
4. Canon
Mặc dù Canon là một trong những thương hiệu máy ảnh nổi tiếng trên thế giới nhưng ít ai biết được tên nguyên thủy của nhãn hàng này chính là Kwanon, dựa theo tên của Đức Phật Quan Âm và logo cũng chính là hình ảnh này. Nghe thì có vẻ rất ý nghĩa nhưng cái tên này lại khiến khách hàng phương Tây khó khăn khi đọc chúng. Tuy nhiên, tới năm 1935 khi thương hiệu đã vươn tầm thế giới thì đã được đổi tên thành “Canon” cho dễ đọc và rồi logo cũng được thiết kế lại hoàn toàn với font chữ mạnh mẽ, màu đỏ ấn tượng và nhất là dễ đọc với tất cả mọi người.
Bài học về cách đặt tên thương hiệu sao cho vừa hay, có ý nghĩa và quan trọng nhất vẫn phải dễ đọc, dễ ghi nhớ để có thể tồn tại trong tâm trí khách hàng rất đáng để những doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng học hỏi.
5. Lego
Hãng đồ chơi lắp ráp nổi tiếng này đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều trẻ em trên thế giới nhưng ít ai biết hãng đã từng trải qua giai đoạn khiêm tốn trong những thập niên 30. Phiên bản đầu tiên của logo được sử dụng như miếng đề can dán lên đồ chơi thông thường. Cho tới năm 1953, hình ảnh đầu tiên của font chữ tròn trên nền màu trắng mới xuất hiện. Đây chính là mốc đánh dấu sự đi đúng hướng của Lego trong việc thiết kế thương hiệu, truyền tải được một sức sống mới cho thương hiệu và khiến nó gần gũi hơn với trẻ nhỏ và các gia đình.Từ đó tới nay logo của nhãn hàng này cũng chỉ trải qua vài lần “cách tân” nhỏ không đáng kể , về cơ bản vẫn giữ nguyên ý tưởng từ logo thuần ban đầu.Sức hút của những bộ đồ chơi Lego chưa bao giờ nhạt nhòa trong tâm trí những đứa trẻ nhỏ trên khắp thế giới.
Qua bài viết nàycủaSao Kim, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của thiết kế trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thương hiệu của chúng tôi.
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác:
Thiết kế làm nên thương hiệu: Bài học từ 5 thương hiệu lớn