“THÀNH TÍCH KINH NGHIỆM, NHIỀU QUÁ CHỌN LÀO SAO?” hay “ĐỂ ÍT THÀNH HIỆU QUẢ”
Với lần post này, memilus.net sẽ gộp hai bài làm một để các bạn có cái nhìn xuyên suốt về thực trạng đang tồn tại trong việc viết CV cũng như cách thức chọn lọc nội dung trong khi viết.
Đối với nhà tuyển dụng, họ cần thấy độ sâu trong năng lực thay vì độ nhiều trong thành tích kinh nghiệm. Trong bài trước, “KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO, CÓ THỰC SỰ CẦN THIẾT?”, memilus.net đã cung cấp cho các bạn cách để thuyết phục nhà tuyển dụng thông qua việc đo lường các thành tích kinh nghiệm. Trong bài viết này, memilus sẽ giúp các bạn thành tích “quá nhiều” biết cách chọn lọc nội dung, và các bạn “không có thành tích nào cả” biết cách sử dụng kĩ thuật “để ít thành hiệu quả”.
Qua cuộc trao đổi với chị Phan Bùi Quý Thanh, Account Manager, Millward Brown Vietnam, công ty nghiên cứu thị trường đa quốc gia chuyên về thương hiệu và truyền thông, chị có nhận định về ngành hàng dịch vụ thiết kế CV, là một thị trường tiềm năng ở Việt Nam, nhưng bên cạnh đó chị cũng trình bày lo ngại việc “viết dùm, viết thay” CV của dịch vụ này là hành động có thể dẫn đến ảnh hưởng không tốt tới tâm lý nhà tuyển dụng. Có thể nhà tuyển dụng sẽ rất hào hứng muốn gặp người sở hữu chiếc CV nổi bật tại buổi phỏng vấn, nhưng thực tế thì không đúng như vậy. Đây là một nhận định mà memilus đã nhận được trong quá trình làm khảo sát thị trường về việc triển khai ngành hàng thiết kế CV ra thị trường, đặc biệt là các bạn sinh viên năm 3, năm 4, năm cuối. Với phương châm “CV, hãy là chính mình” của dịch vụ thiết kế CV, memilus muốn gửi gắm đến các bạn đọc thông điệp, hãy tự tin truyển tải con người mình qua từng câu từ trong chiếc CV.
Đối với các bạn nhiều tích, kinh nghiệm, các bạn có thể sẽ dễ dàng trở thành ứng viên sáng giá cho vòng phỏng vấn, nhưng các bạn cần hiểu rằng, nhà tuyển dụng chỉ cần mất đến vài phút để định hình được năng lực của bạn đến đâu, mà không nhất thiết phải đọc hết. Vậy nên liệt kê thành tích không phải là sự lựa chọn tối ưu cho bạn, mà hãy đi sâu vào từng chi tiết của từng thành tích, kinh nghiệm bạn gặt hái được. Quan trọng nhất, dù nhiều hay ít thành tích, bạn cũng cần phải nắm được yêu cầu của vị trí bạn ứng tuyển. Đặt câu hỏi “nếu mình là nhà tuyển dụng, mình sẽ cần gì ở ứng viên”, các bạn có thể tham khảo thêm tại website cung cấp thông tin tuyển dụng hàng đầu Anh quốc, http://www.prospects.ac.uk/types_of_jobs.htm, trong đấy có từng loại vị trí ứng tuyển kèm theo các yêu cầu và các đặc thù, nghiệp vụ trong công việc bạn cần có.
Vậy bạn đã có kim chỉ nam cho việc đình hình mục tiêu “PR” cho CV của mình rồi, tiếp đến là bước khai thác, hãy sắp xếp các thành tích, kinh nghiệm theo thứ tự quan trọng của vị trí ứng tuyến, đó là cách sắp xếp tối ưu nhất giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tìm được chính xác từ khóa được lập trình sẵn để “săn” đúng ứng viên sáng giá nhất.
Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng, bạn tra cứu tại website trên để xác định các chìa khóa mà các nhà tuyển dụng nhắm đến là B2B (bán hàng cho doanh nghiệp/tổ chức) hay B2C (ngành bán lẻ), giả sử doanh nghiệp bạn ứng tuyển chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp khác, các hoạt động quan trọng bao gồm:
- xây dựng mối quan hệ với khách hàng
- nghiên cứu thị trường và nghiên cứu các sản phẩm thay thế/ sản phẩm bổ sung liên quan đến sản phẩm của bạn
- khả năng thuyết trình về sản phẩm/ dịch vụ, kỹ năng thuyết phục khách hàng
Tiếp đến, viết ra toàn bộ các thành tích, kinh nghiệm bạn có. Qua đó, bạn chọn lọc và phân tích những việc bạn đã làm được có liên quan đến 3 yếu tố của một nhân viên sale. Sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng giảm dần, hoặc theo thời gian hoặc theo từng kỹ năng bạn sở hữu tùy vào độ “xịn” của bạn, tuy nhiên hãy luôn nhớ mục tiêu “PR” là mấu chốt để đưa ra chính xác các “keywords” mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm trong từng chiếc CV.
Xem ra việc thành tích ít hay nhiều không còn là vấn đề, mà điểm quyết định là ở mức độ đáng tin cậy của thông tin bạn đưa ra trong chiếc CV.
Dịch vụ thiết kế CV