Category Archives: Sáng tạo thương hiệu,Xây dựng thương hiệu,Đặt tên thương hiệu

5 công cụ online hỗ trợ đặt tên thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 công cụ online hỗ trợ đặt tên thương hiệu 2

Sáng tạo thương hiệu,Xây dựng thương hiệu,Đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất trước sự ra đời của một thương hiệu. Sao Kim xin giới thiệu5công cụ online miễn phígiúp bạn có thêm ý tưởng cho một cái têntuyệt vời.

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

1. VISUWORD

http://visuwords.com

Nếu bạn cần tìm kiếm thêm ý tưởng cho tên thương hiệu xung quanh một chủ đề nào đó, hãy vào Visuword. Website có thiết kế tương tác khá đẹp giúp vẽ ra một bản đồ tư duy (mind map) giúp phát triển các liên tưởng xung quanh từ khóa mà bạn nhập vào. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm những từliên quan đến Smile, nhập từ đó vào ô tìm kiếm và biết đâu bạn sẽ khám phá ra nhiều ý tưởng thú vị.

4

2. LINGZINI

http://www.lingzini.com/

Lingzini là công cụ cung cấp cho bạn các tiền tồ và hậu tố để bạn có thể ghép từ (trong phần Affixes). Chỉ cần thêm vài bước tra cứu, bạn có thể dễ dàng biết được ý nghĩa của từng yếu tố này để từ đó tạo nên các từ ghép mới lạ và hiệu quả. Sau khi có một loạt các yếu tố từ, bạn có thể vào phần Combinator để tạo list từ ghép.

3

3. RHYMER

http://www.rhymer.com/naming.html

Rhymer là công cụ giúp bạn tìm ra nhiều biến thể đồng âm của một từ cho sẵn. Công cụ này hữu ích khi bạn đã có sẵn một tên gọi muốn đặt nhưng muốn tìm kiếm những từ liên quan để tránh trùng lặp với những thương hiệu hiện có. Khi nhập từ đã nghĩ vào ô tìm kiếm, bạn có thêm 6 lựa chọn về cách tạo biến thể: End Rhymer nhằm tạo biến thể đồng âm cuối, Last Syllable Rhymer nhằm tạo biến thể đồng âm đôi cuối, Double Rhymers nhằm tạo biến thể đồng 2âm, Triple Rhymers nhằm tạo biến thể đồng 3 âm, Beginning Ryhmer tạo biến thể đồng âm đầu tiên, First Syllable Rhymers tạo biến thể đồng âm đôi đầu tiên. Ví dụ nếu bạn nhập Smile, bạn sẽ có được các từ mới như aisle, bile, white…

2

4.WORDOID

http://wordoid.com/

Wordoid là công cụ giúp bạn tạo ra nhiều biến thể có chứa từ cho sẵn. Cũng có một mục đích là để tránh trùng lặp với thương hiệu hiện có nhưng Wordoid cho ra kết quả vẫn giữ được những từ cho sẵn trong từ mới. Nếu bạn nhập từ Smile, bạn có 3 lựa chọn: từ mới bắt đầu bằng Smile, từ mới kết thúc bằng Smile, từ mới có chứa Smile. Kết quả sẽ cho ra những từ như: Smileo, Smilet, Smilesa, Smiless, Transmile, Tingsmlie, Dismile,…là những phiên bản từ mới có thể thích hợp dùng làm tên hoặc mang âm hưởng mong muốn vẫn phần nào chứa đựnggốc ý nghĩa của từ cũ.

1

5. ACRONYM

http://acronymcreator.net/

Acronym là công cụ giúp bạn đặt tên theo kiểu Copycat – tức là ghép hai phần của hai từ vào nhau để tạo nên từ mới (Nếu bạn chưa rõ lắm về khái niệm thì có thể tham khảo thêm bài viết về các kiểu đặt tên thương hiệu phổ biến của Sao Kim).

5

Qua bài viết này, Sao Kim mong bạn có thêm các công cụ giúp đặt tên cho thương hiệu của mình. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm nhiều bài viết khác:

5 công cụ online hỗ trợ đặt tên thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Phân biệt các loại tên doanh nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Phân biệt các loại tên doanh nghiệp 104

Sáng tạo thương hiệu,Xây dựng thương hiệu,Đặt tên thương hiệu

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp có 3 tên gồm: tên công ty viết bằng tiếng Việt, tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên công ty viết tắt (hay còn gọi là tên giao dịch). Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định tên thương mại của công ty. Trong thực tế, doanh nghiệp còn có thể có thêm một số tên khác nữa. Việc có nhiều tên như vậy đôi khi làm chúng ta bối rối hoặc gây nhầm lẫn. Bài viết này giúp bạn hiểu bản chất và các phân biệt các loại tên doanh nghiệp sử dụng trong thực tế.

Tên theo Luật doanh nghiệp gồm có 3 loại:

Tên công ty bằng tiếng Việt

Là tên công ty viết đầy đủ. Tên này thường bao gồm 3 phần: phần chỉ loại hình công ty (TNHH, CP, DNTT, TNHH MTV …), phần chỉ lĩnh vực hoạt động (Thương mại, Dịch vụ, Đầu tư …) và phần định danh. Ví dụ:

Công ty TNHH Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim
(Loại hình công ty) + (Lĩnh vực hoạt động ) + (Định danh)

Tên tiếng công ty bằng tiếng nước ngoài

Thông thường là phần dịch sang tiếng Anh của tên tiếng Việt. Ví dụ: Sao Kim Brand Creation and Consultancy Company Limited.

Tên công ty viết tắt

Là tên được viết ngắn gọn lại từ phần tên tiếng Việt hoặc Tiếng Anh của công ty. Ví dụ: Sao Kim Branding, Vinaconex, Vinamilk, HAGL, Casumina … Trong thực tế, tên viết tắt không nhất thiết phải trích dẫn chính xác theo tên đầy đủ của doanh nghiệp.

Tên thương mại

Theo quy định của Luật SHTT quy định – Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh – tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Theo luật này, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt với tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh như: (i) có chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); (ii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; (iii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Với cách hiểu như trên trong nhiều trường hợp, tên thương mại trùng với tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.

Cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký với cơ quan nào. Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim

Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế logo

Xem thêm những bài viết khác:

Phân biệt các loại tên doanh nghiệp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn