Category Archives: Copywriting,Sáng tác slogan

Bài học từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Bài học từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan 2

Copywriting,Sáng tác slogan

1. Do sự tác động của các yếu tố bên ngoài

Thời gian là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến slogan, một số doanh nghiệp thức thời thường thay đổi slogan, tagline cho phù hợp với phong cách và sự phát triển của thị trường hiện tại.

Slogan đầu tiên của FedEx nhấn mạnh vào chất lượng của dịch vụ chuyển phát bưu kiện mà hãng này cung cấp. Qua thời gian cùng sự phát triển của thương mại điện tử, công ty này đã chuyển trọng tâm trong slogan sang “world”.

taglines3

2. Khi chiến lược của doanh nghiệp thay đổi

Khi chiến lược của doanh nghiệp thay đổi, một cách gián tiếp để thông báo về sự thay đổi này đến truyền thông, đại chúng đó là thay đổi slogan, tagline.

Điển hình trong trường hợp này là Verizon. Trọng tâm chiến lược của doanh nghiệp này đã chuyển từ chất lượng cuộc gọi sang tốc độ di động với slogan “rule the air”.

taglines4

3. Thay đổi slogan do đặc thù ngành nghề

Các nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là các hãng có sự thay đổi slogan thường xuyên nhất. Nhìn vào sự thay đổi chóng mặt của các hãng nổi tiếng dưới đây cũng đủ hiểu tính chất của các mặt hàng này. Họ luôn cần thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng, cũng như bắt kịp, đi trước hoặc tạo ra xu hướng.

taglines6

taglines7

taglines8

4. Khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp thay đổi

Coca – cola ra mắt thị trường vào năm 1886, theo sau là Pepsi năm 1898. Hơn 1 thế kỷ qua cả hai thương hiệu này luôn trong trạng thái cạnh tranh với nhau. Do có mùi vị khá giống nhau khiến người tiêu dùng không thể phẩn biệt được nên các công ty quảng cáo không thể nhấn mạnh vào sự khác biệt về sản phẩm giữa 2 doanh nghiệp này. Chính vì thế mà họ buộc phải đầu tư vào chất lượng của slogan để tạo ra sự khác biệt trong cuộc chạy đua.

Bảng dưới đây là sự thay đổi slogan trong cuộc chiến chưa có hồi kết của Coca và Pepsi.

taglines

taglines1

5. Thay đổi khi slogan cũ không thành công

Trong chiến dịch quảng cáo kẹo chocolate Snickers slogan “Chén xong là sẽ đâu vào đấy!” đã không thành công do không lôi cuốn khán giả, không mang đến một tinh thần, ý tưởng cụ thể và kết cục là chẳng ai nhớ đến sản phẩm. Cho đến khi “tiến lên Snickers” hừng hực khí thế ra đời tạo nên một câu nói quen thuộc của giới trẻ với hàm ý động viên suốt một thời gian dài.

Ở Việt Nam đại diện cho sự thay đổi này là FPT. Năm 2005 dưới sự hỗ trợ của nhiều hãng truyền thông, thương hiệu lớn FPT đã công bố slogan “Cùng đi tới thành công” tiếng anh là “Succeed together” tuy nhiên slogan này được đánh giá là không mang tính thúc giục, khá vô cảm và không gần gũi với người tiêu dùng. Đến năm 2010 sau sự thay da đổi thịt toàn công ty, FPT công bố slogan mới “Tiếp nguồn sinh khí” tiếng Anh là ” Energizing life” được công nhận là phù hợp vì có cô đọng được tinh thần cốt lõi “cứ máu là xong” của doanh nghiệp này.

1285052856.nv

6. Thay đổi là giữ nguyên

Mặc cho sự thay đổi của thời gian và các công ty khác có một số doanh nghiệp vẫn giữ nguyên slogan. Và thực sự những slogan này vẫn thành công qua thử thách của tháng năm.

Dưới đây là những ví dụ điển hình:

taglines2

taglines9

Có một sự thật thú vị là Ian Fleeming được truyền cảm hứng bởi quảng cáo của De Beers đã tạo ra nhân vật huyền thoại James Bond trong cuốn tiểu thuyết có tên trùng với Slogan “Diamond are forever” sau này được chuyển thể thành loạt phim trinh thám nổi tiếng do Jean Cornery đóng.

Doanh nghiệp bạn chưa có slogan hoặc đã có nhưng bạn không biết liệu thực sự slogan đó có hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó? Bạn đang không biết có nên thay đổi slogan hay không? Hãy liên hệ với Sao Kim, chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Người Viết Thanh Phương.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Bài học từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trọn bộ bí kíp hỗ trợ sáng tác slogan để đời cho doanh nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Trọn bộ bí kíp hỗ trợ sáng tác slogan để đời cho doanh nghiệp 105

Copywriting,Sáng tác slogan

Sáng tác slogan chưa bao giờ là một công việc đơn giản, dễ dàng. Nó yêu cầu khả năng ngôn ngữ của người sáng tác cùng với sự thấu hiểu tinh thần, sứ mệnh cốt lõi của doanh nghiệp. Mọi kết hợp của 2 yếu tố trên tạo ra một câu slogan đúc kết toàn bộ ý tưởng về doanh nghiệp.

tips-create-brand-slogan

34 định hướng giúp bạn sáng tạo slogan

Trong bài dịch này, tôi để nguyên các slogan bằng tiếng Anh để đảm bảo truyền tải nguyên vẹn ý nghĩa và sức hấp dẫn của nó. Bạn có thể dùng Google Translate để tìm hiểu về ý nghĩa của những câu này (nếu cần).

1. Đặt một câu hỏi
Does she or doesn’t she? -Clairol

2. Đưa ra một cam kết
We try harder -Avis

3. Giải thích ưu thế sản phẩm
Takes a licking and keeps on ticking -Timex

4. Liên tưởng tới lợi ích theo một cách mới mẻ
Let your fingers do the walking -Yellow Pages

5. Kêu gọi hành động một cách đầy cảm xúc
Reach out and touch someone -AT&T

6. Sử dụng một lời kêu gọi hình tượng
Put a tiger in your tank -Esso

7. Lời kêu gọi “mang tính bắt buộc”
Just do it -Nike

8. Lời kêu gọi với chỉ 1 từ
Think -IBM

9. Lời hô hào “táo tợn”
Let us tan your hide -Crisby Frisian Fur Co.

10. Slogan gợi nhớ đến slogan nổi tiếng khác
Reach out and bust someone -Crime Stoppers (nó có gì gợi đến slogan của AT&T không?)

11. Liên kết đặc trưng sản phẩm với 1 nhu cầu trừu tượng
A diamond is forever -DeBeers

12. Liên kết đặc trưng với địa chỉ công ty
We corner the market -Irving Rivers Ltd.

13. Liên kết đặc trưng riêng với thương hiệu chỉ bằng 1 cụm từ
Make yourself at home -IKEA

14. So sánh bậc nhất
The world’s #1 selling financial software -Quicken

15. Đưa ra một lời hứa giá trị
The world on time -Federal Express

16. Hãy khác thường
It’s the real thing -Coca-Cola

17. Thử liệt kê xem
Soothes. Cleanses. Refreshes. -Murine eyedrops

18. Sử dụng cấu trúc đối lập
Common sense. Uncommon results -David Ingram and Associates

19. Nhấn mạnh một nhu cầu
For women whose eyes are older than they are -Robert Powers skin cream

20. Be abstract but client-centered
After all, it is your information -Authentex Software

21. Mô tả sản phẩm của bạn một lạ thường
Liquid jewelry -Lorr Laboratories nail polish

22. Liên kết tên công ty với lợi ích sản phẩm
Never forgets -Elephant Memory Systems

23. Gợi ý đến chi phí mà không cần nhắc tới sản phẩm
Because so much is riding on your tires -Michelin

24. Thử lố bịch chỉ để đưa ra một quan điểm
Wears like a pig’s nose -W. M. Finck & Co. men’s overalls

25. Turn a current business maxim on its ear
Think small -Volkswagen

26. Liên kết một câu nổi tiếng với thương hiệu của bạn
Understanding comes with Time -Time magazine

27. Đôi khi thử cường điệu về bản thân
We take the world’s greatest pictures -Nikon

28. Cường điệu hóa về khách hàng và sản phẩm
You and Betty Crocker can bake someone happy -Betty Crocker

29. Hãy hít thở thật sâu để đọc
Finest anti-knock non-premium gasoline ever offered at no extra cost -Union Oil Co.

30. Mô tả dịch vụ và lợi ích với chỉ 2 từ
Advertising pays -Industry maxim

31. Cá nhân hóa sản phẩm của bạn
Laughs at time -Du Pont paint

32. Mô tả chắt lọc về bạn trong 1 cụm từ
The Document Company -Xerox Corp.

33. Liên kết slogan vào logo
Get a piece of the Rock -Prudential Insurance Co.

34. Dám khác biệt
Dare to diff -LOEB Cola

Bạn nghĩ thế nào? Riêng tôi, đây là một bộ sưu tập quá tuyệt vời về các phương pháp để sáng tác một slogan. Giờ đến lượt bạn, bạn có muốn chia sẻ thêm phương pháp sáng tác slogan nào nữa không?

5 yếu tố quyết định sự thành công của slogan

Là lời văn ngắn gọn, miêu tả cô đọng, súc tích đặc điểm sản phẩm cũng như cam kết về chất lượng, uy tín dịch vụ của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, slogan đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nhận diện thương hiệu. Nhiều thương hiệu đóng đinh vào tâm trí khách hàng, một phần do tác động của slogan như bia Heineken với khẩu hiệu “để đời”: Chỉ có thể là Heineken hay Pepsi – Thế hệ tiếp nối. Vậy làm thế nào để viết được những câu slogan hay, có tính lan tỏa , khiến khách hàng phải nhớ mãi. 5 từ khóa sáng tác slogan dưới đây sẽ giúp bạn “băng qua” cửa ải khó khăn này.
Ngắn gọn

Khách hàng sẽ không thể nhớ hoặc có khi phải “hụt hơi” mà đọc nếu như slogan của công ty bạn quá dài. Vì thế, tiêu chí đầu tiên là slogan phải ngắn gọn, súc tích. Số lượng tốt nhất là gói gọn từ 4 – 8 chữ. Cũng có thể dài hơn một chút nếu như slogan của bạn có vần điệu.

Ví dụ điển hình: Giày Nike – Just do it ( Cứ làm đi)
Vần điệu

Để thông điệp dễ dàng đi vào tâm trí người tiêu dùng, gieo vần điệu là một trong những gợi ý không tồi. Sự hiệp vần sẽ tạo “tính nhạc” cho slogan, giúp khách hàng nhớ đến thông điệp, sản phẩm của công ty bạn hơn. Thực tế, nhờ gieo vần mà không ít slogan trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người, đi vào cuộc sống thường nhật một cách rất tự nhiên.

Ví dụ điển hình: Điện thoại Sam Sung – Càng nghe càng đắm, càng ngắm càng say

Khác biệt

Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu như bạn không đưa vào slogan những nét khác biệt cốt lõi hoặc vượt trội của sản phẩm so với công ty đối thủ. Đừng để khách hàng đọc slogan và không thể mường tượng được sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn có gì đặc biệt so với sản phẩm khác. Slogan là sự tượng tác đầu tiên với khách hàng, vì vậy hãy tận dụng nó để giới thiệu sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào.

Ví dụ điển hình: Hạt nêm Knorr – Ngon từ thịt, ngọt từ xương
Liên tưởng

Miêu tả ngầm ẩn thông điệp sản phẩm sẽ giúp slogan tăng tính hình ảnh, gợi sự liên tưởng nhân văn, tích cực. Khách hàng không chỉ hình dung được đặc điểm sản phẩm mà còn nhận ra triết lý, sứ mệnh kinh doanh của công ty ẩn giấu sau những lớp từ đa nghĩa.

Ví dụ điển hình: Công ty sữa Vinamilk – Vươn cao Việt Nam
Thực tế

Đôi lúc, vì muốn viết một câu slogan thật hay, tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng, bạn chọn những từ như “xuất sắc”, “tuyệt đỉnh”, “dẫn đầu”, “hảo hạng”, “thượng hạng”. Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng khách hàng lại nghĩ rằng: bạn đang “chém gió”, cường điệu hóa quá mức về sản phẩm. Thay vì thế, bạn nên chọn những từ sắc bén nhưng thực tế hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp

Ví dụ điển hình: Siêu thị Big C Việt Nam – Gía rẻ cho mọi nhà
Bạn đã sẵn sàng cho việc sáng tác slogan độc đáo, “kết dính” của mình? Hãy nhớ 5 từ khóa luôn cần đến mỗi khi sáng tác slogan “Ngắn gọn, Vần điệu, Khác biệt, Liên tưởng và Thực tế”. Bạn có muốn thêm từ khóa nào nữa không? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách “Gửi nhận xét” ở phía dưới.

6 quy luật để viết slogan hiệu quả

SloganBoston

Bạn muốn có một slogan hấp dẫn chết người? Điều đó không hề đơn giản phải không? Những quy luật mới dưới đây giúp bạn tìm cảm hứng sáng tạo để sáng tác slogan cho thương hiệu của mình.
1. Khơi gợi cảm xúc

Ngày nay, dành được sự chú ý của khách hàng thật khó. Bạn không thể thuyết phục khách hàng chỉ bằng những sản phẩm và lợi ích. Mỗi ngày, chúng ta nhận hàng trăm thông điệp khác nhau. Có cái nào trong số đó thực sự ở lại trong tâm trí? Chắc chắn rằng không phải những hứa hẹn lợi ích hay công dụng sản phẩm. Chúng ta cần nghe một lời tâm tình từ như một người bạn hoặc những từ ngữ khơi gợi những cảm xúc tốt đẹp từ sâu thẳm. Và nếu slogan của bạn làm được điều đó, có nghĩa là nó đã đặt được một căn phòng nhỏ trong tâm trí của bạn.

Ví dụ: “Abeliebe – Ngọt ngào như vòng tay âu yếm” ; “Kinh Đô – Trao thành ý, bền tâm giao”; “Ấm áp như lòng mẹ – chăn ga gối đệm Hanvico”.
2. Kết hợp hài hòa với logo

Nếu tôi nói đến điều này thì cũng không phải với tư cách một nhà thiết kế thương hiệu. Trong hầu hết các trường hợp bạn nhìn thấy slogan luôn song hành cùng logo. Chỉ trừ trường hợp quảng cáo trên sóng phát thanh. Trong quá trình thiết kế thương hiệu bạn có thể có logo trước rồi sáng tác slogan phù hợp sau. Hoặc cả 2 việc này song hành cùng một thời điểm. Hãy nhớ rằng slogan của các thương hiệu lớn thay đổi trong từng thời kỳ nhưng luôn ăn nhập với logo của họ.
3. Đừng ngại nó quá dài

Trong bài 5 từ khóa để có một slogan hay, chúng tôi có nhắc đến tiêu chí ngắn gọn như một tiêu chí quan trọng hàng đầu của một slogan hay. Ở đây chúng tôi cũng không phải muốn thay đổi lại tiêu chí. Có điều, đôi khi bạn cũng cần cân nhắc giữa vẻ đẹp của slogan với tính hiệu quả trong truyền tải thông điệp. Có phải bạn là fan hâm mộ của những slogan như “Cứ làm đi – Nike” hay “Nghĩ khác biệt – Apple”? Đúng, nó rất hay. Nhưng để thành công những thương hiệu này buộc phải nỗ lực rất lớn để truyền thông đến công chúng của họ. Nếu bạn không có một nguồn lực to lớn như vậy, cách tốt nhất là hãy có một thông điệp hiệu quả, dù không quá ngắn gọn. Trong một số trường hợp những thương hiệu lớn cũng sử dụng những slogan dài rất hiệu quả.

Ví dụ: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu – Prudential”, “He keeps going and going and going – Energizer” .
Lời khuyên: Độ dài dưới 8 từ là chấp nhận được với một slogan. Nếu slogan của bạn có vần điệu, dễ nhớ hoặc quen thuộc với công chúng, bạn có thể cho phép nó dài hơn 1 chút.

4. Tiêu cực không có nghĩa là xấu

Những từ như “không bao giờ”, “không có ai”, “đừng” … có vẻ như tiêu cực. Tuy nhiên vẫn có những slogan thành công khi sử dụng những thuật ngữ này. Kinh nghiệm là phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: “Không ai hiểu làn da bạn hơn Dove” có thể rất tích cực. Vì người nghe không có thời gian để phản ứng với từ “không” mà sẽ nắm bắt ngay lập tức trọn ý của cả câu slogan. Nó vẫn hợp lý và hiệu quả.

5. Hãy kêu gọi hành động

Nghĩa cổ của slogan là tiếng hô xung phong của người lính khi đánh trận. Nguồn gốc chỉ ra rằng slogan cần có sự kêu gọi hành động trong đó. Ví dụ tiêu biểu nhất cho slogan loại này phải kể đến “Just do it” hoặc “Think” của IBM, “Live Unboring – Ikea”. Ngày nay, có nhiều cách khác nhau để sáng tạo slogan nhưng một trong những cách hiệu quả nhất vẫn là sử dụng những câu khẩu ngữ kêu gọi người nghe hành động.
6. Tránh xa các từ sáo rỗng

Những từ như “hàng đầu”, “đẳng cấp”, “hạng nhất”, “tốt nhất”, “dẫn đầu” … là những từ ngữ rất sáo rỗng. Trừ khi đặc biệt phải sử dụng vì tính hợp lý, tôi thường tư vấn cho khách hàng của mình bỏ qua những sáo ngữ này. Gần đây có một hãng hàng tiêu dùng luôn quảng cáo “sản phẩm hàng đầu Việt Nam” trên TV và theo như tôi thấy hãng này thật sự thành công … khi tăng đột biến số người ghét sản phẩm của họ.

7 công cụ mạnh mẽ hỗ trợ bạn sáng tác slogan ấn tượng

bulb_main

Nếu bạn đang phải đối mặt với bế tắc trong quá trình sáng tác tagline hoặc slogan cho doanh nghiệp, hãy để 7 “máy sáng tác” dưới đây hỗ trợ bạn tạo ra những câu slogan khó quên nhất.

Shopify Free Slogan Maker
Procato
Slogan Generator
Sloganizer.net
Free Slogan Generator
The Advertising Slogan Generator
BizCardCreator

Nếu bạn đã áp dụng tất cả bộ bí kíp này mà vẫn chưa lựa trọn được cho mình một câu slogan ưng ý, hãy liên lạc với chúng tôi. Sao Kim đảm bảo sẽ đem đến cho bạn một slogan sống mãi với thời gian.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Người Viết Thanh Phương.

Xem thêm những bài viết hấp dẫn khác:

Trọn bộ bí kíp hỗ trợ sáng tác slogan để đời cho doanh nghiệp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Vai trò và ảnh hưởng của slogan đến xây dựng thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Vai trò và ảnh hưởng của slogan đến xây dựng thương hiệu 208

Copywriting,Sáng tác slogan

Mặc dù việc xây dựng thương hiệu thông qua slogan cần nhiều thời gian hơn các hình thức khác nhưng hiệu quả và tầm ảnh hưởng của nó lại lớn, kéo dài và vượt trội hơn hẳn.

sang tac slogan

Dưới đây là tổng hợp của Sao Kim về vai trò của slogan và tầm ảnh hưởng của nó đến thương hiệu.

1. Slogan là một phần không thể thiếu của thương hiệu.

Slogan không chỉ là một tagline tạo ra cho quảng cáo; slogan đóng vai trò chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp trong dài hạn. Một slogan tốt có khả năng chiếm lĩnh niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi vậy các doanh nghiệp thường thử rất nhiều slogan trước khi tìm được một slogan tốt nhất.

12b

McDonald’s là một ví dụ điển hình: họ thay đổi slogan liên tục đến năm 2003 khi tagline “I’m lovin’ it” ra đời và trở thành cụm từ lý tưởng đại diện cho thương hiệu và cảm xúc mà hãng này muốn người tiêu dùng sở hữu khi sử dụng sản phẩm của mình. Hơn nữa, cụm từ này đã giúp cho doanh thu bán hàng của McDonald tăng vượt trội, từ đó trở thành câu nói gợi nhắc hiệu quả cho dịch vụ của hãng.

Câu slogan này của McDonald tạo cảm giác tươi vui, hạnh phúc cho khách hàng khi đến các cửa hàng của họ với gia đình, bạn bè. Mặc dù nó không cải thiện vị trí của thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm nhưng nó lại nhấn mạnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đó chẳng phải là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp hay sao? Tổng kết lại slogan khiến thương hiệu của bạn trở nên dễ dàng gợi nhắc, ghi nhớ và đáng tin cậy hơn.

Pro tip cho slogan:

  • Slogan cần có khả năng kết nối cảm xúc khách hàng
  • Tính tin cậy cao
  • Có ý nghĩa rõ ràng

2. Là đòn bẩy của thương hiệu

Tạo ra được nhận diện thương hiệu nổi bật là điều mà mọi doanh nghiệp ao ước. Bởi slogan luôn đi kèm với tên thương hiệu và là lời giải thích cụ thể nhất cho tên thương hiệu trên mọi phương tiện truyền thông, bởi vậy slogan đương nhiên trở thành đòn bẩy cho thương hiệu.

2b

Một mình tên thương hiệu không thể tồn tại đơn lẻ trong bộ nhận diện để truyền thông cho thương hiệu. Do đó slogan có vai trò chủ chốt trong việc truyền tải tinh thần cốt lõi của thương hiệu và tăng động lực thúc đẩy cũng như giá trị cho tên thương hiệu. Dù sao thì một cụm từ với ý nghĩa đơn giản cũng dễ dàng liên tưởng cho mọi người hơn, và nhờ đó tên thương hiệu cũng đi dần vào tâm trí của khách hàng.

Pro tip cho slogan:

  • Slogan cần đưa ra tiếng nói của thương hiệu

3. Kêu gọi hành động, giúp cho thương hiệu được yêu mến hơn

Slogan hoạt động như một phần đặc trưng duy nhất của thương hiệu. Chính vì vậy, một slogan thành công không chỉ là slogan mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cần thể hiện được sự cam kết mà thương hiệu muống mang đến cho khách hàng. Nhiệm vụ của slogan lúc này ngoài thu hút khách hàng, nó còn phải lôi cuốn được cả người quản lý và nhân viên hành động theo thông điệp mà slogan truyền tải.

Rất nhiều slogan được cấp quản lý tạo ra để trở thành tiêu chuẩn làm việc của nhân viên doanh nghiệp. Bởi nó nhắc nhở về ý nghĩa thực sự mà doanh nghiệp muốn thương hiệu mang đến cho khách hàng.
Pro tip cho slogan:

  • Slogan nên truyền tải thông điệp chính của thương hiệu

4. Slogan hỗ trợ xây dựng quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng

Slogan có vai trò như cầu nối hỗ trợ xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Từ việc mang đến ý nghĩa cho tên thương hiệu, slogan giúp kiến tạo cảm xúc cũng như thu hút mọi người đến với thương hiệu.

Pro tip cho slogan:

  • Slogan cần gần gũi với đời sống hàng ngày theo một cách nào đó.
  • Slogan tốt sẽ chạm đến cảm xúc người dùng

5. Gây dựng ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Slogan thường có từ 2 – 5 từ, tối đa là 8 từ đơn giản, dễ nhớ. Những slogan dài ngoằng sẽ gây khó khăn để ghi nhớ, bởi vậy các thương hiệu thường ưu tiên lựa chọn slogan ngắn gọn. Về cơ bản, một mình tên thương hiệu không thể diễn đạt được hết sứ mệnh hay nhiệm vụ mà thương hiệu hứa hẹn mang đến cho khách hàng. Nên thông điệp mà slogan truyền tải cùng hình ảnh logo khắc ghi trong tâm trí khách hàng khi họ tình cờ nhìn thấy bộ nhận diện thương hiệu ở bất kỳ đâu rất quan trọng.

Do đó, việc để ý đến âm điệu, tính chất slogan tạo ra khi len lỏi vào tâm trí khách hàng.

Catchy-and-Creative-Slogans

Ví dụ như slogan “vị ngon trên từng ngón tay”. Cấu tạo đơn giản, ngắn gọn, bắt tai, dễ nhớ, tạo được cảm giác thèm muốn cho người sử dụng sản phẩm. Đây là một câu slogan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khẳng định vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng.

Pro tip cho slogan:

  • Đơn giản
  • Bắt tai
  • Ngắn gọn, dễ nhớ

6. Khơi gợi cảm giác của người dùng về sản phẩm

Ngay khi nghe đến “thơm ngon đến giọt cuối cùng” ta hoàn toàn có thể đoán được đó là sản phẩm dạng lỏng, có thể ăn, uống được. Những slogan càng cụ thể, dễ đoán càng giúp tăng khả năng nhận diện cho thương hiệu cao hơn.

Pro tip cho slogan:

  • Có liên hệ đến sản phẩm dịch vụ giúp khách hàng dễ nhận biết

7. Slogan giúp làm rõ sự khác biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau

Một slogan tốt giúp đưa ra những điểm mà doanh nghiệp thực hiện tốt hoặc có ưu điểm vượt trội. Ngoài ra, slogan cũng giúp tạo ra sự khác biệt giữa các ngành nghề, sản phẩm dịch vụ khác nhau.

Ví dụ về slogan của bitis “nâng niu bàn chân Việt”. Câu slogan này không những làm rõ được mục tiêu của sản phẩm mà còn gợi lên cảm xúc nơi người đọc.

slogan3

Pro tip cho slogan:

Có thể sử dụng mục đích hướng tới của sản phẩm, dịch vụ để sáng tạo slogan.

Người Viết Thanh Phương.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Vai trò và ảnh hưởng của slogan đến xây dựng thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn